SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động Uniswap V2 (UNI) - Nền tảng của các AMM

Phân tích và đánh giá mô hình hoạt động của Uniswap V2, mô hình cơ bản nhất cho mọi AMM.
vidang
Published May 25 2021
Updated Apr 26 2024
14 min read
thumbnail

Tại sao mình lại viết Series Mô hình hoạt động của Protocol/Dapp?

TOP 5 DEX hiện nay trên Ethereum gồm có: Uniswap, Curve, SushiSwap, Balancer, Bancor. 5 sàn DEX này đang dominance hơn 80% thị trường DEX trên Ethereum.

image

Nhưng anh em đã bao giờ tự hỏi tại sao 5 cái tên này lại đứng đầu mảng DEX chưa?

Dù thị trường DEX có cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng 5 DEX kể trên, nhìn chung vẫn có những điểm mạnh của riêng mình, mà không 1 AMM nào khác có thể có được:

  • Uniswap: Một trong những AMM đầu tiên, có một cộng đồng lớn và trung thành, có vũ khí Uniswap V3 có thể thay đổi bức tranh thị trường DeFi.
  • Curve Finance: Nền tảng giao dịch stablecoin số 1 hiện nay, TVL từng có lúc vượt qua cả Uniswap, và đang mở rộng sang những nền tảng khác như Polkadot, Polygon,...
  • SushiSwap: Không chỉ còn là một bản fork của Uniswap khi về tay Sam, một AMM với đầy đủ tính năng cần thiết cho người dùng như Farming, Staking, Lending. Sắp tới còn có cả Miso, nền tảng IDO trên SushiSwap.
  • Balancer: Pool thanh khoản nhiều tài sản, trend LBP (Liquidity Bootstrapping Pool) giúp việc ra mắt dự án trở nên công bằng hơn.
  • Bancor: Mô hình DEX độc đáo, hỗ trợ cross-chain, giải quyết được bài toán Impermanent loss cho các Liquidity Provider.

Xây dựng, cạnh tranh, và phát triển liên tục theo từng thời kì của DeFi, theo mình đó chính là yếu tố quyết định giúp 5 DEX này vẫn đứng vững cho đến ngày nay.

Bởi DeFi đi rất nhanh, đây là một không gian mở, phi tập trung và công bằng, chỉ những dự án thực sự sáng tạo, tạo ra giá trị cho cộng đồng mới có thể tồn tại và phát triển mạnh.

Vì vậy, mình viết Series Phân tích mô hình hoạt động của một Protocol nhằm mục đích giúp anh em hiểu sâu hơn vào các Protocol, cách một dự án hoạt động để từ đó hiểu được tại sao một dự án lại nằm ở vị trí như vậy? Nó có đang được định giá thấp hay được định giá cao.

Trước đó, team mình đã có một bài viết phân tích và đánh giá mô hình hoạt động của Basis Protocol, anh em có thể đọc thêm để biết về tiềm năng của dự án và tìm kiếm cơ hội đầu tư cho bản thân. Đọc tại đây.

Trong phần này, mình sẽ thực hiện phân tích Mô hình hoạt động của các AMM, nền tảng của hệ sinh thái DeFi, để giúp anh em hiểu rõ nguồn gốc trước khi đến với các mô hình phức tạp khác.

Như vậy, chúng ta sẽ đến với mô hình hoạt động của Uniswap V2, mô hình cơ bản nhất cho mọi AMM. Cuối bài viết sẽ có phần tóm tắt lại những điểm nổi bật trong mô hình của Uniswap V2 và những cơ hội trong tương lai.

Anh em tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

advertising

Thông tin cần biết về Uniswap V2

Trước đây, Đội ngũ Coin98 cũng đã có một số bài viết giải thích về cơ chế hoạt động của Uniswap cũng như các sàn AMM, anh em có thể tìm đọc lại trên coin98.net. Để tiện theo dõi các nội dung bên dưới, mình sẽ giải thích lại 1 cách nhanh gọn về cơ chế này:

  • Uniswap V2 là một giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM - Automated Market Maker), cho phép người dùng có thể swap bất kỳ token ERC20 nào, sử dụng pool thanh khoản thay vì sổ lệnh.
  • Uniswap V2 là một bước tiến so với Uniswap V1, trước đó trên Uniswap V1, anh em chỉ có thể giao dịch từ ETH => token ERC20, kể từ Uniswap V2, anh em có thể giao dịch từ ERC 20 token <=> ERC 20 token.

Hiện nay anh em có thể trade Uniswap ngay trên Coin98 với các tốc độ nhanh, phí giao dịch thấp, giao diện thân thiện với người dùng, tìm hiểu thêm về cách sử dụng tại đây.

Mô hình hoạt động của Uniswap V2 Protocol

Các bên tham gia (roles)

Uniswap là một sàn phi giao dịch phi tập trung, không có trung gian giữa bên cung và bên cầu, vậy Uniswap đã làm như thế nào?

Đơn giản, Uniswap xây dựng ra một mô hình có chức năng tương tự máy bán hàng tự động, giúp kết nối giữa bên cung và bên cầu.

Tham gia vào Uniswap sẽ có 2 phần chính:

  • Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider): Đây là bên cung, cung cấp tài sản để tạo thanh khoản cho thị trường.
  • Người dùng (user, trader): Người dùng có thể giao dịch bất kì token ERC-20 nào khi đến với Uniswap, bù lại, họ phải trả 0.3% phí trên mỗi giao dịch.

Workflow

image

Tóm lược lại, mô hình của Uniswap sẽ hoạt động theo 3 bước chính như sau:

  1. 1 Pool trên Uniswap sẽ có 2 loại tài sản, ví dụ là A và B, nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) sẽ bỏ 2 tài sản theo tỉ lệ 1:1 vào đó. Đồng thời nhận về LP token, đây là token đại diện cho quyền sở hữu 1 phần tài sản trong Pool.
  2. Trader muốn trao đổi từ A sang B, có thể bỏ A vào Pool và nhận về B.
  3. Uniswap hiện đang thu phí 0.3% mỗi lần giao dịch, phí này sẽ được trả cho Liquidity Providers.

    Qua mô hình này anh em có thể thấy:

    • Bên cung (những nhà cung cấp thanh khoản) và bên cầu (traders) đã có thể gặp nhau mà không phải thông qua bất cứ một trung gian nào. Và vẫn chia sẽ được những lợi ích cho nhau.
    • Uniswap thay vì là trung gian cho giao dịch, thì dự án đã tạo ra những thuật toán, chạy theo những chương trình đã được định sẵn, giúp cho mọi việc diễn ra trơn tru mà không cần đến 1 bên thứ ba, từ đó tạo ra một thị trường giao dịch thực sự phi tập trung.

    Thuật toán trên Uniswap

    Uniswap là một AMM - Automated Market Maker (Nhà tạo lập thị trường tự động).

    AMM thật ra là những đường cong được tạo bởi các mô hình toán học. Với Uniswap, công thức toán học sẽ là:

    x * y = k

    Trong đó:

    • x là số lượng token A.
    • y là số lượng token B.
    • k là tổng giá trị của pool A/B.

    Khi đó, thanh khoản trong Pool sẽ tạo thành đường cong như thế này, trong đó cột dọc là số lượng token B, cột ngang là số lượng token A.

    image

    Có vẻ vẫn hơi khó hiểu đúng không anh em?

    Ví dụ:

    Giả sử pool được tạo có tên là ETH/DAI với 10 ETH và 1000 DAI.

    Ta sẽ có: x * y = k ⇔ 10*1000 = 10,000.

    Giá 1 ETH = 100 DAI và Giá 1 DAI = 0.01 ETH.

    Trường hợp 1: Swap DAI lấy ETH

    Trader A vào pool này và swap 500 DAI + 0.3% phí để đổi lấy ETH.

    => y’ = 500 + 1000 = 1500 DAI.

    k không đổi, vẫn bằng 10,000.

    => x' = 6.66 ETH.

    Suy ra trader nhận được x - x' = 10 - 6.66 = 3.33 ETH, tương đương giá trị 500 DAI.

    => giá 1 ETH = 150 DAI, tăng 50% so với giá ban đầu.

    Lưu ý: 0.3% phí sẽ được thêm lại vào pool sau khi swap làm thay đổi giá trị của k.

    image

    Hình minh họa cho trường hợp 1

    Trường hợp 2: Swap ETH lấy DAI

    Trader B bán 6 ETH để đổi lấy DAI.

    => x' = 10 + 6 = 16.

    => y’ = 10,000/16= 625.

    Suy ra trader nhận được y - y' = 1000 - 625 = 375 DAI, tương đương giá trị 6 ETH.

    => giá 1 ETH = 62,5 DAI, giảm 37.5% so với giá ban đầu.

    Lưu ý: Nếu mức trượt giá là quá lớn, Uniswap sẽ có cảnh báo trước khi anh em tiến hành swap hiển thị thông báo.

    image

    Hình minh họa cho trường hợp 2

    Tìm hiểu thêm về rủi ro của các AMM với bài viết: Những rủi ro cần biết khi muốn trở thành LP của các AMM

    Mô hình Pool trên Uniswap

    Các Pool trên Ethereum đa phần đều gắn với Ethereum, có 2 nguyên nhân chính sau đây:

    • Uniswap sử dụng mô hình Pool với tỉ lệ 50:50: Phần lớn trong số các Pool, 50% sẽ là ETH, 50% sẽ là token ERC-20 mà nhà đầu tư muốn giao dịch.
    • ETH sẽ được sử dụng trong Uniswap như một đồng tiền chung: Tương tự như việc anh em sinh hoạt bình thường, để tiện cho việc mua hàng hóa, anh em đều sử dụng đồng tiền chung VND, thì trong Uniswap, đồng tiền chung chính là ETH.
    • ETH sẽ là điểm nối, giúp kết nối các Pool lại với nhau: Anh em đang sở hữu token ABC và muốn trao đổi với bất kì token trên Uniswap, ví dụ như token XYZ, anh em sẽ chỉ đi qua 2 route: ABC => ETH => XYZ. Đi qua càng ít route, chi phí swap của anh em sẽ càng ít.
    image

    Uniswap capture value cho UNI token như thế nào?

    Trong 3 năm đầu tiên từ khi ra mắt, và thậm chí khi đã ra Uniswap V2 với thêm nhiều tiện ích, Uniswap không những không lấy về 1 đồng doanh thu, mà còn hoạt động trong khi không có một token chủ nào, dự án hoạt động một cách miễn phí. Dự án cho rằng, không cần native token, Uniswap vẫn hoạt động được và hoạt động rất tốt.

    Cho đến khi Sushiswap, phiên bản fork của Uniswap ra đời, chứng minh cho Uniswap thấy Native token hoàn toàn có thể được dùng để bootstrap dự án, Uniswap lúc đó mới ra mắt token của bản thân mình.

    UNI được ra mắt vào này 16/9, ở mức giá $1, và nhanh chóng tăng lên vùng giá $9, sau khi được list lên hầu hết tất cả các sàn lớn như Binance, Coinbase, Huobi, Okex,... chỉ sau vài giờ ra mắt token. Có thể thấy, mức độ quan tâm cho token UNI là lớn đến thế nào.

    Trong phiên bản Uniswap V2, token UNI được sử dụng cho 3 mục đích chính:

    • Governance: Đây là chức năng chính của token UNI, trong một cộng đồng lớn như Uniswap, chức năng quản trị đóng vai trò rất quan trọng.
    • Cung cấp thanh khoản: Anh em có thể mua UNI token để cung cấp thanh khoản, hiện đang có 6 Pool UNI trên Uniswap, với TVL ~ $300 M và APY từ 4%- 12%
    • Phần thưởng Liquidity Mining: Trong giai đoạn đầu tiên khi ra mắt token UNI, Uniswap đã triển khai chương trình Liquidity Mining, khuyến khích cung cấp thanh khoản và nhận về UNI token. Tuy nhiên, chương trình này đã kết thúc chỉ trong 3 tháng, điều này đã ảnh hưởng lớn đến Uniswap khi một lượng lớn thanh khoản đã bị rút ra và chuyển sang những đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác, ví dụ như SushiSwap.
    image

    Nhìn chung, trong Uniswap V2, Uniswap capture value cho UNI token bằng tính năng Quản trị và tạo ra Buy Demand cho token UNI qua các Pool thanh khoản. Đây là những giá trị vô hình và chắc chắn không phản ánh hết được mức giá $35 của UNI token hiện tại.

    Theo mình, mức giá $35 của UNI sẽ bằng:

    $35/UNI  = Giá trị hiện tại của token UNI (Governance + cung cấp thành khoản) + Giá trị kỳ vọng trong tương lai  (Uniswap V3).

    Vế thứ 2 của công thức này (Giá trị kỳ vọng trong tương lai) theo mình là rất quan trọng, là nguyên nhân chính dẫn đến việc mức giá $35 hiện nay, giải thích lý do tại sao Uniswap vẫn luôn là DEX số 1 trong DeFi.

    Cơ hội trong Uniswap V3

    Quay lại với mô hình hoạt động Uniswap V2.

    image

    Anh em có thể thấy, doanh thu của Uniswap sẽ đến từ 0.3% phí giao dịch. Tuy nhiên, 100% phí giao dịch đều đã được trao lại cho Liquidity Providers, vậy nên hiện tại Uniswap, hay cụ thể là UNI-holder vẫn chưa được nhận khoảng lời gì từ mô hình hoạt động này.

    Trong phiên bản UNI V3, Uniswap đã bắt đầu thu 1 phần trong 0.3% phí giao dịch về Treasury của dự án, cách chia phần doanh thu này cho UNI-holder cụ thể chưa được nhắc đến. Tuy nhiên, điều này cũng đã ảnh hưởng tích cực đến giá của UNI trong 1 tháng vừa qua, mình sẽ phân tích kĩ trong phần tiếp theo của dự án.

    Còn về việc chia lại doanh thu cho UNI-holder, mình tin việc này chắc chắn sẽ sớm xảy ra trong tương lai, chỉ cần một Proposal hợp lí được đưa ra, điều này sẽ thành hiện thực.

    Niềm tin về Uniswap V3 trong cộng đồng

    Câu chuyện về Uni V3 đã được nhắc đến từ tháng 10, tháng 11 năm ngoái, nhưng đến tháng 3 năm nay, dự án mới tiết lộ mô hình của Uniswap V3.

    Dưới đây là biểu đồ so sánh lợi nhuận giữa 2 token UNI và SUSHI, nhìn vào biểu đồ, anh em có thể thấy niềm tin của cộng đồng dành cho UNI V3 là lớn đến mức nào:

    • Trước khi dự án công bố: Uniswap hoàn toàn không có cập nhật gì, trong khi SushiSwap lại đi rất nhanh, liên tục ra mắt những sản phẩm mới, cải tiến mới. Ai cũng nghĩ SushiSwap sẽ vượt Uniswap, Coin98 cũng nghĩ như vậy, bọn mình đã từng so sánh Uniswap và SushiSwap, anh em có thể đọc tại đây. Tuy nhiên nhìn kỹ lại về giá, thì giá token UNI trong giai đoạn này vẫn tăng trưởng mạnh và chỉ chịu thua kém SUSHI token vài chục %.
    • Sau khi dự án công bố: Có thể nói đây là phần thưởng dành cho những fan UNI token, dự án nhanh chóng đã flip SUSHI token trong 1 tháng vừa qua. Rõ ràng tầm ảnh hưởng của Uniswap V3 là rất lớn, mình sẽ nói rõ trong bài viết về mô hình Uniswap V3 trong lần sau.
    image

    Kết luận

    Tổng kết lại một số điểm nổi bật trong mô hình của Uniswap V2 như sau:

    • Uniswap V2 là một trong những dự án DeFi tiên phong trong lĩnh vực AMM và hiện vẫn đang dẫn đầu mảng này.
    • Bằng cách xây dựng một mô hình tương tự máy bán hàng tự động, Uniswap giải quyết vấn đề kết nối giữa bên cung và bên cầu mà không cần phải qua bất kì 1 trung gian nào.
    • Uniswap có một cộng đồng rất trung thành và có niềm tin với dự án.
    • Uniswap V2 hiện tại vẫn chưa có cách capture value cụ thể lại cho Native token của dự án, là UNI token, điều này sẽ sớm được ra mắt trong Uniswap V3.

    Trên đây là mô hình hoạt động của Uniswap V2, một trong những mô hình AMM đầu tiên trên thị trường. Anh em còn thắc mắc gì về mô hình hoạt động của Uniswap, có thể comment ở phần bình luận bên dưới, để mình có thể giải đáp và bổ sung.

    Hẹn gặp anh em ở bài viết Phân tích Mô hình hoạt động tiếp theo.

    RELEVANT SERIES