SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích On-chain Bitcoin (BTC) #04 - Grayscale là tâm điểm của thị trường

Grayscale mở khóa BTC với trị giá hơn 500 triệu USD sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá BTC? Dữ liệu On-chain BTC nói lên điều gì?
Avatar
ducdinh
Published Jul 13 2021
Updated Jul 08 2023
15 min read
thumbnail

Trong khoảng thời gian 2 tuần trở lại đây, giá cả Bitcoin có sự biến động khá nhỏ và thị trường nhìn chung diễn biến khá ảm đạm. Do đó trong bài phân tích dữ liệu On-chain BTC hôm nay, mình sẽ gửi đến anh em những phân tích và nhận định của mình về những chỉ số trên mạng lưới BTC trong khoảng thời gian vừa rồi. 

Nổi bật của tuần này là việc Grayscale đang trở thành tâm điểm của thị trường với câu hỏi: Liệu Grayscale mở khóa BTC có làm giá cả sụt giảm?

Series On-chain Microscope được đội ngũ Coin98 Insights ra mắt với mục tiêu cung cấp cho anh em những góc nhìn chuyên sâu về dữ liệu On-chain của các đồng anh em đang quan tâm.

Trong đó riêng đối với phân tích On-chain BTC & ETH sẽ được đội ngũ cập nhật thường xuyên hơn do đây là 2 đồng có vốn hoá lớn ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Mỗi khi sắp có diễn biến lớn thì mình sẽ gửi tới anh em bài phân tích chi tiết. Để hiểu thêm về các công cụ mình sử dụng để phân tích trong bài, anh em có thể tham khảo cách phân tích chỉ số, dữ liệu on-chain BTC & ETH.

Mời anh em cùng đón đọc!

[toc]

Dữ liệu từ các sàn giao dịch

Số lượng BTC trên sàn giao dịch

Về số lượng BTC trên các sàn giao dịch thì xu hướng trong 2 tuần vừa qua nhìn chung là giảm.

Số lượng BTC trên sàn giao dịch trong tuần 26 - 27/2021.

Số liệu này chỉ giảm nhẹ khoảng 5.6%. Cụ thể số lượng BTC trên sàn trong 2 tuần vừa qua đạt đỉnh vào ngày 30/06, với khoảng 2.49 triệu BTC ở trên sàn và sụt giảm xuống chỉ còn 2.478 triệu BTC vào ngày 12/07 (tương đương với mức giảm khoảng $462M tại mức giá $33,000 của BTC).

Nhìn chung, số liệu về số lượng BTC trên các sàn giao dịch trong 2 tuần vừa qua không có điểm gì quá nổi bật.

Dòng tiền BTC trên các sàn giao dịch (BTC Exchanges Netflow)

Hình dưới là dữ liệu về BTC được nạp rút trong khoảng thời gian 2 tuần vừa qua.

BTC được rút và nạp trên các sàn giao dịch 2 tuần trở lại đây.

Tổng quan có thể thấy BTC được rút ròng ra khỏi các sàn là nhiều hơn. Đây là một tín hiệu tích cực hỗ trợ giá cả.

Nếu xét về thời gian cách đây một tháng, anh em có thể thấy số lượng BTC được nạp rút ra khỏi sàn giao dịch biến động nhỏ hơn đáng kể, dẫn đến giá cả cũng không có nhiều biến động:

  • Điều này khá phù hợp với dự phóng của mình trong số phân tích On-chain BTC #3. Đó là việc giá cả trong thời gian tới sẽ ít có sự biến động hơn.
  • Ngoài ra điều này còn cho thấy sự ảm đạm của thị trường và sự không chắc chắn về xu hướng tương lai.

Phân tích một số chỉ số On-chain

Trong phần này mình sẽ phân tích tình hình On-chain của BTC thông qua một số chỉ số đáng chú ý:

  • Exchange Whale Ratio.
  • Puell Multiple.
  • SSR.

Do trong thời gian 2 tuần vừa qua, mình thấy không có nhiều dấu hiệu đáng chú ý đến từ phía thợ đào do đó mình sẽ không để cập đến nhiều đến dữ liệu về Miners và chỉ số MPI trong số phân tích On-chain BTC tuần này.

Exchanges Whale Ratio

Nếu anh em đã đọc các số phân tích On-chain BTC của mình thì sẽ không xa lạ gì với chỉ số này. Về đơn giản, anh em có thể hiểu chỉ số này tăng có nghĩa là đang có áp lực bán từ các cá voi và ngược lại.

Chỉ số này trong ngày 11/07 và ngày 12/07 có xu hướng tăng mạnh, cho thấy những giao dịch chuyển vào sàn của Whale có xu hướng gia tăng gây áp lực bán lên giá.

Nhưng xét về số liệu Exchange Inflow, cho thấy có rất ít BTC được nạp vào sàn vào ngày 11.

Lượng BTC được nạp vào sàn trong ngày 11/7/2021 rất ít.

Do vậy, tiếp theo diễn biến từ các tuần trước, thì nhiều khả năng những lệnh bán với khối lượng lớn đang ít dần đi trên thị trường.

Tóm lại, dù chỉ số Exchanges Whale Ratio tăng, nhưng khi so sánh với các dữ liệu về BTC Exchanges Inflow và xét về lịch sử thì đây lại là dấu hiệu tốt hỗ trợ giá cả.

Puell Multiple

Puell Multiple là chỉ số để đo lường xem liệu doanh thu hiện tại của thợ đào đang lớn hơn hay nhỏ hơn so với trung bình của 365 ngày vừa qua (thông tin cụ thể anh em có thể tham khảo tại đây). Theo Crypto Quant, khi chỉ số này chạm mốc 0.5 thì thị trường đã đạt đáy và có dấu hiệu đạt đỉnh khi chạm mốc 4.

Trong 2 tuần vừa qua thì chỉ số này cho thấy thông tin khá tích cực hỗ trợ giá cả BTC.

Chỉ số Puell Multiple cho thấy thông tin tích cực hỗ trợ giá BTC.

Chỉ số này đã chạm xuống dưới mốc 0.5 vào ngày 27/06 và quay trở lại xu hướng tăng. Theo như Cryptoquant thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tạo đáy.

Mình sẽ đối chiếu lại với dữ liệu lịch sử của chỉ số này để đánh giá xem dựa theo lịch sử thì liệu đây đã phải là đáy của thị trường hay chưa.

Lịch sử chỉ số Puell Multiple trong 365 ngày qua.

Xét theo lịch sử:

  • Trong giai đoạn 2018 - 2019, sau khi đạt đỉnh năm 2017 tại mức giá gần $20,000 thì thị trường đã trải qua mùa đông Crypto. Chỉ số này phải mãi đến cuối năm 2018 mới chạm mốc 0.5. Và phải 5 - 6 tháng sau đó thì giá cả mới đạt được mốc cũ.
  • Trong đợt điều chỉnh đầu năm 2020, dưới tác động của Covid thì giá cả có mức sụt giảm mạnh và kéo theo chỉ số Puell Multiple chạm mốc 0.5. Và chỉ sau đó 2 - 3 tháng thì giá cả đã hồi phục về lại mốc trước khi điều chỉnh mạnh.

Xét về thời điểm lâu hơn thì vào năm 2011 và 2015 thì chỉ số này cũng từng chạm mốc 0.5 (dữ liệu anh em có thể xem tại đây) và phải mất lần lượt 16 và 13 tháng thì giá cả mới hồi phục về lại mốc cũ.

Như vậy:

  • Cùng với sự trưởng thành của thị trường thì chu kỳ hồi phục khi Puell Multiple chạm đáy ngày càng ngắn lại.
  • Nếu dựa theo dữ liệu này thì có khả năng giá cả sẽ chứng kiến đợt tăng trưởng mới trong vòng 2 - 3 tháng nữa.

SSR

Chỉ số SSR cho thấy sự tương quan giữa vốn hóa BTC và vốn hoá Stablecoin.

Xu hướng chính của SSR vẫn là Sideway giảm.

Xét về chỉ số SSR thì xu hướng vẫn là Sideway và có sự sụt giảm nhẹ. Và nếu anh em theo dõi dữ liệu về Supply của Stablecoin trên The Block tại đây thì có thể thấy thêm một tín hiệu tích cực khác đó là từ ngày 27/06 đến 12/07 đã có thêm 1 tỷ Stablecoin được Mint thêm trên thị trường.

Trong 2 tuần đã có thêm 1 tỷ USD giá trị Stablecoin được Mint.

Lượng Stablecoin vào ngày 12/07 đạt $109.72B tăng hơn 1 tỷ USD từ mốc $108.47 trong ngày 27/06.

Biến động số dư các Top Holders

Ở đây mình sẽ loại bỏ các ví của các sàn giao dịch. Về dữ liệu của các Top holders thì anh em có thể theo dõi tại đây. Trong phần này mình sẽ tiếp tục Tracking ví cá voi quen thuộc của chúng ta.

Đó là ví với địa chỉ 1P5ZEDWTKTFGxQjZphgWPQUpe554WKDfHQ để xem có những diễn biến gì mới của địa chỉ ví này trong 2 tuần vừa qua.

Tracking ví 1P5ZEDWTKTFGxQjZphgWPQUpe554WKDfHQ

Nhìn chung sau khi di chuyển thêm hơn 4,000 BTC vào ví của mình thì ví này trong thời gian vừa qua không có động thái nào quá đáng chú ý.

Tín hiệu nhìn chung vẫn là tích cực khi có thêm khoảng 700 BTC được di chuyển thêm vào ví này.

Remind lại với anh em một chút:

  • Việc BTC được chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi ví không đồng nghĩa với việc họ đang mua hoặc đang bán.
  • Do việc di chuyển trên mạng lưới BTC khá chậm nên có thể giá anh em thấy khi BTC vào ví của họ không phải là giá họ mua/bán (trong trường hợp họ mua/bán thật).
  • Đây cũng chỉ là một Indicator và là một kênh tham khảo chứ việc mua bán BTC của anh em còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại ví cá voi này vẫn đang mua đáy bán đỉnh khá thành công. Việc gom thêm một chút BTC vào ví trong thời gian vừa qua là tín hiệu tích cực (tuy nhiên không nên dựa vào đó để làm Indicator cho việc mua bán).

Liệu Grayscale unlock có làm giá cả sụt giảm? 

Trong thời gian gần đây, thị trường rất quan tâm tới vấn đề Grayscale unlock BTC và lo sợ số lượng BTC đó khi được Unlock thì sẽ gây nên áp lực bán lớn cho thị trường.

Do đó ở phần này mình sẽ đi sâu vào phân tích dữ liệu về Grayscale vốn là tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này.

Grayscale Bitcoin Trust hoạt động như thế nào?

Về cơ bản anh em có thể hiểu như sau:

  • Grayscale sẽ mở một private pool trong đó những nhà đầu tư đủ điều kiện (về tài sản, về thu nhập, …) có thể cung cấp USD hoặc BTC vào trong đó.
  • Và họ sẽ nhận lại GBTC (bị Lock trong 6 tháng) tương ứng với số lượng USD hoặc BTC họ đã nạp vào Private Pool kia.
  • Sau 6 tháng họ có thể bán GBTC trên các sàn giao dịch chứng khoán.
  • Và những nhà đầu tư này sẽ mất phí quản lý tài sản hàng năm là 2%.

Như vậy thì giải pháp mà Grayscale mang lại đó là mua và quản lý hộ BTC cho các nhà đầu tư. Nhiều anh em thắc mắc là tại sao họ không mua trực tiếp BTC mà lại phải thông qua Grayscale thì lý do là:

  • Khi họ mua thông qua Grayscale thì sẽ không cần quan tâm tới vấn đề lưu trữ BTC (tiềm ẩn nhiều rủi ro về hack).
  • Ít phải quan tâm hơn tới một số vấn đề liên quan đến việc pháp luật không cho phép sở hữu BTC.
  • Và quan trọng họ có thể kiếm lời với cơ chế Premium (mình sẽ giải thích ở phần dưới).

Và có một số điểm anh em cần lưu ý:

  • GBTC hiện tại không thể Redeem (gửi lại vào Grayscale để nhận lại BTC). Thông tin này anh em có thể tìm hiểu chi tiết tại đây.

GBTC hiện tại không thể Redeem.

  • Thứ được Unlock sau 6 tháng là GBTC chứ không phải BTC như nhiều người vẫn nghĩ.

Grayscale Bitcoin Holdings 

Hiện nay trong Fund của Grayscale đang quản lý khoảng 650,000 BTC (tương đương với 21.5 tỷ USD - $33,000/BTC).

Grayscale đang quản lý khoảng 650,000 BTC trong fund.

Và con số này sẽ không giảm (hoặc chỉ giảm nhẹ có thể là do Grayscale thực hiện bán một lượng nhỏ BTC trong Fund để làm phí quản lý), nếu không có thêm người Deposit thêm USD hoặc BTC vào để “Mint” thêm GBTC. Điều này là do hiện tại Grayscale không có cơ chế Redeem (như mình đã đề cập bên trên).

Và số lượng BTC này sẽ tạm thời được giữ trong Fund của Grayscale mà chưa biết khi nào được Unlock. Làm giảm tới 650,000 BTC nguồn cung là một dấu hiệu tích cực đến giá cả.

Grayscale Premium 

Đây là chỉ số cho thấy mức độ chênh lệch giá cả giữa GTBC và giá trị BTC thực sự đang được lưu trữ trong Fund của Grayscale.

Sở dĩ có sự chênh lệch này đó là vì GBTC nôm na là một loại chứng khoán và được giao dịch tại sàn chứng khoán, việc giao dịch GBTC không ảnh hưởng gì đến thị trường Crypto.

Đây là một lý do khiến cho nhu cầu về việc gửi BTC vào Fund của Grayscale gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 2/2021 vừa qua.

Grayscale Premium.

Như anh em thấy trong khoảng thời gian trước giá của GBTC sẽ lớn hơn giá trị thực sự được lưu trữ trong Grayscale.

Do đó, với việc gửi BTC (hoặc USD) vào Grayscale và Mint ra GBTC, thì các nhà đầu tư sẽ có lời khi sau 6 tháng Unlock chỉ số này ở mức lớn hơn 0.

Breakdown 

Từ những thông tin mình cung cấp cho anh em bên trên thì mình sẽ phân tích để trả lời cho câu hỏi: Liệu việc Unlock GBTC của Grayscale có làm giá cả BTC sụt giảm trong đợt Unlock một lượng GBTC trị giá $550M sắp tới?

Nguồn: Cryptopotato.

Đứng trên khía cạnh là các nhà đầu tư của Grayscale có Dump giá BTC không thì câu trả lời là không, lý do rất đơn giản:

  • GBTC chỉ được giao dịch trên Stock Market, nên nếu có gì có thể Dump trong ngày Unlock thì đó là GBTC chứ không phải là BTC.
  • Còn BTC thực sự vẫn đang được Lock trong Treasury của Grayscale và chưa biết đến bao giờ lượng BTC này được Unlock.

Nếu xét đến vấn đề về yếu tố tâm lý đến từ đám đông, cũng như một số thông tin từ truyền thông có Title làm nhiều người hiểu sai, sẽ có thể khiến BTC chịu áp lực bán.

Nguồn: Cointelegraph.

Những Title như trên hoàn toàn có thể làm nhiều người hiểu sai về việc Unlock của Grayscale.

Tóm lại, vấn đề Grayscale unlock sẽ không làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả của BTC (không tính đến nhiều yếu tố liên quan tới tâm lý, hiệu ứng truyền thông, các chiến lược Hedging của những nhà đầu tư vào GBTC,…). 

Tổng kết

Như vậy sau khi phân tích các dữ liệu On-chain về BTC mình có thể đưa ra cho anh em một số kết luận như sau:

  • Không có nhiều thông tin đáng chú ý khi xem xét số liệu về BTC trên các sàn giao dịch.
  • Xét theo lịch sử về chỉ số Puell Multiple thì sẽ có đợt tăng trưởng mới trong vòng 2 - 3 tháng tới.
  • Stablecoin tiếp tục được Mint ra là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng sắp tới.
  • Ví cá voi quen thuộc của chúng ta không có nhiều động thái đáng chú ý nhưng điểm tích cực đó là ví này vẫn tiếp tục “gom” thêm 700 BTC trong thời gian vừa qua.
  • Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này có lẽ là việc unlock GBTC của Grayscale. Như mình phân tích bên trên thì việc unlock này sẽ không làm giá cả có sự sụt giảm.
  • Ngoài ra, với cơ chế hoạt động của Grayscale làm giảm đi nguồn cung rất lớn cho BTC là một yếu tố hỗ trợ rất tốt về mặt giá cả.

Trên đây là bài phân tích On-chain BTC của mình trong khoảng thời gian 2 tuần vừa qua. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho anh em nhiều thông tin hữu ích phục vụ việc đầu tư của mình. Hẹn gặp lại anh em trong số phân tích On-chain BTC tiếp theo.

RELEVANT SERIES