Solana FUD, Cross-chain Bridge tiếp tục là mục tiêu của hacker
Kiến thức trọng tâm:
- Bitcoin tiếp tục theo sát thị trường chứng khoán Mỹ, trong khi các ngân hàng đang liên tục mua vàng để giảm thiểu rủi ro.
- Mảng Perpetual tăng trưởng trong tuần qua, Uniswap có hai proposal đáng chú ý, trong khi mảng crosschain bridges tiếp tục bị hacker khai thác.
- Hệ Solana nhận liên tục nhiều “FUD”.
- Các quỹ đang liên tục gọi vốn trong những tuần qua.
Tổng quan về thị trường trong tuần 31/2022
Bitcoin tiếp tục theo sát thị trường chứng khoán
Nếu đang cố gắng dự đoán giá Bitcoin, người dùng nên chú ý đến các yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán Mỹ.
Năm 2022 là một năm khó khăn với thị trường chứng khoán khi chỉ số S&P 500 giảm 14% và cổ phiếu công nghệ trong Nasdaq giảm 22%. Việc Bitcoin tương quan với thị trường chứng khoán ngày càng tăng, mặc dù có độ biến động cao hơn, không có gì ngạc nhiên khi Bitcoin giảm nhiều hơn thị trường chứng khoán với 51%.
Có hai lý do chính đằng sau điều này:
- Thứ nhất, nhiều nhà đầu tư đã buộc phải bán lượng lớn Bitcoin trong suốt tháng 5 và tháng 6.
- Thứ hai, là do lãi suất tăng để kiềm chế lạm phát.
Cụ thể, lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn, do đó dẫn đến giá của cổ phiếu giảm, với các cổ phiếu công nghệ giảm giá nhiều nhất. Càng nhiều tổ chức lớn sở hữu Bitcoin, sự tương quan giữa Bitcoin với thị trường chứng khoán càng tăng.
Vào ngày 04/08, BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới với 9.57 nghìn tỷ USD đã thông báo tham gia vào crypto. Đây là một tin quan trọng vì nó báo hiệu cho các công ty khác trên thế giới rằng đây là loại tài sản có thể đầu tư hợp pháp. Cụ thể, BlackRock đã hợp tác cùng Coinbase để cho phép khách hàng mua và bán tiền điện tử, đặc biệt tập trung vào Bitcoin.
Nền kinh tế ở Mỹ liên quan trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Gần đây, tình hình kinh tế ở quốc gia này lại không mấy khả quan. Cụ thể:
Trong lĩnh vực bất động sản:
- Giá nhà trung bình ở Mỹ giảm 12% trong 2 tháng, mức cao nhất trong lịch sử.
- Nhu cầu thế chấp để mua bất động sản ở mức thấp nhất kể từ năm 2000.
- Nguồn cung nhà ở tăng lần đầu tiên kể từ năm 2019
- Số bất động sản bán được giảm 20% vào tháng 7/2022.
Trong lĩnh vực phương tiện đi lại:
- Số tiền nợ để mua phương tiện đi lại đạt mức kỷ lục 1.5 nghìn tỷ USD.
- 10% tổng số nợ tiêu dùng liên quan đến phương tiện đi lại.
- Cứ trong 12 người Mỹ thì sẽ có 1 người trễ hẹn trả nợ hơn 90 ngày.
Ngoài ra, tổng nợ của hộ gia đình cư trú ở Mỹ tăng 312 tỷ USD vào quý 2/2022, lên mức kỷ lục 16.15 nghìn tỷ USD (theo như New York Fed).
Như vậy, nếu thị trường chứng khoán tiếp tục giảm, giá Bitcoin cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên, việc nhiều nhà đầu tư tiền điện tử buộc phải bán tài sản trong thời gian gần đây đã tạo ra nhiều rủi ro đặc trưng, nghĩa là Bitcoin có khả năng sẽ không tiếp tục giảm giá so với thị trường chứng khoán.
Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tiếp tục mua vàng
Theo dữ liệu mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council), các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã bổ sung 59 tấn vàng vào kho dự trữ của mình vào tháng 7/2022 và không có doanh số bán ra nào được báo cáo.
Cụ thể, ngân hàng Trung ương Iraq là ngân hàng mua vàng gần nhất với 34 tấn vàng. Đây là lần mua vàng dự trữ đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Iraq kể từ khi mua 7 tấn vào năm 2018. Ngân hàng Iraq hiện nắm giữ 130 tấn vàng.
Uzbekistan tiếp tục mua thêm 8.7 tấn vàng sau khi mua khoảng 9 tấn vào ba tháng trước. Dự trữ vàng chiếm hơn 60% tổng dự trữ của Uzbekistan. Bên cạnh đó:
- Thổ Nhĩ Kỳ mua 7.7 tấn vàng.
- Kazak mua 4.2 tấn vàng.
- Ấn Độ mua 3.7 tấn vàng cùng nhiều nước khác.
Chỉ tính riêng quý 2/2022, ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua 180 tấn vàng. Nâng mức vàng được mua vào nửa đầu năm 2022 lên 270 tấn. Lượng vàng được mua trong nửa đầu năm 2022 tương đương lượng vàng được mua trung bình trong nửa đầu năm của 5 năm qua với 266 tấn.
Vào năm 2021, các ngân hàng trung ương đã thêm 463 tấn vàng vào nguồn dự trữ toàn cầu, cao hơn năm 2020 82%.
Vàng đóng vai trò như kho lưu trữ giá trị dài hạn hay phòng ngừa lạm phát. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định chính trong quyết định nắm giữ vàng của các ngân hàng trung ương.
Số lượng USDC trên các blockchain hàng đầu
USDC là đồng stablecoin thuộc loại fiat-backed stablecoin được ra mắt vào tháng 10/2018. Nói một cách dễ hiểu, USDC là stablecoin được thế chấp 100% bằng tiền pháp định (fiat) hoặc các tài sản tương đương khác.
Trong thời gian qua, USDC đã liên tục chuyển mình và đang trên đường vượt USDT để trở thành stablecoin có vốn hóa thị trường lớn nhất. Tính đến ngày 07/08, USDC có vốn hóa thị trường đạt trên 54 tỷ USD, trong khi USDT đạt hơn 66 tỷ USD.
Dưới đây là bảng thể hiện số USDC chiếm trong từng blockchain.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất là Ethereum với hơn 45.5 tỷ USDC.
- Đứng thứ 2 là Solana với 5 tỷ USDC.
- Theo sau lần lượt là TRON với 3 tỷ USDC và Polygon với 1.5 tỷ USD.
Các blockchain còn lại là Avalanche, Hedera, Algorand, Stellar và Flow.
Sự kiện DeFi nổi bật tuần 31/2022
Tuần 31 chứng kiến nhiều sự kiện lớn trong thị trường DeFi:
- Nomad Bridge bị hack 150 triệu USD, trong khi dự án này mới gọi vốn thành công trước đó 5 ngày.
- Mảng Perpetual tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.
- Uniswap có nhiều proposal đáng chú ý: proposal thu phí 10% và proposal thành lập Uniswap Foundation.
Sau đây, những insight trên sẽ được phân tích cụ thể.
Mảng Perpetual tăng trưởng mạnh trong 2 tuần qua
Tuần vừa rồi, khối lượng giao dịch Perpetual trên GMX gia tăng đột biến. Lí do khả thi cho sự tăng trưởng này là do việc người dùng đang săn airdrop của Arbitrum - Layer-2 mà GMX phát triển trên, từ đó họ sử dụng sản phẩm của GMX và làm gia tăng volume.
Khối lượng giao dịch trên GMX trung bình ở mức 100 triệu USD/ngày, nhưng vào tuần trước, con số đó lên đến mức 200 triệu USD/ngày và có lúc lên đến đỉnh điểm 800 triệu USD/ngày.
Bên cạnh GMX, dYdX và Perpetual Protocol cũng có sự tăng trưởng trong tuần vừa rồi. Hiện tại khối lượng giao dịch của dYdX trong 3 tháng gần nhất đang khá ổn định, đặc biệt vào tháng 7, khi mức giao dịch trung bình mỗi ngày vượt mốc 1 tỷ USD.
Về Perpetual Protocol, tính từ tháng 5, khối lượng giao dịch của Perpetual đã giảm đi đáng kể từ hơn 335 triệu USD về còn 10 triệu USD/ngày. Tuy nhiên, tuần vừa qua, volume đã lên mức khoảng 25 triệu USD/ngày.
Nomad Bridge bị hack 150 triệu USD
Tuần rồi, Nomad bridge bị exploited 190 triệu USD (hiện đã trả lại hơn 12 triệu USD) cho ta thấy tình trạng bảo mật hiện tại của các bridge. Tính từ đầu năm đến nay, số tiền exploited của các bridge đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trong đó:
- Ronin bridge bị exploited 600 triệu USD.
- Wormhole bridge bị exploited 300 triệu USD.
- Harmony bridge bị exploited 100 triệu USD và 1 số bridge nhỏ khác.
- Kể cả Thorchain, 1 network liquidity chuyên về bridge cũng bị hack đến lần thứ 3.
Tương lai của các bridge đang vô cùng mờ mịt, khi các dự án top đầu được đầu tư nhiều tiền cũng gặp rất nhiều vấn đề về độ an toàn. Người dùng sẽ ngày càng rất cân nhắc khi sử dụng các bridge này, nhất là bộ phận cung cấp thanh khoản trên các bridge.
Những proposal đáng chú ý trên Uniswap
Tuần vừa qua, có hai proposal trên Uniswap nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng:
1. Uniswap thử nghiệm thu 10% phí giao dịch trên 3 cặp gồm: DAI-ETH-0.05%, ETH-USDT-0.3%, USDC-ETH-1%
Dựa trên volume hiện tại của 3 pool này, dự kiến trong 1 tuần, lượng fee thu được sẽ là 950 ngàn đô. Lượng phí giao dịch thu về sẽ được đưa vào quỹ của Uniswap để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Proposal này đang nhận được khá nhiều sự đồng ý thông qua của cộng đồng. Nếu được thông qua, lượng 10% fee này sẽ được trừ thẳng vào lượng fee đang nhận được của các nhà cung cấp thanh khoản trên Uniswap.
2. Thành lập Uniswap Foundation (UF): UF được kêu gọi thành lập để tăng cường sự phi tập trung của bộ máy quản lý protocol lớn nhất DeFi này.
Sự kiện nổi bật trên các hệ sinh thái tuần 31
Vụ hack các ứng dụng ví Solana
Tuần vừa qua, hệ Solana chứng kiến vụ hack nhắm vào các ứng dụng ví của hệ sinh thái này, cũng như gánh chịu nhiều gạch đá của thị trường về việc “hack” TVL trong hệ sinh thái.
Về vụ hack, hacker nhắm vào các tài sản như SOL và USDC trên Solana, chủ yếu tấn công các ví đã không hoạt động trên 6 tháng, nhắm vào hai ví Phantom & Slope. Phantom là ví được sử dụng nhiều nhất hệ Solana, bởi vậy lượng user có thể bị ảnh hưởng bởi vụ hack là rất lớn.
Hiện tại, 4 ví hacker đang được theo dõi, và Solana đã đưa thông báo rằng đây không phải một vụ hack mạng lưới, lỗi không thuộc về Solana mà thuộc về những ví phát triển trên hệ sinh thái này.
Đây là một trong những vụ hack ví lớn đầu tiên trên thị trường, và nhắm vào các chain non-EVM, không sử dụng Metamask. Niềm tin của người dùng vào các ví non-EVM hoặc kể cả những ví EVM chưa được sử dụng nhiều và rộng rãi sẽ bị lung lay sau sự kiện này, và thận trọng hơn trong việc lựa chọn ví để sử dụng.
Hệ sinh thái Saber bị cáo buộc tạo TVL ảo
Đây không phải câu chuyện chưa bao giờ được nhắc tới trên hệ thống các sản phẩm của Saber. Khi TVL của nhóm những protocol phát triển trên Saber đạt đỉnh (Saber, Sunny, Quarry,...), Solana đã mắc nhiều cáo buộc về TVL ảo, bởi các tài sản được deposit vào Saber lại được deposit lần nữa vào các protocol khác, khiến khoản TVL được nhân đôi nhanh chóng, trong khi tiền trong hệ thì không gia tăng.
Trong tuần qua, một lần nữa câu chuyện này lại được nhắc lại khi hệ Solana tiếp tục nhận “FUD” về bảo mật ví, và DefiLlama đã đưa ra nhiều giải pháp cung cấp dữ liệu khác để người dùng có thể tránh tình trạng nhân TVL lên nhiều lần.
Sự kiện gọi vốn trong tuần 31
Trong tuần qua, 12 thương vụ gọi vốn đã diễn ra, với tổng số tiền gọi vốn lên đến 1.13 tỉ USD. Sau khi phân tích những số liệu về các thương vụ đầu tư thời gian gần đây, có thể nhận ra rằng:
- Số tiền gọi vốn trong tuần này gấp 3 lần so với tuần trước (1.13 tỉ USD so với 400 triệu USD), mặc dù số lượng thương vụ giảm từ 32 xuống 12.
- Tuy nhiên, 2 thương vụ gọi vốn của 2 quỹ đầu tư BH Digital và Lattice Capital đã có giá trị 1.06 tỉ USD. Phần tiền gọi vốn từ các quỹ đầu tư chiếm phần lớn lượng tiền trong tuần này.
- Mảng cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm với 4 thương vụ nhắm vào các dự án data, cơ sở hạ tầng, identity,...
- Hai dự án DeFi được đầu tư, với tổng số tiền là 10 triệu USD chứng tỏ DeFi vẫn ít được quan tâm bởi các quỹ so với các mảng khác.
Sau đây, các thương vụ đầu tư lớn nhất tuần qua sẽ được phân tích.
BH Digital gọi vốn 1 tỉ USD
BH Digital là nhánh đầu tư tiền mã hóa của Brevan Howard Asset Management. Dưới sự lãnh đạo của tỷ phú Brevan Howard. Được thành lập vào tháng 9/2021, hiện tại BH Digital đã nắm giữ 1 tỉ USD dành riêng cho thị trường tiền điện tử. Theo như báo cáo từ BH Digital, Quỹ này chỉ tụt giảm 4-5% tổng giá trị tài sản trong vài tháng qua, bất chấp thị trường đồng loạt giảm giá mạnh.
Trong tuần qua, Brevan Howard đã xác nhận khoản đầu tư 1 tỉ USD cho BH Digital.
Sau lần gọi vốn 1 tỉ USD vừa qua, BH Digital đã trở thành một trong những quỹ đầu tư crypto lớn nhất trên thế giới. Thời gian tới, bên cạnh những VC lớn khác như a16z, DCG, Alameda Research,... , BH Digital có thể trở thành một thế lực lớn trong số những VC trong thị trường.
Variant Fund gọi vốn 450 triệu USD
Variant Fund là quỹ đầu tư lớn trong mảng Web 3.0, tập trung đầu tư vào giai đoạn hạt giống của dự án.
Variant được sáng lập bởi Jesse Walden, cựu giám đốc chương trình của a16z. Quỹ này có xu hướng đầu tư của riêng mình với tên gọi là The Ownership Economy - ủng hộ mạnh mẽ cho nền kinh tế chia sẻ mang tính sở hữu cao. Cụm từ này đã đem một làn sóng mới tới cộng đồng crypto, và tới cả các Venture Capital lớn khác.
Trong tuần qua, Variant đã công bố khoản gọi vốn 450 triệu USD, chia thành hai thành phần nhỏ trong quỹ của mình.
Theo như Variant, khoản gọi vốn mới sẽ được chia ra như sau:
- 300 triệu USD sẽ được phân bổ cho “opportunity fund” (chuyên đầu tư vào những dự án nhỏ tiềm năng).
- 150 triệu USD được dùng để hỗ trợ những startup crypto mới nổi đã có sản phẩm và tệp khách hàng nhất định.
So sánh với số vốn trung bình các VC gọi được trong H1 2022, 450 triệu USD là con số trung bình của các VC khác. Số vốn này tuy không dồi dào như những VC top đầu như a16z, Alameda,... nhưng cũng là một con số lớn và đây sẽ là một VC đáng chú ý trong thị trường gọi vốn thời gian tới.
MarqVision gọi vốn 20 triệu USD vòng Series A
MarqVision là công ty chống giả mạo sản phẩm thông qua hệ thống AI riêng. MarqVision đã xây dựng một nền tảng SaaS, sử dụng AI để chống lại việc đồ giả tràn lan trên những trang thương mại điện tử. N
goài việc giúp đỡ những sản phẩm thời trang truyền thống bị làm giả như Hermes, LVMH, sản phẩm của MarqVision cũng có thể sử dụng trên sàn giao dịch NFT và xóa đi những tác phẩm không chính chủ.
Số vốn sẽ được sử dụng để phát triển nền tảng SaaS của MarqVision. Sản phẩm của MarqVision sẽ rất có ích cho những nhà sản xuất chính hãng và cả những họa sĩ kỹ thuật số. Đây là một dự án sử dụng tính sáng tạo của NFT, mang tới nhiều ứng dụng thực tiễn hữu ích trong đời sống.
Kết luận
Tuần 31 kết thúc với nhiều sự kiện lớn nhỏ trong thị trường. Giá BTC và chỉ số chứng khoán Mỹ đang có sự liên kết cao, thị trường gọi vốn tiếp tục sôi động, nhất là với các quỹ đầu tư, trong khi hệ Solana đang có nhiều diễn biến không tích cực, số các vụ hack đang tăng nhiều trong mảng bridges. Thị trường đang có nhiều biến động khó lường, nên việc đầu tư trong giai đoạn này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đọc thêm: Mùa IDO Trên Solana Quay Trở Lại, Đâu Là Nền Tảng IDO Nổi Bật Nhất?