SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Solidly, ve(3,3) & Andre Game - Làn gió mới trong cơn bão hòa của DeFi

Solidly và ve(3,3) là 2 sản phẩm mới mẻ mà Andre Cronje và Daniele Sestagalli mới tạo ra. Trong thời gian gần đây, 2 sản phẩm này liên tục thu hút sự chú ý của không chỉ cộng đồng mà còn các dự án lớn, các player kinh nghiệm trong thị trường, thậm chí là các quỹ đầu tư.
Avatar
quangphan
Published Jan 25 2022
Updated May 18 2023
21 min read
thumbnail

Gần đây, 2 developer nổi tiếng bậc nhất trong giới DeFi là Andre Cronje và Daniele Sestagalli đã cùng nhau hợp tác để ra mắt bộ sản phẩm bao gồm Solidly (AMM) và ve(3,3) (tokenomics). Từ đó, Andre đã tạo ra một cuộc chơi mới mà ở đây mình gọi là Andre Game, hay ve(3,3) war

Khi DeFi đang có nhiều vấn đề chưa thể giải quyết, nó dần trở nên bão hòa và không còn quá hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với sự cải tiến mới mẻ này, liệu Andre có thể thay đổi tình thế hiện tại của DeFi? Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bàn game mà Andre bày ra, cũng như cách nó cải tiến và giải quyết những vấn đề của DeFi. 

Trước tiên, anh em cần hiểu ve(3,3) thực chất là gì và nó sẽ hoạt động ra sao bằng cách tham khảo bài viết: Ve(3,3) là gì?

Bối cảnh

Andre + Daniele cùng hợp tác để ra mắt một sản phẩm trên Fantom. Trong bộ sản phẩm đó, Solidly là AMM, còn ve(3,3) là một mô hình token mới mà Andre tin là nó sẽ thay đổi cách thiết kế một token trong tương lai. 

Một vài lí do cho sự bùng nổ gần đây của ve(3,3) và các dự án quanh nó:

1. Cách thiết kế thực sự mới mẻ và sáng tạo.

2. Hai người thành lập đều sở hữu 1 cộng đồng lớn mạnh, có tiếng nói, nhờ đó vẫn thu hút được niềm tin của người dùng ngay từ lúc sản phẩm chưa ra thông tin.

3. DeFi đang bị bão hòa:

  • Tiền thì nhiều nhưng không có gì mới để thu hút thêm dòng tiền.
  • Các model cũ không hiệu quả và thực sự cần một hướng đi mới cho vấn đề về Liquidity Mining.

⇒ Khi có một sản phẩm mới mẻ thì việc thu hút sự chú ý + dòng tiền là rất nhanh chóng.

4. Layer 1 Narrative vẫn vững mạnh nhưng lại không thu hút được nhiều dòng tiền mới, mà chỉ chuyển giao qua lại giữa các chain. Trong bối cảnh các hệ sinh thái khác đều đang gặp vấn đề, có thể kể đến như:

  • Ethereum quá đắt đỏ và chậm.
  • Solana tắc nghẽn.
  • BSC bão hòa.
  • Polkadot chưa khởi chạy smart contract,...

Thì Fantom lại tạo được niềm tin từ người dùng nhờ vào những đặc điểm như sau:

  • EVM-compatible giúp phát triển dự án dễ dàng.
  • Phí rẻ và tốc độ nhanh.
  • Tỉ lệ MC/TVL thấp, dẫn đến việc bị định giá thấp.
  • Nguồn yield hấp dẫn.
  • Có sự ủng hộ của nhiều nhà phát triển và cộng động,...

⇒ Việc Solidly và ve(3,3) được phát triển trên Fantom là một tình huống win-win khi mức độ hype của cả sản phẩm và hệ sinh thái sẽ được đẩy lên thêm nữa.

5. Dòng tiền đã và đang ở trong Fantom để tham gia DeFi (chủ yếu kiếm được từ nguồn yield) được một thời gian.

  • Gần đây đã có hơn $1 B được chuyển tiếp từ Ethereum sang Fantom chỉ sau 3 ngày. Dòng tiền ở trên Fantom đã sẵn sàng để ve(3,3) war diễn ra bùng nổ.
  • Cách vận chuyển dòng tiền mới vào Fantom cũng dễ dàng hơn qua các bridge và CEX (Binance US, FTX, Huobi,...).

6. Các dự án ở trên Fantom đều fair launch và không thông qua gọi vốn: Phần lớn token được đưa cho cộng đồng, không có sự chi phối từ các VC ⇒ Tiềm năng lợi nhuận cao và hấp dẫn cho các nhà đầu cơ & nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Solidly và ve(3,3) giải quyết vấn đề gì?

Solidly và ve(3,3) đưa ra những giải pháp không chỉ cho các AMM, mà còn cho toàn bộ các dự án DeFi hiện tại. Những vấn đề quan trọng là:

  • Việc phân phát phí chưa được tối ưu.
  • Liquidity Mining chưa được bền vững.
  • Các dự án mới còn gặp khó khăn để bootstrap.

Để hiểu sâu hơn về mô hình ve(3,3) của Andre Cronje, bạn có thể xem thêm video được phân tích và trình bày trực quan dưới đây:

Giải pháp của Solidly và ve(3,3) đưa ra

Việc phân phát phí chưa được tối ưu

Vấn đề 1: Mô hình phí 

Phí là một phần quan trọng của bất cứ mô hình nào. Để một mô hình hoạt động bền vững (blockchain staking, AMM, lending) thì việc sử dụng những chương trình Liquidity Mining làm phần thưởng chỉ nên được xem là cách để bootstrap dự án ban đầu, còn phí mới là incentive chính.

Hiện tại, các AMM đa số đều sử dụng incentive là phần thưởng farming thay vì phí ⇒ Phát triển không bền vững.

Ví dụ: Curve (SushiSwap) khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản, nhưng 50% phí giao dịch lại được chuyển giao cho các veCRV (xSUSHI) holder ⇒ Người cung cấp thanh khoản không được hưởng lợi nhiều từ phí.

Ngược lại, nếu giải pháp đưa ra là các AMM sẽ incentivize phí thay vì liquidity mining, wash trading sẽ xảy ra.

Model ve của Curve đã khá thành công. Tuy nhiên vẫn tồn tại một vấn đề: Dù các veCRV holder vote pool nào nhận boosting rewards thì họ sẽ luôn nhận 50% phí giao dịch của cả dự án ⇒ Các veCRV holder vote không hiệu quả, có khả năng vote vào các pool được ít phí giao dịch ⇒ Sẽ khó khăn cho dự án để thực sự khuyến khích thanh khoản vào đúng pool.

Giải pháp​​​​​​​:

  • ve(3,3) lockers được quyết định những pool nào nhận emission (phân phối, trả thưởng token cho những người cung cấp thanh khoản và farming) ⇒ Tạo điều kiện cho một war, các dự án hoàn toàn có thể xây dựng trên Solidly để cướp hết emission.
  • ve(3,3) lockers sẽ nhận 100% phí ở những pool họ vote ⇒ Khiến việc vote trở nên nghiêm túc hơn, khuyến khích vote ở những pool có khối lượng giao dịch cao. 
  • Emission sẽ được tập trung ở những pool tạo nhiều phí nhất ⇒ Tập trung thanh khoản.

⇒ Đây là một model có vẻ bền vững và phi tập trung, khi incentive chính sẽ được tập trung vào phí thay vì phần thưởng farming ⇒ Phát triển lâu dài, bền vững hơn. 

Cách tiếp cận này cũng đã tạo ra một AMM war (hay chúng ta gọi là Andre Game) khi các AMM hoàn toàn có thể xây dựng sản phẩm ở ngay bên trên Solidly và tranh emission của nó (tương tự cách Convex làm với Curve). 

Fly wheel:

Các AMM tạo pool và cố gắng cầm lượng lớn ve(3,3) token, sau đó lock và tự vote cho pool của mình.

⇒ Tạo incentive cho người dùng để trade ở pool đó.

⇒ Tạo lượng lớn khối lượng giao dịch và phí giao dịch.

⇒ Dự án nhận phí giao dịch từ pool, đồng thời các ve(3,3) holder khác cũng muốn vote vào pool đó để nhận phí giao dịch.

⇒ Thu hút token emission.

⇒ Tiếp tục sử dụng lượng token đó để tạo incentive cho người dùng cung cấp thanh khoản và trade.

fly wheel ve 33

Khi có một dự án vượt trội, các ve(3,3) holder sẽ đều muốn vote vào pool của dự án đó chứ không muốn vote sang pool khác nữa ⇒ Sẽ có một tới vài winner, và các dự án sẽ cạnh tranh mạnh cho slot này.

Hơn nữa, các dự án đều có thể áp dụng model này ⇒ Sẽ có thể xuất hiện nhiều war ở trên Fantom, hoặc một war với nhiều lớp/thành phần.

Vấn đề 2: Cách phân phát phí

Phí thường được sử dụng để buy back token của dự án và phân phát cho LPs (những người cung cấp thanh khoản). Ở bề mặt thì cách làm này có thể giúp token của dự án tăng trưởng. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là bản thân phí đã gắn liền với giá của token ⇒ Nếu giá token tăng trưởng thì phí càng có giá trị, nhưng nếu giá token bị dump thì phí sẽ bị giảm giá trị.

Curve là dự án đã nhận ra điều này và thay vào đó trả phí dưới dạng stablecoin. Tuy cách làm này có vẻ tốt hơn cách buy back và phân phát đồng native token, nhưng nó tạo ra lực bán rất lớn cho các đồng stablecoin. Với những decentralized stablecoin như DAI hay MIM thì điều này có thể làm ảnh hưởng tới giá peg.

Giải pháp: Phân phát phí bằng chính token được trả trong giao dịch đó.

Liquidity mining chưa được bền vững

Vấn đề: Việc dùng liquidity mining làm incentive sẽ tạo ra lực bán và lạm phát lớn theo thời gian. Người dùng farming sẽ được nhận lượng lớn native token của dự án => chốt lời, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của dự án.

Giải pháp:

  • Lượng token emission sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ thuận với circulating supply (số lượng token có trên thị trường), và tỉ lệ nghịch với lượng token lock. => Khiến token đã khan hiếm lại càng khan hiếm hơn.

Ví dụ: Khi 0% token được lock sẽ có 2,000,000 token được phân phối. Khi circulating supply giảm 50% (50% token bị lock) ⇒ sẽ có 1,000,000 token được phân phối (giảm 50% số lượng). Khi circulating supply giảm 100% (100% token bị lock) ⇒ Sẽ có 0 token được phân phối (giảm 100% số lượng).

  • Các ve(3,3) locker sẽ nhận được thêm ve(3,3) token theo mức độ lạm phát.

Ví dụ: Dự án có tổng cộng 20,000,000 token. Khi có thêm 1,000,000 token được phân phối làm incentive, độ lạm phát sẽ là 5% ⇒ lượng ve(3,3) token các ve(3,3) locker nắm giữ sẽ được tăng 5% tương ứng.

  • ve(3,3) token sẽ ở dưới dạng NFT ⇒ Khiến dòng vốn lưu thông dễ dàng hơn, tạo ra thêm nhiều use case hơn cho các ve(3,3) token.

⇒ Đây là một cách tốt để kiểm soát mức độ lạm phát của token qua incentive. Các ve(3,3) locker sẽ không sợ phải chịu mức độ lạm phát của token trong thời gian khóa, từ đó thoải mái hơn để khóa token trong dài hạn.

Các dự án mới còn gặp khó khăn để bootstrap

Vấn đề: Thường khi một dự án mới được build, dự án cần phải tương tác với các dự án khác (SushiSwap, Curve,...) để thu hút thanh khoản và người dùng. Tuy nhiên, khi khuyến khích thanh khoản ở một dự án khác, dự án chính sẽ không được hưởng phí giao dịch ⇒ khó phát triển sản phẩm.

Giải pháp: Các pool và LP tokens sẽ được đưa trực tiếp về dự án gốc, từ đó giúp dự án gốc nhận 100% lượng phí giao dịch ở trong pool và có thể phát triển sản phẩm dễ dàng hơn với nguồn doanh thu đó.

TVL War và các player trong bàn game

Để Solidly và token emission có thể chạy, cần phải tồn tại các pool đã được vote bởi ve(3,3) lockers. Vậy ban đầu ai sẽ là những người nắm giữ ve(3,3) token để vote?

Andre đã quyết định rằng top 20 dự án có TVL cao nhất trong Fantom sẽ được chia đều lượng ve(3,3) token. Từ đó, một cuộc TVL War đã diễn ra khi các dự án đều muốn bootstrap TVL nhanh nhất có thể để vào top 20, từ đó nhận 1 ve(3,3) NFT để có bước khởi đầu trong Andre Game ở phía sau.

Nhìn chung, để có thể thu hút TVL một cách nhanh nhất, cách tiếp cận của các dự án mới là khá đơn giản: Fork và cho phép staking/farming với APR cực cao.

  • Users được khuyến khích cung cấp thanh khoản để giúp dự án vào top 20 TVL.
  • Sau đó, khi dự án nhận được ve(3,3) NFT, users sẽ là người có quyền quyết định cách sử dụng nó

⇒ Tương tự cách làm của Convex với Curve.

TVL War hiện đã kết thúc vì đã qua thời gian snapshot vào 00:00 ngày 24/1/2022 giờ Việt Nam. Top 20 dự án sẽ được nhận số lượng token tỉ lệ với số TVL tại thời điểm snapshot.

top 20 dự án nhận token

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhìn vào các player tham gia vào trong game này, và các thế lực đứng ở sau họ.

veDAO (đã launch)

Link twitter dự án: https://twitter.com/_veDAO_

Cách hoạt động: Khuyến khích người dùng farming và staking với APR cao để thu hút TVL.

Thế lực đằng sau: @gabagooldoteth@Homura0x@nickbtts@ftmalerts (KOL lớn nhất của Fantom) & @acrylicfiddle (Co-founder của SpiritSwap - native AMM đứng thứ 2 trên Fantom).

Token WeVE: Sẽ được dùng với mục đích duy nhất là lấy quyền quản trị của ve(3,3) NFT nếu dự án được nhận.

tokenomics weve
Tokenomics của $WeVE

Đánh giá:

  • Vì là dự án đầu tiên trong TVL War nên veDAO có lợi thế và nhờ đó đạt được $2.7B TVL và lọt top 2 sau 2 ngày.
  • Các player của dự án: FTMAlerts và Sid (co-founder SpiritSwap) là 2 người nổi bật nhất, 3 người còn lại khá vô danh. FTMAlerts với tư cách là 1 KOL có một cộng đồng lớn mạnh đằng sau, còn Sid tượng trưng cho SpiritSwap.
  • Team cầm tới 100M token (10% tổng cung) và không thông báo vesting. Tới 50M token (5% tổng cung) cũng sẽ được multisig quyết định mục đích sử dụng ⇒ Cầm quyền lớn trong governance sau khi có được NFT của Andre.

⇒ Nhìn chung veDAO có lợi thế first mover, nhưng lại để 0xDAO vampire attack vì thiết kế tokenomics không có lợi 100% cho cộng đồng.

0xDAO (đã launch)

Link twitter dự án: https://twitter.com/0xDAO_fi

Cách hoạt động: Khuyến khích người dùng farming và staking với APR cao để thu hút TVL.

Thế lực đằng sau: Spooky Swap, SCREAM, Revenant Finance (StakeSteak), Liquid Driver, RoboVault, Beethoven.

Token OXD: Sẽ được sử dụng làm governance trong việc sử dụng NFT, bao gồm vote emission cho pool nào và cách phân phối phí nhận được từ các pool đó (cách làm tương tự hướng đi đã nói ở bên trên).

  • Khác với WeVE, OXD sẽ được chia 100% cho cộng đồng qua việc farming.
  • Tuy nhiên, các thế lực ở trên hoàn toàn có thể deposit một lượng tiền lớn vào 0xDAO để tự farm ra lượng lớn token và giành quyền governance của 0xDAO trong Andre Game.

Đánh giá:

  • Dự án đã có các dự án lớn tham gia vào.
  • Nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng nhờ vào việc dành 100% allocation cho farming.
  • Nhanh chóng vampire attack veDAO để đạt x2 lượng TVL của veDAO chỉ sau 2 giờ. Hiện tại lượng TVL của 0xDAO đang đứng thứ 2

⇒ Đây sẽ là một player lớn trong bàn game của Andre sắp tới, vì có cách tiếp cận đúng đắn và được tham gia bởi nhiều dự án native ở trong hệ. Việc các dự án đằng sau phối hợp với nhau để incentivize và bootstrap 1 pool chung hoàn toàn có thể đem 0xDAO trở thành một winner.

Radial Finance (đã launch)

Link twitter dự án: https://twitter.com/RadialFinance

Cách hoạt động: Giúp tăng yield trên Solidly, tương tự cách Convex làm.

Thế lực đằng sau: Chưa rõ.

Token RDL: Nếu Radial đạt top 20 TVL, 5% tổng token sẽ được chia cho các LPs. Nếu không, chỉ 1% tổng token được phân phối.

Đánh giá:

  • Hiện tại Radial đã vào top 20 TVL. LPs sẽ nhận được 5% tổng token dự án, và nếu cung cấp thanh khoản từ càng sớm sẽ nhận được càng nhiều.
  • Hướng đi tương tự như Convex với Curve. Dự án sẽ cầm token của Solidly để điều hướng cho yield users được cao hơn.
  • Có khả năng làm được tương tự như Convex làm với Curve, khi dự án thể hiện rằng mình hiểu game này và biết cách đem lại lợi ích lớn nhất cho users.

Grape x Solidex (chưa launch)

Grape đã thông báo về việc tích hợp với Solidex, tham khảo tại đây.

Dự án: Hoạt động tương tự Convex, giúp tăng yield trên Solidly.

Thế lực đằng sau: Dự án thông báo rằng có những partner top-tier ở trong Fantom, sẽ hỗ trợ trong cả việc bootstrap TVL lẫn cung cấp ve(3,3) NFT (không chắc ai lại làm vậy).

Token SEX: Cho phép SEX holders nhận doanh thu dự án + governance. Dự án sẵn sàng trích một phần token allocation cho các dự án deposit ve(3,3) NFT vào protocol (tối đa 15 dự án).

Đánh giá:

  • Dự án tự build và viết code thay vì fork như những dự án trên.
  • Cách hoạt động giống Convex tương tự như Radial, nhưng Radial đang thể hiện độ hiểu biết còn Solidex đang thể hiện mối quan hệ mạnh mẽ.
  • Dự án sẽ launch cùng lúc với Solidly, sau đó bootstrap bằng cách đổi một phần token allocation lấy ve(3,3) NFT từ các dự án top 20 (theo họ nói thì đã có vài dự án sẽ cung cấp NFT của mình vào Solidex) ⇒ Cách làm này chính là việc xây dựng dự án ở trên nền của các protocol được nhận NFT, thay vì cố gắng tranh lấy 1 NFT. 
  • Dự án thể hiện một tham vọng lớn về việc thống trị Solidly như cách Convex làm với Curve. Nếu thực hiện được thì Solidex sẽ chiếm phần lớn thị phần của Solidly, tuy nhiên nếu các dự án ở bên dưới Solidex quyết định cung cấp NFT của mình thì họ sẽ mất quyền kiểm soát NFT đó ⇒ cộng đồng của dự án gốc không có lí do gì để hold và ủng hộ dự án ⇒ dự án không thể phát triển.

⇒ Chỉ có 2 trường hợp:

  1. Solidex được build và hợp tác bởi chính các native protocol trong hệ sinh thái hoặc các multichain protocol, vì vậy được các dự án ủng hộ và cung cấp NFT.
  2. Sẽ rất khó cho các dự án tự commit NFT của mình cho Solidex, vì họ đã sử dụng NFT đó làm incentive cho LPs từ trong TVL war. 

Yearn Finance + Iron Bank + Sushi + Popsicle Finance (Andre + Daniele)

Andre và Daniele cũng không đứng ngoài game này. Có thể thấy rõ ràng rằng chính 2 founder của dự án đều muốn sở hữu ve(3,3) NFT cho riêng mình, và các protocol của họ đã thể hiện điều đó: 

  • Yearn Finance tạo thêm 7 vault trên Fantom để boost TVL.
  • Iron Bank khởi chạy lại, ra mắt token để bootstrap TVL.
  • TVL của Sushi tăng một cách kì lạ (mình nghĩ rằng thành viên của dự án tự dep tiền vào, bởi tự hỏi với số tiền lớn tới khoảng $200M thì ai có thể làm vậy ngoài một player lớn như Daniele và sử dụng chính dự án anh ấy adopt?).
tvl sushi trên fantom tăng
TVL của Sushi ở trên Fantom tăng một lượng lớn chỉ sau vài phút

Thậm chí Popsicle Ice - một dự án nữa dưới tay của Daniele, tuy chưa vào được top 20 nhưng cũng đã có mức tăng trưởng TVL rất bất thường. 

tvl popsicle finance trên fantom
TVL của Popsicle Finance trên Fantom cũng tăng một cách rất kì lạ

Nhận xét

Hiện tại những gì xảy ra mới chỉ là TVL War, theo mình thì là phase 1. Phase 2 là ve(3,3) War mới chính là tâm điểm của Andre Game, khi chúng ta sẽ được thấy các dự án dành nhau miếng bánh của Solidly để hưởng lợi về cho chính mình.

Các Player trong game này đã trở nên rất đa dạng: Từ các native protocol lớn trong hệ sinh thái Fantom (SpookySwap, SpiritSwap, Liquid Driver,...), KOL, các player ngoài,... cho tới chính 2 founder của dự án. TVL War đã và đang rất căng thẳng, thì ve(3,3) War sẽ còn thú vị hơn. Việc mọi sự chú ý của market đang đổ hết về ve(3,3) và Fantom sẽ là một ngòi nổ lớn cho cả hệ sinh thái.

Tuy nhiên, có vài điểm “yếu” mình thấy ở model này:

1. Vì model này sẽ có một tới vài winner (như fly wheel đã nói bên trên), nên khối lượng giao dịch, phí giao dịch và thanh khoản sẽ tập trung ở một vài pool chính. Điều này nhìn chung sẽ khiến trải nghiệm giao dịch tốt hơn, nhưng đồng nghĩa là số lượng các pool sẽ không được dàn trải mà chỉ có giới hạn ở một vài pool chính.

Đây sẽ là một hạn chế lớn cho AMM khi người dùng chỉ có thể giao dịch ở một vài cặp.

mô hình solidly

2. Việc tất cả mọi người đều lock ve(3,3) tokens thực ra không phải điều tốt.

  • Token Emission sẽ được set về 0, tức là LPs sẽ không được rewards từ Solidly, từ đó họ sẽ ngừng cung cấp thanh khoản ⇒ Không có thanh khoản, không có khối lượng giao dịch, không có phí giao dịch ⇒ ve(3,3) lockers không được lợi.
  • Điều này nghĩa là dù có 1 winner thâu tóm toàn bộ lượng token và lock lại để lấy phí, winner đó chưa chắc sẽ hưởng lợi ⇒ Users sẽ có lợi hơn nếu đi theo Yield Optimizers như Radial Finance hoặc Solidex hơn là dominator như 0xDAO.

3. Trường hợp tốt nhất sẽ là số lượng token được lock là 50%token lưu hành là 50%.

  • Khi đó, emission sẽ được cao nhất trong trường hợp cả LPs và ve(3,3) lockers hưởng lợi.
  • Nếu lượng lớn token của Solidly được nắm giữ bởi các Yield Optimizers theo hướng Convex (Radial, Solidex), việc cân bằng giữa phía token lock và không lock sẽ được kiểm soát dễ dàng hơn và users sẽ được hưởng lợi lớn nhất.
  • Chúng ta có cơ sở để tin rằng Radial và Solidex sẽ thành công khi đi theo hướng này.
lý thuyết trò chơi andre game
Lý thuyết trò chơi của Andre Game và ve(3,3)

Dự phóng về Andre Game

Tuy ve(3,3) tokenomics là một cải tiến mới mẻ của Andre, mô hình này vẫn đang bị hạn chế ở việc nó tạo ra một hệ thống độc quyền (monopoly). Khả năng cao sẽ có một tới vài player “thầu” bàn game này, từ đó hạn chế số lượng pool được build. Điều này có thể là một điểm yếu lớn cho các AMM muốn sử dụng mô hình này.

Hiện tại, các dự án ở trong game này đều có điểm mạnh riêng của mình: cộng đồng, tiềm lực đằng sau, cách tiếp cận thông minh,... nên chưa có cách nào để đánh giá dự án nào sẽ win trong ve(3,3) game. 

Các war hay cụ thể là cuộc chiến governance và DAO hiện tại đang rất hot. Khởi đầu từ Curve War, có thể thấy rằng các war đã dần lan ra ở các dự án và hệ sinh thái khác. Với một mô hình dễ tạo war như của ve(3,3), hoàn toàn có thể diễn ra các war khác ở trên những hệ sinh thái còn lại, và thu hút ngược sự quan tâm từ cộng đồng. 

Đặc biệt khi mô hình của Andre còn đang bị monopoly, thì các dự án sử dụng ve(3,3) sau khi Solidly ra mắt hoàn toàn có thể làm nó theo thiên hướng cộng đồng (community-driven) hơn ⇒ Càng thu hút nhiều người tham gia.

RELEVANT SERIES