SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Ve(3,3) là gì? Cơ chế mới gây sốt toàn thị trường của Andre Cronje

Gần đây trên các trang thông tin và mạng xã hội xuất hiện một từ khóa làm xôn xao cộng đồng, đó là ve(3,3). Mô hình này được sinh ra bởi sự kết hợp của hai huyền thoại làng DeFi là Andre Cronje và Daniele Sestagalli. Vậy ve(3,3) là gì?
khanhnguyen
Published Jan 19 2022
Updated May 09 2024
14 min read
ve 3 3 là gì

Andre Cronje và Daniele Sestagalli là ai?

Đối với những anh em đam mê DeFi thì chắc hẳn hai cái tên này không còn quá xa lạ.

Andre Cronje là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong thế giới DeFi, không những thế, đi kèm với cái tên này còn có khá nhiều các sự kiện gây tranh cãi. Andre không hề giống với những nhân vật có ảnh hưởng khác trong giới crypto. Anh không có một lượng người theo dõi khổng lồ trên youtube, cũng chả có một sự bí ẩn hấp dẫn thường thấy ở những tài khoản Twitter ẩn danh như PlanB - chủ nhân của mô hình dự báo BTC đạt $100k.

Andre là một kiến trúc sư cho không gian DeFi với khả năng thiên phú và kinh nghiệm phát triển sản phẩm cực dày dạn. Đây còn là gương mặt đứng đằng sau gã khổng lồ trong thị trường DeFi - Yearn Finance, dự án đã châm ngòi cho “Mùa hè DeFi” huyền thoại năm đó.

Với tầm nhìn xa và những cách làm không giống ai, Andre và đội ngũ của mình đã cho ra mắt nhiều dự án ấn tượng. Một số sản phẩm chất lượng và đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho nhà đầu tư mà anh đã tạo ra gồm: Yearn Finance, Keep3r Network, và Deriswap.

Tìm hiểu chi tiết hơn về Andre Cronje và những thành tựu của anh: Andre Cronje là ai?

andre cronje
Chân dung Andre Cronje

Tiểu sử của Daniele Sestagalli cũng không hề kém cạnh Andre Cronje chút nào. Sestagalli xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội, là gương mặt đại diện cho cộng đồng #frognation; đồng thời là đầu não đứng sau rất nhiều các dự án nổi bật.

daniele sestagalli
Daniele Sestagalli

Danh tiếng của Daniele được biết tới với màn ra mắt của dự án Wonderland - một bản fork của Olympus DAO trên nền tảng Avalanche. Bên cạnh đó, Daniele cũng vô cùng thành công với giao thức phát hành stablecoin Abracadabra, dự án đã từng vượt mặt được MakerDAO về doanh thu. Dự án mới nhất được bổ sung vào bản resume ấn tượng của Daniele là Popsicle Finance làm về mảng Multichain Yield Aggregator.

Sự tổng hòa của danh tiếng, kinh nghiệm và hiệu quả thực tế đã biến Andre Cronje và Daniele Sestagalli trở thành vị vua Midas trong lòng các con dân DeFi. Mọi ý kiến và đường đi nước bước của hai người đàn ông này đều có cơ hội trở thành vàng.

Chỉ cần dự án được Andre Cronje phát triển thì chúng đều được FOMO cực mạnh bởi cộng đồng, và mới đây thôi, cái tên gần nhất được anh ta gọi tên là ve(3,3). 

advertising

Bối cảnh ra đời của ve(3,3)

Token emission, hay dịch ra tiếng Việt là quá trình phân phối thêm token ra lưu thông, bấy lâu nay là một phương thức rất phổ biến để kích thích phát triển cho dự án.

Bản thân dự án muốn tạo ra doanh thu thì cần có người dùng trả phí, nhưng tương tự như việc một cửa hàng mới mở, số phí đó thường sẽ rất ít hoặc gần như bằng 0.

Như anh em biết ở model PoW hay PoS đang được ứng dụng ở mỗi blockchain hiện nay cần validators để đảm bảo hoạt động cho mạng lưới. Và muốn validators tích cực làm việc thì ta cần "trả tiền" rồi.

Vậy với số phí thu được gần bằng 0 ở thời gian đầu thì đâu là cách để khuyến khích các Validator hoạt động tích cực nhất? Câu trả lời nằm ở token emission - tạo ra token mới làm phần thưởng.

Cơ chế khuyến khích kiểu này được thiết kế để sao cho đến một giai đoạn nhất định, chỉ riêng phí thôi cũng sẽ đủ để khuyến khích cho mọi người tham gia, mà không cần đến phần thưởng khối nữa.

token emission

Cơ chế này cũng hoạt động tương tự ở các loại giao thức khác, các blockchain sẽ ưu tiên sự bảo mật, còn các giao thức AMM thì sẽ ưu tiên các yếu tố như thanh khoản, phí giao dịch,... Hiểu một cách đơn giản, mục tiêu tối thượng mà ai cũng muốn nhắm tới chính là thiết kế sao cho việc lạm phát token phải thật phù hợp với cơ chế khuyến khích. 

Tuy nhiên, vấn đề mà hiện nay rất nhiều các AMM gặp phải là việc khuyến khích thanh khoản dễ dàng hơn nhiều so với việc thu phí. Điều này dẫn tới hai hệ quả:

  • Một là phần thưởng khối được tạo ra nhiều gây nên lạm phát, làm giảm giá trị token.
  • Hai là cơ chế khuyến khích như vậy không bền vững, token được tạo ra không phù hợp với sự phát triển tối ưu nhất của giao thức.

Ở mặt khác, hệ thống quản trị và chia thưởng rất công bằng mà Curve Finance dẫn đầu đã là tấm gương sáng cho các dự án DeFi noi theo. Nhờ vào việc thiết kế tokenomics hợp lý của CRV token, Curve Finance hiện đang là DEX về Stablecoin hàng đầu và cũng là 1 trong những AMM hàng đầu thị trường hiện nay.

veCRV được xem là một trong những hình mẫu capture value cho native token của dự án tốt nhất trên thị trường hiện giờ. Kể từ khi ra mắt, nó đã tăng nhu cầu mua của CRV trên khiến cho giá CRV trên thị trường tăng mạnh. Nếu khóa CRV càng lâu, anh em sẽ nhận được càng nhiều veCRV. Khi đó 3 use case mà anh em nhận được sẽ càng nhiều.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động Curve Finance

cơ chế hoạt động vecrv
Cơ chế hoạt động veCRV

Tuy nhiên, mô hình này không phải là không có khuyết điểm. Điểm yếu cố hữu của những “ve token” chính là ở tính thanh khoản; vốn của anh em sẽ bị khóa cứng và không thể nào lưu thông được, dẫn tới hệ quả tất yếu là độ hiệu quả sử dụng vốn thấp. 

Và mô hình ve(3,3) được kỳ vọng là lời giải cho các bài toán ở trên.

Ve (3,3) là gì?

Ve (3,3) là tên gọi dành cho cơ chế hoạt động của giao thức và không phải là tên của token. Rất có thể token mới này sẽ có tên là SOLID, như hình ảnh mà Andre Cronje đã hé mở trên Twitter của mình.

andre đăng twitter
Hình ảnh Andre đăng tải trên Twitter

Ve (3,3) là sự kết hợp của 2 cơ chế:

  • Cơ chế 've' (Vote Escrow): Ký quỹ bỏ phiếu, tương tự như các giao thức ConvexCurve.
  • Cơ chế Staking/Pha loãng (3,3) huyền thoại của Olympus DAO.

Giờ ta sẽ chia nhỏ từng mảnh ghép và phân tích xem chúng là gì:

  • Vote Escrow: Cơ chế khóa tài sản để giành quyền biểu quyết. Thời gian khóa càng lâu thì đem lại càng nhiều phần thưởng và càng nhiều quyền biểu quyết. Điểm trừ của mô hình này chính là token sẽ bị khóa lại và anh em không có quá nhiều lựa chọn để buôn bán token đó. Tính thanh khoản khá là thấp. 
bỏ phiếu curve finance
Giao diện bỏ phiếu của Curve Finance
  • (3,3): Đây là mô hình lý thuyết trò chơi được khởi xướng bởi OlympusDAO, qua đó khuyến khích người dùng stake càng nhiều token OHM càng tốt. Lí do là vì giá trị tối thiểu của giao thức này bằng với giá trị kho bạc (treasury) mà nó sở hữu. Giá của token càng cao, thì tỷ suất lợi nhuận đem lại càng lớn. Điểm yếu của mô hình này vẫn là cơ chế trả thưởng, càng nhiều token OHM được mint ra, giá trị của chúng càng giảm. 
lý thuyết trò chơi olympusdao
Lý thuyết trò chơi của OlympusDAO

Rồi Andre Cronje & Daniele Sestagalli xuất hiện, thêm mắm muối và cho ra đời ve(3,3).

Anh em có thể khóa lại token gốc của mình để đổi lại token không thể chuyển nhượng (non-transferable token) và quyền biểu quyết.  Đổi lại, anh em sẽ nhận được một loại token khuyến khích, có thể dùng để trao đổi, buôn bán.

Tỷ lệ tạo ra token mới sẽ được quyết định bởi nguồn cung trên thị trường, và phần thưởng sẽ lớn hơn nếu có ít token được khóa trên giao thức hơn. Mỗi token được khóa lại sẽ được tượng trưng bằng một NFT, cho phép anh em có thể lưu thông loại tài sản này.

Không giống như một số dự án khác, ve(3,3) sẽ khuyến khích việc thu phí giao dịch thay vì cung cấp thanh khoản. Như mình đã trình bày vấn đề ở phía trên, anh em đã có thể hiểu được dụng ý của người thiết kế. Cách tiếp cận này sẽ giúp tạo nên một hệ thống được tối ưu hơn: Những người khóa tài sản của mình vào giao thức sẽ nhận được 100% phí thu được từ các pool mà họ vote cho, ở chiều ngược lại, các pool sẽ có thể đặt mức phí cao hơn.

Một vài điểm đáng lưu ý như sau:

  • Toàn bộ phí thu về được bởi các giao thức sẽ được chuyển cho những người khóa ve(3,3).
  • Các khối mới được sinh ra sẽ được chuyển vào các pool tạo ra nhiều phí nhất.
  • Những người khóa ve(3,3) sẽ là người quyết định pool nào nhận được phần thưởng khối mới.

Vậy ve(3,3) kiếm tiền như thế nào? 

Về cơ bản, đây sẽ là một sàn giao dịch AMM mới có mô hình tương tự như Uniswap hay Sushiswap. Nhưng như Andre đã nói, thị trường AMM nay đã khá bão hòa, vậy nên ve(3,3) được thiết kế theo hướng Protocol to Protocol. Các AMM đã xuất hiện có thể tích hợp mô hình mới vào thiết kế của riêng họ; vừa tích lũy được tất cả các khoản phí thu được từ mô hình mới mà không mất đi bất kỳ phí, volume hoặc thanh khoản nào hiện đã có được.

sàn giao dịch amm

Giao thức này dự kiến sẽ hỗ trợ swap đa phần các loại tài sản với mức phí giao dịch khá thấp là 0,01%. Điểm đặc biệt chính là cách hoạt động của nó, thay vì bị kiểm soát bởi những người cung cấp thanh khoản (liquidity providers), nó được điều hướng bởi chính các giao thức. Một dự án trao quyền quyết định tỷ lệ lạm phát/ tạo khối vào tay của các dự án.

Tại sao ve(3,3) lại gây sốt?

Như mình đã trình bày ở phía trên, hiện nay các giao thức gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm được điểm cân bằng giữa cơ chế khuyến khích của mình (thông qua token emission) và tạo được giá trị cho các token holder. Bên cạnh đó, các ve token gặp phải vấn đề về thanh khoản và không được tối ưu hóa, vì bình thường nếu muốn thì anh em cũng không thể bán được chúng.

Nhờ mô hình ve(3,3) này mà các “ve token” lại trở thành NFT có giá trị, và có thể được buôn bán trên thị trường thứ cấp. Một thị trường thứ cấp dành cho các token governance bị khóa được hình thành; có thể hiểu cơ bản là nơi để buôn bán quyền lực biểu quyết.

Kết hợp điều này với một loại tài sản hội tụ trong mình nhiều ưu điểm như:

  • Có tính giảm phát (“ve”).
  • Có tính chất chuyển nhượng tự do.
  • Có khả năng phân phối phí giao dịch trực tiếp (phí được chuyển trực tiếp vào treasury, không có cơ chế buyback/burn/distributions).
  • Tạo ra một thị trường thứ cấp về quyền lực quản trị.

Nếu thiết kế này thực sự hoạt động trơn chu, nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách vận hành của các giao thức và có thể đóng góp lớn vào khả năng giảm phát cho token. Điều này đồng nghĩa với việc ve(3,3) sẽ dẫn đầu xu thế, và các dự án sớm áp dụng mô hình này có thể được hưởng lợi rất lớn. 

Đâu là cơ hội cho nhà đầu tư?

Mặc dù là một dự án rất được mong đợi, nhưng token của ve(3,3) sẽ không được bán trên thị trường mở. Lượng token ve(3,3) được khóa sẽ được phân phối cho top 20 dự án có lượng TVL lớn nhất trong hệ sinh thái Fantom.

top 20 fantom
Top 20 dự án tính theo TVL trên Fantom

Sau đó chính những dự án này sẽ quyết định số token được phân phối ban đầu và các chi tiết liên quan. Vậy nên, ở thời điểm này, mình thấy có 3 cách chính để anh em có thể đầu tư và nắm bắt cơ hội này:

  • Mua trực tiếp đồng FTM: Cả hệ sinh thái Fantom sẽ thu hút được lượng chú ý rất lớn và được dòng tiền đổ vào, nếu mô hình này thực sự hoạt động hiệu quả.
  • Mua token của top 20 dự án trên Fantom theo TVL: anh em có thể sở hữu một cách gián tiếp token của ve(3,3) thông qua việc mua một hoặc nhiều dự án trong top 20 này.
  • Mua đồng KP3R: Tại sao là KP3R? Đây là một trong những dự án chính của Andre Cronje, hiện đang có chuẩn ERC-20 nhưng sẽ sớm chuyển sang blockchain của Fantom. Andre đã xác nhận rằng mô hình ve(3,3) đang được thử nghiệm cho KP3R và sẽ sớm được ra mắt. Vậy nên, nếu cơ chế này đạt được thành công, KP3R cũng có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh.

Tại thời điểm viết bài, hệ sinh thái Fantom đang có những tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt là về mặt TVL. Total Value Lock của FTM đã tăng một mạch từ 5.25 tỷ USD lên tới 8.01 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 11.01.2022 - 17.01.2022. Sự tăng trưởng này trùng hợp với mốc  thời gian với thông báo của Andre Cronje về kế hoạch phân phối token của ve(3,3).

Các địa chỉ ví độc nhất của Fantom cũng có một mức tăng trưởng gần như là tuyến tính, tăng gần gấp đôi từ 832.000 vào đầu tháng 10.2021 lên tới 1,5 triệu ví vào tháng 1.2022.

Tóm tắt

  • Andre Cronje - bố già DeFi 1.0 và Daniele Sestagalli trong những ngày vừa qua làm dậy sóng cộng đồng với thông tin về dự án mới ve(3,3) trên nền tảng Fantom.
  • ve(3,3) là một mô hình kết hợp của cơ chế ve (Vote Escrow) của Curve Finance và mô hình lý thuyết trò chơi (3,3) của OlympusDAO.
  • Nếu thiết kế ve(3,3) này thực sự hoạt động hiệu quả, nó sẽ thay đổi hoàn toàn sân chơi DeFi hiện tại. Nó sẽ thay đổi cách vận hành của các giao thức và có thể đóng góp lớn vào khả năng giảm phát cho token.
RELEVANT SERIES