SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Thị trường tài chính bật tăng trở lại dù FED tiếp tục quan điểm “diều hâu"

Thị trường tài chính đã có sự hồi phục nhẹ sau quyết định tăng lãi suất 0.75% của FED. Nhưng còn điều gì đang chờ đón ở phía trước và hiện tại mọi thứ đã đạt đáy chưa?
Avatar
ducdinh
Published Aug 03 2022
Updated May 22 2023
13 min read
thumbnail

   Kiến thức trọng tâm: 

  • Thị trường hồi phục trở lại sau quyết định tăng 0.75% lãi suất của FED trong kỳ họp tháng 7 vừa qua.
  • Hiện nay thị trường đang chia làm hai phe khác nhau về quan điểm thị trường đã đạt đáy hay chưa. Tuy chưa thể kết luận chính xác, nhưng hoạt động phòng thủ danh mục sau sự hồi phục vừa qua là cần thiết.
  • Những rủi ro mới đối với nền kinh tế toàn cầu xuấ thiện bắt nguồn từ phía Trung Quốc.
  • Vẫn có những thông tin tích cực từ việc ứng dụng thanh toán của crypto ngày càng được phổ cập rộng rãi.

Tổng quan thị trường tài chính

Giá cả bật tăng dù FED tiếp tục "diều hâu"

Sau khi kết thúc cuộc họp diễn ra vào ngày 26 và 27/07, FED đã đưa ra quyết định sẽ tăng lãi suất thêm 0.75%.

Sau khi quyết định này được đưa ra, thị trường chứng khoán Mỹ có sự hồi phục, chỉ số S&P500 theo đó đã tăng hơn 4% sau 4 phiên giao dịch.

chỉ số sp500 tăng lại

Thị trường crypto cũng theo đó bật tăng trở lại, giá cả BTC theo đó đã có thời điểm tăng ~16% từ ngày 27/07 và đạt mốc $24,600. 

giá btc tăng lại

Đợt hồi phục này dựa trên những cơ sở chính:

  • FED đã tăng lãi suất 0.75% thay vì 1% như nhiều người dự đoán xoa dịu tâm lý của nhà đầu tư.
  • FED cũng “ngầm” đưa ra quan điểm rằng sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất đi dựa trên những dữ liệu vĩ mô (chủ yếu là chỉ số lạm phát vì con số thất nghiệp hiện tại ở Mỹ vẫn đang được duy trì ở mức mục tiêu).
  • Đặt cược dựa trên niềm tin lạm phát đã đạt đỉnh và thị trường có thể đã chạm đáy.

Về dữ liệu lạm phát, nhiều dự đoán được đưa ra về sự hạ nhiệt giá cả dựa trên cơ sở nền kinh tế tăng trưởng chậm lại (giảm nhu cầu) cùng với sự suy giảm của giá cả năng lượng.

giá cả năng lượng giảm

Từ giờ đến thời điểm kết thúc năm 2022, FED còn 3 cuộc họp nữa, với mức lãi suất hiện tại là 2.5% (đã gần với mức mục tiêu của FED đưa ra trong cuộc họp hồi tháng 6 là khoảng 3.1% - 4%). Do đó nếu không có gì thay đổi thì FED sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất của mình. Đó là cơ sở để thị trường chứng khoán có sự hồi phục trở lại.

Ngoài ra, dữ liệu GDP của nước Mỹ quý 2 cho thấy mức tăng trưởng âm 0.9%, đánh dấu hai quý liên tiếp có sự sụt giảm. Trên lý thuyết, nước Mỹ đã đi vào suy thoái. Tuy vậy, dường như yếu tố này không mấy ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường vì đã nằm trong kịch bản trước đó.

Một số vấn đề nổi bật khác

Ngoài vấn đề về FED và nền kinh tế, chúng ta cũng những thông tin khác cần phân tích và đánh giá. 

Đầu tiên có thể kể tới những lùm xùm xung quanh Coinbase trong khoảng thời gian gần đây.

  • Cựu giám đốc Coinbase bị bắt giữ với tội danh thực hiện giao dịch nội gián (insider trading) cùng với 2 người khác. Theo đó, những người này đã lợi dụng thông tin để thực hiện mua vào một số token trước khi có thông báo chính thức listing lên Coinbase để thu lời.
  • Coinbase cũng đã bị SEC điều tra về việc niêm yết các đồng được SEC coi là chứng khoán. 
  • Trong tình trạng thị trường crypto không tăng trưởng trong giai đoạn này, cùng với những lùm xùm xung quanh thì quỹ đầu tư Ark Investment Mangement LLC đã bán cổ phiếu Coinbase với tổng giá trị 75 triệu USD.

Có vẻ như sau thương vụ IPO đình đám, Coinbase không còn để lại nhiều điểm nhấn và hiện tại đang dần đánh mất vị thế của mình trên thị trường.  

FTX và Alameda Research trong bối cảnh thị trường sụp giảm đã thực hiện quá trình mua lại BlockFi và Voyager, những công ty bị ảnh hưởng nặng nề sau các sự kiện về Terra, Three Arrows Capital, Celsius,… lần lượt sụp đổ.

Tham khảo thêm: 

Tesla đã bán 75% số lượng BTC của mình (trị giá 936 triệu USD) trong quý 2 và được cho là một trong những nguyên nhân làm đẩy giá BTC đi xuống và gây ra nhiều hệ luỵ với thị trường.

Về tình hình chính trị, sau Nga và Ukraine thì tại Trung Quốc và Đài Loan tiếp tục có những lùm xùm mới liên quan tới vụ việc bà Nancy Polosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới thăm Đài Loan. Điều này tạo ra những rủi ro xung đột chính trị mới giữa 2 nền kinh tế đứng đầu. 

Rủi ro mới của nền kinh tế

Tình hình kinh tế chính trị diễn biến bất ổn tại Trung Quốc

Khi xung đột chính trị tại Nga và Ukraine vẫn chưa đến hồi kết thì thế giới lại đối mặt với những rủi ro mới đến từ phía Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ 2 toàn cầu.

Thị trường bất động sản tại đây đối mặt với nhiều khó khăn dẫn tới sự bất ổn trong hệ thống tài chính. Theo đó, khi các dự án bị trì trệ, dẫn tới các khoản vay cũng như trái phiếu từ các công ty bất động sản gặp rủi ro. Đồng thời, các ngân hàng cũng sẽ gặp các vấn đề liên quan tới thanh khoản. 

Theo S&P Global Ratings ước tính, trong trường hợp tệ nhất, các ngân hàng của Trung Quốc có thể mất khoảng 356 tỷ USD, tương đương 6.4% giá trị các khoản cho vay mua nhà.

bond heatmap china
Nguồn: Bloomberg

Thị trường trái phiếu của Trung Quốc cũng đang cho thấy sự bán tháo khi chỉ số Junk Bond Yield (%) gia tăng.

Một ví dụ khác cho thấy sự bất ổn trong hệ thống tài chính của Trung Quốc đó là việc người dân tỉnh Hà Nam đã không rút được tiền tại ngân hàng.

Cũng theo dự báo khác từ S&P Global, doanh số bán nhà tại Trung Quốc có thể giảm 33% vào năm nay, điều này sẽ khiến thêm nhiều công ty bất động sản vỡ nợ. 

Bên cạnh đó, chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi cũng dấy liên rủi ro về mặt chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc (Đài Loan là một điểm nóng chính trị trong quan hệ song phương giữa 2 quốc gia)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua tuyên bố quân đội Trung Quốc sẽ "không ngồi yên" nếu bà Pelosi đến Đài Loan và cảnh báo Mỹ sẽ phải hứng chịu những tác động chính trị nghiêm trọng. (nguồn: Vnexpress).

Nếu căng thẳng chính trị xảy ra tại đây thì rất có thể nền kinh tế thế giới sẽ chịu tổn thất về mặt chuỗi cung ứng. 

Đài Loan là một cửa ngõ quan trọng trong thương mại quốc tế khi đón nhận các chuyến tàu từ Trung Quốc, Nhật Bản đi tới các nước phương Tây. Theo Bloomberg ước tính, gần một nửa số lượng tàu và 88% số lượng tàu có trọng tải lớn nhất thế giới đã đi qua Đài Loan trong năm nay.

taiwwan export supply chain

Do vậy, đây hoàn toàn là những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Khi nền kinh tế tiếp tục khó khăn sẽ không phải là môi trường tốt cho các thị trường tài chính tăng trưởng.

Mặc dù vẫn còn nhiều rủi ro nhưng thị trường Crypto đã có sự hồi phục nhẹ nhờ vào thông tin BlackRock hợp tác cùng Coinbase. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua video dưới đây nhé!

Thị trường đã đạt đáy chưa?

Từ đầu năm tới nay thị trường đón rất nhiều tin tức tiêu cực như FED nâng lãi suất, xung đột chính trị, lạm phát leo thang, kinh tế lao dốc, … Các nhà đầu tư cũng đã đặt cược vị thế của mình theo những tin tức và dữ liệu đó. Vậy câu hỏi được đặt ra lúc này là thị trường đã đạt đáy chưa?

Một vài nhận định từ Bloomberg cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận thị trường chứng khoán Mỹ đã đạt đáy. 

Theo Lisa Shalett (bộ phận Wealth Mangement của ngân hàng Morgan Stanley), tình trạng hiện tại chỉ là hồi phục tạm thời (bear market rally) dựa trên kỳ vọng chính sách tiền tệ của FED sẽ kìm hãm được lạm phát và sẽ phải dừng chính sách tiền tệ thắt chặt sớm để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại 

Hơn nữa, các dự phóng lợi nhuận từ các công ty công nghệ trong rổ chỉ số Nasdaq đã bị cắt giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chỉ số EPS của các công ty trong rổ S&P500 (ngoại trừ các công ty năng lượng) đang có xu hướng tiến về 0. 

nasdaq earning cut forecast

Do đó, Lisa Shalett kết luận rằng thị trường chứng khoán hiện tại chưa đạt đáy. 

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng thị trường hiên tại đã đạt đáy (nguồn: Businessinsider), theo Ed Yardeni, một nhà chiến lược với kinh nghiệm lâu năm. Ông đưa ra kết luận này dựa trên cơ sở lạm phát đã đạt đỉnh, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với dự báo và mức lãi suất FED sẽ đưa ra vào thời điểm kết thúc 2022 sẽ dao động trong khoảng 3%-3.25%.

Nhìn chung, thị trường hiện tại vẫn đang chia ra làm hai trường phái. Do đó, việc phòng thủ danh mục sau cú hồi phục hiện tại là rất cần thiết.

Đối với thị trường crypto, hiện nay chỉ số tương quan giữa giá BTC và S&P500 đang đạt 0.36, chưa phải mức cao nhưng đang có xu hướng tăng dần theo thời gian.

tương quan giữa giá btc và cổ phiếu

Điều này cho thấy rằng BTC và thị trường crypto trong thời gian tới vẫn sẽ chịu tác động nhiều từ chính sách tiền tệ từ FED cũng như biến động của cổ phiếu. 

Và từ các dữ liệu thu thập được ở trên, thị trường crypto vẫn còn những rủi ro và có thể chưa đạt đáy. Do vậy, nhà đầu tư cần có kế hoạch phòng thủ danh mục cũng như chuẩn bị chiến lược và nguồn vốn để đầu tư trong khoảng thời gian dài hạn.

Ứng dụng thanh toán của crypto tiếp tục được phổ cập

Theo Coindesk, Bộ Tài chính Vương quốc Anh (U.K Treasury) đã đưa ra đề xuất về luật liên quan tới crypto trong đó có hai điểm cần lưu ý như sau:

  • Cryptocurrency sẽ được coi là tài sản thanh toán kỹ thuật số (digital settlement assets - DSAs).
  • Theo đó, stablecoin sẽ được sử dụng trong lĩnh vực thanh toán.

Hiện tại, bộ luật này vẫn đang trong quá trình được xem xét và chưa chính thức được thông qua. Tuy nhiên đây là một dấu hiệu tích cực cho thị trường stablecoin nói riêng và crypto nói chung.

Một quốc gia lớn như Vương quốc Anh có một bộ luật rõ ràng sẽ tạo tiền lệ để cho các quốc gia khác đưa ra khung pháp lý cụ thể giúp thúc đẩy những ứng dụng thực tiễn của crypto.

Ngoài ra, Gucci, một hãng thời trang lớn, cũng đã chấp nhận thanh toán bằng Apecoin. 

Như vậy, xu hướng chấp nhận thanh toán bằng crypto từ nhiều doanh nghiệp trong thời gian vừa qua dường như đã thúc đẩy các chính phủ (ví dụ điển hình có thể kể tới Vương quốc Anh) phải đưa ra những quy định cụ thể trong mảng payment. Đó cũng là tiền đề để những ứng dụng thực tiễn của crypto được phổ biến hơn nữa.

Lời kết

Thị trường tài chính trong thời gian tới dường như vẫn tồn tại những rủi ro lớn, đặc biệt có thể thấy qua những sự kiện từ thị trường bất động sản tại Trung Quốc cũng như căng thẳng giữa Mỹ và Trung xung quanh khu vực Đài Loan. 

Với việc xu hướng tương quan giữa BTC và chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đang gia tăng thì có vẻ như thị trường crypto sắp tới vẫn sẽ ít nhiều chịu sự ảnh hưởng từ phía chính sách tiền tệ của FED.

Thị trường crypto dường như đã trải qua một “bong bóng Dotcom" và giờ đây những ứng dụng thực tế đang dần được hình thành và đẩy mạnh, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng trong dài hạn.

RELEVANT SERIES