SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Uncollateralized Lending là gì? Thị trường cho vay dành cho người mạo hiểm

Uncollateralized lending là gì? Tại sao gọi Uncollateralized lending là thị trường cho vay béo bở dành cho người mạo hiểm? Tìm hiểu ngay bên dưới!
Jack Vĩ
Published Apr 06 2023
Updated Nov 21 2024
14 min read
uncollateralized lending

Tổng quan Uncollateralized Lending

Uncollateralized Lending là gì?

Uncollateralized Lending là loại cho vay mà không yêu cầu tài sản đảm bảo để bảo trợ khoản vay. Thay vì yêu cầu khách hàng đưa tài sản thế chấp như bất động sản, xe cộ, cổ phiếu… Ngân hàng sẽ cung cấp các khoản vay dựa trên đánh giá năng lực tín dụng của khách hàng.

Điều này ngược lại với Collateral Lending khi người dùng phải thế chấp một loại tài sản như bất động sản, xe cộ, cổ phiếu để đảm bảo cho khoản vay. Nếu như người đi vay mất khả năng trả nợ, tài sản của họ sẽ bị thanh lý để trả lại vốn cho chủ nợ.

Ví dụ:

  • Đối với Collateral Lending: Để bạn vay được 100 triệu VND từ ngân hàng, bạn cần thế chấp tài sản như xe cộ, bất động sản có giá trị ít nhất 150 triệu. Nếu như bạn mất khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ bán tài sản với giá thanh lý để hoàn vốn cho ngân hàng.
  • Đối với Uncollateralized Lending: Bạn không cần thế chấp tài sản để vay. Thay vào đó, ngân hàng sẽ đánh giá dựa trên lịch sử tín dụng, mức thu nhập hằng tháng, mục đích sử dụng vốn để cấp vốn cho bạn vay.
so sánh collateral lending
So sánh Collateral Lending và Uncollateralized Lending.

Vai trò của Uncollateralized Lending

  • Đối với nền kinh tế: Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách giúp người dân tiếp cận được nguồn tài chính để đầu tư, mua sắm và tiêu dùng. Nó cũng giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và tạo ra cơ hội việc làm mới.
  • Đối với người cho vay: Cung cấp cho người cho vay cơ hội kiếm được lợi nhuận từ việc cho vay tiền mà không cần tài sản đảm bảo. Điều này giúp tăng lợi nhuận và cải thiện tình hình tài chính của các tổ chức cho vay.
  • Đối với người cần vay: Cung cấp cho người cần vay cơ hội tiếp cận nguồn tài chính nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần đưa ra tài sản đảm bảo. Điều này giúp đáp ứng các nhu cầu vay vốn của người dân, giúp họ thực hiện các dự án cá nhân, mở rộng kinh doanh và đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau.

Lợi ích của Uncollateralized Lending

Dưới đây là những lợi ích của việc vay không có tài sản đảm bảo (uncollateralized lending):

  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo: Điều này giúp người vay tối ưu hoá tỉ lệ lợi nhuận vì không cần thế chấp nhưng vẫn có thể vay và giảm rủi ro bị thanh lý và mất tài sản.
  • Xây dựng lịch sử tín dụng: Thường xuyên thanh toán các khoản vay không có tài sản đảm bảo có thể giúp người vay xây dựng một lịch sử tín dụng tích cực, điều này có thể giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc đảm bảo vốn tài chính trong tương lai.
  • Tạo ra thị trường mới: Đây là thị trường dành cho những người có nhiều vốn và chấp nhận rủi ro cao hơn để đổi lấy lãi suất cao hơn so với việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng.

Hạn chế & Rủi ro của Uncollateralized Lending

Dưới đây là những hạn chế của việc vay không có tài sản đảm bảo (uncollateralized lending):

  • Người cho vay sẽ chịu rủi ro cao hơn vì các khoản vay không được đảm bảo bằng tài sản. nếu như người vay không có khả năng trả, người cho vay có thể bị mất vốn.
  • Ngược lại, người đi vay phải chịu mức lãi suất cao vì các khoản vay không đảm bảo thường có rủi ro mất khả năng trả nợ.
  • Yêu cầu đánh giá tín dụng nghiêm ngặt hơn và điều kiện vay có thể khó khăn hơn.
  • Số tiền vay bị giới hạn tuỳ thuộc vào điểm tín dụng sau khi được đánh giá.
  • Tác động tiêu cực đến tín dụng: nếu người vay không trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ một cách đầy đủ.
advertising

Tổng quan về DeFi Uncollateralized Lending

DeFi Uncollateralized Lending là gì?

DeFi Uncollateralized Lending là mô hình vay/cho vay không cần tài sản đảm bảo và hoạt động trên blockchain để tận dụng được các lợi ích thị trường DeFi. Bằng cách này, DeFi Uncollateralized Lending có thể mang lại tính minh bạch, khả năng tiếp cận người dùng toàn cầu, phí giao dịch và lãi suất tối ưu hơn do loại bỏ sự tham gia của các tổ chức tài chính.

Tìm hiểu thêm về DeFi Lending tại đây.

Sự khác biệt của DeFi và TraFi Uncollateralized Lending

uncollateralized lending protocol
Mô hình hoạt động của Uncollateralized Lending Protocol.

Tuy nhiên Uncollateralized Lending trong thị trường DeFi và Traditional Finance có sự khác biệt lớn. Ở thị trường truyền thống Uncollateralized Lending đã hoạt động hai chiều:

  • Trong thị trường truyền thống, các công ty lớn có thể vay từ ngân hàng mà không cần tài sản đảm bảo nếu như công ty đó không có nợ xấu, hằng năm đều có doanh thu và lợi nhuận đều, có tài sản hiện hữu như nhà xưởng,...
  • Không chỉ công ty mà các cá nhân cũng có thể vay mà không cần tài sản thế chấp nếu như họ không có nợ xấu, có thu nhập ổn định, trả nợ đúng hạn trong các lần vay trước và có các tài sản hiện hữu khác như nhà, xe cộ,...

Tuy nhiên, DeFi Uncollateralized Lending thì chỉ hoạt động một chiều. Cụ thể hơn:

  • Mô hình DeFi Uncollateralized Lending chỉ mới hỗ trợ các công ty trong thị trường crypto hoặc thị trường truyền thống vay chứ không hỗ trợ cá nhân người dùng vay mà không có tài sản thế chấp.
  • Điều này là tương đối dễ hiểu bởi vì các dự án Lending có thể đánh giá điểm tín dụng của công ty thông qua các dịch vụ bên thứ 3 để giảm rủi ro. Ngoài ra, nếu như có vỡ nợ, họ có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật như trường hợp của BlockFi.
  • Tuy nhiên, đối với người dùng thông thường trong thị trường thì các dự án Lending không thể nào đòi nợ nếu như họ không trả. Chưa kể một số dự án có yêu cầu KYC thì việc làm giả cũng dễ xảy ra vì chúng ta không thể biết chính xác ai là chủ sở hữu của địa chỉ ví.

Vì vậy, DeFi Uncollateralized Lending chỉ mới hoạt động một chiều chứ chưa hoạt động hai chiều như thị trường truyền thống.

Lợi ích của DeFi Uncollateralized Lending

Dưới đây là một số lợi ích khi kết hợp Uncollateralized Lending với DeFi:

  • Phí giao dịch thấp hơn so với các lựa chọn cho vay truyền thống do các nền tảng DeFi hoạt động trên blockchain, loại bỏ nhu cầu với các trung gian, chẳng hạn như các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác, có thể tính phí cao.
  • Thời gian xử lý khoản vay nhanh hơn vì chúng sử dụng quy trình tự động và hợp đồng thông minh, loại bỏ nhu cầu cho các quy trình duyệt và phê duyệt bằng tay.
  • Tăng tính minh bạch vì tất cả các giao dịch được ghi lại trên blockchain, người vay và người cho vay có thể xem chi tiết của thỏa thuận cho vay, đảm bảo rằng các điều khoản là công bằng và minh bạch.
  • Giảm rủi ro gian lận hoặc tác động đến các giao dịch cho vay khó hơn đối với các kẻ gian lận. Việc sử dụng hợp đồng thông minh đảm bảo các điều khoản cho vay được thực hiện tự động, giảm thiểu rủi ro gian lận hoặc thao túng.
  • Tăng tính tiếp cận và thanh khoản bởi bất kỳ ai có thể truy cập Internet từ đó tăng tính thanh khoản của các khoản vay và giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan.

Kết hợp giữa Uncollateralized Lending và DeFi có thể mang lại tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho các dịch vụ tài chính phi truyền thống. Điều này có thể giúp tạo ra các cơ hội đầu tư mới và thu hút nhiều nhà đầu tư mới vào thị trường.

Mô hình hoạt động của Uncollateralized Lending

Quy trình vay tiền/cho vay trên DeFi Uncollateralized Lending Protocol

uncollateralized lending protocol defi
Mô hình hoạt động của Uncollateralized Lending Protocol.

Uncollateralized Lending trong DeFi chỉ mang tính một chiều, nghĩa là người dùng trong DeFi không thể vay mà chỉ có thể cho các công ty khác vay sau khi đội ngũ dự án đã đánh giá mức độ rủi ro.

Mô hình hoạt động của DeFi Uncollateralized Lending được thực hiện thông qua các bước sau:

  • (1) Các công ty muốn vay tiền cần đăng ký với DeFi Uncollateralized Lending (TrueFi, Maple, Goldfinch,...) để KYC (xác thực danh tính) và cung cấp các thông tin liên quan.
  • (2) Ngoài ra, họ cũng phải cung cấp các thông tin liên quan như: số tiền muốn vay, lãi suất trả cho lender, thời hạn vay, thời gian và định kỳ trả lãi, thông tin về tài sản đảm bảo (có thể là một phần tài sản hữu hình hoặc vô hình như thương hiệu công ty),...
  • (3) Sau đó, các thông tin này sẽ được xét duyệt và đánh giá rủi ro bởi đội ngũ dự án DeFi Uncollateralized Lending để đảm tính an toàn và khả thi cho cộng đồng.
  • (4) Nếu như xét duyệt thành công, các khoản vay sẽ được niêm yết trên website cho phép người dùng DeFi gửi tiền (chủ yếu là Stablecoin) để các công ty vay.
  • (5) Bên vay sẽ có trách nhiệm trả lãi và trả nợ theo đúng các điều khoản đã đề ra ban đầu. Bên cho vay sẽ nhận về lãi định kỳ và vốn gốc sau khi hết thời hạn.
  • (6) Nếu không trả theo các điều khoản, các dự án DeFi Lending sẽ đứng ra khởi kiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, bên cho vay vẫn phải chịu toàn bộ rủi ro mất vốn nếu như cơ quan pháp luật không thể thu hồi nợ từ bên bay.

Với mô hình hoạt động này, quy trình đáng giá điểm tín dụng là giai đoạn quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro mất vốn nếu như họ không có khả năng thanh toán. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm tín dụng (Credit).

Đánh giá điểm tín dụng

Tín dụng là khả năng và sự cho phép của một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp được vay tiền hoặc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà không cần trả tiền ngay lập tức, mà phải trả tiền sau một khoảng thời gian cụ thể hoặc trong tương lai.

Đánh giá tín dụng là quá trình xác định mức độ rủi ro của việc cấp tín dụng để xác định khả năng trả nợ của bên vay và đưa ra quyết định về các điều kiện kèm theo như lãi suất, hạn mức tín dụng, thời hạn trả nợ,...

Các yếu tố để đánh giá tín dụng

Các yếu tố để đánh giá tín dụng thường bao gồm:

  • Lịch sử tín dụng cho biết khả năng của người vay trả nợ và tính đáng tin cậy của họ trong việc thanh toán các khoản nợ trước đó.
  • Thu nhập của khách hàng cho thấy khả năng của khách hàng để trả nợ và duy trì một mức sống ổn định.
  • Nợ hiện tại của khách hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng của họ để thanh toán khoản vay mới.
  • Tài sản của khách hàng cũng được xem xét trong quá trình đánh giá tín dụng. Nó có thể bao gồm bất động sản, ô tô, tài sản đầu tư, ... Tài sản này sẽ được sử dụng như bảo đảm hoặc tài sản đảm bảo cho khoản vay.
  • Mục đích sử dụng khoản vay được xem xét để đánh giá. Nếu mục đích sử dụng là một mục đích kinh doanh có tiềm năng lớn, tổ chức tài chính có thể sẵn sàng cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn.
  • Thời gian còn lại trên hợp đồng lao động của khách hàng cũng ảnh hưởng đến thu nhập từ đỏ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ trong tương lai.
  • Tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến khả năng của khách hàng để trả nợ. Các tổ chức tài chính sẽ đánh giá tình hình kinh tế hiện tại và dự đoán tình hình kinh tế trong tương lai để quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

Đây sẽ là các yếu tố mà đội ngũ quản lý DeFi Lending Protocol sẽ đánh giá. Và đây cũng là các thông tin mà bên công ty/tổ chức muốn vay tiền cần cung cấp nếu như họ muốn chứng minh họ đủ khả năng trả nợ cho lenders.

Các dự án Uncollateralized Lending trong DeFi

Hiện tại các dự án DeFi hoạt động trong mảng Uncollateralized Lending vẫn còn khá ít bởi rủi ro của ngành này cao hơn các ngành khác. Tuy nhiên, bảng định hướng đầu tư của BNB Chain ra mắt tháng 4/2022. Binance Labs đã công bố sẽ đầu tư vào DeFi Uncollateral vì hiện tại trên thị trường có rất ít dự án đủ tiềm lực phát triển trong mảng này.

định hướng đầu tư của bnb chain
Định hướng đầu tư của BNB Chain.

Hiện tại trên thị trường có 5 dự án Uncollateralized Lending đã hoạt động và có người dùng là:

Đội ngũ Coin98 Insights sẽ có thêm bài viết để cập nhật các thông tin sâu hơn về tình trạng hoạt động, điểm nổi bật, mô hình hoạt động của 5 dự án Uncollateralized Lending phía trên.

Đọc thêm: Top 5 dự án Uncollateralized Lending trong thị trường crypto.

RELEVANT SERIES