SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Aavegotchi Case Study và vấn đề khắc chế thu nhập trong GameFi

Cùng tìm hiểu về Aavegotchi Case Study - Liệu dự án mang tên Aavegotchi đã giải quyết được vấn đề khắc chế thu nhập trong GameFi như thế nào?
Avatar
jesse
Published Feb 22 2022
Updated Sep 28 2023
14 min read
thumbnail

Aavegotchi là một trò chơi crypto với thể loại sưu tập. Trong game người chơi cần phải nuôi những bé ma NFT mang tên Aavegotchi được stake và back giá trị bởi những token DeFi để nhận phần thưởng. Thế giới Aavegothi đang sống mang tên là Gotchiverse. Trong thế giới này, Aavegotchi có thể tương tác xã hội, chơi game, hái nhặt, săn bắt, cày cuốc, quản trị và làm rất nhiều hoạt động khác.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem dự án mang tên Aavegotchi đã giải quyết được vấn đề khắc chế thu nhập trong GameFi như thế nào nhé!

Gót chân A-sin

Từ giữa năm 2021 đến nay, thị trường GameFi (Play to Earn) liên tục bùng nổ và tạo ra nhiều tiếng vang, hàng trăm game play-to-earn xuất hiện, thu hút hàng loạt nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Tính tới thời điểm viết bài, vốn hóa của ngách Play-to-earn đã đạt 16 tỷ USD. Thị trường này đã tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc bởi chỉ trong vòng 3 tháng kể từ mức 3 tỷ USD vào tháng 11/2021.

Tuy những dự án gạo cội như Decentraland, Enjin, Sandbox, hay Gala là những dự án đi tiên phong trong lĩnh vực này, nhưng Axie Infinity, với sự thành công của mình trong năm 2021, đã chính thức tạo đà cho các dự án thuộc lĩnh vực Play-to-earn này được biết đến nhiều hơn bởi công chúng. Và cũng từ đây, khái niệm gamefi ra đời.

GameFi là thuật ngữ chỉ các trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain, giao dịch vật phẩm NFT và mang đến cho người chơi phần thưởng là những vật phẩm NFT này và/hoặc token ERC20 của game. Người chơi sẽ nhận được phần thưởng trong quá trình chơi game và giá trị phần thưởng thu được mỗi ngày từ việc chơi những con game này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ số vật phẩm mà người chơi sở hữu, pool phần thưởng, hoặc số lượng vật phẩm mà người dùng nắm giữ, v.v.

Với sự hậu thuẫn lớn từ cơn sốt của thị trường và nguồn lực lớn về marketing, các dự án gamefi đã sớm lan tỏa được tên tuổi của mình và xây dựng được cộng đồng lớn mạnh cho dù game vẫn chưa hoặc vừa mới ra mắt. Thế nhưng, dù có có khởi đầu thuận lợi nhưng trong quá trình vận hành, có thể nói hầu hết các game, bao gồm cả Axie Infinity, đều có chung một điểm yếu chí mạng: không thể giữ được giá trị phần thưởng mà người chơi nhận được.

Người chơi game đa số được trả thưởng bằng token ERC20. Khi lượng người chơi ít, lợi nhuận của mỗi người chơi rất cao, giúp họ nhanh chóng lấy lại số tiền đã đầu tư vào game và bắt đầu có lãi. Việc này tạo được sự hấp dẫn và dần dần số lượng người chơi sẽ tăng nhanh và lợi nhuận của trò chơi sẽ tuột giảm dần cho đến khi bằng 0.

Có thể tưởng tượng việc này cũng giống như một chiếc bánh mà khi chỉ có một mình bạn thì ăn được rất nhiều nhưng khi có 10 người cùng ăn thì phần của mỗi người sẽ ít lại.

Từ điểm yếu chí mạng này, đội ngũ phát triển của các dự án thường đưa ra nhiều phương án khác nhau nhưng có vẻ đều không cho thấy được sự hiệu quả:

  • Giảm tỷ lệ phần thưởng: Đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm và sức hấp dẫn của game cũng giảm, giá trị phần thưởng càng giảm xuống.
  • Stake và lock token: Các dự án yêu cầu người chơi stake và lock token trong một khoảng thời gian dài cũng như chia sẻ một mức APY hấp dẫn. Tuy nhiên, việc dòng tiền bị khóa và không vẫn hành được khi giá token biến động bất lợi chính là vấn đề làm người dùng lo ngại.
  • Burn token: Việc burn token để giảm nguồn cung và cân bằng lại giá rất thường được dùng bởi bác dự án blockchain. Nhưng nếu nhà phát triển không tạo được nhu cầu sử dụng token thì sự thay đổi này cũng không có nhiều ý nghĩa.
  • Và còn nhiều giải pháp khác.

Những giải pháp này qua thời gian đã không chứng minh được sự hiệu quả và thậm chí đôi lúc chúng còn khiến mô hình tokenomics ban đầu bị sai lệch. Bạn có thể kiểm chứng những điều này thông qua giá hiện tại của token Gamefi trên Coingecko hoặc Coinmarketcap.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đang nghĩ rằng đây là một vấn đề nan giải mà chưa có dự án gamefi nào giải quyết được một cách triệt để. Điều này có phần đúng và có phần không đúng.

Đúng ở chỗ, vấn đề này là một vấn đề gây nhức nhói cho cả nhà đầu tư và nhà phát triển, tuy nhiên vẫn có số ít những dự án giải quyết tốt vấn đề. Aavegotchi là một trong số ít dự án như vậy, họ đã giữ được giá trị của token GHST cũng như các NFT trong game trong một thời gian dài mặc cho thị trường chung gần đây chuyển biến một cách tiêu cực:

  • Token GHST chỉ sụt giảm trong khoảng dưới 5% mặc cho nhiều lần hàng tỷ USD vốn hóa bị đánh bay khỏi thị trường.
 
  • Mặc dù đã chi trả hơn 5 triệu USD phần thưởng trong vòng một năm nay nhưng giá token GHST vẫn x2 với đầu mùa 1.
  • Token GHST được niêm yết trên các sàn lending lớn như Aave Protocol và Mai (Qi) Finance.
 

Bên cạnh đó là hàng loạt những ứng dụng bên trong và ngoài hệ sinh thái Aavegotchi.

Trong phần kế tiếp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem dự án mang tên Aavegotchi đã giải quyết được vấn đề này như thế nào nhé!

Case Study: Aavegotchi và Token Bonding Curve

Aavegotchi là một trò chơi crypto với thể loại sưu tập. Trong game người chơi cần phải nuôi những bé ma NFT mang tên Aavegotchi được stake và back giá trị bởi những token DeFi để nhận phần thưởng. Thế giới Aavegothi đang sống mang tên là Gotchiverse. Trong thế giới này, Aavegotchi có thể tương tác xã hội, chơi game, hái nhặt, săn bắt, cày cuốc, quản trị và làm rất nhiều hoạt động khác.

Token GHST là token quản trị hệ sinh thái của game Aavegotchi. Người nắm giữ token GHST sẽ được tham gia vào hàng loạt các hoạt động trong game như staking, mua NFT, quản trị, hoặc đấu giá kiếm tiền. Đầu tiên chúng ta hãy cùng đi tóm tắt qua tokenomics của token GHST.

Token GHST đã được mở bán qua 3 giai đoạn chính: private sale, pre-sale và public bonding curve sale. 

Quá trình mở bán GHST cũng tương tự như các dự án khác khi bán qua các giai đoạn private sale, pre-sale và public sale. Tuy nhiên, điều đặc biệt đáng nói ở đây chính là ở giai đoạn public sale. Token GHST được bán thông qua một giao diện khác biệt so với các đợt sale bình thường, mang tên là Token Bonding Curve (TBC). 

Token Bonding Curve là gì?

Token Bonding curve (TBC) là một vòng cung toán học cho thấy mối quan hệ giữa giá và lượng cung của token.

Trong một TBC điển hình, giá sẽ tăng khi lượng cung của token tăng lên, và giảm khi lượng cung giảm. Với Aavegotchi, Bonding Curve được triển khai thông qua Decentralized Autonomous Initial Coin Offering (DAICO) của Aragon.

Aavegotchi Bonding Curve đã được tạo ra vào ngày 14/09/2020 thông qua một hợp đồng bonding curve thông minh được vận hành bởi dịch vụ Aragon Fundraising của dự án Aragon. Sau khi kết thúc đợt presale với khoảng 500.000 GHST, thì bonding curve này đã được mở ra ngay lập tức. Bonding curve có kích thước vô tận, có thời gian vô hạn, và chào bán với giá ban đầu là 0.2 DAI mỗi GHST.

Cơ chế Aavegotchi Bonding Curve

1. Mint/Burn Theo Nhu Cầu

Bonding Curves sử dụng một thuật toán giá để làm việc như một AMM (giống như UniSwap hoặc SushiSwap) và cung cấp một nguồn thanh khoản vô tận. Người dùng có thể tương tác với bonding curve bằng cách stake các token vào trong quỹ dự trữ của bonding curve. Khi họ làm như vậy, bonding curve sẽ mint ra các token để trả lại cho người dùng dựa trên thuật toán giá.

Những token vừa được mint có thể có những ứng dụng đặc thù và thậm chí là được giao dịch bởi người dùng, nhưng cũng luôn có thể trao đổi lại thông qua bonding curve với các token ở trong quỹ dự trữ của bonding curve.

Khi một token được mua thông qua TBC, mỗi người mua sau sẽ phải trả giá cao hơn một chút cho mỗi token, tạo ra nhiều tiềm năng lợi nhuận cho những người đầu tư từ sớm. Khi nhiều người biết về dự án hơn và việc mua hàng tiếp diễn, giá trị của mỗi token sẽ tăng dần với bonding curve. Những nhà đầu tư sớm tìm ra dự án ở giai đoạn đầu, mua token từ bonding curve, và sau đó bán lại token để có lợi nhuận trong tương lại.

Nói một cách đơn giản:

  • Khi bạn mua token GHST từ Bonding Curve bằng DAI, thì nguồn cung bên ngoài của token GHST sẽ tăng lên, khiến giá của token GHST tăng lên.
  • Khi bạn bán token GHST vào lại Bonding Curve để đổi lấy DAI, thì nguồn cung bên ngoài của token GHST sẽ giảm xuống, khiến giá của token GHST giảm đi.

Vậy thì cơ chế của token GHST có gì đặc biệt và ứng dụng như thế nào trong ngành gamefi? 

Chúng ta sẽ lấy một ví dụ về một token thưởng của một game mang tên là A, có nguồn cung vô hạn. Số lượng người chơi của game này đột ngột tăng mạnh và lượng token A tăng ra rất nhiều. Lượng lớn người chơi của game này sẽ chỉ giữ lại một phần token A nhưng sẽ bán tháo phần còn lại vì nhiều mục đích khác nhau ví dụ như chi phí sống. Lúc này, áp lực bán sẽ rất cao do số lượng người chơi đông, hệ quả là là phần thưởng sụt giảm một cách nghiêm trọng.

Còn với cơ chế của GHST, khi có quá đông người chơi, lượng lớn token GHST sẽ được mint ra, và theo quy luật của GHST thì lượng càng tăng, giá càng tăng, dẫn đến việc giá GHST sẽ tăng lên. Cùng lúc đó, khi người chơi nhận được token GHST có được từ việc chơi game, họ sẽ tạo áp lực xả cho giá GHST, tuy nhiên, có thể thấy lượng token GHST xả ấy sẽ thường sẽ không được xả vào Bonding Curve mà sẽ xả trên các sàn giao dịch.

Do token không được xả vào Bonding Curve nên giá token sẽ vẫn đi theo số lượng token GHST hiện có bên ngoài Bonding Curve, và kết quả là giá GHST thường sẽ dao động không đáng kể. 

Bonding Curve đã được lập trình để duy trì tỷ lệ dự trữ rất cao, khoảng 33%. Điều này có nghĩa là chỉ khi nào có ai đó xả một lượng token lớn vào Bonding Curve thì họ mới thể pump và dump giá của token GHST và nguồn thanh khoản cho người dùng là vô tận.

Vậy điều này đã được kiểm nghiệm hay chưa? Câu trả lời là Có. Aavegotchi đã vận hành được một năm và đã trả số lượng GHST trị giá gần 5 triệu USD cho người dùng thông qua một cơ chế thưởng độc đáo mang tên là Rarity Farming, trong đó, các chỉ nhân vật NFT Aavegotchi được chăm sóc tốt nhất sẽ nhận được token GHST.

Động lực

Aavegotchi không phải là dự án đầu tiên sử dụng cơ chế Bonding Curve. Những token như XOR, DIA, hay SOCKS là những token đã áp dụng Bonding Curve và hiệu quả của từng dự án là không giống nhau. Tính hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu sở hữu đồng token và việc này sẽ yêu cầu nỗ lực rất lớn từ đội ngũ phát triển trong việc tạo ra nhu cầu, sự trung thành và kỳ vọng cho người dùng.

Trong Aavegotchi, người dùng sẽ cần token GHST để thực hiện hàng loạt các công việc cũng như nhận được nhiều lới ích. Trong số chúng có thể kể đến:

  • Mua bán vật phẩm trong game.
  • Tham gia các đợt đấu giá kiếm tiền (người đặt giá cao nhất sẽ có được vật phẩm, người đặt giá nhưng không mua được sẽ nhận lại tiền gốc và phần thưởng).
  • Stake trong game để xổ số trúng vật phẩm hiếm hoặc nhận thêm token GHST.
  • Gửi tiết kiệm trên Aave Protocol với lãi suất hấp dẫn.
  • Tham gia vào quản trị để quyết định các yếu tố có ảnh hưởng đến game.
  • Farm trong các giao thức DeFi với lãi suất ổn và tính an toàn khá cao.
  • Mua các gói đất.
  • Tham gia các hoạt động trong game cũng như sử dụng các dịch vụ của những dapp được xây dựng quanh Aavegotchi, v.v.
 

Đây mới chỉ là những công dụng của token GHST cho đến hiện tại và sẽ còn nhiều công dụng hơn nữa trong tương lai.

Không chỉ có những công dụng như vậy. Cộng đồng Aavegotchi có thể xem là cộng đồng game gắn bó và hoạt động tích cực nhất nên họ sẽ là những cánh tay diamond hands đắc lực, nắm giữ token GHST lâu dài giúp bảo vệ giá trị của dự án.

Lời Kết

Vậy là chúng ta đã thấy được điểm yếu lớn nhất của những dự án gamefi và casestudy của dự án Aavegotchi trong việc xử lý vấn đề nhức nhói này. Với việc token của dự án cũng như dự án đã tồn tại mạnh mẽ trong vòng một năm qua, token chỉ sụt giảm 1% mỗi ngày dù BTC sụt giảm mạnh đến 10%, và quan trọng là việc trả thưởng 5 triệu USD nhưng giá token vẫn X2 kể từ mùa giải đầu, Aavegotchi ắt hẳn là một game dành cho những người muốn tìm kiếm một dự án Play-to-earn an toàn với một tokenomics mạnh mẽ.

Sắp tới đây, vào cuối tháng ba, Gotchiverse — metaverse của Aavegotchi sẽ được ra mắt, hứa hẹn sẽ là một nơi mà các game thủ play-to-earn nhất định phải ghé qua!

Đọc thêm:  Phần thưởng 100k USD từ Aavegotchi sắp có mặt trên Matic Network

RELEVANT SERIES