SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Bong bóng crypto: Những giai đoạn hình thành bong bóng tiền mã hoá

Từ bong bóng hoa Tulip ở Hà Lan đến bong bóng Dotcom, lịch sử đã chứng kiến không ít những cơn sốt đầu cơ, gây ra hậu quả lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Và thị trường tiền mã hoá cũng không phải ngoại lệ.
linhnt
Published Oct 31 2024
Updated Nov 05 2024
14 min read
bong bóng crypto là gì

Bong bóng crypto là gì?

Bong bóng crypto là hiện tượng giá các loại tài sản tiền mã hoá bị thổi phồng quá mức so với giá trị thực. Về bản chất, bong bóng crypto cũng tương tự như các loại hình bong bóng kinh tế khác như dotcom, bất động sản, hoa Tulip… Chúng đều được thúc đẩy từ nhiều yếu tố như kinh tế, tâm lý, xã hội, hay đơn giản là “thiên nga đen” xuất hiện.

Hiện tượng bong bóng trong thị trường tài chính bắt nguồn từ hình ảnh bong bóng trong đời thực. Khi bong bóng đủ lớn, chúng sẽ nổ tung, kéo theo những đợt giảm mạnh và đột ngột, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Bong bóng crypto còn có những tên gọi khác như “bong bóng Bitcoin”, “bong bóng tiền điện tử” hay “cryptocurrency bubble”.

bong bóng tiền mã hóa

Tuy nhiên, khác với các loại hình tài sản truyền thống khác, thị trường tiền mã hoá có tính biến động cao. Đôi khi, những đợt giảm giá mạnh chỉ là trạng thái điều chỉnh (correction). Các đợt điều chỉnh là quá trình tất yếu giúp loại bỏ những yếu tố yếu kém và tạo cơ hội cho thị trường phục hồi. Do đó, không phải mọi sự sụt giảm đều là dấu hiệu của một bong bóng vỡ.

biến động của tài sản tiền mã hoá
advertising

Những lần bong bóng tiền mã hoá “phát nổ”

Cơn sốt 2017 và mùa đông 2018

Quay trở về 7 năm trước, vào những tháng đầu năm 2017, tổng vốn hoá của toàn bộ thị trường tiền mã hoá chỉ dao động 18 tỷ USD. Đến tháng 1/2018, con số này đã đạt 800 tỷ USD, tăng hơn 44 lần.

Và cũng chỉ vài tháng sau đó, thị trường crypto đã mất tới 80% giá trị. Con số này được ghi nhận là vượt qua mức sụt giảm của bong bóng dotcom, một sự kiện kinh tế ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu những năm 2000.

Vậy, tại sao 2017 thị trường crypto lại tăng trưởng mạnh?

Có thể nói, 2017 là năm chứng kiến sự xuất hiện của nhiều yếu tố khác nhau, kết hợp từ nội tại trong thị trường crypto cho đến bối cảnh kinh tế toàn cầu lúc bấy giờ, với một số sự kiện điển hình như:

  • Chính sách tiền tệ nới lỏng: Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện các chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích kinh tế, dẫn đến dòng tiền đổ vào các kênh đầu tư có rủi ro cao hơn như tiền mã hóa. Ví dụ ở Việt Nam, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp tăng hơn 18.17%, lãi suất cho vay giảm dưới 4%... (Nguồn: Tạp chí Ngân hàng Nhà nước).
  • Sự bất ổn của thị trường truyền thống: Với các sự kiện xảy ra trong 2016 và kéo dài dư âm đến 2017 như thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm điểm mạnh hơn 7%, nước Anh rời khỏi khối Liên minh EU, sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ… Những điều này đã khiến giới đầu tư rời khỏi thị trường chứng khoán và tìm đến các kênh tài sản khác như vàng hoặc BTC.
  • Sự phổ biến của ICO: Mô hình huy động vốn ICO bắt đầu từ năm 2013, 4 năm sau, hình thức ICO đã thật sự bùng nổ. Theo CoinDesk, tổng vốn huy động ICO đã tăng từ 295 triệu USD từ cuối năm 2016 lên hơn 3 tỷ USD vào tháng 11/2017.
  • Ra mắt hợp đồng phái sinh BTC trên các sàn giao dịch lớn: Như sàn giao dịch quyền chọn Cboe, sàn giao dịch hàng hóa CME… và được uỷ ban giao dịch hàng hóa tương lai CFTF phê duyệt. Sự kiện này đánh dấu bước tiến đáng kể trong việc đưa tiền mã hoá vào hệ thống tài chính truyền thống.

Một số yếu tố trên đã cùng nhau thúc đẩy và khiến giới đầu tư dịch chuyển mạnh sang thị trường tiền mã hoá. Điều này dẫn đến giai đoạn tăng trưởng mạnh, người người nhà nhà đều nói về BTC và các đồng tiền mã hóa xung quanh. Họ dần bỏ qua những yếu tố phân tích cơ bản, kỹ thuật và bị rơi vào trạng thái FOMO.

btc đạt đỉnh 2017

Bong bóng khi được bơm quá mạnh?

Đến giữa năm 2018, đầu năm 2019, cơn khủng hoảng bắt đầu xảy ra. Đồng BTC giảm từ hơn 19,000 USD tháng 12/2027 xuống còn khoảng 6,000 USD vào tháng 2/20218. Tháng 12/2018, BTC tiếp tục giảm và chạm đáy chỉ còn khoảng 3,000 USD, kéo theo sự sụp đổ của hầu hết các đồng tiền mã hoá khác.

Không chỉ vậy, các sự kiện gây chấn động giới đầu tư liên tiếp xảy ra như vụ lừa đảo thế kỷ của sàn giao dịch BitConnect, phong trào ICO bắt đầu suy giảm khi có những dự án biến mất ngay sau khi gọi vốn thành công, thị trường OTC tiền mã hoá lớn nhất Nhật Bản - Coincheck bị tấn công và tổn hại hơn 530 triệu USD…

Hậu quả, nhiều nhà đầu tư mất trắng sau đợt sóng FOMO không có điểm dừng. Hàng loạt các công ty, startup tiền mã hoá đối mặt với nguy cơ phá sản vì không thể huy động thêm vốn để thanh toán khoản nợ. Điển hình như ông lớn trong ngành đào BTC - Giga Watt cũng không thể trụ vững trước áp giảm giá và phải tuyên bố phá sản tháng 11/2018, để lại khoản nợ lên hàng chục triệu đô.

khối lượng giao dịch tiền mã hoá 2018

Bong bóng thời kỳ 2020 - 2022

Sau mùa đông 2018, giới đầu tư bắt đầu lo lắng về tương lai của tiền mã hoá. Theo thống kê, thị trường rơi vào trạng thái "Cực kỳ lo sợ" khi chỉ số Fear & Greed ghi nhận mức điểm 17/100. Những chuyên gia tài chính từ phố Wall hay Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) liên tục cảnh báo nhà đầu tư về rủi ro của thị trường này.

Dư âm của mùa đông crypto tiếp tục kéo dài tới đầu năm 2020 cho tới khi một sự kiện mang tính bước ngoặt vào thời điểm đó đã diễn ra “Mùa hè DeFi”. Lúc này, các giao thức DeFi xuất hiện hàng loạt, đi cùng với sự bùng nổ của các công nghệ, thuật ngữ mới như lending & borrowing với dự án thu hút là Compound, cơ chế rebase, yield farming…

mùa hè defi

Ngay sau đó là những tin tức tích cực liên tục được xuất hiện như sàn giao dịch Coinbase được niêm yết trên NASDAQ, Elon Musk công khai ủng hộ tiền mã hoá, giá BTC tăng mạnh từ khoảng 5,000 USD tháng 3/2020 lên hơn 39,000 tháng 1/2021… Nhà đầu tư bắt đầu trở nên lạc quan và quay trở lại trạng thái FOMO khi chỉ số tham lam - greed index tăng cao, đạt hơn 80 điểm. Cuối cùng BTC đạt mức ATH 69,000 USD tháng 11/2021.

Sau khi đạt đỉnh tháng 11/2021, thị trường mã hoá đã chứng kiến đợt điều chỉnh mạnh ngay sau đó khi BTC và ETH lần lượt giảm hơn 30% và 23% chỉ sau 1 tháng. Đi cùng với đó, xu hướng giảm điểm chung của thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu kéo theo những đợt giảm mạnh diễn ra.

Sự sụt giảm này càng trở nên rõ nét hơn vào đầu năm 2022 khi The Washington Post đưa tin rằng: “Bong bóng tiền mã hoá sẽ vỡ, kéo theo sự mất mát còn lớn hơn mùa đông crypto 2018 trước đó”. Ngay sau đó là những sự kiện tiêu cực liên tục xảy ra:

  • Cú sập Terra-Luna: Tháng 5/2022, hệ sinh thái Terra đã trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có khi đồng stablecoin UST mất neo và giảm từ 1 USD xuống còn 0.1 USD. Sự sụp đổ của UST đã kéo theo đồng tiền hỗ trợ Luna giảm gần về 0, xóa sổ hơn 45 tỷ USD vốn hóa thị trường chỉ trong vòng một tuần.
  • Sàn giao dịch tiền mã hoá FTX phá sản: Sự kiện này đã dẫn đến hàng loạt các hậu quả sau đó khi nhà đầu tư không thể rút được tiền, đồng BTC và ETH giảm mạnh hơn 50%, gần 500 triệu USD bị thanh lý khỏi thị trường…

Cho tới nay, nhiều người vẫn so sánh mùa đông 2022 và mùa đông 2018 xem đâu là thời kỳ khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên nhìn chung, cả hai lần bong bóng crypto bị vỡ đều kéo theo những hậu quả khắc nghiệt. Do đó, việc xem xét và nhận diện được thị trường đang ở giai đoạn (market cycle) nào sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc nhận ra bong bóng đang được hình thành.

Đọc thêm: Dấu hiệu của mùa đông Crypto là gì?

4 giai đoạn hình thành bong bóng crypto

Bong bóng “chớm nở”

Giai đoạn đầu hình thành bong bóng kinh tế thường được đặc trưng bởi sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư từ các kênh truyền thống như chứng khoán, bất động sản sang các kênh mới, tiềm năng hơn.

Lúc này crypto bắt đầu lên ngôi và được nhiều người đặt vào danh mục đầu tư của mình. Họ bắt đầu sử dụng các phương pháp cơ bản, kỹ thuật để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của thị trường.

Tuy nhiên, nhà đầu tư thường tham gia với quy mô nhỏ, xem tiền mã hoá như một loại tài sản để tích lũy dài hạn. Theo khảo sát của Uỷ ban chứng khoán Ontario tại Canada (OSC) năm 2022, có tới hơn 36% giá trị tài sản tiền mã hoá được nắm giữ bởi nhà đầu tư dưới mức 1,000 USD.

Mặc dù giá trong giai đoạn này tăng dần theo thời gian, nhưng, dòng vốn vào thị trường vẫn chưa đủ lớn để tạo nên một xu hướng rõ rệt.

bong bóng crypto

Chúng ta đều là những Warren Buffett?

Sau khoảng thời gian dài tích luỹ và im ắng, thị trường bắt đầu chuyển hướng sang giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này, các tin tức tích cực bắt đầu xuất hiện. Những công nghệ mới được cho là có khả năng thay đổi thế giới ra đời, các phương tiện truyền thông bắt đầu nhắc nhiều hơn về tiềm năng của blockchain, sự điều chỉnh về các chính sách tiền tệ…

Tất cả những yếu tố trên sẽ kết hợp vào tạo ra tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư. Số lượng người mới tham gia vào thị trường tăng cao, dòng tiền đổ vào thị trường cũng được kích thích mạnh, giá trị của các loại tài sản tiền mã hoá liên tục đạt đỉnh…

Mọi người bắt đầu rơi vào trạng thái FOMO và dần bỏ qua những kỹ thuật phân tích cơ bản. Lúc này, họ liên tục mua vào tài sản với tâm lý đầu cơ hơn là đầu tư. Từ đó, tạo ra sự mất cân bằng trong quy luật cung cầu. Điều này dẫn đến việc giá tài sản bị thổi phồng quá mức so với giá trị của nó.

Tìm hiểu thêm: Bài học của Warren Buffett dành cho các nhà đầu tư

Khủng hoảng xảy ra

Khi bong bóng trở nên phình to “Ai ai cũng mang mộng tưởng chúng ta đều là tỷ phú”. Đây cũng là lúc chỉ cần một vài yếu tố kích hoạt cũng có thể khiến bong bóng bị vỡ.

Những yếu tố có thể xảy ra trong giai đoạn này như tin tức tiêu cực về kinh tế, xã hội, hay các biện pháp quản lý trở nên cứng nhắc hơn. Hoặc những sự cố không lường trước có thể diễn ra, ví dụ như vụ sụp đổ của Terra-Luna diễn ra năm 2022, các sàn giao dịch bị tấn công…

Khi nhà đầu tư nhận thấy giá bắt đầu giảm, họ thường bắt đầu bán tài sản ra để bảo vệ khỏi thua lỗ. Hành vi này diễn ra liên tục và trên diện rộng sẽ kéo theo áp lực bán tháo (panic sell) trên thị trường.

bong bóng tiền điện tử

Quay trở về thực tại

Sau giai đoạn khủng hoảng xảy ra, thị trường tiền mã hoá thường ổn định ở một mức giá thấp, tạo thành đáy. Đây là giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư thường rất bi quan, nhiều người mất niềm tin và cẩn trọng khi đầu tư vào thị trường.

Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này, cơ hội lại bắt đầu mở ra cho những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Khi giá đã chạm đáy và bắt đầu có dấu hiệu ổn định, áp lực bán giảm dần, nhường chỗ cho những tín hiệu tích cực.

Sự xuất hiện của các tin tức tốt, những đột phá công nghệ mới, hoặc đơn giản là việc thị trường đã hấp thụ hết những tin xấu trước đó đều có thể kích hoạt một đợt mua vào mới, đánh dấu sự khởi đầu cho hình thành của một chu kỳ mới, hay có thể xem là quay về giai đoạn đầu tiên “bong bóng chớm nở”.

Tóm lại, việc hình thành các bong bóng tài sản, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền mã hoá, không hoàn toàn tiêu cực. Mặc dù giai đoạn bong bóng vỡ thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như mất mát tài sản và giảm niềm tin của nhà đầu tư, song nó cũng đóng vai trò như một cơ chế tạo sự bình ổn trong thị trường.

Bong bóng crypto có thể đẩy nhanh quá trình đổi mới và phát triển công nghệ, đồng thời giúp sàng lọc các dự án có tiềm năng. Khi bong bóng vỡ, những dự án yếu kém sẽ bị loại bỏ, nhường chỗ cho những dự án chất lượng, từ đó góp phần làm cho thị trường trở nên trưởng thành và bền vững hơn.

Đọc thêm: Bong bóng hoa Tulip là gì? Khi bông hoa trở thành “vàng”.

RELEVANT SERIES