SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Pre-market là gì? Mở ra thị trường giao dịch token, points trước khi lên sàn

Trong bối cảnh xuất hiện ngày một nhiều token trên thị trường. Các sàn giao dịch sử dụng một công cụ mới vừa giúp người dùng có thể giao dịch sớm, vừa giúp sàn giao dịch tối ưu khối lượng giao dịch là Pre-market trading.
Avatar
LilYang
Published May 30 2024
Updated May 31 2024
10 min read
premarket là gì

Giao dịch pre-market là gì?

Trong tài chính truyền thống

Trên thị trường tài chính truyền thống, giao dịch pre-market (hay còn gọi là giao dịch trước giờ mở cửa) từ lâu đã là một trong những chiến lược giao dịch đáng chú ý. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán giới hạn (limit orders) thông qua nhà môi giới để đi trước thị trường (8h đến 9h30 sáng).

giao dịch premarket

Do tính chất đi trước, giao dịch trước giờ mở cửa có thanh khoản thấp hơn, chênh lệch giá mua bán cao, cách thức đặt lệnh hạn chế. Dù vậy, nhà đầu tư thường sử dụng các giao dịch này khi có tin tức lớn, một số nhà đầu tư sử dụng dữ liệu pre-market nhằm đưa ra dự đoán cho phiên giao dịch thông thường.

Trong thị trường crypto

Trong thị trường crypto, giao dịch Pre-market (hay còn gọi là pre-launch) đề cập tới việc các sàn giao dịch cho phép người dùng tham gia giao dịch những coin/token chưa chính thức ra mắt hoặc niêm yết trên các sàn giao dịch giao dịch lớn.

Do tính chất thị trường crypto hoạt động 24/7, sẽ không có khung giờ trước giờ mở cửa như thị trường truyền thống. Thay vào đó, pre-market để chỉ các dự án chưa chính thức ra mắt nhưng đã chắc chắn sẽ có token, và người dùng có thể giao dịch trước thời điểm ra mắt nhiều tháng.

Với thị trường crypto, có 2 loại pre-market chính bao gồm:

  • Pre-market Perpetual
  • Pre-market Trading (OTC)
advertising

Cách hoạt động của thị trường Pre-market trong crypto

Pre-market Perpetual

Các dự án giao dịch hợp đồng tương lai không kỳ hạn (perp DEX) là một trong những nhóm dự án có nhiều ý tưởng sáng tạo nhất trên thị trường. Trong bối cảnh làn sóng airdrop bao phủ, các sàn giao dịch này đã tạo ra ý tưởng giúp người dùng giao dịch token của những dự án airdrop này với đòn bẩy cao.

Pre-launch perpetual là một sản phẩm phái sinh, cụ thể là hợp đồng tương lai vĩnh cửu của những token chưa được ra mắt. Giống như các loại hợp đồng tương lai khác, hợp đồng này sẽ không cho người dùng quyền sở hữu tài sản mà chỉ cung cấp các vị thế long/short theo giá tài sản.

Về cơ bản, đa phần các pre-launch perpetual có kết cấu tương tự như các hợp đồng tương lai vĩnh cửu khác, các thành phần chính có thể bao gồm:

  • Index Price: Giá trung bình của tài sản trên các sàn giao dịch lớn, được sử dụng như một mức giá tiêu chuẩn cho hợp đồng tương lai.
  • Funding Rate: Khoản phí thanh toán giữa 2 phe long short giữa theo sự lệch giá giữa tài sản ở thị trường spot và futures.
  • Giá đánh dấu (Mark price): Giá đánh dấu của hợp đồng thường được tính theo khối lượng bid/ask thực tế trên sàn giao dịch.

Cụ thể, giá đánh dấu hợp đồng pre-market trên aevo sẽ được tính theo Fair Price có công thức như sau:

Fair Price = (Fair Impact Bid + Fair Impact Ask) / 2

Trong đó:

  • Fair Impact Bid: Là giá trị cao hơn khi so sánh giá chào mua tốt nhất trừ đi 0.1% và giá trung bình của các lệnh bán với khối lượng 10,000 USD.
  • Fair Impact Ask: Là giá trị cao hơn khi so sánh giá chào bán tốt nhất trừ đi 0.1% và giá trung bình của các lệnh mua với khối lượng 10,000 USD.

Vì là token chưa chính thức ra mắt, sẽ có khác ít thông tin liên quan đến các loại token đó. Do đó, các thành phần Index Price và Funding Rate thường sẽ không được sử dụng ngay do chưa có giá spot trên các sàn giao dịch.

Sau khi token ra mắt, các thông tin về giá spot (index price) và funding rate sẽ được đưa vào sử dụng. Các sàn giao dịch sẽ chuyển hợp đồng pre-market thành các hợp đồng tương lai không kỳ hạn như bình thường. Với Hyperliquid, funding rate vẫn được sử dụng bằng cách thay thế giá spot bằng trung bình động theo ngày của giá đánh dấu.

giao dịch trên hyperliquid
Funding trên pre-market Eigen. Nguồn: Hyperliquid

Giao dịch với các hợp đồng pre-market, nhà đầu tư sẽ chỉ có một vài thông tin cơ bản về token dự án như tokenomics, tổng cung ban đầu, thông tin từ các vòng gọi vốn trước…

Trong một số trường hợp chưa công bố tokenomics và tổng cung, một số sàn giao dịch sẽ giả định tổng cung và mức định giá FDV tùy theo dự án, sau đó chuyển đổi dần theo thông tin khi token chính thức ra mắt.

giả định về blast
Giả định về tổng cung của Blast. Nguồn: Aevo

Nhờ sự nở rộ của hoạt động airdrop, các dự án các dự án khi ra mắt token nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng liên quan tới việc định giá token cũng như ước lượng khoản tiền người dùng nhận được.

Hoạt động giao dịch hợp đồng tương lai pre-market trung bình một ngày có thể mang lại cho các sàn giao dịch hơn 1 triệu USD khối lượng giao dịch. Người dùng có được vị thế tốt trên pre-market cũng có thể đạt được mức lợi nhuận cao dù không nhận được airdrop.

khối lượng giao dịch premarket
Thông tin của một số token trên thị trường pre-market và sau khi ra mắt. Nguồn: The Block

Một số dự án nổi bật thuộc mảng này bao gồm:

  • Aevo (decentralized)
  • Hyperliquid (decentralized)
  • Gate pre-market perpetual (centralized)
  • Bybit pre-market perpetual (centralized)

Pre-market Trading (OTC)

Pre-market trading là khái niệm dành cho việc giao dịch Over-the-counter (OTC) cho các token chưa chính thức ra mắt. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn thực sự sở hữu tài sản thay vì đầu cơ theo đường giá, thị trường pre-market trading là lựa chọn phù hợp hơn.

Để tham gia thị trường này, nhà đầu tư sẽ phải tạo lệnh mua bán hoặc đồng ý với lệnh mua bán có sẵn của người khác với mức giá và số lượng token được định trước. Với mỗi hình thức sẽ có những mô hình hoạt động khác nhau. Trong đó, có 2 dự án chính đại diện cho 2 trường phái:

  • Whales Market: Thực hiện giao dịch OTC qua smart contract, đại diện cho sàn giao dịch phi tập trung.
  • Bybit Pre-market: Thực hiện giao dịch OTC trên sàn giao dịch, đại diện cho sàn giao dịch tập trung.

Nhìn chung, cơ chế của cả hai thị trường khá giống nhau khi 2 bên mua bán cùng điền pre-market order và cùng gửi vào contract tài sản đảm bảo. Tới thời điểm TGE, người bán chuyển token cho người mua và nhận lại tài sản bảo đảm ban đầu của người mua.

Nếu người bán không thực hiện, người mua sẽ nhận tỷ lệ % tài sản bảo đảm của người bán như một khoản đền bù.

premarket với whales market

Mô hình này người có quyền chủ động hơn vẫn là người bán do nắm token trong tay. Thực tế, khi người bán tham gia thực hiện giao dịch pre-market OTC khá giống như việc họ đang mua một quyền chọn bán token (put option), cụ thể:

  • Giá thực hiện (exercise price - X) sẽ là giá xác định ban đầu trong order
  • Giá tài sản cơ sở (Spot - S) sẽ là giá token khi lên sàn
  • Tỷ lệ % đền bù là phí mua quyền chọn (premium)

Ví dụ: 

  • A khớp lệnh bán cho B 100 token XYZ tại giá 1 USD, đặt cọc tài sản bảo đảm 100 USDT.
  • Tại thời điểm TGE, giá token XYZ tăng lên 1.5 USD, tổng giá trị sẽ là 150 USD.
  • Khi đó, A sẽ không muốn thực hiện gửi token và giữ lại 100 token XYZ. Giả sử A bị phạt 20% giá trị tài sản bảo đảm. A vẫn có lời hơn 50 - 20 = 30 USD. Giá trị tài sản của A (so với việc nắm giữ đơn thuần) sẽ chỉ còn 130 USD nhưng A có thể phòng ngừa rủi ro.
  • Nếu tại TGE giá token XYZ chỉ đạt mức 0.5 USD, tổng giá trị là 50 USD. A sẽ thực hiện quyền chọn bán, gửi token như đã xác định. Lợi nhuận của A sẽ là 100 - 50 = 50 USD, chưa kể việc thực hiện đúng quy trình, A không mất % phí đền bù như mất premium trong options thông thường.

Như vậy, người bán sẽ có lợi hơn khi là người chủ động, có quyền phòng ngừa rủi ro, mua quyền chọn bán mà khi có lời không phải trả phí mua options (là premium hay ở đây là tỷ lệ đền bù). Trong thị trường tài chính, chiến lược này được gọi là Protective Put.

premarket trading trên bybit
Giao dịch pre-market (OTC) trên Bybit

 Ưu và nhược của giao dịch Pre-market

Ưu điểm

Giao dịch pre-market mang lại lợi ích cùng lúc cho nhiều bên tham gia:

1/ Phía dự án phát hành token:

  • Giúp dự án phát hành token xác định giá, mức độ cung cầu hiện tại của thị trường, price discovery…
  • Tăng độ nhận diện về token

2/ Phía người dùng:

  • Giúp người dùng tìm kiếm được vị thế tốt
  • Giúp người dùng sở hữu token sớm

3/ Phía sàn giao dịch:

  • Tăng khối lượng giao dịch, từ đó tăng doanh thu phí giao dịch
  • Thu hút người dùng mới
  • Tăng incentive cho token sàn (nếu có)

Nhược điểm

Về cơ bản, pre-market trading nói chung cũng có một vài yếu điểm, chủ yếu là về phía người dùng:

  • Thanh khoản kém hơn nhiều
  • Biến động giá cao hơn
  • Thông tin về token chưa rõ ràng, người dùng có thể định giá sai
  • Khả năng đặt lệnh giới hạn (thường chỉ cho phép đặt lệnh giới hạn)
  • Có thể xuất hiện lệch giá giữa các sàn giao dịch

Tổng kết

Sự xuất hiện của pre-market trading mang lại nhiều góc nhìn và trải nghiệm mới cho nhà đầu tư. Dù phương thức giao dịch này trong thị trường crypto còn mới nhưng lợi ích mang lại cho các bên tham gia là khá đáng kể.