SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

TGE là gì? Hiểu về Token Generation Event trong thị trường Crypto

Tìm hiểu về khái niệm Token Generation Event (TGE) trong thị trường crypto, tất tần tật về quy trình, lợi ích, rủi ro và cách thức huy động vốn hiệu quả thông qua TGE trong bài viết này.
trangtran.c98
Published Aug 10 2024
Updated Sep 04 2024
11 min read
tge là gì

TGE là gì?

Token Generation Event (TGE) là sự kiện mà một dự án blockchain tạo ra và phân phối các token cho nhà đầu tư và người dùng. Đây thường là bước đầu tiên và quan trọng trong việc khởi động một dự án blockchain, giúp dự án huy động vốn và tạo ra sự tham gia của cộng đồng.

Mục đích chính của một sự kiện TGE là:

  • Gây quỹ
  • Thu hút và phát triển cộng đồng
  • Khởi tạo hệ sinh thái xung quanh dự án.
tge là gì
Tìm hiểu về khái niệm TGE
advertising

Cách phân phối token thông qua sự kiện TGE

Một token được phân phối đến người dùng thông qua nhiều vòng gọi vốn và vòng bán token. Thông thường, dự án sẽ hoàn tất các vòng gọi vốn, sau đó mới tiến hành sự kiện phân phối token (TGE). Các vòng gọi vốn và bán token với đối tượng cụ thể có thể tham khảo dưới đây:

Vòng gọi vốn

Pre-Seed (Vòng trước hạt giống)

  • Nguồn vốn: Nhà đầu tư thiên thần, các dự án thân quen và có mối quan hệ.
  • Hình thức bán token: Private Sale

Seed (Vòng hạt giống)

  • Nguồn vốn: Nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu.
  • Hình thức bán token: Private Sale, Pre-Sale

Series A

  • Nguồn vốn: Quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư tổ chức.
  • Hình thức bán token: Pre-Sale, ICO

Series B

  • Nguồn Vốn: Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn, nhà đầu tư tổ chức.
  • Hình thức bán token: IEO

Series C và các vòng sau

  • Nguồn vốn: Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn, nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư nhỏ lẻ.
  • Hình thức bán token: IDO, STO
dữ liệu gọi vốn crypto
Dữ liệu các vòng gọi vốn trung bình của dự án. Số liệu: Crunchbase 2023

Các vòng bán token

Private Sale

  • Mục tiêu: Huy động vốn từ các nhà đầu tư chiến lược trước khi ra mắt công chúng.
  • Đặc điểm: Thường không công khai, chỉ dành cho một nhóm nhà đầu tư nhỏ.

Pre-Sale

  • Mục tiêu: Huy động vốn trước khi công bố công khai.
  • Đặc điểm: Thường có mức giá ưu đãi so với giá bán chính thức.

Public Sale

  • Mục tiêu: Huy động vốn trực tiếp từ công chúng.
  • Đặc điểm: Có mức giá cao hơn các vòng gọi vốn trước.

ICO (Initial Coin Offering)

  • Mục tiêu: Huy động vốn từ công chúng.
  • Đặc điểm: Bán token trực tiếp trên trang web của dự án hoặc nền tảng ICO.

IEO (Initial Exchange Offering)

  • Mục tiêu: Huy động vốn thông qua sàn giao dịch tập trung.
  • Đặc điểm: Sàn giao dịch quản lý việc bán token, giúp tăng tính tin cậy và tiếp cận đến lượng lớn người dùng của sàn.

IDO (Initial DEX Offering)

  • Mục tiêu: Huy động vốn thông qua sàn giao dịch phi tập trung.
  • Đặc điểm: Tăng tính minh bạch và phi tập trung, không cần sự quản lý của bên thứ ba.

STO (Security Token Offering)

  • Mục tiêu: Huy động vốn thông qua việc bán token chứng khoán.
  • Đặc điểm: Tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán, giúp tăng tính tin cậy và an toàn cho nhà đầu tư.

Ngoài các sàn giao dịch DEX và CEX, dự án cũng có thể tham gia bán token trên các nền tảng Launchpad trong thị trường Crypto.

Đọc thêm: Top 7 nền tảng Launchpad nổi bật năm 2024.

Quy trình TGE của dự án Crypto

Quy trình thực hiện TGE của một dự án bao gồm nhiều giai đoạn từ chuẩn bị, tiền TGE, thực hiện TGE cho đến sau TGE. Mỗi giai đoạn đều có các hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo việc huy động vốn và phát triển dự án thành công.

Giai đoạn chuẩn bị: Lập kế hoạch và phát triển

Giai đoạn chuẩn bị là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình thực hiện TGE.

  • Xác định mục tiêu: Dự án cần xác định rõ mục tiêu của TGE, bao gồm số vốn cần huy động, số lượng token sẽ phát hành và phân phối.
  • Whitepaper: Một whitepaper chi tiết sẽ mô tả dự án, công nghệ, lộ trình phát triển và cách thức phân phối token. Đây là tài liệu quan trọng để thu hút nhà đầu tư.
  • Thiết kế token: Quyết định về tiêu chuẩn kỹ thuật của token (ví dụ: ERC-20 trên Ethereum) và các tính năng cụ thể như tổng cung, cơ chế phân phối và khả năng sử dụng.
  • Đội ngũ phát triển cần triển khai một hợp đồng thông minh trên nền tảng blockchain để xử lý việc tạo và phân phối token. Hợp đồng thông minh này đảm bảo rằng các token được phân phối một cách minh bạch và an toàn.

Giai đoạn tiền TGE (1-3 Tháng Trước TGE)

Trong giai đoạn tiền TGE, dự án cần tập trung vào việc xây dựng cộng đồng và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

  • Tổ chức các sự kiện AMA, tham gia các sự kiện của ngành, hội thảo… để giới thiệu dự án.
  • Thực hiện chiến dịch marketing và PR, xuất hiện trên các phương tiện truyền thông…

Ngoài ra, dự án cũng nên tổ chức các đợt bán token sớm (pre-sale) cho các nhà đầu tư chiến lược và các quỹ đầu tư lớn với giá ưu đãi để huy động một phần vốn trước khi TGE chính thức diễn ra.

Hầu hết dự án thực hiện các vòng bán token đều đã xác định chi tiết về thông tin tokenomics, bao gồm thời điểm TGE và lịch trả token.

Giai đoạn thực hiện TGE (0-1 Tháng Trước TGE)

Khi chuẩn bị cho sự kiện TGE, dự án cần thông báo chính thức về ngày giờ cụ thể và chi tiết về TGE. Thông báo này nên được đăng trên trang web, mạng xã hội và gửi email cho những người quan tâm.

Trong ngày diễn ra TGE, dự án cần hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình trả token. Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật cần được thiết lập để giải quyết kịp thời các vấn đề kỹ thuật và đảm bảo hệ thống trả token hoạt động ổn định.

tge eigen layer
Thông tin về thời điểm TGE của EigenLayer

Giai đoạn sau TGE

Sau khi TGE kết thúc, dự án tiếp tục phân phối token cho nhà đầu tư theo lịch trả token trong whitepaper. Dự án cần hoàn thành việc chuyển token vào ví của nhà đầu tư theo tỷ lệ đã cam kết.

Dự án cũng có thể đàm phán và thỏa thuận với các sàn giao dịch để niêm yết token, giúp người dùng có thể mua bán và giao dịch token một cách thuận tiện. Việc này cũng có thể hoàn thành ở các giai đoạn trước, miễn sao phù hợp với hoạt động và hiệu quả marketing.

Cuối cùng, việc tiếp tục phát triển dự án theo các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra trong whitepaper là rất quan trọng.

Đọc thêm: White paper là gì? Tầm quan trọng của White Paper trong crypto.

Các trường hợp ảnh hưởng đến TGE trong thị trường Crypto

Liệu có trường hợp sự kiện TGE bị ảnh hưởng trong thị trường crypto không? Chắc chắn là có! Những sự kiện hoãn hoặc dời TGE thường xuất phát từ các lý do như vấn đề pháp lý, kỹ thuật, hoặc quản lý nội bộ.

Tezos (XTZ)

TGE của Tezos diễn ra vào tháng 7 năm 2017 và đã huy động được khoảng 232 triệu USD, trở thành một trong những ICO lớn nhất thời điểm đó. Tuy nhiên, sau TGE, dự án gặp phải nhiều vấn đề nội bộ và pháp lý, dẫn đến sự chậm trễ trong việc ra mắt nền tảng và mất lòng tin từ nhà đầu tư.

Cụ thể, sau TGE, Tezos bị vướng vào các tranh chấp nội bộ giữa những người sáng lập và quỹ Tezos Foundation được thành lập để quản lý số tiền huy động. Các xung đột này dẫn đến sự chậm trễ đáng kể trong tiến độ dự án và trì hoãn việc phân phối token cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, Tezos cũng phải đối mặt với nhiều vụ kiện tập thể từ các nhà đầu tư cáo buộc gian lận chứng khoán, làm tăng thêm các rào cản pháp lý và quản trị cho dự án.

Parity Wallet

Mặc dù không có TGE riêng, Parity Wallet đã đóng vai trò quan trọng trong nhiều dự án blockchain và ICO. Tuy nhiên, vào năm 2017, Parity Wallet đã gặp phải một vấn đề bảo mật nghiêm trọng:

  • Tháng 7/2017: Một lỗ hổng trong hợp đồng thông minh của Parity Wallet đã bị khai thác, dẫn đến việc bị đánh cắp khoảng 150,000 Ether (ETH).
  • Tháng 11/2017: Một lỗi khác trong hợp đồng thông minh của Parity Wallet đã dẫn đến việc đóng băng khoảng 513,774.16 ETH, trị giá khoảng 150 triệu USD vào thời điểm đó. Lỗi này ảnh hưởng đến nhiều dự án ICO sử dụng ví đa chữ ký của Parity.

Vụ đóng băng ETH này đã gây ra tổn thất lớn cho nhiều dự án và nhà đầu tư. Các dự án ICO sử dụng Parity Wallet đã bị ảnh hưởng nặng nề, mất quyền truy cập vào số vốn lớn.

Telegram Open Network (TON)

Telegram, ứng dụng nhắn tin nổi tiếng, dự định ra mắt nền tảng blockchain của riêng mình là TON và tổ chức TGE cho token Gram (GRM).

Tuy nhiên, vào tháng 10/2019, SEC đã đệ đơn kiện Telegram, cáo buộc rằng công ty này đã tiến hành một đợt chào bán chứng khoán không đăng ký khi huy động 1.7 tỷ USD từ các nhà đầu tư thông qua việc bán token Gram.

Trước áp lực từ SEC, Telegram đã quyết định hoãn việc ra mắt TON và TGE của token Gram. Công ty cho biết họ cần thêm thời gian để giải quyết các vấn đề pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định của SEC.

sec cáo buộc telegram
Thông cáo của SEC cáo buộc Telegram

Trong quá trình tố tụng, SEC đã thành công trong việc ngăn chặn Telegram phân phối token Gram cho các nhà đầu tư. Thẩm phán liên bang đã ra lệnh cấm Telegram phân phối token Gram cho các nhà đầu tư ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu.

Trước các áp lực pháp lý, Telegram đã quyết định hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư. Vào tháng 5 năm 2020, Pavel Durov, nhà sáng lập Telegram, thông báo rằng công ty sẽ hoàn trả tới 72% số tiền đầu tư cho những người đã tham gia vào ICO của Telegram. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng được đề nghị lựa chọn việc nhận lại tiền hoặc chuyển đổi sang hình thức nợ với lợi suất 110% trong vòng một năm.