SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Liquidity Provider (LP) là gì? Những lợi ích và rủi ro của LP

Liquidity Provider đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì thanh khoản và hỗ trợ giao dịch trên các nền tảng DeFi, đặc biệt là các AMM DEX. Vậy Liquidity Provider là gì? Các rủi ro mà LP phải đối mặt khi cung cấp thanh khoản là gì?
Avatar
trangtran.c98
Published Jul 16 2024
Updated Jul 16 2024
7 min read
liquidity provider

Liquidity Provider là gì?

Liquidity Provider (LP) là nhà đầu tư cung cấp tài sản tiền điện tử vào các pool thanh khoản, chủ yếu trên các sàn DEX. LP kiếm được phần thưởng từ phí giao dịch mà các người dùng trả cho mỗi giao dịch trong pool. Một số DEX còn thưởng thêm token quản trị, giúp LP có thêm lợi nhuận.

advertising

Vai trò và cách hoạt động của Liquidity Provider

Vai trò của LP

Tăng tính thanh khoản: LP cung cấp tài sản vào các liquidity pool để đảm bảo người dùng có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng và giảm thiểu sự trượt giá.

Kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch: Đổi lại việc cung cấp thanh khoản, LP nhận được một phần phí giao dịch từ các giao dịch diễn ra trong pool thanh khoản mà họ đóng góp. Điều này tạo động lực cho LP cung cấp tài sản của họ.

Giảm biến động giá: LP giúp duy trì mức giá ổn định của tài sản bằng cách cung cấp đủ thanh khoản để hấp thụ các lệnh mua và bán lớn mà không gây ra biến động giá đáng kể.

Cách hoạt động của LP

LP gửi cặp tài sản (ví dụ: ETH/DAI, BTC/USDT) vào liquidity pool trên các nền tảng DEX như Uniswap, SushiSwap hoặc PancakeSwap. Đổi lại, họ nhận được token thanh khoản (LP token) đại diện cho phần sở hữu của họ trong pool.

Khi người dùng muốn thực hiện giao dịch (mua hoặc bán tài sản) trên sàn DEX, họ tương tác với pool thanh khoản này. Khi các giao dịch xảy ra, LP kiếm được phí giao dịch, tỷ lệ với lượng thanh khoản họ đã cung cấp.

Uniswap là một trong những DEX phổ biến nhất, cho phép người dùng cung cấp thanh khoản và kiếm phí giao dịch. Khi LP cung cấp thanh khoản cho Uniswap, họ gửi cặp tài sản vào pool và nhận lại LP token. Các giao dịch trên Uniswap được thực hiện dựa trên công thức AMM, giúp xác định giá giao dịch dựa trên tài sản trong pool.

mô hình hoạt động của uniswap
Mô hình hoạt động của Uniswap với sự tham gia của LP. Ảnh: Courtesy of Uniswap

LP token được dùng để làm gì?

LP token đại diện cho phần sở hữu của các LP trong pool thanh khoản và có nhiều công dụng quan trọng:

  • Nhận phí giao dịch: LP có thể kiếm được phần trăm phí giao dịch từ các giao dịch diễn ra trong pool thanh khoản.
  • Rút lại tài sản: LP có thể sử dụng LP token để rút lại tài sản mà họ đã cung cấp cho pool thanh khoản.
  • Tham gia quản trị: Trên một số DEX, LP token cũng có thể được sử dụng để tham gia vào các quyết định quản trị của nền tảng.
  • Stake để nhận thêm phần thưởng: LP có thể stake LP token để nhận thêm phần thưởng từ các chương trình khai thác thanh khoản (liquidity mining).
  • Yield farming: LP có thể sử dụng LP token để tái đầu tư vào các pool thanh khoản khác trên các yield farming protocol, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Tham khảo: Tìm hiểu về thuật ngữ Yield Farming.

Lợi ích và rủi ro của Liquidity Provider

Lợi ích

Kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch: LP có thể kiếm được lợi nhuận từ các phí giao dịch được tạo ra trong pool.

Tham gia vào hệ sinh thái DeFi: LP đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động và thanh khoản của các nền tảng DeFi. Thậm chí, trong một số trường hợp khi LP cung cấp thanh khoản trên các sàn DEX cũng sẽ được nhận airdrop từ dự án đối tác của sàn này.

Việc cung cấp thanh khoản cũng thường được các dự án trong hệ sinh thái xem xét để tính vào tiêu chí phân phối airdrop và phân bổ số lượng token tương ứng.

Rủi ro

Rủi ro tạm thời (Impermanent Loss)

Đây là rủi ro chính mà các LP phải đối mặt. Khi giá của các tài sản trong pool thay đổi so với lúc chúng được gửi vào pool, LP có thể mất một phần giá trị tài sản so với việc chỉ nắm giữ tài sản đó mà không cung cấp vào pool.

Nếu một LP cung cấp 1 ETH và 10000 DAI vào pool khi giá của 1 ETH là 10000 DAI và sau đó giá ETH tăng lên 20000 DAI. Lúc này, LP sẽ có ít ETH hơn và nhiều DAI hơn so với ban đầu nếu họ rút tài sản khỏi pool tại thời điểm đó. So với việc giữ nguyên 1 ETH và 10000 DAI từ đầu, LP có thể mất một phần giá trị tài sản.

Hình dưới đây thể hiện số liệu của nhà cung cấp thanh khoản pool JUP-SOL, phí giao dịch thu được khoảng 56 USD. Tuy nhiên so với số tiền ban đầu LQ cung cấp thanh khoản, pool hiện lỗ khoảng 360 USD.

Xem thêm: Cách giảm thiểu tổn thất tạm thời trong Crypto.

lp cung cấp thanh khoản
LP cung cấp thanh khoản sẽ nhận được lợi nhuận từ phí giao dịch

Rủi ro hợp đồng thông minh

Rủi ro hợp đồng thông minh liên quan đến các lỗi hoặc lỗ hổng trong mã của các hợp đồng thông minh điều hành các liquidity pool. Nếu có lỗ hổng hoặc lỗi bảo mật, tài sản của LP có thể bị mất hoặc bị đánh cắp.

Một trong những lỗ hổng đáng chú ý nhất của bZx liên quan đến lỗi trong mã hợp đồng thông minh của họ, cụ thể là trong cách xử lý iTokens tháng 9/2020.

Lỗi này cho phép kẻ tấn công tạo ra và chuyển iToken đến chính mình, dẫn đến việc nhân đôi số lượng token một cách bất hợp pháp. Kẻ tấn công sau đó đã rút các token này để nhận tài sản thế chấp, gây ra thiệt hại khoảng 8 triệu USD. Thất thoát liên quan đến các tài sản sau:

  • 219,199.66 LINK
  • 4,502.70 ETH
  • 1,756,351.27 USDT
  • 1,412,048.48 USDC
  • 667,988.62 DAI

Rủi ro về tính thanh khoản của thị trường

Rủi ro về tính thanh khoản của thị trường xảy ra khi có sự biến động mạnh hoặc không có đủ giao dịch để duy trì giá trị của tài sản trong pool. Nếu một tài sản trong pool trở nên kém thanh khoản hoặc có sự biến động mạnh, LPs có thể gặp khó khăn trong việc rút tài sản của mình với giá trị mong muốn.

Ví dụ: Trong trường hợp thị trường giảm mạnh và đột ngột, các LP có thể không rút được tài sản của mình hoặc phải chấp nhận rút với mức lỗ cao.

Rủi ro về thanh khoản tổng thể

Rủi ro về thanh khoản tổng thể xảy ra khi có quá nhiều LP rút tài sản cùng một lúc, dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản trong pool. Điều này có thể làm giảm khả năng thực hiện giao dịch và gây ra biến động giá.

Ví dụ: Nếu một số lượng lớn LP rút tài sản của mình trong một khoảng thời gian ngắn, pool có thể cạn kiệt thanh khoản, làm giảm khả năng thực hiện giao dịch của các trader khác.

Đọc thêm: Những rủi ro cần biết khi muốn trở thành LP của các AMM.