Low Cap Coin là gì? 5 bước đầu tư Coin Low Cap cho người mới
Low Cap Coin là gì?
Low Cap Coin là những đồng coin có giá trị vốn hoá dưới 50 triệu USD. Thông thường, các đồng Low Cap Coin này sẽ có mức giá tương đối rẻ, khối lượng giao dịch trong 24 giờ thấp và tính thanh khoản trong ngày thấp.
Đặc điểm của Low Cap Coin
Ưu điểm
- Phù hợp cho những người dùng hướng đến giao dịch theo chiến lược lướt sóng (Scalping), sinh lời nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn.
- Có vốn hoá thấp, khi được thị trường chú ý và dòng tiền tìm tới sẽ có mức lợi nhuận "khủng và nhanh".
- Có tiềm năng trở thành các đồng Mid Cap Coin và mang lại lợi nhuận to lớn cho người dùng sớm.
- Thích hợp cho các nhà đầu tư có vốn bé.
Nhược điểm
- High risk High return. Đi kèm với lợi nhuận khủng thì các đồng Low Cap Coin luôn tồn tại các rủi ro cũng cao không kém. Khoản đầu tư của người dùng có thể bốc hơi trong "một sớm một chiều" nếu như anh em chọn trúng dự án scam.
- Thông thường, giá của các đồng Low Cap Coin khá nhỏ, anh em có thể mua số lượng lớn. Tuy nhiên, vì thanh khoản còn khá nhỏ nên anh em có thể chịu các khoản trượt giá lớn.
- Giá đồng coin có thể không ổn định và anh em sẽ phải theo dõi sát sao.
Sự khác biệt giữa Low Cap Coin, Mid Cap Coin & Top Coin
Mid Cap Coin là gì?
Mid Cap Coin là những đồng coin có vốn hóa thị trường từ 100 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Mid Cap Coin được người dùng khá quan tâm nhờ sự tăng trưởng đồng đều với Coin Top của hệ sinh thái.
Các Mid Cap Coin cũng có mức giá vừa phải và khả năng tăng trưởng vượt bậc, các yếu tố này khiến cho lợi nhuận thu được của người dùng cũng khá cao với mức độ rủi ro từ thấp đến trung bình.
Top Coin là gì?
Top Coin là những đồng tiền điện tử có vốn hóa thị trường từ 1 tỷ USD trở lên và có thanh khoản vô cùng tốt. Top Coin có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh mẽ và là những coin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn thị trường. Sự biến động của các Top Coin cũng tạo nên những sự thay đổi trong vốn hoá thị trường nói chung và tâm lí giao dịch của người dùng nói riêng.
Các Top Coin được đánh giá là tương đối an toàn vì tính ứng dụng vào sự phát triển của từng hệ sinh thái. Tuy nhiên, độ biến động giá thường không mang lại nguồn lợi nhuận nhanh và trở thành các khoản lớn cho các nhà đầu tư có nguồn vốn bé.
Ví dụ: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB), Solana (SOL),...
Bước 1: Lên chiến thuật đầu tư Low Cap Coin - Vốn chồng lãi
Ví dụ: Bé Sơn có 5,000 USDT. Sơn chọn lọc và tìm ra 5 dự án Low Cap để đầu tư với số vốn được chia đều. Sau 6 tháng:
- Dự án 1: 0 USDT
- Dự án 2: 0 USDT
- Dự án 3: 20,000 USDT (x20 lần)
- Dự án 4: 10,000 USDT (x10 lần)
- Dự án 5: 0
⇒ Sau 6 tháng, Sơn có 30,000 USDT (x5 lần vốn ban đầu).
Sơn tiếp tục mang số tiền này đi đầu tư với 5 dự án Low Cap khác và tiếp tục phân bổ vốn để thu được lợi nhuận. Tiếp tục quá trình này, anh em sẽ nhận thấy được sự tăng trưởng về vốn của mình theo thời gian. Đối với thị trường crypto, việc một dự án x5, x10, x20,... thậm chí x100 x200 lần là khá phổ biến, nên phương pháp này hoàn toàn khả thi.
Vậy, từ ví dụ trên, anh em có thể thấy việc chọn lựa dự án Low Cap và nắm giữ các đồng coin trong dài hạn là một trong những yếu tố quan trọng để anh em có thể kiếm được lợi nhuận.
Đây là một chiến thuật khá đơn giản, tuy nhiên việc tìm ra các dự án tiềm năng và tâm lý lì đòn với thị trường không phải ai cũng có. Anh em thường khá nóng vội, hoặc bị ảnh hưởng bởi đám đông hay thậm chí sẽ "chốt đáy", liên tục nhảy qua các dự án khác theo cộng đồng và dẫn đến tình trạng thua lỗ, "bay sạch" tài khoản.
Bước 2: Tìm gem trước bất kỳ ai
Để tìm kiếm các dự án tiềm năng, twitter là một nền tảng khá phổ biến cho người dùng có thể "đào bới". Để biết cách tìm kiếm các dự án tiềm năng trên Twitter, anh em tham khảo thêm: Cách sử dụng Twitter để tìm Hidden Gem
Tuy nhiên, nếu như lượng thông tin về dự án đã tràn lan trên Twitter, lượng người theo dõi dự án khá lớn, vậy thì lúc này bạn đã chậm rồi. Và câu nói, "trâu chậm uống nước đục" có lẽ sẽ chẳng bao giờ sai trong thị trường Crypto khắc nghiệt này, khi chỉ giây trước giây sau là bạn đã có thể x5, x10,.... tài khoản.
Vậy làm thế nào để trở thành nhà đầu tư "cực sớm" của dự án?
Phương pháp 1: Lần theo dấu vết các tweet
Với phương pháp này, cụ thể là anh sẽ tìm các tweet liên quan đến dự án từ những người dùng đã tìm hiểu trước. Anh em cùng mình phần tích ví dụ sau:
Thời điểm $QUARTZ bắt đầu thu hút sự chú ý của nhà đầu từ là vào ngày 15/12/2021. Nhiệm vụ của anh em bây giờ sẽ là tìm kiếm những người dùng đã có tweet về $QUARTZ trước đó và sẽ tiếp tục quan sát động thái từ những người dùng này. Làm thế nào để tìm kiếm những tweet liên quan đến $QUARTZ?
Anh em sử dụng thanh tìm kiếm của Twitter và sử dụng chức năng "Advanced Search". Tiếp theo, anh em điền thông tin cần tìm vào các mục "These hashtags" và thời gian mong muốn.
Sau đó anh em sẽ có một lượng thông tin khá đầy đủ về tất cả người dùng đã tìm hiểu và tweet về $QUARTZ trước đó. Nhiệm vụ của anh em lúc này sẽ là "Add ... from Lists" để tiếp tục theo dõi và tìm hiểu về dự án.
Bằng phương pháp này, anh em có thể liên tục cập nhật những thông tin nhanh nhất, những đánh giá khách quan nhất từ người dùng để có thể theo dõi tất cả các động thái từ dự án.
Bên cạnh đó, anh em cũng có thể chú ý đến những người dùng cũng đang đi tìm kiếm dự án giống như anh em thông qua những điểm chung trong những lĩnh vực, các mảnh ghép dự án mà anh em quan tâm, từ đó tìm kiếm được các "alpha seeker" (những người tiên phong tìm kiếm cơ hội) và lần theo dấu chân họ.
Phương pháp 2: Kiểm tra ví trên block explorer
Để kiểm tra số lượng ví nắm giữ coin/token, anh em có thể tra Block Explorer của dự án đó bằng cách sử dụng CoinmarketCap. Tìm kiếm coin/token cần kiểm tra, sau đó click vào Etherscan address/BSC/Solana/,...
Anh em cần kiểm tra để biết được:
- Số lượng hodler của dự án.
- Thời gian nắm giữ của các ví "whale".
- Phân bổ token trong các ví lớn đã được xả hay chưa?
- Người dùng nắm giữ trong khoảng thời gian nào nhiều nhất, từ đó liên kết với nguồn thông tin trên twitter và đánh giá xem dự án đã thu hút được sự chú ý của người dùng chưa.
- Khối lượng giao dịch của các ví.
- Liệu có sự "làm giá" nào ở đây không?
Vậy, tại sao lại cần kiểm tra lượng token đã phân bổ ra thị trường, hay những ví chính nắm giữ token, những thông tin liên quan đến token ở một mức độ sát sao như thế?
Đối với những dự án low cap thì các rủi ro người dùng có thể gánh chịu cũng sẽ tương đối cao. Những thông tin liên quan đến token sẽ là nguồn thông tin căn bản để anh em có thể tìm hiểu và đánh giá về tiềm năng, có cơ sở để so sánh với các dự án tương đồng khác.
Trên đây là một số gợi ý để theo dõi thông tin liên quan đến token để anh em có thể biết được độ uy tín và hiểu về dự án.
Phương pháp 3: Đừng bỏ lỡ bất cứ tweet nào trên Twitter
Như ông bà ta đã nói, "không có lửa làm sao có khói", thị trường crypto là một minh chứng sống cho câu nói này. Mỗi tweet mà người dùng đề cập đến dự án sẽ là một sự gợi ý cho các anh em tham gia trong thị trường.
Nếu như ngày càng có nhiều tweet đề cập đến các tính năng hay sản phẩm của dự án thì anh em sẽ phần nào biết rằng: "Đây chính là con mồi".
Dù cho anh em sẽ phải kiểm tra đến hàng trăm hay hàng ngàn dự án thì việc chọn lọc kỹ càng sẽ đem lại những tác động tích cực đến cho chính tài khoản của anh em. Việc bỏ thời gian ra để phân tích và tìm hiểu là trách nhiệm và nghĩa vụ với chính đồng tiền mà anh em sử dụng.
Phương pháp 4: Chia sẻ & Kết nối
Không phải ngẫu nhiên mà nguồn thông tin anh em được đọc miễn phí mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội cứ liên tục mang lại những tác động trong tâm trí và hành vi của anh em.
Việc anh em chia sẻ thông tin lên mạng xã hội phần nào sẽ đóng góp vào kho tàng các tweet liên quan đến dự án. Từ đó, những người dùng sau khi tìm hiểu sẽ có một mức độ hiểu biết nhanh hơn và khi càng nhiều người dùng biết đến và tìm hiểu thì dự án sẽ có một mức độ tương tác nhất định, tốc độ phát triển cũng sẽ nhanh và mở rộng hơn.
Sau một khoảng thời gian anh em lặp lại quy trình này một cách liên tục, anh em sẽ kết nối được một cộng đồng các "alpha seeker", mở rộng vòng kết nối và các cơ hội đầu tư cũng sẽ trở nên dần "ổn áp" hơn.
Bên cạnh đó, anh em cũng nên tương tác với founder của các dự án, những builder thực sự để có thể hiểu về họ và hiểu về sản phẩm mà họ đang xây dựng. Mặc dù thời gian ở trong thị trường của mình chưa lâu, nhưng từ lúc bắt đầu tìm hiểu và kết nối với các founder, các builder của dự án, họ đều có một thái độ chào đón anh em, nên anh em đừng ngần ngại để kết nối với họ nhé!
Dù cho ở bất cứ thị trường nào thì mình nghĩ đây cũng là một tip khá hay để anh em có thể ít nhất là "sống sót" trong thị trường, rồi dần dần mới có thể nghĩ đến việc "kiếm lợi nhuận", "kiếm nhiều và thật nhiều lợi nhuận".
Phương pháp 5: Theo dấu dòng tiền
Đây có lẽ là phương pháp khá phổ biến, không chỉ áp dụng cho dòng Low Cap Coin nói riêng mà cho toàn bộ các coin/token trong thị trường nói chung. Anh em cần phải theo dõi động thái của các ông lớn trong thị trường, từng đường đi nước bước, mỗi VC (Venture Capital)sẽ có một khẩu vị đầu tư riêng, khi đã tìm hiểu đủ nhiều và sâu về các VC, anh em có thể tự thẩm được những mảnh ghép nào, những dự án như thế nào sẽ có được tiềm năng phát triển lớn.
Bên cạnh đó, anh em cũng nên chú ý các hệ sinh thái với các Incentive Program hay các quỹ hỗ trợ phát triển DeFi, những thương vụ gọi vốn của toàn hệ trong khoảng thời gian gần nhất,... để có cái nhìn tổng quan nhất về dòng tiền của các hệ.
Từ đó, anh em sẽ nắm được hệ nào đang được các "cá mập" để ý, các VC đang manh nha đổ tiền,... để bắt đầu nghiên cứu những mảnh ghép còn thiếu xót, theo dõi và tìm kiếm những cơ hội đầu tư.
Bước 3: Nghiên cứu “đào sâu" vào dự án Low Cap
Để "đào sâu" "vào một dự án low cap, anh em cần tìm hiểu 5 yếu tố chính sau:
Innovation/Unique Selling Point (Tính mới/ Điểm khác biệt)
Unique Selling Point (USP) là một cụm từ khá phổ biến trong lĩnh vực Marketing, đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để phân biệt một sản phẩm hay một loại hình dịch vụ của bất cứ doanh nghiệp/dự án/ cá thể/,... nào với đối thủ cạnh tranh. USP sẽ cung cấp cho chủ dự án một lợi thế đi đầu để chiếm lĩnh một vị thế nhất định trong thị trường.
Không chỉ đối với thị trường truyền thống, USP cũng là một yếu tố rất quan trọng trong thị trường crypto. Giữa vô vàn các hệ sinh thái và hàng ngàn các dự án ra mắt mỗi ngày, thì tại sao anh em lại chọn dự án A,B,C,... này để đầu tư?
- Điều gì tạo nên sự khác biệt?
- Sự cải tiến các thành phần trong sản phẩm có được liên tục cập nhật hay không?
Một vài ví dụ cho anh em có cái nhìn trực quan hơn:
- $QRDO: Dự án duy nhất ra mắt tính năng MPC phi tập trung.
- $KDA: Dự án POW duy nhất giải quyết được các vấn đề nhức nhối của blockchain: Nlockchain Trilemma.
- $QTZ: Dự án duy nhất có mức "yield redirection" khủng nhất hiện tại.
Vậy, dưới đây là một vài ví dụ về việc hiểu nhầm về USP:
- Một dự án staking mới có mức APY cao hơn các dự án trước đó → Hậu quả của việc APY cao không kiểm soát được sẽ dẫn đến việc thanh khoản xả lên nhau, người chơi đầu có lợi thế và vị thế hơn người sau.
- Một game có 100,000 người chơi so với game có 25,000 người chơi → Số lượng người chơi không hẳn là yếu tố quyết định sự sống còn của dự án.
- App thanh toán với phí giao dịch 0.3% thay vì 0.6% như các app khác trong cùng hệ sinh thái → Tùy thuộc vào tính năng cung cấp và chiến lược phân bổ phí giao dịch của dự án.
Tuy nhiên, việc tìm ra điểm đặc biệt của dự án là một yếu tố cần thiết nhưng liệu tính năng này có giải quyết được vấn đề thực tiễn hay không mới là yếu tố thực sự quyết định. Anh em đừng chỉ quá chăm chú vào lý thuyết mà quên đi "sự thực hành" của dự án.
Tokenomics
Đây là một yếu tố cực kì quan trọng của dự án, tuy nhiên, nhiều anh em thường chưa hiểu rõ về tokenomics và dễ dàng bỏ qua. Tokenomics là nền tảng để hiểu về cung và cầu của một dự án, tương tự như cổ phần của một công ty.
1. Token Allocation:
- Dự án sẽ phân bổ token đến các người dùng khác nhau trong từng khoảng thời gian nhất định với các mức độ phân bổ đã được định sẵn.
- Phần trăm phân bổ cho mỗi thành phần sẽ không cố định, tùy thuộc vào sự phân bổ của dự án.
- Càng nhiều nhà đầu tư, VC tham gia vào các vòng bán seed/private thì áp lực bán sau mỗi lần trả token càng lớn.
- Số lượng token reward cũng là một yếu tố khá quan trọng vì sẽ làm gia tăng lạm phát hay có những tác động tiêu cực về giá khi token trả thưởng được mint ra
Một số thành phần thường có trong một danh sách phân bổ token (Token Allocation) của dự án bao gồm:
- Team - Token cho các thành viên của dự án.
- Seed/VC - Nhà đầu tư đã được mua ở mức giá có chiết khấu với số lượng lớn token.
- Private sale - giới hạn số lượng nhà đầu tư với mức vốn nhỏ hơn các VC.
- Public sale - cho tất cả mọi người.
- Foundation/marketing - chi phí quản trị dự án.
- Liquidity pool - thanh khoản trên các DEX.
- Staking-mining reward - reward cho người dùng tham gia vào các hoạt động nền tảng như staking, farming,...
2. Token Vesting:
- Là thời điểm vesting token ảnh hưởng trực tiếp đến giá. Thời gian vesting càng lâu, số lượng trả mỗi lần sẽ càng nhỏ, tác động giá sẽ càng thấp.
- Một hình thức vesting khá phổ biến là linear vesting, trả dần qua các mốc trong một khoảng thời gian cố định với lượng token như nhau.
3. VC/Seed price: Để hiểu rõ thêm về VC/Seed price, anh em tham khảo ví dụ sau:
- Ventures Capital được mua 30% trong vòng seed của token A với mức giá $0.1.
- Sau 2 năm, khi chỉ còn 1 tuần nữa là đến thời gian dự án trả token thì giá token A đang ở mức $5.
- Nếu Ventures Capital đầu tư $20,000, thì họ đang nắm giữ tầm $1,000,000. Lúc này VC sẽ có thể tiếp tục hodl token A và bán một phần token để thu hồi vốn. Việc này sẽ chỉ ảnh hưởng đến giá token ở một mức độ nhỏ nhất định.
- Tuy nhiên, nếu sau 2 năm, giá token A ở mức $0.25. Vậy, VC lúc này chỉ đang hưởng một phần lợi nhuận khá thấp. Nếu vốn đầu tư bỏ ra so với phần lợi nhuận thu lại không xứng đáng, VC chắc chắn sẽ bán token A sau khi được trả.
⇒ Anh em cần lưu ý:
- Kiểm tra xem giá mà các nhà đầu tư được mua và giá hiện tại của token có mức độ chênh lệch như thế nào: anh em có thể tham khảo mục token allocation trong các bài viết Token explaination của Coin98.
- Kiểm tra thời gian unlock và thời gian trả token: anh em có thể tham khảo mục token release trong các bài viết Token explaination của Coin98.
⇒ Đây là 2 yếu tố khá quan trọng để anh em thấy được các nhân tố tác động trực tiếp đến giá, áp lực bán của token.
4. Token Utility:
- Thông tin này cho biết các token hodler sẽ sử dụng token như thế nào để gia tăng lợi nhuận ở mức cao nhất, người dùng sẽ nhận được reward/incentive như thế nào.
- Nếu một dự án có sản phẩm nổi bật với các tính mới trong công nghệ, tuy nhiên lại không mang lại nhiều lợi nhuận cho người dùng thì đây cũng chưa hẳn là một dự án sẽ thu hút người dùng.
- Thông thường, anh em sẽ thấy đa số các dự án sẽ cho hodler quyền bỏ phiếu hay còn gọi là quyền quản trị dự án thông qua việc voting vào các proposal. Tuy nhiên, nếu không phải dự án làm về DAO thì quyền quản trị không phải là một yếu tố sinh lợi nhuận mà người dùng cần chú ý đến.
⇒ Utility của token nếu như thực sự "ổn áp" sẽ tạo ra áp lực mua và ảnh hưởng trực tiếp đến giá token.
Một số utility thường gặp:
- Staking/Boosted APY.
- Discount (ví dụ: phí giao dịch).
- Validation: anh em cần nắm giữ ...% token (theo quy định) để có thể trở thành validator của mạng lưới và nhận reward.
5. Wallet distribution: anh em có thể tham khảo mức độ nắm giữ token của những ví lớn trên block explorer. Đây cũng được xem là một yếu tố tạo ra áp lực mua cho người dùng.
Team
Ai là đội ngũ đứng sau dự án? Thông tin về đội ngũ có được công khai hay không? Những người nằm trong đội ngũ này có đến từ các doanh nghiệp lớn? Có kinh nghiệm gì trong mảng mà họ phụ trách?
Thông tin về đội ngũ dự án là một loại thông tin cực kì quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng cho người dùng, đảm bảo tính minh bạch để tránh các hậu quả có thể xảy ra.
Một kênh thông tin mà các builder thường hay sử dụng sẽ là Linked-in, cho phép người dùng đọc và tham khảo về những kinh nghiệm và profile của đội ngũ. Bên cạnh đó, cách mà đội ngũ này xây dựng kênh Twitter/Linked-in,... của chính họ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cái nhìn của người dùng. Đội ngũ có thực sự đang phát triển dự án để mang lại một lợi ích gì đó cho cộng đồng hay không.
Ngoài ra, anh em cũng nên tiếp xúc trực tiếp với họ thông qua Twitter/ Discord/ Telegram,... các nền tảng mạng xã hội để giao tiếp và trao đổi về dự án. Sự nhiệt tình hỗ trợ hay sự minh bạch trong thông tin sẽ làm gia tăng nên độ tin tưởng của người dùng.
Những mảnh ghép chính
4 câu chuyện của thị trường crypto nổi bật trong năm 2021 được kể đến như:
- DeFi Summer.
- NFT Season.
- Gaming & Metaverse.
- Các giải pháp liên quan đến Layer 1.
Khi cả thị trường đang chăm chăm tìm kiếm và đổ dồn vào những mảnh ghép này thì dòng tiền chắc chắn sẽ nằm ở đây. Nhiệm vụ của anh em lúc này sẽ là làm thế nào để tìm ra những dự án trong các gạch đầu dòng trên.
Catalysts (Chất xúc tác) & Marketing
Một số yếu tố xúc tác để anh em xem xét như:
- Thời điểm dự án ra mắt sản phẩm/ thời gian mainnet.
- Niêm yết token lên các sàn CEX.
- Hợp tác với các dự án khác.
⇒ Nếu trong một khoảng thời gian dài mà dự án không có bất cứ thông báo gì về việc hoạt động hay có các update về sản phẩm thì chắc chắn sẽ chẳng có "phượng hoàng hồi sinh" nào ở đây.
Bên cạnh đó, Marketing thường được người dùng dễ dàng bỏ qua trong khi nó là những cái đang hiện hữu rõ rệt trên một số nền tảng như:
- Twitter.
- Telegram.
- Medium.
Bước 4: Biết cách xuống tiền như thế nào là hợp lý
Thị trường luôn có những pha "quay xe" không thể lường trước được và coin cũng như thế. Chúng ta cần hiểu rằng, coin có lên giá thì có xuống giá, có đạt đỉnh ATH thì cũng phải đạt ATL. Vậy nên, việc "đu đỉnh" hay "chốt đáy" phụ thuộc vào tâm lý và bản lĩnh nhà đầu tư. Hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể tìm ra thời điểm hợp lý để xuống tiền.
Anh em cùng xem ví dụ sau:
Giả sử dự án 1:
Trong trường hợp thị trường đang theo chiều hướng xấu, một số tin tức có ảnh hưởng tiêu cực xung quanh dự án, tâm lý nhà đầu tư lúc này sẽ "Bán".
Và chắc chắn rằng giá token sẽ rớt thêm khoảng 10 - 20% và tiếp tục đi ngang trong một khoảng thời gian dài. Tại thời điểm này, giá token không thể giảm thêm tầm 80 - 90% được nữa.
⇒ Tại đây, chiến thuật chúng ta sử dụng sẽ dựa trên "khả năng asymmetric betting" (đặt cược bất cân xứng), nghĩa là anh em sẽ đầu tư khi thị trường đã vào xu hướng giảm (giảm trong kiểm soát) và đánh cược vào khả năng thị trường đi vào xu hướng tăng (thường sẽ lớn).
Giả sử dự án 2:
Áp dụng chiến thuật trên với dự án 2. Nếu dự án rớt về mức ATL, anh em sẽ mất khoảng 80 - 90% tài khoản. Lực bán được tạo ra do người dùng đã kiếm đủ lợi nhuận và muốn chuyển hướng đầu tư.
Trong trường hợp này, thời điểm nào để mua?
Có thể hiểu như sau, khi thị trường rơi vào trạng thái chán nản, giá token đã đi ngang một quãng thời gian dài thì đây dường như là thời điểm tốt để bắt đầu mua vào, anh em cần đánh cược giữa tiềm năng tăng trưởng và khả năng tiếp tục đi ngang trong dài hạn.
Sau khi anh em nghiên cứu kỹ càng về dự án, vận dụng được các yếu tố đã phân tích như trên để đánh giá, sử dụng chiến thuật để thẩm định, mình nghĩ anh em sẽ có thể dễ dàng ra quyết định xuống tiền đầu tư.
Bước 5: Chốt lời chưa bao giờ là sai
Điều hối tiếc nhất của anh em khi tham gia thị trường là gì? → Top 1: Chốt non
Tuy nhiên, với sự biến động không ngừng nghỉ của thị trường, anh em không thể biết được đâu là thời điểm ATH để chốt lời. Vậy, chiến thuật chốt lời sẽ như sau:
- Khi dự án x2 & x3: Chốt 20 - 40% để bảo toàn vốn.
- Khi dự án x5 & x10: Chốt thêm 20 - 40%.
- Nếu dự án có tiềm năng x50 - x100: Tiếp tục hodl.
Chiến thuật ở trên là ví dụ để anh em có thể bảo toàn vốn và hưởng lợi nhuận trong mức an toàn. Không phải tất cả các dự án đều sẽ phân bổ và chốt lời ở các mốc như trên. Anh em cần xem xét kỹ lưỡng về tiềm năng của dự án để có thể phân chia các mốc ở mức hợp lý nhất.
Chúc anh em thành công!
Tổng kết
Hy vọng bài viết này hữu ích và có thể hỗ trợ anh em hiểu rõ hơn về các đầu tư vào các low cap coin trong thị trường. Nếu anh có thắc mắc hay gặp bất cứ vấn đề gì, đừng ngần ngại để lại bình luận ngay phía dưới để được Coin98 hỗ trợ ngay nhé!