SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Scalp là gì? Phân tích kỹ thuật giao dịch Scalp trong Crypto

Một trong những chiến lược phổ biến được các nhà giao dịch ưa chuộng là giao dịch scalp (hay còn gọi là scalping). Scalping được đánh giá cao bởi khả năng tận dụng sự dao động giá ngắn hạn, đặc biệt hiệu quả trong thị trường crypto.
Avatar
trangtran.c98
Published Sep 30 2024
11 min read
scalping trading

Scalp là gì?

Scalp là chiến lược giao dịch tập trung vào việc kiếm lợi nhuận từ các biến động nhỏ của giá tài sản trong ngắn hạn. Nhà giao dịch sẽ thực hiện nhiều giao dịch trong ngày với mục tiêu kiếm lợi từ những chênh lệch giá nhỏ, thường kéo dài chỉ trong vài giây đến vài phút.

Nhà giao dịch scalping thường được gọi là scalper.

Đặc điểm của giao dịch Scalp:

  • Thời gian giao dịch ngắn
  • Tần suất giao dịch cao: Nhà giao dịch scalp sẽ thực hiện nhiều lệnh trong một ngày, đôi khi có thể lên đến hàng chục hoặc hàng trăm lệnh.
  • Rủi ro thấp trên mỗi giao dịch: Mỗi giao dịch thường không có nhiều rủi ro nếu quản lý tốt. Tuy nhiên, tổng rủi ro có thể cao nếu tần suất giao dịch quá lớn hoặc không kiểm soát được tổn thất.
scalping là gì
Khái niệm giao dịch Scalping trong crypto

Đối tượng phù hợp với chiến lược giao dịch scalp:

  • Người có thời gian theo dõi thị trường liên tục: Scalping đòi hỏi sự tập trung cao độ và phản ứng nhanh với biến động giá.
  • Người ra quyết định nhanh và quyết đoán: Thành công phụ thuộc vào việc ra quyết định nhanh chóng khi vào và thoát lệnh.
  • Người có khả năng quản lý rủi ro tốt: Scalper phải kiểm soát chặt chẽ mức Stop Loss để tránh thua lỗ lớn.
  • Người có vốn tương đối lớn: Vốn lớn giúp tận dụng lợi nhuận nhỏ từ mỗi giao dịch hiệu quả hơn.
  • Người có kinh nghiệm phân tích kỹ thuật: Hiểu rõ các chỉ báo kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong việc xác định điểm vào lệnh chính xác.
  • Người kiểm soát cảm xúc tốt: Scalper cần sự kiên nhẫn và không để cảm xúc chi phối trong quá trình giao dịch.
advertising

Cách hoạt động của Scalping trading

Scalping dựa trên việc tận dụng các biến động nhỏ của giá cả. Để thực hiện giao dịch scalp hiệu quả, các nhà giao dịch thường sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để xác định các điểm vào và ra chính xác, đồng thời chú trọng vào việc theo dõi sát sao các tín hiệu thị trường.

Phân tích kỹ thuật trong Scalp

Scalper sử dụng chủ yếu phân tích kỹ thuật trong giao dịch scalp, với việc sử dụng các chỉ báo như đường trung bình động (Moving Averages), dải Bollinger (Bollinger Bands), chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI), đường MACD, khối lượng giao dịch, chỉ báo Stochastic Oscillator, Pivot Points....

Đường trung bình động (Moving Average): Được sử dụng để xác định xu hướng ngắn hạn của tài sản. Scalper thường sử dụng các đường trung bình ngắn hạn như MA5, MA10, MA20 để phát hiện sự đảo chiều của giá.

Khi đường trung bình ngắn hạn (ví dụ MA10) cắt lên đường trung bình dài hạn (ví dụ MA20), đó có thể là tín hiệu mua. Khi đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn, đó có thể là tín hiệu bán.

Dải Bollinger (Bollinger Bands): Dùng để xác định sự biến động của giá. Khi giá chạm vào dải dưới của Bollinger Bands, scalper có thể tìm cơ hội mua, kỳ vọng rằng giá sẽ quay trở lại giữa dải hoặc tiến về dải trên. Ngược lại, khi giá chạm vào dải trên, đó có thể là tín hiệu bán.

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index): Được dùng để đo lường sự quá mua hoặc quá bán của một tài sản.

Nếu RSI nằm trên mức 70, tài sản có thể đang trong tình trạng quá mua, nghĩa là giá có thể giảm. Nếu RSI dưới mức 30, tài sản có thể đang trong trạng thái quá bán và giá có thể tăng. Scalper có thể sử dụng các tín hiệu này để thực hiện giao dịch ngược xu hướng khi tài sản quay đầu.

Khi RSI và giá không di chuyển cùng hướng, đó là một tín hiệu cảnh báo đảo chiều. Ví dụ, nếu giá đang tạo đỉnh mới nhưng RSI lại không tạo đỉnh mới, đó có thể là dấu hiệu thị trường sắp đảo chiều giảm.

Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence): Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu (signal line), đó là tín hiệu mua. Khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu, đó là tín hiệu bán.

Khi giá tạo đỉnh mới nhưng MACD không xác nhận, điều đó cho thấy xu hướng có thể đảo chiều, đây là cơ hội để scalper vào lệnh bán.

Khối lượng giao dịch lớn với lợi nhuận nhỏ

Một trong những nguyên lý cốt lõi của scalping là kiếm lời từ các biến động giá nhỏ nhưng thực hiện với tần suất cao. Lợi nhuận trên mỗi giao dịch thường không lớn, nhưng khi cộng dồn các lệnh lại, lợi nhuận tổng thể có thể trở nên đáng kể.

  • Lợi nhuận nhỏ: Mỗi lệnh thường chỉ mang lại lợi nhuận từ 0.1% đến 0.5% trên tổng số vốn giao dịch.
  • Tần suất cao: Để bù đắp cho mức lợi nhuận nhỏ, scalper phải thực hiện rất nhiều giao dịch trong suốt cả ngày. Một scalper có thể thực hiện từ hàng chục đến hàng trăm lệnh giao dịch mỗi ngày.

Thực hiện giao dịch tự động (Bot giao dịch)

Một số nhà giao dịch sử dụng bot giao dịch để tự động hóa quá trình scalping. Bot giao dịch được lập trình để phát hiện các cơ hội giao dịch ngắn hạn và thực hiện các lệnh mua bán nhanh chóng, giúp tối ưu hóa hiệu suất của chiến lược scalp.

Để sử dụng bot giao dịch, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Đăng ký tài khoản bot giao dịch: Đăng ký trên nền tảng bot mà bạn chọn.
  • Kết nối API với sàn giao dịch: Bạn cần tạo khóa API từ tài khoản sàn giao dịch của mình (ví dụ: Binance, Coinbase, Kraken) và cung cấp cho bot giao dịch. API là giao diện lập trình ứng dụng, cho phép bot truy cập vào tài khoản của bạn và thực hiện các lệnh giao dịch mà không cần mật khẩu.
  • Lưu ý bảo mật: Khi tạo API, chỉ cho phép bot thực hiện giao dịch và không cấp quyền rút tiền để tránh rủi ro bảo mật.

Người mới cần lưu ý rằng việc sử dụng bot giao dịch không phải là không có rủi ro. Các thuật toán của bot có thể không hoạt động hiệu quả trong điều kiện thị trường biến động mạnh hoặc các sự kiện bất ngờ. Do đó, luôn có kế hoạch quản lý rủi ro và đừng sử dụng toàn bộ vốn cho một chiến lược duy nhất.

Các phương pháp Scalping phổ biến

Scalping có thể được thực hiện thông qua nhiều chiến lược khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà các nhà giao dịch scalp sử dụng trong thị trường crypto:

Phương pháp Arbitrage

Arbitrage sử dụng trong scalping dựa trên việc kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch hoặc các cặp giao dịch khác nhau. Nhà giao dịch có thể mua tài sản trên một sàn với giá thấp và bán ngay lập tức trên một sàn khác với giá cao hơn.

Arbitrage vẫn là một chiến lược phổ biến trong thị trường tiền mã hóa năm 2024, nhưng mức độ hiệu quả và khả năng sinh lời của nó không còn cao.

Nhiều nhà giao dịch đã chuyển sang sử dụng bot giao dịch để tự động hóa quá trình tìm kiếm và thực hiện các lệnh arbitrage, bởi vì giao dịch thủ công thường quá chậm để khai thác các cơ hội này.

Tuy nhiên, cơ hội arbitrage trở nên cạnh tranh hơn, đặc biệt là với các bot giao dịch có thể thực hiện lệnh nhanh hơn. Phí giao dịch và phí rút tiền cũng có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận tiềm năng​.

Tìm hiểu thêm: Arbitrage là gì? Rủi ro của giao dịch chênh lệch giá trong Crypto.

sam bankman fried
Sam Bankman-Fried (SBF) - Cựu CEO FTX - người nổi tiếng với chiến lược arbitrage

Phương pháp Market Making

Nhà giao dịch theo chiến lược market making đóng vai trò như người tạo lập thị trường bằng cách cung cấp thanh khoản cho các tài sản. Phương pháp này đặc biệt phổ biến trong các thị trường tài chính và tiền mã hóa, nơi sự thanh khoản là yếu tố quan trọng.

Market maker sẽ đặt lệnh mua và lệnh bán cùng lúc cho một tài sản với mục tiêu kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán. Họ đặt nhiều lệnh mua/bán liên tục, không phụ thuộc vào xu hướng thị trường tăng hay giảm.

Nhà giao dịch có thể đặt lệnh mua Bitcoin ở mức giá 30,000 USD và lệnh bán ở mức 30,020 USD. Khi cả hai lệnh được khớp, nhà giao dịch kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá.

Giao dịch theo xu hướng ngắn hạn

Nhà giao dịch scalp có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác định xu hướng ngắn hạn và giao dịch theo xu hướng đó. Họ sẽ tìm kiếm các điểm vào lệnh khi giá di chuyển theo xu hướng tăng hoặc giảm và thoát lệnh ngay khi xu hướng bắt đầu yếu đi.

Nếu giá Bitcoin đang trong xu hướng tăng ngắn hạn, nhà giao dịch scalp có thể mở lệnh mua khi thấy tín hiệu xác nhận từ các chỉ báo kỹ thuật, và sau đó bán ngay khi đạt được lợi nhuận nhỏ.

Những rủi ro và thách thức khi giao dịch Scalp

Mặc dù giao dịch scalp có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, sự biến động cao của thị trường crypto có thể tạo ra những rủi ro không lường trước được.

Rủi ro từ phí giao dịch

Với tần suất giao dịch cao, phí giao dịch có thể trở thành một yếu tố lớn làm giảm lợi nhuận tổng thể. Nhiều sàn giao dịch crypto có mức phí từ 0.1% đến 0.2% cho mỗi lệnh mua và bán. Nếu không tính toán kỹ lưỡng, phí giao dịch có thể ăn mòn phần lớn lợi nhuận của nhà giao dịch.

Biến động không lường trước

Mặc dù scalping nhằm tận dụng các biến động nhỏ, nhưng thị trường crypto có thể thay đổi rất nhanh, dẫn đến tình trạng bạn không thể thoát lệnh đúng lúc, khiến lệnh bị lỗ. Nhà giao dịch cần sử dụng lệnh stop loss để hạn chế rủi ro thua lỗ không mong muốn.

Yêu cầu thời gian và sự tập trung cao

Scalping đòi hỏi sự tập trung liên tục và theo dõi sát sao thị trường. Nhà giao dịch phải đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, điều này có thể tạo ra áp lực tâm lý lớn, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu.

Đọc thêm: 3 Cách phòng tránh biến động giá trong Crypto.