NFT Farming là gì? Các mô hình tài chính của NFT Farming
NFT Farming là gì?
NFT Farming là thuật ngữ chỉ việc người dùng sử dụng NFT cho các hoạt động tài chính như staking, cung cấp thanh khoản, lending và nhận thưởng bằng token của dự án/nền tảng. Mục đích của NFT Farming là giúp người dùng có thêm thu nhập trong khi nắm giữ NFT.
Thuật ngữ NFT Farming bắt nguồn từ Yield Farming khi cả hai đều nói đến việc người dùng tối đa hoá lợi nhuận thông qua staking, cung cấp thanh khoản… ở thị trường DeFi. Điểm khác biệt duy nhất là NFT Farming sử dụng NFT để kiếm lợi nhuận, thay vì fungible token như Yield Farming.
Các hình thức hoạt động của NFT Farming
Hình thức hoạt động NFT Farming tương đối rộng, khi bao gồm staking, lending, cung cấp thanh khoản và Gamified NFT Farming. Những hình thức này đều có điểm chung là mang lại cho người dùng thu nhập thụ động từ NFT.
Do đó, các hoạt động NFT Farming thường yêu cầu NFT của người dùng tương tác với smart contract. Ví dụ, nếu người dùng muốn stake NFT, họ phải đưa NFT này vào một pool được quản lý bởi smart contract. Sau đó, smart contract trả yield/phần thưởng cho người dùng theo APY ghi nhận tại pool.
Đối với hình thức NFT Lending, smart contract cũng được áp dụng trong cả trường hợp Peer-to-Peer Lending và Peer-to-Protocol Lending, khi người dùng gửi NFT vào trong một vault, thiết lập lãi suất, thời gian cho vay… Sau đó người vay/dự án đáp ứng nhu cầu trong smart contract để chấp nhận vay NFT.
Smart contract cũng hoạt động tương tự như mô hình cung cấp thanh khoản thông thường, khi người dùng thêm thanh khoản NFT/WETH để nhận lợi nhuận từ phí giao dịch. Tuy nhiên, hình thức này cũng có rủi ro impermanent loss tương tự như farming.
Ngoài ra, Gamified NFT Farming chỉ việc người dùng có NFT từ hoạt động chơi game. Từ đây, người dùng có thể nâng cấp, trao đổi và bán NFT tuỳ thuộc vào nhu cầu tài chính của bản thân.
Một số hình thức NFT Farming nổi bật
NFT Staking
NFT Staking là một trong những hoạt động tài chính đầu tiên trong thị trường NFT, cho phép người dùng stake NFT và nhận thưởng token dự án, từ đó tăng giá trị cho bộ sưu tập NFT. Do đó, đa phần dự án NFT thường có nền tảng staking riêng cho bộ sưu tập NFT.
Ví dụ, bộ sưu tập NFT DeGods có thể được stake trên nền tảng của chính dự án, và người dùng nhận về token DUST để làm phần thưởng. Hoặc bộ sưu tập BAYC, MAYC thường được nhà đầu tư stake để nhận về token APECOIN.
Vẫn có một số nền tảng staking cho phép người dùng stake với APR cao hơn so với thông thường. Tuy nhiên, độ uy tín và khả năng bảo mật của những dự án này lại chưa được nhiều người tin dùng so với nền tảng staking từ chính dự án.
NFT Lending
NFT Lending là loại hình được nhiều người sử dụng trong thị trường NFT, bởi người nắm giữ NFT thường có xu hướng thế chấp NFT và vay (dựa trên giá trị NFT) để làm quỹ phòng hộ trong trường hợp giá trị NFT giảm sâu. Vì vậy, người dùng có thể thấy xu hướng cho vay NFT tăng dần trong thời điểm downtrend.
Ngược lại, ở giai đoạn uptrend, giá trị cho vay NFT vẫn không hề thuyên giảm khi nhà đầu tư NFT thường có xu hướng sử dụng NFT Lending để làm đòn bẩy. Theo Dune, số tài sản NFT thế chấp vào năm 2023 chỉ rơi vào tầm 7,000 - 10,000 ETH, nhưng khi Bitcoin lên 60,000 USD vào đầu năm 2024, giá trị tài sản NFT thế chấp tăng vọt lên 15,000 ETH. Vì vậy, người dùng có thể thấy NFT Lending tương đối quan trọng nếu người dùng có nhu cầu kiếm lợi nhuận bằng NFT.
Mặc dù rủi ro sử dụng NFT lending cao hơn so với những nền tảng lending thông thường, khi số tiền vay chỉ tối đa 60% giá trị NFT thế chấp, trong khi đó những nền tảng lending DeFi cho vay tới 70-80% giá trị thế chấp. Khả năng thanh lý tại thị trường NFT lending cũng tương đối cao nếu giá trị NFT hoặc giá trị token giảm.
Mặc dù rủi ro sử dụng NFT lending cao hơn so với những nền tảng lending thông thường, khi số tiền vay chỉ tối đa 60% giá trị NFT thế chấp, trong khi đó những nền tảng lending DeFi cho vay tới 70-80% giá trị thế chấp. Khả năng thanh lý tại thị trường NFT lending cũng tương đối cao nếu giá trị NFT hoặc giá trị token giảm.
Một số dự án NFT Lending có thể kể đến như:
- Bend: Nền tảng NFT Lending thuộc sàn giao dịch Blur, một trong những sàn giao dịch NFT lớn nhất trong thị trường crypto.
- X2Y2: Nền tảng NFT lending với khối lượng giao dịch lên tới 200 ETH/ngày.
Cung cấp thanh khoản
NFTX là dApp nổi bật khi hỗ trợ người dùng cung cấp thanh khoản NFT trong pool, từ đó thu lợi nhuận từ phí giao dịch. Mặc dù NFTX đã bắt đầu xây dựng và phát triển vào năm 2022, mô hình hoạt động của dự án lại chưa nhận được sự đón nhận từ cộng đồng.
Cụ thể, những người cung cấp thanh khoản có lợi nhuận từ phí giao dịch, nếu càng nhiều giao dịch diễn ra, lợi nhuận từ phí càng cao. Tuy nhiên, nhu cầu giao dịch từ NFT sang WETH trên dự án NFTX chưa cao, khi người dùng có thể thực hiện thao tác này ở Blur hoặc OpenSea (bởi đa phần các NFT đều được bán bằng WETH).
Thậm chí, nếu người dùng thực hiện swap từ NFT sang WETH nhằm mục đích thanh lý nhanh, thì đối với các dự án có nhiều thanh khoản, đa phần những bộ sưu tập NFT này luôn có Offer để người dùng bán sớm (thường rơi vào khoảng 93% giá trị hiện tại của bộ sưu tập).
Gamified NFT Farming
Gamified NFT Gaming ám chỉ những tựa game cho phép người chơi có thể nhận NFT, từ đó những NFT này giúp người dùng kiếm lợi nhuận thông qua những việc như nâng cấp vật phẩm trò chơi để dễ dàng kiếm những NFT khác, hoặc bán NFT. Nhìn chung, mô hình này tương đối quen thuộc với người dùng và thường được gọi với cái tên Play-to-Earn (P2E).
Dự án nổi bật có thể kế đến như Axie Infinity khi đã từng đạt mức 2.8 triệu người dùng với khối lượng giao dịch đạt 4 tỷ USD trong chu kỳ uptrend năm 2021, giá trị của một NFT từng rơi vào mức 300 ETH/NFT (tương tương 570,000 USD tại thời điểm bấy giờ). Ngoài ra, vẫn còn một số dự án khác như Gods Unchained, My Neighbour Alice…
Ưu và nhược của NFT Farming
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của NFT Farming là tăng tính tiện ích, tăng giá trị của bộ sưu tập NFT khi nhà đầu tư có thêm thu nhập thụ động từ những hoạt động tài chính của NFT. Thậm chí, thời điểm hiện tại NFT Farming ngày càng đem lại nhiều giá trị hơn, bởi nhu cầu sở hữu NFT để hưởng lợi từ các dự án ngày càng nhiều. Ví dụ, người nắm giữ Mad Lads nhận airdrop từ Wen, Dymension…
Theo OKX, cuối năm 2023 - đầu năm 2024, số lượng người nắm giữ NFT ngày càng tăng, và ngược lại các nhà đầu cơ NFT lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên, giá trị và tiềm năng của NFT có thể được củng cố hơn khi hai bộ sưu tập bluechip Pudgy Penguins trên Ethereum và Mad Lads trên Solana ghi nhận mức tăng trưởng gần 400% giai đoạn cuối năm 2023.
Nhược điểm
Mặc dù các dự án NFT Farming đều đem lại giá trị cho cả người dùng và dự án, đa phần các dự án NFT Farming chưa có tính bảo mật cao cho tài sản của người dùng. Điển hình có thể kể đến hàng loạt vụ trong năm 2022, XCarnival bị tấn công vào tháng 6/2022 (thiệt hại 3.8 triệu USD), hoặc vụ tấn công tháng 7/2022 vào Omni Protocol (thiệt hại 1.4 triệu USD)...