SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

NFT Lending là gì? Mô hình tài chính dành cho NFT

NFT lending là sản phẩm tài chính đang được nhiều người ưa chuộng, khi cho phép nhà đầu tư tối ưu hoá lợi nhuận của một NFT, thông qua việc sử dụng chúng như một công cụ để đi vay. Vậy NFT lending là gì? Mô hình hoạt động của NFT lending.
nguyennsh
Published Oct 27 2023
Updated Nov 15 2023
6 min read
thumbnail

NFT Lending là gì?

NFT lending là loại hình tài chính được sử dụng trong thị trường NFT, cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp và vay các loại token như ETH, USDT… Sau một khoảng thời gian nhất định, người vay sẽ hoàn trả số token đã vay cộng với lãi, và nhận lại NFT. 

Quy trình vay và cho vay tương tự với cách các mô hình lending/borrowing trong thị trường DeFi, và cũng tương tự như mô hình cho vay ngoài đời thực khi người dùng sử dụng xe cộ, nhà cửa… làm tài sản thế chấp.

Thị trường NFT là nơi có vốn hoá nhỏ và thanh khoản thấp, khiến nhà đầu tư muốn bán một NFT có thể mất vài ngày, thậm chí vài tháng. Vì vậy, NFT lending ra đời nhằm hỗ trợ những người nắm giữ NFT có khả năng tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thông qua việc sử dụng NFT làm tài sản thế chấp. Đồng thời, mô hình này cũng góp phần làm tăng vốn hoá và thanh khoản cho thị trường NFT.

Đọc thêm: NFT Finance (NFTFi) là gì? Mang thế giới tài chính vào NFT

nft lending là gì
NFT lending là một loại hình tài chính được nhiều người sử dụng
advertising

NFT Lending hoạt động như thế nào?

Đối với những người sở hữu NFT và muốn thế chấp, họ có thể đảm bảo khoản vay tương đương 50% giá trị của NFT, với lãi suất dao động từ 20-80%. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ blockchain và NFT giúp khoản vay của người dùng có tính minh bạch và nhanh chóng hơn so với những khoản vay truyền thống. Thông thường, vay bằng NFT chỉ mất vài phút, nhưng vay truyền thống sẽ tốn thời gian hơn, các khoản vay với giá trị lớn có thể mất vài ngày đến vài tuần để hoàn tất.

Các giao thức NFT lending luôn sử dụng smart contract cho các giao dịch, vì vậy tài sản thế chấp sẽ luôn được khoá và bảo vệ trong một kho chứa được quản lý bởi smart contract của dự án. Các bước cho vay thường diễn ra như sau:

    Đầu tiên, người vay và người cho vay tham gia giao dịch và đồng ý các điều khoản như lãi suất, số tiền vay, thời hạn vay…
    Sau đó, người vay chuyển NFT từ ví của họ đến một kho chứa quản lý bởi smart contract của giao thức. Đồng thời người cho vay cũng chuyển tài sản vào kho chứa.
    Khi kho chứa đã nhận đầy đủ tài sản và NFT, smart contract sẽ chuyển tài sản cho người vay và NFT sẽ bị khoá trong khoảng thời gian vay. 
    Nếu người vay không hoàn trả khoản vay và lãi suất trong thời gian quy định, smart contract sẽ tự động thanh lý NFT.

Đọc thêm: Lending là gì? Bật mí về các hình thức Lending Coin trong Crypto

Các loại mô hình NFT Lending

Peer-to-peer Lending

Mô hình Peer-to-peer (P2P) lending là hình thức cho vay giữa người dùng với nhau, với lãi suất và số tiền vay sẽ do các bên thoả thuận mà không cần thông qua một bên thứ ba. Ví dụ:

    A là người cho vay và muốn lấy NFT làm tài sản thế chấp. Anh sử dụng một nền tảng P2P và thế chấp NFT. A có quyền tùy chỉnh số tiền muốn vay, lãi suất, điều kiện thanh lý… và đợi một người cho vay chấp nhận giao dịch.
    B lên dApp P2P này và thấy A có những điều khoản giao dịch phù hợp, thì B có thể giao dịch với anh A và cho họ vay. Nếu thời gian cho vay kết thúc, anh B sẽ nhận lại số tiền cho vay và lãi từ A. Ngược lại, nếu A không thể chi trả khoản vay, NFT bị thế chấp sẽ được chuyển cho B.

Thông thường, hình thức cho vay P2P sẽ diễn ra trên những dApp NFT lending như NFTfi, X2Y2…Và các dApp này sử dụng smart contract cho quy trình vay như ví dụ trên. Ngoài ra, các dApp hỗ trợ hình thức cho vay P2P sẽ nhận được phí giao dịch từ người cho vay.

Ví dụ, NFTfi tính phí giao dịch cho người vay là 5% với mỗi khoản vay thành công (không tính phí nếu người vay không trả được nợ). Người vay sẽ không bị tính phí giao dịch.

đặc điểm của p2p lending
Ưu và nhược điểm của hình thức cho vay P2P lending

Peer-to-protocol Lending

Peer-to-protocol lending là mô hình tài chính giống với đa số các giao thức cho vay ở thị trường DeFi, cho phép người dùng thế chấp NFT và nhận số tiền vay từ bể thanh khoản (liquidity pool). Nhìn chung, cách thức này cho phép người vay tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn mà không cần phải đợi người cho vay, nhưng thiếu tính linh hoạt khi họ không thể tự do điều chỉnh số tiền vay…

Mô hình Peer-to-protocol lending có ba thành chính gồm:

    Người vay: Là những người thế chấp NFT và nhận số tiền vay từ bể thanh khoản. Khi hết thời hạn vay, người vay phải có nghĩa vụ trả lãi và số tiền vay.
    Người cho vay: Là những người cung cấp thanh khoản vào bể và nhận lãi suất tuỳ thuộc vào dApp.
    dApp: Những dApp cho vay sẽ thu lợi nhuận từ các lãi suất của người vay, đồng thời nếu người vay không thể thanh toán nợ, NFT sẽ trả về cho dApp mà không phải người cho vay.
đặc điểm của peer-to-protocol
Ưu và nhược điểm của hình thức Peer-to-protocol

Collateralized Debt Position (CDP)

CDP là mô hình cho vay tương tự Peer-to-protocol lending, cho phép người dùng thế chấp NFT và nhận tài sản từ bể thanh khoản, nhưng điểm khác biệt đó là người vay chỉ có thể nhận được token của dự án. 

Ví dụ, MakerDAO cho phép người vay thế chấp tài sản và chỉ được nhận DAI (stablecoin của MakerDAO), hoặc JPEG'D cho chỉ cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp và vay PUSd (stablecoin của JPEG'd). Mục đích của CDP là tạo thêm thanh khoản, lợi nhuận cho chính dự án, khi yêu cầu người dùng sử dụng token của họ. Ngoài ra, người vay khi sử dụng hình thức vay CDP sẽ có lãi suất thấp hơn so với mô hình khác.

Tuy nhiên, nhược điểm của CDP là yêu cầu người dùng luôn phải thế chấp tài sản vượt mức (over collateralization) so với số tiền muốn vay. Ví dụ, JPEG'd yêu cầu dùng thế chấp tài sản bằng 132% giá trị vay.

Rental NFT

Rental NFT là một dạng hình cho vay trong mảng tài chính NFT lending, cho phép người dùng thuê NFT trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với người thuê, họ nhận toàn bộ quyền lợi từ NFT thuê như whitelist, VIP member… 

Tương tự như việc thuê nhà, người dùng khi thuê NFT sẽ không cần thế chấp tài sản, trả lãi… mà họ chỉ cần trả tiền thuê NFT. Sau khi thời gian thuê kết thúc, NFT thuê sẽ tự động được hoàn trả lại cho chủ sở hữu.

Ví dụ, A thuê NFT MAYC từ B với giá 100 ETH trong vòng 3 tháng. Trong khoảng thời gian này, A sẽ có toàn bộ quyền lợi từ NFT MAYC. Sau khi kết thúc quãng thời gian 3 tháng, NFT MAYC từ ví A sẽ tự động hoàn trả về cho B.

Buy now Pay later (BNPL)

BNPL là hình thức NFT lending cho phép người dùng mua NFT dưới dạng trả góp. Ví dụ:

    Đầu tiên, A sử dụng hình thức mua trả góp NFT CryptoPunks với giá 150 ETH trên một số nền tảng như OpenSea, LooksRare…
    Các dApp sẽ cung cấp một số lựa chọn để A mua trả góp, bao gồm: số tháng trả góp, số tiền trả mỗi tháng và lãi suất.
    Nếu A chấp nhận hình thức BNPL (trả góp), các dApp sẽ đưa ETH cho A để A mua NFT CryptoPunks. Sau đó NFT này sẽ được quản lý trong một kho chứa của nền tảng.
    Cuối cùng, A thực hiện trả góp hàng tháng, nếu hoàn thành xong kì trả góp, NFT CryptoPunks sẽ tự động chuyển về ví của A.

Ngoài ra, A có thể tất toán để sở hữu NFT sớm hơn và trong trường hợp A không còn khả năng để trả góp, NFT CryptoPunks sẽ bị thanh lý bởi nền tảng.

Hệ sinh thái của NFT Lending

Mặc dù NFT lending là mảnh ghép quan trọng trong thị trường NFT, hệ sinh thái của NFT lending còn khá non trẻ khi chưa thực sự nhiều dự án nhắm tới. Trái ngược với hệ sinh thái non trẻ của NFT lending, TVL của mảng tài chính này luôn giữ vững ở mức 20%-30% của tổng vốn hoá thị trường NFT.

Theo DefiLlama, nếu NFT lending vẫn tiếp tục giữ nguyên hiện trạng, trong năm 2025, TVL của NFT lending sẽ có khả năng chiếm tới 25%-40% tổng vốn hoá thị trường NFT.

hệ sinh thái nft lending
Hệ sinh thái NFT lending mở rộng 
    NFTfi: Là một trong những dự án tiên phong trong lĩnh vực NFT lending, ra mắt cộng đồng vào năm 2022. Và năm 2023, NFTfi đã đạt tổng số vốn cho vay lên tới 450 triệu USD. Ngoài ra, theo Dune Analytics, NFTfi luôn có khối lượng giao dịch ổn định từ tháng 4/2022, dao động khoảng 10,000 - 18,000 ETH.
    BendDAO: Là một trong những dự án đầu tiên đi theo hướng Peer-to-protocol lending, ra mắt mainnet vào tháng 3/2022. BenDAO chỉ cho phép người dùng thế chấp các loại NFT Blue Chip. Vì vậy, BenDAO đã từng đạt tới con số cho vay là 62 triệu USD (tháng 4/2022). 
    JPEG'd: JPEG'd là một trong số ít giao thức áp dụng CDP trong hệ sinh thái NFT lending. JPEG'd cho phép người dùng vay tối đa là 32% giá trị của NFT thế chấp, lãi suất hằng năm là 2% (trong khi đa số giao thức khác là khoảng 14-20%) và phí giao dịch khi vay là 0.5%. Tuy nhiên, tương tự như những dự án Peer-to-protocol, JPEG'd chỉ cho phép người dùng thế chấp NFT Blue Chip.
    ParaSpace: Là dự án NFT lending được sử dụng nhiều thứ hai ở thời điểm hiện tại (Blend dẫn đầu), với tổng giá trị vay lên đến hơn 300 triệu USD. Ra mắt vào tháng 12/2022, ParaSpace vượt mặt người đàn anh BendDAO chỉ trong vòng 6 tháng.
RELEVANT SERIES