SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Paxos là gì? Công ty quyền lực phát hành USDP, PAXG và BUSD

Paxos cung cấp sản phẩm cho nhiều nhóm khách hàng bao gồm cả tổ chức tài chính và nhà đầu tư cá nhân. Trong thị trường Crypto, Paxos nổi tiếng với các sản phẩm stablecoin như USDP, BUSD của Binance, PAXG,... Tìm hiểu về công ty Paxos là gì tại đây.
Jack Vĩ
Published Feb 22 2023
Updated Jun 05 2024
17 min read
paxos là gì

Paxos là gì?

Paxos là một công ty fintech được thành lập vào năm 2012, tập trung vào việc xây dựng phát triển các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến blockchain và cryptocurrency. Cụ thể hơn, Paxos dựa vào công nghệ blockchain để mã hoá tài sản thành token, lưu ký, cung cấp dịch vụ giao dịch và thanh toán cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, bản thân Paxos họ đặt mục tiêu tăng trưởng nhưng vẫn giữ tính trung thực, minh bạch, đồng thời luôn tuân thủ khung pháp lý để tạo ra một hệ sinh thái toàn vẹn.

Paxos cung cấp sản phẩm cho nhiều nhóm khách hàng bao gồm cả tổ chức tài chính và nhà đầu tư cá nhân. Đối với người dùng trong thị trường Crypto, Paxos nổi tiếng với các sản phẩm stablecoin như USDP, BUSD, PAXG,...

  • Binance USD (BUSD): Vốn hoá 13 tỷ USD.
  • Pax Dollar (USDP): Vốn hoá 870 triệu USD.
  • Pax Gold (PAXG): Vốn hoá 490 triệu USD.
advertising

Lịch sử phát triển của Paxos

Trong 3 ông lớn stablecoin là Tether, Paxos và Circle thì Paxos chính là anh cả khi ra mắt vào năm 2012. Tuy nhiên sản phẩm đầu tiên của họ không phải là stablecoin mà là sàn giao dịch.

  • 2012: Paxos được thành lập vằo năm 2012 bởi Charles Cascarilla và ra mắt sản phẩm đầu tiên là sàn giao dịch cryptocurrency itBit.
  • 2015: Trở thành công ty đầu tiên được giấy phép tín dụng của Sở Tài chính New York (NYDFS - New York State Department of Financial Services) cho Tài sản số (Digital Assets).
  • 2016: itBit ra mắt Sàn giao dịch OTC toàn cầu.
  • 10/9/2018: Phát hành stablecoin tuân thủ pháp lý đầu tiên trên thế giới là PAX (hiện được đổi tên thành USDP).
  • 2019: Phát hành vàng token hóa tuân thủ pháp lý đầu tiên trên thế giới là PAX Gold (PAXG).
  • 3/5/2019: Công ty đầu tiên và duy nhất được SEC cấp phép thử nghiệm sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết giao dịch cổ phiếu.
  • 23/7/2020: Paxos ra mắt Dịch vụ Thanh toán Paxos, dịch vụ thanh toán cùng ngày cho các cổ phiếu được niêm yết tại Hoa Kỳ.
  • 2021: Công ty tiền điện tử đầu tiên được cấp phép sơ bộ để thành lập Ngân hàng Tín dụng Quốc gia mới (Trust Charter).
  • 23/4/2021: Paxos trở thành công ty blockchain đầu tiên được cấp giấy phép ngân hàng niêm yết quốc gia điều kiện bởi Văn phòng Thanh toán và Chính sách Tiền tệ (OCC). Paxos cũng ra mắt Paxos Crypto Brokerage, một nền tảng cho các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân mua bán cryptocurrency.
  • 29/4/2021: Paxos huy động 300 triệu USD (Series D) với định giá 2.4 tỷ USD từ PayPal Ventures, Oak HC/FT, Declaratioin Partners,...
  • 24/8/2021: Paxos đổi tên stablecoin PAX thành USDP.
  • 14/9/2021: Paxos hợp tác với InteractiveBrokers - sàn mô giới chứng khoán, CDP hàng đầu để cung cấp giải pháp giao dịch cryptocurrency.
  • 3/12/2021: MercadoLibre công ty thương mại điện tử hàng đầu Mỹ Latinh đã hợp tác với Paxos để cung cấp giải pháp lưu trữ, thanh toán và giao dịch cryptocurrency.
  • 2/11/2022: Paxos được cấp giấy phép hoạt động tại Singapore.

Trong năm 2023, Paxos không có quá nhiều sự thay đổi lớn về mặt sản phẩm. Tuy nhiên, họ lại gặp một số vấn đề liên quan đến pháp lý của sản phẩm stablecoin BUSD - đây là sản phẩm liên kết với sàn Binance.

  • 11/2/2023: PayPal tạm ngưng ra mắt stablecoin vì đối tác của họ là Paxos bị cơ quan tài chính New York điều tra.
  • 13/2/2023: SEC kiện Paxos vì cho rằng BUSD là chứng khoán.
  • 15/2/2023: Paxos đốt 700 triệu USD sau khi bị SEC và NYDFS truy tố.

Các sản phẩm của Paxos

paxos là gì
Các sản phẩm của Paxos. Nguồn: Paxos.

Hiện tại Paxos đang triển khai 8 sản phẩm phân loại cho 3 nhóm khách hàng khác nhau. Tất cả các sản phẩm của Paxos đều đã được cấp phép hoạt động bởi nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có NYDFS.

  • Khách hàng là doanh nghiệp: Mô giới cryptocurrency, stablecoin và thanh toán.
  • Khách hàng là nhà đầu tư: itBit, BUSD, USDP, PAXG.
  • Khách hàng là tổ chức: chứng khoán, hàng hóa, thanh toán kim loại quý, thanh toán vốn chủ sở hữu cho các đại lý môi giới.

Crypto Brokerage

Crypto brokerage là một dịch vụ trung gian cung cấp các dịch vụ mua bán và giao dịch các loại cryptocurrency khác nhau cho khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm này cũng cung cấp các công cụ và nền tảng giao để doanh nghiệp có thể quản lý tài khoản và lưu trữ tiền điện tử.

Hoạt động mô giới gần như không cần thiết đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn, họ cần có các bên thứ 3 để đảm nhiệm việc pháp lý cũng như tư vấn đầu tư về hàng trăm loại cryptocurrency trên thị trường ngoài Bitcoin, Ethereum,...

Hoạt động Crypto Brokerage sẽ tạo ra doanh thu bằng cách tính phí giao dịch của khách hàng hoặc các dịch vụ khác như lưu ký, chuyển đổi, thanh toán, tư vấn,...

Stablecoin and Payments

Stablecoin và Payments là mảng thanh toán sử dụng stablecoin của Paxos. Ưu điểm của giải pháp này là minh bạch (do hoạt động trên public blockchain), tốc độ, tiện lợi và đã được cấp phép bởi cơ quan chính quyền.

USDP

USDP là một stablecoin được phát hành bởi Paxos, nó được liên kết với đô la Mỹ với tỷ lệ 1:1, tức là một USDP có giá trị tương đương với một đô la Mỹ. Điều này giúp USDP giữ được giá trị ổn định và tránh được các biến động giá thường xuyên của tiền điện tử.

USDP được phát hành trên nền tảng blockchain Ethereum, BNB Chain và được sử dụng trên nhiều sàn giao dịch như Coinbase, Kucoin, Bitfinex, Huobi,... Hiện tại vốn hoá của USDP là 870 triệu USD.

BUSD

BUSD (Binance USD) là stablecoin được phát hành bởi sàn giao dịch tiền điện tử Binance liên kết với Paxos. Nó được liên kết với đô la Mỹ ở tỷ lệ 1:1, được đảm bảo bởi các tài sản tiền mặt và tài sản tương đương tiền mặt được giữ trong tài khoản ngân hàng.

Tính đến nay, BUSD là tài sản có vốn hoá cao nhất mà Paxos phát hành, đạt 13 tỷ USD. BUSD được phát hành trên nhiều blockchain như Ethereum, BNB Chain, Avalanche C Chain, Polygon,... và được sử dụng trên sàn Binance và Kucoin.

BUSD là một lựa chọn ổn định và an toàn cho các nhà đầu tư tiền điện tử và được sử dụng trên sàn Binance để giao dịch cryptocurrency và mua sắm các sản phẩm và dịch vụ trong hệ sinh thái Binance.

PAXG

pax gold
Ưu điểm của Pax Gold (PAXG). Nguồn: Paxos.

Nếu như BUSD và USDP là đồng USD được mã hoá thành PAXG là vàng được mã hoá thành token. Điểm nổi bật của PAXG là:

  • Có cấu trúc chi phí thấp hơn so với quỹ ETF vàng hoặc vàng thanh LBMA, số lượng mua tối thiểu thấp và phí dự trữ gần bằng không.
  • Mua PAXG không có rủi ro thanh toán và tín dụng, với khả năng thanh toán gần như tức thời cùng với T+2.
  • PAXG là token vàng mã hoá duy nhất có thể đổi lấy các thanh vàng thỏi Good Delivery được LBMA công nhận. Khách hàng tổ chức cũng có thể đổi lấy Loco London Gold hoặc lấy USD theo giá thị trường vàng hiện tại bất cứ lúc nào.
  • PAXG đang có vốn hóa 490 triệu USD và được giao dịch trên nhiều sàn như Binance, Kraken, Gemini, Bybit,...

itBit

itBit là sàn giao dịch cryptocurrency dành cho khách hàng tổ chức vì vậy các nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể truy cập. Theo Paxos, điểm nổi bật của itBit là được thiết kế để ngăn chặn thao túng thị trường, có nhiều lớp bảo mật, phí giao dịch thấp và không có phí rút.

Ngoài ra, itBit còn hưởng lợi từ mạng lưới khách hàng trên toàn cầu để có thanh khoản tốt nhất với nhiều cặp giao dịch như AAVE, BCH, BTC, BUSD, ETH, LINK, LTC, MATIC, PAXG, UNI và USDP.

Securities Settlement

Securities Settlement là quá trình chuyển nhượng chứng khoán và thanh toán tiền tương ứng giữa các bên liên quan trong giao dịch chứng khoán. Sau khi giao dịch được thực hiện và xác nhận thông tin, các bên thực hiện thanh toán tiền và chuyển nhượng chứng khoán đến các tài khoản của các bên liên quan.

Mục đích của hoạt động là đảm bảo rằng tất cả các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình đầy đủ và kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tăng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Quá trình này có thể được thực hiện thông qua các phương thức khác nhau và được kiểm soát bởi các sàn giao dịch, nhà môi giới, các ngân hàng, các nhà đầu tư, cụ thể hơn ở đây là Paxos.

Commodities Settlement

Trong thị trường hàng hóa, dịch vụ Commodities Settlement của Paxos cung cấp giải pháp thanh toán định lượng cho các giao dịch hàng hóa. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến giá cả và tối ưu hóa quản lý rủi ro trong quá trình giao dịch.

Dịch vụ này sử dụng blockchain để giảm thiểu thời gian, chi phí và các thủ tục phức tạp trong quá trình thanh toán. Các giao dịch sau khi thực hiện sẽ ghi chép trên sổ cái, đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch của quá trình giao dịch.

Đội ngũ, đối tác và nhà đầu tư của Paxos

Đội ngũ của Paxos

Paxos được thành lập vào năm 2012 bởi CEO Charles Cascarilla và CTO Anthony "Tony" Di Iorio. Tuy nhiên, Anthony Di Iorio đã rời khỏi Paxos vào năm 2013 và hiện tập trung vào các dự án khác.

paxos team
Đội ngũ của Paxos. Nguồn: Crunchbase.

Hiện nay, đội ngũ ban lãnh đạo của Paxos bao gồm:

  • Charles Cascarilla: CEO và người sáng lập Paxos. Ông có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin, trước khi thành lập Paxos, ông làm việc tại các công ty như Cedar Hill Capital Partners và Merrill Lynch.
  • Andrew Chang: Giám đốc tài chính của Paxos. Ông có kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính, từng làm việc tại Goldman Sachs và The Blackstone Group trước khi tham gia Paxos.
  • Dan Burstein: Giám đốc phát triển kinh doanh của Paxos. Ông có kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghệ thông tin, từng làm việc tại các công ty như DoubleClick và Google trước khi tham gia Paxos.
  • Scott Simpson: Giám đốc kỹ thuật của Paxos. Ông có kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin, từng làm việc tại các công ty như Thomson Reuters và IBM trước khi tham gia Paxos.

Ngoài ra, công ty còn có nhiều thành viên giàu kinh nghiệm khác hoạt động trong nhiều phòng ban khác nhau góp phần cho sự thành công của Paxos.

Đối tác của Paxos

paxos partner
Đối tác của Paxos. Nguồn: Paxos.

Hiện tại, Paxos đang có 11 đối tác lớn sau:

  • Bank of America là một trong những ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên toàn cầu.
  • PayPal là một công ty thanh toán trực tuyến cung cấp cho người dùng và doanh nghiệp các giải pháp thanh toán an toàn và tiện lợi.
  • Credit Suisse là một trong những ngân hàng đa quốc gia hàng đầu thế giới, cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư cho khách hàng trên toàn cầu.
  • Mastercard là một công ty thanh toán quốc tế, cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn và tiện lợi cho khách hàng trên toàn cầu.
  • InteractiveBrokers là một công ty môi giới đầu tư trực tuyến, cung cấp cho khách hàng của họ các giải pháp đầu tư và giao dịch chứng khoán trực tuyến.
  • Koch là một tập đoàn đa quốc gia đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và kinh doanh dầu khí, sản phẩm hóa chất, chế biến thực phẩm và tài chính.
  • ABN AMRO là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Hà Lan, cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng trên toàn cầu.
  • Flourish là một quỹ đầu tư tư nhân, tập trung vào các công ty khởi nghiệp với mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.
  • Societe Generale là một trong những ngân hàng lớn nhất của Pháp, cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng trên toàn cầu.
  • Nomura là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật Bản, cung cấp các dịch vụ đầu tư và tài chính cho khách hàng trên toàn cầu.
  • MercadoLibre là công ty thương mại điện tử lớn nhất Nam Mỹ, cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho các nhà bán lẻ, người mua hàng và các doanh nghiệp, bao gồm thanh toán điện tử, quảng cáo trực tuyến và tài chính cá nhân.

Nhà đầu tư của Paxos

paxos funding
Các vòng gọi vốn của Paxos. Nguồn: Tổng hợp.

Tính đến nay, Paxos đã huy động vốn qua 6 vòng khác nhau với tổng giá trị là 543.5 triệu USD. Trong Series D, Paxos đã được các nhà đầu tư lớn định giá lên đến 2.4 tỷ USD (4/2021), giúp Paxos trở thành Unicorn của thị trường Crypto.

So sánh Paxos, Circle và Tether

Paxos, Circle, và Tether là ba công ty đang hoạt động trong lĩnh vực cryptocurrency và đều phát hành ra các stablecoin có vốn hoá cao nhất thị trường. Tuy nhiên, chúng cũng có một số điểm khác biệt như sau.

So sánh Paxos, Circle và Tether
So sánh Paxos, Circle và Tether. Nguồn: Tổng hợp.

Paxos

  • Paxos được thành lập vào năm 2012 tại New York, Mỹ.
  • Công ty tập trung vào việc cung cấp các giải pháp cho các tổ chức tài chính, bao gồm việc đại diện cho các tài sản trên blockchain, định giá tài sản, thanh khoản và giải pháp giao dịch.
  • Paxos đã được chấp thuận để hoạt động bởi Ủy ban Chứng khoán và Trao đổi Hoa Kỳ (SEC) và được coi là một trong những công ty tiền điện tử đáng tin cậy nhất.

Circle

  • Circle được thành lập vào năm 2013 tại Boston, Mỹ.
  • Tương tự như Paxos, Circle là công ty lớn với nhiều sản phẩm khách nhau dành cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức như giao dịch, lưu trữ, thanh toán. Ngoài ra, Cirlce cũng đã mở rộng sang mang NFT và gaming.
  • Circle phát hành stablecoin USD Coin (USDC), được coi là một trong những stablecoin đáng tin cậy nhất trên thị trường. Ngoài ra, Cirlce cũng mở rộng thêm stablecoin thứ 2 là EUROC đại diện cho đồng EURO.

Tether

  • Tether được thành lập vào năm 2014 tại Hong Kong.
  • Công ty phát hành stablecoin Tether (USDT), được ràng buộc với đồng USD ở tỷ lệ 1:1. Ngoài USDT, Tether còn phát hành XAUT, EURT, CNHT, MXNT, GBPT.
  • Tether đã gặp phải nhiều tranh cãi liên quan đến tính minh bạch và độ tin cậy của mình, đặc biệt là về việc giữ đủ đồng USD để ràng buộc với USDT.

Tóm lại, trong 3 công ty phát hành stablecoin trên:

  • Tether tập trung vào nhánh stablecoin nhất với nhiều token được phát hành và có vốn hóa lớn, họ không có nhiều sản phẩm phụ như Paxos và Circle. Vấn đề lớn nhất Tether đang gặp phải là pháp lý.
  • Paxos tập trung vào việc cung cấp các giải pháp blockchain cho các tổ chức tài chính lớn như Binance. Ngoài ra, họ cũng có một số sản phẩm bổ trợ như sàn giao dịch, mô giới chứng khoán, thanh toán.
  • Circle là công ty không tập trung hoàn toàn vào stablecoin mà có rất nhiều sản phẩm dành cho doanh nghiệp tương tự như Paxos. Tuy nhiên, Paxos không hỗ trợ NFT và Gaming thì Cirlce đã mở rộng sang thị trường này.

Vụ kiện của SEC nhắm đến BUSD của Paxos

Vào ngày 13/2/2023, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã gửi thư Wells Notice cho Paxos về vấn đề BUSD được niêm yết là dạng chứng khoán nhưng chưa được đăng ký. Sau khi nhận được thư, Paxos sẽ có 30 ngày để trả lời thông qua bản tóm tắt pháp lý tên Wells Submission, để giải thích lý do tại sao SEC không nên buộc tội họ.

Sau đó vào ngày 14/2/2023, Paxos đã phải đốt đi khoảng 700 triệu BUSD trước lệnh yêu cầu dừng mint ra BUSD mới từ phía Bộ Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS). Điều này cho thấy Paxos và BUSD đang bị kìm chặt từ 2 cơ quan tài chính lớn của Mỹ, tạo áp lực trực tiếp lên Binance.

Quyết định này của cơ quan quản lý đã vấp phải nhiều chỉ trích và phản ứng trái chiều vì họ cho rằng BUSD không hề vượt qua bài kiểm tra Howey Test để xác nhận chúng là chứng khoán. Về phía BUSD, ban đầu giá có bị lệch peg về mốc 0.9991 USD nhưng hiện tại tỉ giá đã quay về mốc 1:1 với USD.

Để tìm hiểu sâu hơn về vụ kiện của SEC đến BUSD, các bạn có thể đọc thêm bài viết tại đây.

Tổng kết

Paxos là một trong những công ty đời đầu trong thị trường Crypto và cũng có thế lực rất lớn khi các sản phẩm stablecoin của họ được chấp nhận rộng rãi trên các sàn lớn. Lợi thế của Paxos đã có tính pháp lý rõ ràng, cũng như hệ sinh thái đa dạng. Tuy nhiên, thế lực của Paxos cũng đang bị đe dọa từ những công ty non trẻ hơn, đặc biệt là Cirlce

RELEVANT SERIES