SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

PvP (Player vs. Player) trong Web3 – Game đối kháng trên Blockchain

Với sự xuất hiện của blockchain và Web3, các tựa game PVP đã được nâng lên một tầm cao mới khi tích hợp thêm yếu tố tài chính thông qua NFT và tiền mã hóa, mang lại cơ hội không chỉ giải trí mà còn kiếm tiền cho người chơi.
trangtran.c98
Published Nov 02 2024
Updated Nov 14 2024
9 min read
pvp game

PvP là gì?

PvP (Player vs. Player) là thể loại game đối kháng, cho phép người chơi cạnh tranh trực tiếp với nhau để giành vị trí cao trên bảng xếp hạng. Với sự phát triển của công nghệ blockchainWeb3, PvP đã chuyển mình từ một hệ thống thi đấu sang một nền kinh tế phi tập trung, nơi tài sản trong game trở thành tài sản số thực sự.

Các vật phẩm mà người chơi kiếm được – từ trang bị, vũ khí đến nhân vật – nay là NFT có thể giao dịch và gia tăng giá trị trên thị trường mở. Đây là sự thay đổi lớn trong mô hình game: không chỉ giúp người chơi đầu tư và sinh lợi từ chính trải nghiệm chơi, mà còn thiết lập một nền kinh tế độc lập, nơi giá trị tài sản không bị phụ thuộc vào nhà phát hành.

PVP trên blockchain, hay "PvP crypto games," là một phần quan trọng trong sự chuyển dịch này.

pvp là gì
advertising

Bối cảnh hình thành của PVP trong crypto

Khởi đầu với GameFi và Play-to-Earn

PVP trong crypto bắt đầu xuất hiện cùng với sự bùng nổ của GameFi (Game Finance) và mô hình Play-to-Earn (P2E). Một trong những trò chơi tiên phong trong phong trào này là Axie Infinity, ra mắt vào năm 2018 nhưng chỉ thực sự trở thành hiện tượng vào năm 2020-2021. Axie Infinity kết hợp giữa yếu tố PVP (chiến đấu giữa người chơi) và cơ hội kiếm tiền từ việc sở hữu và giao dịch các tài sản NFT.

Axie Infinity đã chứng minh rằng PVP không chỉ đơn thuần là cuộc đấu tranh để giành chiến thắng, mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người chơi thông qua việc tham gia vào các trận đấu và sử dụng nhân vật (Axie) là các NFT có thể giao dịch.

Từ thành công của Axie Infinity, nhiều tựa game PVP trong crypto khác đã xuất hiện như Gods Unchained, Thetan Arena và Splinterlands, với mô hình tương tự: kết hợp yếu tố cạnh tranh giữa người chơi với hệ sinh thái tài chính phi tập trung.

Nguyên nhân khiến trò chơi PVP crypto phát triển

Sự hình thành của các trò chơi PVP crypto xuất phát từ:

  • Nhu cầu kiếm thu nhập từ game: Các trò chơi PvP giúp người chơi có thể kiếm tiền từ thời gian và công sức bỏ ra nhờ vào phần thưởng token và tài sản NFT. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với người chơi ở các quốc gia có thu nhập thấp, khi game không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là một phương thức kiếm thu nhập thực sự.
  • Blockchain mang lại khả năng xác thực và giao dịch tài sản số: Khác với game truyền thống, nơi mà vật phẩm trong game chỉ tồn tại trong phạm vi hệ thống của nhà phát triển, blockchain cho phép người chơi sở hữu thực sự và giao dịch tài sản kỹ thuật số (NFT) trên các thị trường mở. Điều này thay đổi hoàn toàn cách người chơi nhìn nhận về tài sản trong game.
  • Sự kết hợp giữa tài chính phi tập trung (DeFi) và game: GameFi ra đời là sự hợp nhất giữa DeFi và game, cho phép người chơi không chỉ tham gia vào game với mục đích giải trí mà còn trở thành những nhà đầu tư, quản lý tài sản số và tham gia vào hệ thống kinh tế phi tập trung.

Tìm hiểu: Web3 Game - Cuộc cách mạng quyền sở hữu tài sản số.

Phân loại các hình thức PvP trong Game Web3

Cấu trúc tương tác trong PvP

PvP thời gian thực (Đồng bộ)

  • Duels: Gods Unchained là ví dụ điển hình cho PvP đấu đối kháng 1-1, nơi người chơi sử dụng bộ thẻ bài NFT để đối đầu trực tiếp. Trò chơi yêu cầu kỹ năng và chiến lược, với phần thưởng là token và NFT.
  • Team Deathmatch (TDM): Nhóm người chơi cạnh tranh để tiêu diệt nhiều đối thủ nhất trong một thời gian giới hạn, xuất hiện trong Call of Duty hay Counter-Strike. Hoặc game Thetan Arena trong blockchain.
  • Arena PvP: Các trận đấu có cấu trúc với đội hình cụ thể, thường là xếp hạng, phổ biến trong World of Warcraft hoặc Arena of Valor.

PvP giải đấu

  • Battle Royale: Mô hình sống còn với nhiều người hoặc đội chơi tham gia, ai là người sống sót cuối cùng sẽ giành chiến thắng, như Fortnite và PUBG.
  • MOBA (Đấu trường trận chiến trực tuyến - Multiplayer Online Battle Arena): Các đội thi đấu để phá hủy căn cứ của đối phương, điển hình như League of Legends và Dota 2.
  • Sự kiện xếp hạng: Các sự kiện cạnh tranh tổ chức theo chu kỳ, người chơi sẽ tham gia để đạt thứ hạng và nhận thưởng, đặc biệt phổ biến trong game blockchain với phần thưởng là token hoặc NFT.
fortnite
Game Fortnite - Epic Games

PvP theo nhóm

  • Capture the Flag: Các đội phải cố gắng cướp cờ của đối phương và bảo vệ cờ của mình, thường thấy trong Overwatch hay Halo.
  • MOBA: Mô hình PvP theo nhóm đòi hỏi người chơi phối hợp chiến thuật để bảo vệ căn cứ và tấn công đối thủ, như League of Kingdoms.

PvP xếp hạng (dựa trên kỹ năng)

  • Arena PvP: Trận đấu có cấu trúc xếp hạng, phụ thuộc vào hiệu suất chơi của cá nhân hoặc nhóm như Illuvium.
  • Duels và Open World PvP: Cạnh tranh trong thế giới mở của MMORPG như World of Warcraft, nơi người chơi có thể thách đấu hoặc tham gia vào các khu PvP tự do với ảnh hưởng đến thứ hạng.

Loại hình chơi PvP

PvP đồng bộ - Synchronous PvP

Hình thức này yêu cầu người chơi tham gia và chiến đấu trong thời gian thực, đòi hỏi sự phản xạ và chiến thuật nhanh chóng. Arena PvP, TDM và Capture the Flag là những ví dụ tiêu biểu khi yêu cầu người chơi phải hành động và phản ứng ngay lập tức.

PvP không đồng bộ - Asynchronous PvP

Ở PvP không đồng bộ, người chơi không cần phải trực tuyến cùng lúc. Một người chơi có thể thiết lập hệ thống phòng thủ hoặc thách thức, và đối thủ có thể tham gia sau đó. Điều này có thể thấy trong các game như CryptoBlades, nơi người chơi có thể thiết lập nhân vật và chiến đấu với những đối thủ được hệ thống chọn ngẫu nhiên, không yêu cầu cả hai phải trực tuyến cùng một lúc.

Một số tựa game PvP nổi bật

Axie Infinity

Axie Infinity được xem là một trong những tựa game blockchain tiên phong, tích hợp yếu tố PvP để cho phép người chơi đối đầu với nhau. Trong chế độ PvP, người chơi sử dụng đội hình Axie của mình để cạnh tranh trực tiếp và có thể giành phần thưởng dưới dạng token AXS và SLP.

Các nhân vật trong Axie Infinity được đại diện dưới dạng NFT, cho phép người chơi sở hữu và giao dịch tự do trên thị trường thứ cấp. Mỗi Axie có khả năng và kỹ năng riêng, ảnh hưởng đến hiệu quả trong trận PvP.

Axie Infinity đã có hơn 1 triệu người chơi hàng ngày vào đỉnh cao của sự phát triển vào năm 2021. Hiện tại, dù số lượng có giảm, game vẫn có khoảng hàng trăm nghìn người chơi hoạt động hàng ngày. Token AXS của game có vốn hóa thị trường lên đến hàng tỷ USD vào đầu năm 2022, cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ từ phía cộng đồng người chơi.

Thetan Arena

Thetan Arena theo thể loại game MOBA trên blockchain, tập trung vào các trận đấu PvP thời gian thực, nơi người chơi hợp tác theo nhóm để tiêu diệt đối thủ. Các chế độ chơi nổi bật của game bao gồm Battle Royale và Deathmatch.

Thetan Arena thưởng cho người chơi qua việc tham gia các trận đấu PvP bằng token gốc của game là THC và THG, đồng thời cũng có thể trao thưởng bằng NFT. Các nhân vật trong game cũng là NFT và có thể nâng cấp hoặc giao dịch trên thị trường mở.

Thetan Arena đã ghi nhận hơn 7 triệu lượt tải sau khi ra mắt vào cuối năm 2021.

Illuvium

Game nhập vai Illuvium có yếu tố PvP, nơi người chơi có thể thu thập và huấn luyện các sinh vật gọi là Illuvials. Các trận đấu PvP chiến lược diễn ra trong Arena, cho phép người chơi dùng các đội hình khác nhau để cạnh tranh và nhận phần thưởng token ILV.

Các Illuvial trong game là NFT và có thể được giao dịch tự do trên thị trường thứ cấp. Mỗi Illuvial có đặc điểm và kỹ năng riêng biệt, giúp người chơi xây dựng chiến lược và tạo lợi thế trong các trận đấu PvP.

Illuvium đã thu hút hơn 200,000 người đăng ký trong giai đoạn thử nghiệm Alpha và đã huy động được hơn 70 triệu USD đầu tư từ cộng đồng vào năm 2022.

Đọc thêm: Top 10 dự án Game Crypto nổi bật.