SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Andreessen Horowitz (a16z) là gì? Xu hướng đầu tư của a16z

Có lẽ quỹ đầu tư Andreessen Horowitz hay a16z đã quen thuộc với mọi người trong thị trường crypto. Vậy cụ thể Andreessen Horowitz hay a16z là quỹ đầu tư như thế nào? Portfolio của Andreessen Horowitz gồm những dự án nào?
hieunguyen
Published Nov 25 2021
Updated Nov 24 2024
27 min read
thumbnail

Andreessen Horowitz (a16z) là gì?

Andreessen Horowitz (hay a16z) là quỹ được thành lập từ năm 2009 bởi Marc Andreessen và Ben Horowitz. Đây là quỹ đầu tư hoạt động ở Silicon Valley, California và tập trung đầu tư vào các startups công nghệ.

Andreessen Horowitz đầu tư vào dự án trong các giai đoạn từ seed round tới các tận các stage Series A, B, C,... a16z đã đầu tư nhiều tiền vào các dự án và quỹ khác nhau trong suốt thời gian hơn 13 năm hoạt động.

Tôn chỉ hoạt động của Andreessen Horowitz là thấu hiểu vấn đề của startups - thấu hiểu các vấn đề của các founder khi vận hành startups. Các general partners - hay các nhà vận hành quỹ của a16z - đều từng là các CEO, CTO của các công ty startups công nghệ nổi tiếng, nên quỹ đầu tư này rất hiểu các vấn đề của các startups họ đầu tư vào để hỗ trợ kịp thời.

a16z đầu tư nhiều lĩnh vực không chỉ crypto, mà còn y tế, sinh học, tiêu dùng…

Với tôn chỉ hoạt động như trên, tầm nhìn đầu tư của dự án là vô cùng dài hạn. Andreessen Horowitz bắt đầu hoạt động đầu tư vào crypto từ 2013, và với khởi đầu là một quỹ đầu tư (venture capital) chứ không phải quỹ đầu cơ, họ nhắm tới các khoản đầu tư với thời gian nắm giữ lớn hơn 10 năm.

Họ đầu tư vào các dự án crypto bất kể tình hình thị trường, bởi họ tin rằng dù ngắn hạn có diễn ra như thế nào thì thị trường vẫn sẽ phát triển trong dài hạn. Họ hỗ trợ các startup ở rất nhiều mặt khác nhau: chuyên môn về tuyển dụng, điều hành và kỹ thuật, các vấn đề luật pháp, truyền thông và tiếp thị, quản trị chung.

Trong crypto, họ không chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể mà tham gia nhiều lĩnh vực khác: Layer 1, DeFi, NFTs, gaming, DAOs, social tokens, decentralized social network, Web3, và cả các ngách mới thậm chí chưa có tên.

advertising

Các thành viên nổi bật của quỹ a16z

Marc Andreessen

Marc Andreessen (tên đầy đủ là Marc Lowell Andreessen) sinh ngày 9/7/1971, được sinh ra ở Cedar Falls, Mỹ, và lớn lên tại New Lisbon, có bố mẹ đều làm trong các công ty ươm mầm phát triển doanh nghiệp.

Về sự nghiệp của Marc:

  • Tốt nghiệp ngành khoa học máy tính ở trường đại học Illinois Urbana-Champaign, thực tập ở IBM tại bang Texas.
  • Là founder của Netscape, Loudcloud - hai công ty lần lượt được mua lại ở mức giá 4.3 tỷ USD và 1.6 tỷ USD.
  • Marc Andreessen và Ben Horowitz đã trở thành nhà đầu tư siêu thiên thần (super angel investors), tổng cộng hơn 80 triệu USD vào nhiều startups trong đó có Twitter và Qik.
  • Vào 6/7/2009, Andreessen và Horowitz thành lập quỹ đầu tư a16z, với lượng quỹ ban đầu là 300 triệu USD. Con số này đã nhân 9 lần, trở thành 2.7 tỷ USD vào ba năm sau (do nhận thêm đầu tư vào quỹ), với portfolio có nhiều công ty nổi tiếng như Facebook, Foursquare, GitHub, Pinterest, Twitter,...

Có thể thấy Marc Andreessen rất thành công trong lĩnh vực đầu tư từ những năm 2000, điều đó khiến vị thế của ông trong lĩnh vực này là rất tốt. Với vị thế tốt như vậy, ông dễ dàng dẫn dắt a16z lấn sân sang crypto từ sớm và là quỹ đầu tư lớn nhất, đi đầu trong thị trường.

Ben Horowitz

Ben Horowitz (tên đầy đủ là Benjamin Abraham Horowitz) sinh ngày 13/6/1966, sinh ra ở London, Anh và lớn lên ở Berkeley, California.

Về sự nghiệp của Ben Horowitz:

  • Tốt nghiệp Columbia University ngành khoa học máy tính năm 1988 và tốt nghiệp bằng Master khoa học máy tính trường đại học California, Los Angeles.
  • 1990, bắt đầu sự nghiệp với nghề kĩ sư máy tính ở một công ty sản xuất phần cứng và phần mềm máy tính ở Silicon Valley. Sau đó ông cùng Marc Andreessen tham gia vào Netscape với chức vụ Quản lý sản phẩm, rồi cùng trở thành founder của LoudCloud, trước khi thành lập quỹ đầu tư a16z, với lượng quỹ ban đầu là 300 triệu USD.

Ali Yahya

Ali Yahya từng làm việc ở nhiều công ty công nghệ lớn như Google X và Google Brain dưới chức vụ là kĩ sư phát triển phần mềm, làm việc với các thuật toán để tương tác với robot và soạn thư viện AI mã nguồn mở cho Google, TensorFlow.

Anh lần đầu tiên tìm hiểu các báo cáo chính thức về Bitcoin vào năm 2010 khi đang tham gia nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Bảo mật Máy tính Stanford và đã theo dõi BTC kể từ đó. Tại a16z, anh làm việc sát sao với các dự án Layer 1 trong portfolio của quỹ như Dapper Labs và Flow, Compound, Avalanche, Near, Rally, and Dfinity.

Với lượng thời gian dài làm trong các công ty công nghệ như Google, và bắt đầu làm việc ở a16z và đầu tư crypto từ tháng 11/2017, Ali Yahya có nhiều kinh nghiệm không chỉ trong đầu tư crypto, mà cả về vấn đề kỹ thuật của các bên phát triển phần mềm, và đặc biệt tham gia sớm vào thị trường từ 2010.

Arianna Simpson

Arianna Simpson là General Partner tại Andreessen Horowitz, nơi cô phụ trách đầu tư vào crypto. Trước khi gia nhập Andreessen Horowitz, Arianna đã thành lập Autonomous Partners, một quỹ đầu tư tập trung vào tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số.

Arianna trước đây đã dành thời gian làm việc với vai trò bán hàng và quản lý sản phẩm tại Facebook và BitGo, một công ty cung cấp giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp với BTC và các loại tiền kỹ thuật số khác. Arianna có bằng kép về Chính trị Quốc tế và Tiếng Tây Ban Nha từ Schreyer Honors College tại Đại học Bang Penn. Cô lớn lên ở Milan, Ý.

Chris Dixon

Chris Dixon là General Partner tại Andreessen Horowitz trong sáu năm qua, đầu tư vào các công ty từ giai đoạn seed đến các vòng sau. Trước đây, Chris là co-founder của hai startups là SiteCity và Hunch - hai công ty được McAfee và eBay mua lại. Trước khi làm việc tại Andreessen Horowitz, Chris cũng là đồng sáng lập Founder Collective, một quỹ đầu tư mạo hiểm đã thực hiện khoản đầu tư vào các công ty công nghệ khác nhau.

Khi còn nhỏ, Chris đã bắt đầu lập trình và là một lập trình viên chuyên nghiệp sau khi hoàn thành học đại học, tại công ty giao dịch quyền chọn (option-trading firm) Arbitrade. Ông có bằng Cử nhân và Thạc sĩ Triết học tại Columbia và bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Harvard.

Đọc thêm: Chris Dixon a16z và ‘bàn tay vàng’ của vua Midas.

Kathryn Haun

Kathryn Haun là General Partner tại Andreessen Horowitz. Trước đây, cô đã từng làm công tố viên liên bang tập trung vào tội phạm lừa đảo, tội phạm doanh nghiệp trên không gian mạng cùng với các cơ quan bao gồm SEC, FBI,... trong gần một thập kỉ.

Cô đã thành lập đội đặc nhiệm điều tra các khiếu nại tiền điện tử đầu tiên của chính phủ, dẫn đầu các cuộc điều tra về nhiều vụ kiện đình đám trong thị trường. Katie phục vụ trong hội đồng quản trị của Coinbasevà HackerOne, đồng thời đã đầu tư và tư vấn cho các công ty startup công nghệ. Cô cũng có dạy một khóa học về quản lý tại Trường Stanford, về tội phạm mạng tại khoa Luật trường Stanford.

Tổng quan về danh mục đầu tư của quỹ a16z

Do danh mục đầu tư có nhiều dự án, nên dưới đây chỉ liệt kê một số dự án nổi bật trong quá trình đầu tư của a16z. Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của từng Sector. Tất cả các dự án được nhắc đến dưới đây đều đã có bài viết cung cấp thông tin trên Coin98 Insights, bạn quan tâm đến dự án nào thì có thể search tên dự án để tìm hiểu thêm nhé!

danh mục đầu tư a16z
Danh mục đầu tư của a16z

Dự án Layer 1

Các dự án Layer 1 được a16z đầu tư (ngoài Bitcoin và Ethereum) bao gồm: Avalanche, Celo, Chia, Difinity, Filecoin, Near, Oasis Network, Keep Network, Handshake, Helium.

  • Near Protocol: Tháng 5/2020, a16z dẫn đầu một round đầu tư 21.6 triệu USD vào Near Protocol ở định giá chưa rõ. Trước round đầu tư này, Near Protocol đã có những round gọi vốn trước đó vào năm 2018 và 2019, với sự tham gia của Multicoin Capital và nhiều quỹ khác.
  • Avalanche: Avalanche được a16z đầu tư vào tại Series A với 6 triệu USD gọi vốn năm 2019, cùng sự tham gia của nhiều cái tên quỹ đầu tư lớn như Initialized Capital, Polychain Capital hay Naval Ravikant. Hiện chưa rõ định giá của Avalanche ở vòng gọi vốn này.
  • Solana: a16z và Polychain đầu tư vào Solana 314 triệu USD, công bố vào tháng 6/2021.
  • Dfinity: a16z đầu tư vào Dfinity từ rất sớm, từ khi dự án gọi vốn những vòng đầu tiên. Họ cùng Polychain đầu tư 2 lần vào dự án này ở các định giá 1.3 tỉ USD (thông tin đang kiếm chứng lại) và 9.5 tỉ USD vào lần lượt tháng 2/2018 và cuối tháng 8/2018. a16z và Polychain dẫn đầu hai round đầu tư trị giá 61 triệu USD và 102 triệu USD. Đây không phải là các round quá sớm của Dfinity (các round sớm hơn đã gọi vốn ICO từ năm 2017 với định giá dưới 1 tỷ USD), nhưng a16z đã chứng minh họ là nhà đầu tư tin tưởng và đầu tư mạnh vào Dfinity với việc xuống tiền hai lần ở các định giá tăng dần.
  • Celo: a16z lead round đầu tư 20 triệu USD vào Celo vào tháng 2/2021, trước đó đã có một số round fundraising của Celo diễn ra với sự tham gia của Polychain Capital, Reid Hoffman, Jack Dorsey, Coinbase Ventures với số tiền đầu tư khoảng 45 triệu USD.
  • Oasis Network: a16z dẫn đầu round đầu tư trị giá 45 triệu USD vào Oasis Labs vào tháng 7/2018. Vòng gọi vốn cũng có sự tham gia của nhiều quỹ bao gồm Accel, Binance, Pantera, Polychain, Metastable, Foundation Capital, Electric Capital, DCVC và Coinbase. Hiện tại chưa rõ định giá của dự án tại thời điểm đó.

⇒ Nhận xét: Ở các deal layer 1, a16z thường không phải là quỹ đầu tư tham gia từ các vòng gọi vốn quá sớm, họ thường tham gia từ vòng gọi vốn số 2, số 3. Tuy nhiên, mỗi khi tham gia thì họ luôn là người lead round đầu tư, vòng đầu tư thường có số tiền lớn và thể hiện sự trách nhiệm, sự "commit" của quỹ đối với dự án (tham gia đầu tư nhiều hơn một lần).

Thời điểm tham gia các vòng gọi vốn này của a16z cũng là trong năm 2017 tới năm 2020, và sang năm 2021 dường như họ không có thương vụ đầu tư Layer 1 nào. Điều này chứng tỏ rằng a16z đặt cược vào sự phát triển của các Layer 1 thay thế Ethereum từ khá sớm, và họ đã khá thành công trong việc đặt cược đó khi các Layer 1 phát triển nhanh và mạnh từ đầu năm 2021 tới giờ.

Thêm một đặc điểm nữa, là mối quan hệ của a16z và Polychain có vẻ khá thân thiết, khi nhiều thương vụ layer 1 hai quỹ này tham gia đều tham gia cùng nhau như Dfinity (2 round), Oasis Network, Avalanche, Solana, Celo,... Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về mối quan hệ của hai VCs này nếu có thêm thông tin chi tiết.

Dự án về sàn giao dịch

Các dự án về sàn giao dịch được a16z đầu tư bao gồm (bao gồm DEX, CEX, Derivatives):

  • Uniswap: Andreessen Horowitz, USV, Paradigm, Parafi Capital đầu tư vào Series A của Uniswap 11 triệu USD, được công bố vào tháng 7/2020.
  • dYdX: Sàn derivatives phi tập trung lớn nhất hiện nay, đã hoàn thành round đầu tư Series C vào tháng 6/2021 với việc gọi vốn 65 triệu USD, dẫn đầu bởi Paradigm.
  • Yellow Card: Andreessen Horowitz, Polychain đầu tư 1.5 triệu USD vào sàn giao dịch này để tấn công thị trường crypto ở Châu Phi.
  • CoinSwitch Kuber: 10/2021, a16z và Coinbase Ventures đã hoàn thành round đầu tư 260 triệu USD ở định giá gần 2 tỉ USD vào CoinSwitch Kuber - một sàn CEX tập trung vào thị trường Ấn Độ.

⇒ Nhận xét: a16z không có nhiều thương vụ đầu tư vào mảng AMM DEX hay CEX hay Derivatives, chỉ đầu tư vào một số người đi đầu mảng như Uniswap hay dYdX.

Dự án về Stablecoin

Các dự án stablecoin được a16z đầu tư bao gồm:

  • MakerDAO: Tháng 9/2018, a16z đã đầu tư 15 triệu USD để mua 6% tổng cung của token MAKER - token quản trị của dự án MakerDAO, ở định giá dự án 240 triệu USD. Tính tới giờ, khoản đầu tư này của họ đã có ROI 1,200% trong vòng 3 năm, và đây cũng là giải pháp stablecoin phi tập trung phổ biến nhất trên thị trường vào thời điểm hiện tại.
  • Trust Token: Trust Token là nhà phát hành stablecoin TUSD, với vốn hóa stablecoin tập trung lên tới 1.2 tỷ USD. Dự án đã gọi vốn nhiều lần, trong đó có hai lần gọi vốn có sự tham gia của a16z. Vào tháng 6/2018, a16z đi đầu round đầu tư strategic vào dự án 20 triệu USD ở định giá chưa xác định, với những quỹ tham gia như BlockTower, Founders Fund, Jump Trading Capital, Foundation Capital, Danhua Venture Capital (DHVC), Distributed Global,...Vào 5/8/2021, họ được a16z cùng nhiều quỹ như BlockTower, Alameda tham gia đầu tư 12.5 triệu USD ở định giá chưa xác định. Tuy nhiên, khoản đầu tư này không chỉ dùng để phát triển stablecoin mà bao gồm cả phát triển lending protocol của dự án.
  • Basis: Một dự án stablecoin thuật toán theo cơ chế rebase đời đầu, đã gọi vốn 133 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư bao gồm a16z và nhiều quỹ khác như Lightspeed, Foundation Capital, Sky9, Digital Currency Group,... vào tháng 4/2018. Tuy nhiên, sau 8 tháng hoạt động, dự án đã dừng hoạt động và trả lại số tiền đầu tư còn lại cho các nhà đầu tư. Đây là dự án hiếm hoi a16z tham gia mà không dưới vai trò người lead round đầu tư.
  • Reflexer: Vào 2/2021, Reflexer Labs công bố hoàn thành vòng gọi vốn 4 triệu USD để phát triển stablecoin thế chấp từ ETH mang tên RAI. Vòng đầu tư được dẫn đầu bởi Pantera và Lemniscap, trong đó có sự tham gia của a16z. Hiện tại, dự án đang có 52,641 ETH được lock trong giao thức.
  • Fei Protocol: Fei Labs công bố vào tháng 3/2021 rằng họ đã gọi vốn 19 triệu USD từ nhiều quỹ bao gồm a16z, Framework Ventures, Coinbase Ventures, Naval Ravikant. Chưa xác định rõ định giá dự án ở thời điểm họ đầu tư là bao nhiêu, nhưng đây là một dự án khá sáng tạo trong việc tạo ra các stablecoin thuật toán kèm yếu tố thế chấp. Đây không phải vòng gọi vốn đầu tiên của giao thức.
  • Angle Protocol: Angle Labs gọi vốn 5 triệu USD vào tháng 9/2021 từ nhiều quỹ, bao gồm a16z và nhiều quỹ đầu tư khác để xây dựng giải pháp Derivatives-Backed stablecoin.

⇒ Nhận xét: Bên trên là 6 dự án stablecoin mà a16z đã đầu tư, trong số đó chỉ có một thương vụ thành công, một dự án thất bại và trả lại tiền cho các investors. Các thương vụ đầu tư cũng chủ yếu xảy ra vào năm 2021, trừ lần đầu đầu tư vào Trust Token năm 2018 và mua token MAKER của MakerDAO.

Đầu tư vào các giải pháp stablecoin có vẻ không phải thế mạnh của a16z, khi đa số các giao thức họ đầu tư đang không có sự tăng trưởng tốt về thị phần, số stablecoin lưu thông trên thị trường hay lượng người dùng (trừ Angle Protocol mới launch chưa lâu nên chưa thể khẳng định, và MakerDAO đã thành công với stablecoin DAI).

Dự án về Lending/Yield

Các dự án lending/yield farming được a16z đầu tư bao gồm:

  • TrustToken: Dự án này mình đã nói ở bên trên, họ không chỉ làm về stablecoin tập trung TUSD mà còn làm về lending protocol TrueFi - giải pháp lending không cần tài sản thế chấp. Tổng tài sản bị khóa trong giao thức đang là 1 tỷ USD, và khoản đang được người dùng vay là 520 triệu USD.
  • MakerDAO: MakerDAO thực chất cũng là một lending dạng debt protocol, và mình sẽ không nhắc lại vì đã phân tích dự án này bên trên.
  • Compound: Compound Finance có hai vòng gọi vốn có sự tham dự của a16z. Đầu tiên là vòng gọi vốn Seed Round 8.2 triệu USD vào tháng 5/2018, có sự tham dự của Bain Capital Ventures, Andreessen Horowitz, Polychain, Coinbase,...Thứ hai là vòng gọi vốn 25 triệu USD trong Series A được công bố vào tháng 11/2019. Tham gia cùng vòng gọi vốn này có Polychain Capital, Paradigm Capital và Bain Capital Ventures, và hiện không rõ định giá dự án ở hai vòng gọi vốn này.
  • Goldfinch: Vòng gọi vốn 11 triệu USD được công bố vào tháng 6/2021, được a16z dẫn đầu và có sự tham dự của ​​Divergence Ventures, Defi Alliance, Jason Choi từ Spartan,...

Nhận xét: Các thương vụ đầu tư của a16z vào các lending protocol không nhiều, tuy nhiên các thương vụ này có chất lượng tương đối cao với 2 protocol nằm trong top lending protocol trong thị trường là MakerDAO và Compound.

Chủ yếu thời gian đầu tư vào các thương vụ này là từ khi thị trường đang tương đối trì trệ vào những năm 2018-2019 (Compound và MakerDAO), và họ cũng không còn đầu tư nhiều vào mảng lending trong năm 2020, 2021, cho thấy tầm nhìn của a16z về mảng lending trong DeFi.

Dự án về giải pháp Layer 2 Ethereum

Các dự án được a16z đầu tư trong mảng cơ sở hạ tầng bao gồm:

  • Optimism: Giải pháp mở rộng của Ethereum, hoạt động bằng cơ chế Optimistic Rollup, được a16z lead vòng đầu tư Series A trị giá 25 triệu USD vào tháng 2/2021.
  • Matter Labs: Giải pháp mở rộng của Ethereum, hoạt động bằng cơ chế zero-knowledge proofs, được a16z dẫn đầu vòng đầu tư Series B trị giá 50 triệu USD vào tháng 11/2021.

Nhận xét: Các thương vụ đầu tư của a16z đều được công bố vào năm 2021, ở các Series A và B - khi mà các dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động và đang bổ sung cơ sở hạ tầng. A16Z không phải những nhà đầu tư sớm vào các dự án này, nhưng đầu tư mạnh vào các vòng sau của các giải pháp Layer 2 này.

Dự án về NFT/Metaverse/Gaming

Các dự án NFTMetaverseGameFi được a16z đầu tư bao gồm nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, ở đây mình sẽ đề cập tất cả các dự án mình thu thập được nhưng chỉ phân tích một vài dự án tiêu biểu.

Các dự án được a16z đầu trong trong mảng NFT/Metaverse/Gaming bao gồm:

  • Crypto Kitties: Dự án NFT collectibles về những chú mèo của Dapper Labs gọi vốn thành công 12 triệu USD trong Series A vào tháng 3/2018 từ Andreessen Horowitz, Union Square Ventures, Naval Ravikant (CEO và founder của AngelList), Mark Pincus (founder của Zynga) và Fred Ehrsam (founder của Coinbase).
  • Dapper Labs: Tháng 3/2021, Dapper Labs - nhà phát triển của Crypto Kitties, NBA Top Shots và Flow Blockchain - gọi vốn thành công 305 triệu USD. Vòng gọi vốn được lead bởi Coatue, và có sự tham gia của a16z, USV, và nhiều quỹ khác. Định giá của Dapper Labs ở vòng gọi vốn này là 2.6 tỷ USD. Sau đó, vào tháng 9/2021, Dapper Labs lại hoàn thành một vòng gọi vốn khác trị giá 250 triệu USD cũng được dẫn đầu bởi Coatue, nhưng không có sự tham gia của a16z, nâng định giá dự án lên 7.6 tỷ USD.
  • OpenSea: a16z tham gia vào Series A và Series B của OpenSea, khoản đầu tư được công bố vào tháng 3 và tháng 7/2021. Series A của OpenSea được a16z đi đầu và gọi vốn thành công 23 triệu USD, với sự tham gia của nhiều quỹ và ông lớn như Mark Cuban, Naval Ravikant. Series B của OpenSea cũng được a16z lead và gọi vốn 100 triệu USD cho dự án ở mức định giá 1.5 tỷ USD.
  • Sky Marvis: Sky Mavis Series B đã hoàn thành vào tháng 10/2021, với định giá gần 3 tỷ USD. Họ hoàn thành vòng gọi vốn 152 triệu USD với sự dẫn đầu của a16z và sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư lớn như Paradigm, Accel, FTX và nhiều quỹ đầu tư khác.
  • Royal: Một nền tảng NFT Music mang tên Royal vừa hoàn thành gọi vốn 55 triệu USD vào 11/2021 với các nhà đầu tư bao gồm a16z, Coinbase Ventures, Paradigm,...
  • Forte: Tháng 5/2021, Forte gọi vốn thành công 185 triệu USD ở định giá 1 tỷ USD. Hiện không rõ định giá của dự án ở vòng gọi vốn này, và a16z là một trong những nhà đầu tư vào dự án chứ không đi đầu vòng gọi vốn. Vào tháng 11/2021, a16z lại tham gia một vòng gọi vốn nữa của Forte, với giá trị vòng gọi vốn Series B là 725 triệu USD.
  • Nhiều dự án khác cũng được a16z đầu tư bao gồm: Foundation (NFT Marketplace); Virtually Human Studio (ZED RUN, tháng 7/2021); Fingerprints (9/2021); Manifold (10/2021); OnChain Studios (10/2021); Bitski (5/2021); Cryptoys (seed round, 7.5 triệu USD, 10/2021); RTFKT (seed round, 8 triệu USD, 5/2021).
  • Nhiều dự án về game được a16z tập trung đầu tư gần đây bao gồm Mythical Games (Series C, 150 triệu USD, 11/2021); Faraway (Series A, 21 triệu USD, 11/2021); Core Loop (12 triệu USD, 11/2021).

Nhận xét: Phần lớn các thương vụ đầu tư của a16z vào các dự án NFT/ Metaverse/ Gaming đều ở mức định giá dự án khá cao (OpenSea hai round Series A và B, Dapper Labs ở round có định giá 2 tỷ USD,...).

Ngoài Crypto Kitties, thì các dự án họ đầu tư đều ở round từ Series A trở đi (khi dự án đã thành hình, hoạt động ổn định và có doanh thu, và đầu tư để mở rộng dự án và tập khách hàng) và đầu tư trong năm 2021. Họ vẫn liên tục đầu tư vào các dự án NFT/ Gaming/ Metaverse mới từ năm 2021 cho tới thời điểm hiện tại. Điều này càng củng cố cho luận điểm đầu tư dài hạn của a16z, bởi họ thực sự tin tưởng vào tiềm năng của dự án và mass adoption của mảng này, do nếu họ chỉ đầu tư đầu tư ngắn hạn, vì việc tiếp tục đầu tư mạnh khi “circle crypto” đã đang dần kết thúc sẽ không có ý nghĩa về mặt lợi nhuận.

Dự án về cơ sở hạ tầng và data

Các dự án được a16z đầu trong trong mảng cơ sở hạ tầng và data bao gồm:

  • Arweave: Arweave nhận đầu tư 8 triệu USD từ nhiều quỹ khác nhau bao gồm a16z, USV, Coinbase Ventures. Khoản đầu tư được công bố vào tháng 3/2020.
  • Deso Labs: Tháng 9/2021, Deso công bố họ được đầu tư 200 triệu USD bởi nhiều quỹ bao gồm Andreessen Horowitz , Coinbase Ventures, Winklevoss Capital, Pantera Capital, Sequoia. Đây là Labs đã từng tạo ra nhiều sản phẩm trong quá khứ bao gồm BitClout.
  • Nym Technologies: Dự án làm về privacy này vừa hoàn thành vòng gọi vốn tiếp theo được cầm đầu bởi a16z ở định giá 270 triệu USD, gọi vốn thành công 13 triệu USD vào 11/2021.
  • WorldCoin: Dự án làm về danh tính cá nhân qua quét nhãn cầu này gọi vốn private round thành công ở định giá 1 tỷ USD, nhận đầu tư 25 triệu USD với sự tham gia của a16z, Coinbase, Coinfund, Digital Currency Group, Hashed, Multicoin, Sam Bankman-Fried, Three Arrows, Variant Fund, 1Confirmation.
  • Nansen: Nansen được đầu tư 12 triệu USD bởi a16z và nhiều quỹ khác vào tháng 7/2021.
  • Kosen Labs: Labs này vừa nhận đầu tư 5 triệu USD seed round vào tháng 11/2021 từ a16z và Framework Capital, để đưa AI vào web3 trong tương lai.
  • Aleo: Tháng 4/2021, a16z công bố họ cầm đầu round đầu tư trị giá 28 triệu USD vào Aleo - dự án dữ liệu riêng tư sử dụng công nghệ zero-knowledge proofs. Những nhà đầu tư khác bao gồm Placeholder VC, Galaxy Digital, Variant Fund, Coinbase Ventures...
  • Forta: Tháng 9/2021, a16z công bố họ đi đầu round đầu tư trị giá 23 triệu USD vào Forta - một nền tảng bảo mật cấp doanh nghiệp.
  • Protocol Labs: Labs với nhiều project cơ sở hạ tầng đình đám như IPFS, Filecoin,... Hiện chưa rõ a16z đầu tư vào Protocol Labs từ thời gian nào với số tiền là bao nhiêu.
  • Alchemy: Một mảnh ghép cơ sở hạ tầng hỗ trợ các developer phát triển Dapp vừa hoàn thành vòng gọi vốn 250 triệu USD ở định giá 3.5 triệu USD vào giữa tháng 11/2021. a16z dẫn đầu Series C này, với sự tham gia của Lightspeed và Redpoint.

Nhận xét: Các dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng và dữ liệu được a16z đầu tư nhiều và rải đều suốt hành trình đầu tư của họ, và các thương vụ cũng ngày càng lớn, với đỉnh điểm là thương vụ đầu tư Alchemy vừa rồi. Đây là một mảng lớn và cần sự cải tiến liên tục, nên họ vẫn luôn rải đều và đầu tư cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian vừa rồi.

Đánh giá & nhận xét về Andreessen Horowitz

Nhìn vào portfolio của a16z, có thể thấy những đặc điểm sau qua danh mục đầu tư của a16z:

  • Họ không hay đầu tư sớm vào các dự án ở giai đoạn seed hay angel, mà chỉ đầu tư vào các dự án ở Series A, B, C… là chủ yếu. Điều này cho thấy, gu đầu tư của a16z tương đối “an toàn” và dài hạn, bởi đầu tư vào các series sau có nghĩa là đầu tư vào các dự án đã bắt đầu hoạt động, mô hình đã đi vào sử dụng chứ không chỉ nằm ở giai đoạn ý tưởng. Bởi vậy, lợi nhuận có thể không lớn trong ngắn hạn nhưng an toàn hơn.
  • Có thể thấy, hầu hết các thương vụ của a16z có “kích cỡ” tương đối lớn và họ thường là người dẫn đầu các thương vụ. Điều này có thể bởi họ có nhiều tiền nên cần đầu tư vào các dự án có nhu cầu vốn lớn, và bởi vậy phù hợp đầu tư vào các round sau, việc dẫn đầu các round có nghĩa họ tận tâm hơn và nhận nhiều trách nhiệm dẫn dắt dự án hơn.
  • a16z không chỉ đầu tư vào một mảng, mà đầu tư gần như vào tất cả các mảng trong thị trường, kể cả những mảng chưa có tên. Điều này cũng đã được nêu rõ trong “investing thesis” của họ, bạn cũng có thể nhận ra điều này khi xem qua một lượt portfolio của quỹ.
  • Ba tháng vừa qua là thời gian mà a16z công bố nhiều thương vụ nhất, gia tăng mạnh cả về số lượng và số tiền tham gia vào dự án. Phần này mình sẽ nói rõ hơn ở phần xu hướng đầu tư năm nay của a16z.

Xu hướng đầu tư của a16z

Trong năm 2022, Andreessen Horowitz đầu tư vào rất nhiều thương vụ, nằm trong nhiều mảng khác nhau. Họ dành khá nhiều sự quan tâm dành cho các dự án trong mảng NFT/ Gaming/ Metaverse với nhiều dự án có số tiền raise lớn, và nhiều dự án cơ sở hạ tầng, data và giải pháp layer 2 cho Ethereum.

xu hướng đầu tư của a16z
Danh mục đầu tư của a16z trong năm 2022

Ngoài ra, họ cũng quan tâm đến mảng thanh toán (Sardine) và thương mại điện tử (Rye). Sự “an toàn” trong đầu tư một lần nữa được ưu tiên trong 2022. Không chỉ đầu tư vào dự án mới, những dự án lâu đời như Lido, Uniswap cũng được a16z để mắt khi họ muốn gọi vốn.

Sự liên hệ giữa a16z và các quỹ đầu tư khác

a16z có mối liên hệ tương đối mật thiết với Polychain như mình đã đề cập bên trên, khi hai VCs này thường xuyên cùng nhau đầu tư vào nhiều dự án Layer 1 khác nhau, trong cùng round fundraising của dự án (Dfinity, Oasis Network, Avalanche, Celo,...)

Ngoài ra, a16z cũng đầu tư vào Polychain Capital để để tận dụng thế mạnh của riêng quỹ đầu tư này.

a16z cũng có mối quan hệ khá mật thiết với Coinbase Ventures. Là một quỹ đầu tư sớm vào Coinbase, a16z có tương đối nhiều thương vụ đầu tư có sự tham gia của Coinbase Ventures.

Đọc thêm: Tổng quan về Portfolio của Coinbase Venture.

RELEVANT SERIES