Amber avatar
Coin98 Insights
Nơi chia sẻ tất cả những kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao, kinh nghiệm đầu tư Bitcoin và các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.

Ramper là gì? Ví Web3 giảm nỗi lo “ghi nhớ" private key

Ngày 11/4/2023, Ninety Eight thông báo đầu tư chiến lược vào Ramper. Mục đích của sự hợp tác hai bên nhằm thu hẹp khoảng cách giữa Web2 và Web3, thông qua việc chia sẻ công nghệ, tầm nhìn chung của Ninety Eight và Ramper.
9 min read
Published Apr 13 2023
Updated Jun 18 2024
ramper là gì

Ramper là gì?

Ramper là ví điện tử Web3 với tính năng Social Login. Nó cho phép người dùng tạo ví, đăng nhập ví thông qua mạng xã hội như Facebook, Gmail, Apple ID… Từ đó nền tảng tạo nên tính tiện lợi cho người dùng, khi hạn chế việc ghi nhớ và lưu trữ chuỗi ký tự dài của passphrase/private key.

Ramper hiện hỗ trợ 6 mạng lưới gồm Solana, Sei, Ethereum, Polygon, BNB Chain và Viction.

Ngoài ra, Ramper cung cấp cơ sở hạ tầng và bộ công cụ SDK cho các nhà phát triển dApp, hỗ trợ nhiều dự án Web3 tích hợp Social Login, nhằm đáp ứng tham vọng của Ramper về sự đơn giản hoá trải nghiệm cho người dùng khi tham gia không gian Web3.

advertising
trang chủ ramper
Trang chủ Ramper: https://www.ramper.xyz

Giải pháp từ Ramper: Social Login và Keyless

Vấn đề muôn thuở khi tham gia thị trường crypto đó là khả năng quản lý ví, một hành động tưởng chừng dễ nhưng lại khó không tưởng. Bởi vì người dùng phải ghi nhớ, lưu trữ passphrase 12-24 ký tự hay chuỗi private key dài và vô nghĩa để có thể đăng nhập vào ví của họ.

Nếu như passphrase/private key bị đánh mất, người dùng có thể bị mất tài sản đồng thời phải bỏ đi ví của mình.

Theo Chainalysis, vấn nạn thất lạc private key tại thị trường crypto đã làm bốc hơi gần 150 tỷ USD, con số này tương đương mức định giá của tập đoàn công nghệ của Elon Musk - SpaceX vào năm 2023.

Ramper hạn chế nỗi lo về ghi nhớ passphrase/private key, bằng việc loại bỏ tính năng đăng nhập bằng 12-24 ký tự hoặc chuỗi private key. Thay vào đó, Ramper biến việc kết nối Web3 chỉ bằng những thao tác quen thuộc trên mạng Internet, đăng nhập thông qua tài khoản mạng xã hội Gmail, Facebook…

Tuy nhiên, người dùng nên sao lưu passphrase/private key, nhằm các trường hợp xấu xảy ra.

Theo anh Lê Thanh, Social Login sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc biến crypto trở thành xu hướng và được chấp nhận rộng rãi trong đời sống. Vì vậy, Ninety Eight đã quyết định tham gia đầu tư và hợp tác chiến lược với Ramper.

Vấn đề tiếp theo nằm ở độ phức tạp khi tham gia Web3, thông thường người mới gia nhập phải trải qua nhiều bước gồm: tải ví phù hợp với mạng lưới, sau đó tạo ví, lưu trữ key… Từ đây nỗi lo lắng về sai sót của người dùng mới, thậm chí người cũ ngày càng lớn.

Vì vậy, Ramper đã hỗ trợ tính năng giao dịch crypto thông qua địa chỉ email. Cụ thể, người dùng gửi token hoặc NFT cũng không cần ghi nhớ public key của người nhận, thay vào đó là địa chỉ email.

Nhìn chung, đội ngũ Ramper hướng tới tính đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp dành cho người mới tham gia thị trường crypto nên đã hạn chế đi việc ghi nhớ private key, thậm chí public key.

Sản phẩm của Ramper

Đội ngũ Ramper hiện phát triển ba sản phẩm chính gồm:

Bộ sản phẩm SDK (bao gồm Ramper SDK và Ramper NFT Checkout SDK): Phục vụ cho các nhà phát triển dApp.
Ramper Wallet: Dành cho người dùng tham gia Web3.

Ramper SDK 

Ramper SDK là bộ công cụ cho phép những nhà phát triển dApp tích hợp các tính năng của Ramper vào nền tảng của họ, bao gồm Social Login, RPMS…

Một trong những nền tảng tích hợp thành công bộ công cụ của Ramper đó là Coin98 Super Wallet, khi ví điện tử này đã có tính năng Social Login cho người dùng.

Hiện tại, các nhà phát triển có thể sử dụng Ramper SDK cho các dApp thuộc bốn mạng lưới gồm Ethereum, Polygon, Near và Terra.

social login trên coin98
Social Login hiện có trên Coin98 Super Wallet.

Ramper NFT Checkout SDK

Ramper NFT Checkout là bộ công cụ hỗ trợ nhà phát triển tích hợp tính năng thanh toán NFT cho dApp của họ. Cụ thể, tính năng của Ramper NFT Checkout cho phép người dùng giao dịch các NFT bằng tiền pháp định (fiat), sau đó số tiền fiat tự động chuyển đổi thành crypto và đưa cho người bán.

Ngoài ra, Ramper NFT Checkout hỗ trợ hai blockchain gồm Ethereum và Polygon. Mỗi giao dịch NFT của người dùng chỉ cần trả phí gas (đối với mua bằng crypto) và phí giao dịch chiếm khoảng 0.3% (đối với fiat). Lịch sử giao dịch sẽ được hiển thị trên NFT Checkout của Ramper.

Tuy nhiên, bô công cụ Ramper NFT Checkout hiện vẫn trong giai đoạn phát triển và sẽ sớm ra mắt trong tương lai bởi đội ngũ Ramper Labs.

Ramper Wallet

Trước đây, Ramper là startup đến từ thung lũng Silicon với sản phẩm chính liên quan tới bộ công cụ SDK và cơ sở hạ tầng, phục vụ chủ yếu những nhà phát triển dApp. Đến ngày 11/4/2023, Ninety Eight đầu tư chiến lược vào Ramper và hợp tác với đội ngũ để phát triển hai sản phẩm Ramper Wallet phiên bản mobile và Ramper Wallet extension.

Và ngày 1/11/2023, Ramper Wallet là một trong ba sản phẩm chính được giới thiệu với cộng đồng trong sự kiện The One. Đội ngũ Ninety Eight cùng đội ngũ Ramper đã thành công xây dựng và phát triển ví Ramper hoàn thiện ở phiên bản điện thoại và extension.

ramper tại sự kiện the one
Ramper Wallet được giới thiệu trong sự kiện The One.

Ngoài ra, Ramper Wallet còn tích hợp công nghệ Restorative Performant Multi-encryption System, đây là cơ chế bảo mật do đội ngũ Ramper phát triển và được kiểm chứng bởi CertiK. Cụ thể, private key của người dùng được mã hoá bởi thuật toán cryptography và chia thành hai phần gồm Key A và Key B:

Key A: Key A được quản lý bởi một bên thứ ba là công ty an ninh mạng Fortanix, và họ sẽ mã hoá key A và chứa trong module HSM. Nhìn chung, Key A được quản lý tương tự như mô hình hoạt động của Amazon Web Service (AWS).
Key B: Key B được quản lý và mã hoá bởi dịch vụ đám mây của Ramper.

Ngoài ra, cả Key A và Key B đều được mã hoá và gửi đến Ramper và Fortanix từ thiết bị của người dùng khi tạo ví, cho nên Ramper lẫn Fortanix đều không thể xem được hai loại key này ngoại trừ người dùng.

cơ chế bảo mật của ramper
Cơ chế bảo mật của Ramper.

Nếu so với các ví khác như MetaMask, Terra Extension… Ramper không lưu trữ private key trên thiết bị của người dùng, hạn chế việc lộ key từ virus.

Roadmap và cập nhật

Dưới đây là một số mốc thời gian nổi bật của Ramper:

23/5/2022: Ramper ra mắt phiên bản beta cho cộng đồng và nhà phát triển,
16/10/2022: Ramper ra chiến dịch InstaFTs và đạt được một số thành công nhất định.
27/10/2023: Ramper Wallet chính thức ra mắt cộng đồng. Đồng thời, dự án cũng thông báo thay đổi nhận diện thương hiệu từ Ramper sang Ramper Wallet.
22/11/2023: Ramper tích hợp thành công mạng lưới Solana.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư

Đội ngũ dự án 

Đội ngũ đằng sau Ramper là Ramper Labs, với những thành viên đã có kinh nghiệm làm việc tại những doanh nghiệp, tổ chức lớn như Tesla, Facebook, Uber, Apple và Google.

Sisun Lee: Co-Founder và CEO của Ramper, ông đã từng làm việc tại một số công ty khá nổi tiếng như Tesla, Uber… và đặc biệt là quỹ đầu tư Hashed.
Hoa M: Co-Founder của Ramper, ông từng là kỹ sư với nhiều năm kinh nghiệm tại hai công ty Apple và Google.
Karl Jin: Co-Founder của Ramper, anh cũng từng là kỹ sư với một số doanh nghiệp startup như MakeSpace, Analytics Media Group…
đội ngũ ramper
Đội ngũ Ramper Labs.

Nhà đầu tư

Ramper đã trải qua hai vòng gọi vốn, với tổng số tiền trên 3 triệu USD bao gồm:

11/3/2022: Ramper gọi vốn vòng Pre-seed với tổng số tiền là 3 triệu USD, dẫn đầu bởi quỹ Hased. Ngoài ra, còn có 8 quỹ tham gia đầu tư như Polygon Ventures, Golden Ventures, Mapple VC…
11/4/2023: Ramper nhận được sự đầu tư chiến lược đến từ Arche Fund, tuy nhiên không thông báo số tiền gọi vốn.
vòng gọi vốn của ramper
Vòng gọi vốn của Ramper.

Một số câu hỏi về Ramper

Ninety Eight đóng vai trò như thế nào với Ramper?

Ninety Eight hiện là đối tác chiến lược của Ramper, mục đích của việc hợp tác là chia sẻ công nghệ giữa hai bên, xây dựng và phát triển những sản phẩm hướng tới Mass Adoption.

Có nên sao lưu private key/passphrase khi tạo ví trên Ramper?

Người dùng nên sao lưu private key và passphrase khi tạo ví Ramper. Nếu trong trường hợp người dùng đánh mất tài khoản mạng xã hội, hoặc hư hỏng điện thoại… private key và passphrase đóng vai trò chìa khoá khác để người dùng tiếp cận lại tài sản.

Thị trường crypto đã có ứng dụng sử dụng Social Login chưa?

Hiện tại trên thị trường đã có một số ứng dụng sử dụng Social Login như:

Coin98 Super Wallet: Ví điện tử Web3 tích hợp hơn 80 mạng lưới khác nhau, cùng nhiều tính năng nổi trội như Multi-send, OneID… Và Coin98 Super Wallet cũng đã sử dụng Social Login vào ngày 1/11/2023.
Web3Auth: Cơ sở hạ tầng cung cấp nhà phát triển dApp sử dụng Social Login, tương tự như Ramper