SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Vì sao Anchor Protocol liên tục tăng trưởng mạnh, nhưng Mirror thì không?

Bài viết phân tích lý do vì sao trong khi Anchor Protocol tăng trưởng mạnh như vậy, nhưng Mirror Protocol thì lại dần đi xuống trong thời gian vừa qua.
Avatar
Khang Kỳ
Published Mar 07 2022
Updated May 30 2023
9 min read
thumbnail

Dạo gần đây, giá ANC tăng liên tục, đỉnh điểm lên đến $8.23, nghĩa là x6 từ đáy chỉ trong vòng một tháng. Đó là vì việc Proposal thay đổi Tokenomica của Anchor được đưa ra vào giữa tháng 2/2022 vừa qua. Anchor tăng trưởng thì fan Terra cũng vui. Nhưng ở đâu đó, có một dự án sinh ra cùng thời, từng được kì vọng rất nhiều trong việc kéo người dùng vào hệ sinh thái Terra, thì đang “thoi thóp”. Đó là Mirror Protocol.

Vì sao Anchor tăng trưởng mạnh trong vòng một năm qua, nhưng Mirror thì không làm được như vậy? Anh em cùng đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Vai trò của Anchor và Mirror trong hệ sinh thái Terra

Terra hiện tại đang có khoảng 100 dự án DeFi, và hơn 100 dự án NFT (Collectibles, Metaverse, Gaming,...). Nhưng anh em đã biết một năm trước, Terra có những gì?

Terra chỉ mới tích hợp Smart Contract vào cuối năm 2020. Lúc bấy giờ, ngoài những ứng dụng thanh toán phổ biến tại Hàn Quốc như Chai, Memepay, Terra còn có hai Core Projects: Mirror Protocol và Anchor Protocol.

Hai dự án này hướng đến những ứng dụng khác nhau. Trong khi Anchor là nền tảng lending “cosplay” ngân hàng truyền thống, cho phép người dùng nhận 20% lãi suất ổn định, thì Mirror giúp người dùng giao dịch các tài sản Stock truyền thống thông qua Synthetic.

Dù vậy, nhưng cả hai đều hướng về mục đích chung, đó là tăng thêm mục đích sử dụng Stablecoin của Terra - UST.

Nhưng Mirror có phải thứ người dùng muốn?

Để tìm hiểu liệu Mirror có phải dự án phù hợp với thị trường (Product Market Fit) hay không, chúng ta cùng nhìn lại sự tương quan TVL của cả hai dự án, tính từ thời điểm Anchor ra mắt cho đến hiện tại:

Chưa đầy hai tuần ra mắt, Anchor đã đạt $500M TVL, cùng lúc đó, TVL của Mirror đang dần đạt đỉnh cao nhất với gần $1.8B.

Nhưng sau đó, tổng giá trị tài sản bị khóa trong Anchor chỉ “Up Only”, dù hiện tại, UST gửi vào và vay ra có khoảng cách quá lớn, nhưng nhìn chung TVL trên $10B đã giúp giao thức lọt vào top 10 Protocol có TVL lớn nhất DeFi.

Còn với Mirror, sau khi đạt đỉnh với gần $2.4B vào tháng 5/2021, thì ngày nào cũng “dò đáy”, cho đến hiện tại chỉ còn khoảng $600M. 

Điều này cho thấy, trước khi Anchor ra mắt, người dùng chỉ có một nơi duy nhất để xài UST (không tính các ứng dụng thanh toán), đó là Mirror. Nhưng sau đó, số UST dần “chảy” về Anchor đa phần, ngoài ra còn là những dự án mới hơn, nhưng không đáng kể.

Lý do Anchor được người dùng ưa chuộng khá dễ để nhận ra, đó là Fixed Yield 20% (hoặc gần-như-thế). Con số này so với những dự án khác với hàng nghìn APY thì chả bỏ, nhưng so với ngân hàng truyền thống thì vẫn còn tốt chán.

Ngoài ra, Anchor còn được bảo chứng bởi Terra, do đó, người dùng không lo bị hack, hay Rug Pull. Và khi Bull Market bị chặng đứng từ sau cú sập 19/5/2021, thị trường đã bắt đầu di chuyển khó hơn nhiều, thì 20% lợi nhuận với không Impermanent Loss là một điều khó cưỡng.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động của Anchor Protocol

Vậy đối với Mirror thì sao? Vì sao Mirror đã từng là “nhân vật chính”, giờ đây không còn ai nhắc đến nữa? Theo mình vì các lý do sau:

Rào cản của Mirror Protocol

Vấn đề pháp lý

Chắc hẳn anh em vẫn còn nhớ, vào khoảng tháng 10/2021, Do Kwon đã bị SEC kiện vì những rắc rối liên quan đến Mirror. Điều này làm cho người dùng cũng khá ngại khi giao dịch cổ phiếu trên nền tảng này.

Ngoài ra, trước đó vào tháng 7/2021, Uniswap cũng bị SEC “sờ gáy”, phải “delist” khá nhiều token, trong đó có Stock, Options, Derivatives,... Và dĩ nhiên, trong này có rất nhiều token đến từ Mirror.

Nói là delist, nhưng thực chất chỉ là xóa giao diện token trên Uniswap, nghĩa là anh em có thể dán Contract token vào thì vẫn giao dịch được. Nhưng điều này cũng nói lên rằng vấn đề pháp lý đối với các sản phẩm truyền thống trong Crypto vẫn còn khá rắc rối.

Một trong những vụ kiện gần nhất của SEC là với XRP. Trong nhiều năm qua, SEC đã làm XRP “sống đi chết lại” không biết bao phen, thậm chí là delist, đóng băng giao dịch XRP trên các sàn lớn như Binance, Coinbase,...

Do đó, có lẽ người dùng không muốn những giao dịch của mình dính đến SEC, từ đó họ dần rời bỏ Mirror.

Dự án ít hoạt động

Lần cuối Mirror cập nhật Community Update trên Medium dự án là tháng 7/2021, hơn nửa năm tính từ thời điểm hiện tại. Dạo quanh Twitter cũng thấy các tweet được viết bở dự án cách nhau rất xa, và đa phần đều là Retweet. Bản nâng cấp đáng kể nhất là Mirror V2 thì cũng ra mắt vào tận tháng 6/2021. Từ đó đến nay không có gì quá nổi bật.

Khi một dự án không có gì cải thiện thì không thể nào có được sự đột phá. Lấy ví dụ, nếu một quán phở chỉ bán đều đều, thì lượng khách họ chỉ có thể là giữ nguyên, hoặc giảm dần (do các quán khác mọc lên ngon hơn). Nếu họ muốn kiếm thêm khách, phải cần một tác nhân mới (Marketing, mở rộng quán, cải thiện phục vụ, thêm món,...).

Có lẽ việc dính đến SEC đã làm team cũng nản dần, vì họ không biết ngày mai Mirror có phải đóng cửa hay không, hoặc nếu muốn giữ traction cũng rất khó.

Thị trường Crypto vẫn chưa cần Stock

Vì sao anh em tham gia Crypto để giao dịch Stock? Đó là câu hỏi mà đến giờ mình vẫn chưa tìm được câu trả lời. Nếu anh em muốn chơi Stock thì có lẽ tốt nhất tạo một tài khoản ở sàn chứng khoán mà chơi, có lẽ sẽ hợp lý hơn việc vào Crypto giao dịch Stock.

Lý do người dùng tìm đến Crypto là vì thị trường này sôi động hơn Stock nhiều. Chúng ta có thể trở thành triệu phú chỉ sau một đêm, nhưng cũng trắng tay chỉ trong ngần ấy thời gian. Hay ngoài việc giao dịch token, người dùng cũng có thể mua NFT. Ngoài ra, đó là những tương tác với các dự án, nhận Retroactive (hoặc nhu cầu thật sự).

Một điều không thể bỏ qua, đó là những Dramma thơm phức xuất hiện gần như mỗi ngày, cộng đồng đôi khi hít Dramma cũng đã đủ sống. Có thể ví dụ như:

Với một thế giới muôn màu muôn sắc, có lẽ người dùng đến với Crypto chỉ vì Crypto. Có thể trong tương lai, vì một lý do nào đó, Stock sẽ được ưa chuộng hơn trong thị trường này, nhưng ít nhất, nó không phải bây giờ.

Vậy có phải Mirror không còn đường cứu không?

Theo mình là vẫn còn, chỉ là phải xem team Mirror nổ lực đến đâu.

Đầu tiên, họ phải đảm bảo việc người dùng luôn an toàn, ít nhất là không bị mất vốn khi tương tác trên Mirror. Do đó, họ phải giải quyết xong vấn đề pháp lý, hoặc ít nhất, dự án cần có một quỹ bảo hiểm dành cho việc bồi thường trong trường hợp có điều không hay xảy ra. Điều này mình không thấy trong Token Allocation của Mirror.

Tiếp theo, Mirror cần một sự đổi mới. Vào tháng 8/2021, dự án có tweet úp mở về Mirror V3, nhưng đến hiện tại vẫn chưa thấy nơi đâu. Nên việc thêm chút “gia vị” để cộng đồng thêm phần hứng thú với bản cập nhật này cũng không phải quá tệ. Ngoài ra, việc này cũng góp phần kéo lại sự tương tác của cộng đồng.

Bên cạnh đó, nếu Stock không phải thứ cộng đồng cần, thì có thể chuyển sản phẩm, hoặc phải tạo ra chính nhu cầu cho người dùng. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc liên kết đối tác, hoặc tự tạo một hệ sinh thái, tương tự như cách Synthetix đang làm, dù vẫn chưa thành công mấy.

Điều cuối cùng, nhưng là quan trọng nhất, đó là team phải có tâm huyết, thật sự muốn dự án đi tiếp. Chỉ có điều đó mới giúp Mirror trở về thời hoàng kim được.

Tổng kết

Là một fan của Terra, mình cũng khá buồn khi một trong hai Core ban đầu của Terra đã “gục ngã”. Nhưng đây chưa phải dấu chấm hết cho Mirror, mà là một bài test (dù khá khó) dành cho chính dự án. Liệu họ sẽ chứng minh được tài năng của mình, hay Mirror hiện tại chỉ còn là cái bóng của Mirror trong quá khứ? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

RELEVANT SERIES