Web3 Social: Đi tìm sự khác biệt
Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội
Về bản chất, các ứng dụng mạng xã hội (social platform) là một nền tảng giao tiếp (communication platform) giữa người với người. Mỗi nền tảng tập trung phát triển với những hình thức và tuyến nội dung riêng biệt.
Ví dụ, Linkedin là một nền tảng kết nối về công việc, Facebook là nền tảng chia sẻ thông tin về cuộc sống, hay Youtube và Tiktok là các nền tảng chia sẻ các video. Điểm chung lại, các ứng dụng mạng xã hội thành công đều bắt nguồn từ một trải nghiệm người dùng riêng biệt nhằm giữ chân người dùng. Khi lượng người dùng đủ lớn sẽ tạo ra network effect. Chiến thuật này còn được gọi là “đến vì tính năng, ở lại vì nền tảng” (Chris Dixon).
Bên cạnh các tính năng riêng biệt (utility/ tool), giá trị nhận được (capital) đóng quan trọng không kém giúp các nền tảng trên thu hút và duy trì các content creator. Giá trị này có thể đến trực tiếp như doanh thu được chia sẻ lại (Spotify, Tiktok, Youtube) hay gián tiếp như social capital (Facebook, Instagram, Linkedin). Về bản chất, Internet như một nền kinh tế online giúp tạo ra giá trị thực cho cuộc sống hằng ngày.
Vì vậy, để các mạng xã hội Web3 có thể cạnh tranh với các đối thủ Web2, thì phải tập trung vào việc tạo ra một utility (tool) riêng biệt. Khi utility thực sự nổi bật và sẽ tạo nên một cộng đồng trung thành, khi đó capital được khai thác một cách tự nhiên.
Thách thức trong phát triển các dự án Web3
Nhìn vào sự phát triển của các dự án social Web3 hiện tại, phần lớn đều tập trung vào việc sao chép lại thiết kế của các phiên bản Web2 tương tự và thêm thắt một vài tính năng của Web3. Sự khác biệt trên không thực sự rõ ràng khiến cho các dự án social Web3 khó có thể tạo được các “mỏ neo" (hook) giúp duy trì một lượng người dùng về lâu dài.
Web2 Social Platform | Web3 Version |
Twitter | Warpcast |
Reddit | Warpcast Channels |
Instagram | Zora |
Substack | Paragraph |
Discord | Towns |
Tiktok | Drakula |
Nhìn vào Twitter (X), tại sao người dùng vẫn quay lại sử dụng ứng dụng này dẫu cho sự cạnh tranh của các đối thủ tương tự? Điều này đến từ hiệu ứng mạng lưới với một lượng lớn thông tin thú vị từ các influencer trên ứng dụng này (vd trong Web3: KOLs, founder dự án, VC,...).
Về phía các influencer, họ chọn ở ứng dụng X vì những lợi ích khác nhau. Về trực tiếp, họ có thể nhận được doanh thu được chia sẻ lại từ nền tảng. Về gián tiếp, có thể kể đến giá trị hình ảnh, doanh thu quảng cáo, networking (social capital).
Vì vậy, các ứng dụng sao chép mô hình của X như Threads khó có thể thay thế khi không tạo ra được các tool (phương tiện giao tiếp) của riêng mình. Theo số liệu từ Similar Web, khi mới ra mắt số lượng người dùng hàng ngày trên Thread đạt mức 49 triệu người sau đó giảm xuống chỉ còn 10 triệu chỉ sau một tháng. Nhìn sang các dự án Web3, đã có nhiều thử nghiệm như Mastodon (2016), DeSo (2021), Phaver (2023) những thực sự thành công khi xu hướng phát triển đi theo lối mòn cũ.
Rethinking Web3 Onchain Social
Đối với các ứng dụng Web2, sự chú ý sẽ tạo ra giá trị (attention creates value). Ngược lại, trong thị trường Web3, giá trị sẽ tạo nên sự chú ý (Value create attention). Vì vậy, hãy tập trung vào thứ thu hút sự chú ý trong thị trường này, đó chính là các yếu tố tài chính.
Nhìn vào phần lớn các ứng dụng Web3 hiện tại, phần lớn các tính năng xung quanh các yếu tố tài chính, cụ thể hơn là đầu tư. Điều này bắt nguồn từ tính chất của công nghệ blockchain giúp các dapp sở hữu những tính chất như permissionless (Bất cứ ai có thể tham gia) và Composability (Khả năng tương thích). Nhìn sâu hơn, hai tính chất trên sẽ cho phép hai thứ quan trọng trong việc đầu tư:
- Ai cũng có thể tạo ra token (permissionless)
- Ai cũng có thể giao dịch các token (composaility)
Vì vậy, sự khác biệt trong thị trường Web3 từ hai yếu tố trên. Từ đó, sự phát triển của social Web3 có thể dịch chuyển từ việc sao chép các mô hình Web2 sang hướng tập trung xây dựng các nền tảng social dựa trên các yếu tố tài chính.
Một nền tảng social Web3 như trên sẽ bao gồm các stack như:
- Issuance (Nơi phát hành token)
- Liquidity (Nơi lưu trữ thanh khoản)
- Execution (Nơi giao dịch token)
- Discovery (Nơi user tiềm kiếm token)
Hiện tại, có hai hướng phát triển Web3 Social dựa trên cấu trúc trên:
Xây dựng social rồi tạo lớp finance
Bắt đầu từ các một cộng đồng, có thể là Web2 (X hay Telegram) và Web3 (Warpcast hay Phaver) sau đó phát triển bên trên các một công cụ giúp tài chính hóa nguồn nội dung bên trong.
Lấy ví dụ như Warpcast, Phaver hay Twitter đều phát triển các công cụ như Open Graph cho phép người dùng tương tác trực tiếp với lớp DeFi Stack ngay bên trên giao dịch của ứng dụng. Gần đây, Solana và Starknet đã cho ra mắt Blink và Slink cho phép người dùng tương tác với hai hệ sinh thái trên trực tiếp ở trên X.
Một hướng phát triển tương tự có thể kể đến Telegram. Ứng dụng nhắn tin này cho phép người dùng có thể giao dịch trực tiếp token thông qua các Telegram bot ngay trên chính channel. Bên cạnh đó, sự ra đời của Telegram Wallet đang biến Telegram trở thành một social web3 chỉ qua vài điểm chạm.
Đọc thêm: Telegram- hành trình trở thành Wechat của Web3.
Xây dựng social dựa trên Web3 data
Hướng phát triển tiếp theo có thể đến từ việc xây dựng các community/ social platform dựa trên chính các hoạt động trong Web3. Đó có thể là:
- Tạo memecoin (pump.fun)
- Hoạt động onchain (Oxppl)
- Fundraising (Party)
- KOLs (Friend.tech, Fantasy.top)
- Betting (Polymarket)
Việc thu hút người dùng thành các community nhỏ bắt nguồn từ những sở thích hay hoạt động chung sẽ dễ dàng phát triển trong giai đoạn đầu hơn so với việc xây dựng social từ ban đầu (chiến lược 1). Xu hướng phát triển này tận dụng được chính điểm unique của thị trường (web3 data) thay vì cố gắng sao chép lại các social graph từ Web2 như hiện tại.
Điều này ngày càng dễ dàng khi xu hướng phát triển chain dựa trên community như Rollup-as-a-service (Conduit) hay Embedded-wallet-as-a-service (Privy) ngày dễ dàng. Trong tương lai, khi các stack phát triển bên trên các Web3 onchain data được tích hợp sẽ tạo ra các xu hướng phát triển mới cho thị trường như onchain credit score, onchain identity,...
Đọc thêm: Sự thật đằng sau các nền tảng meme maker.
Kết
Social platform được xem là một trong những killer app giúp đưa thị trường Web3 đến với mass adoption. Thay vì phát triển bằng cách sao chép các phiên bản Web2, các dự án Web3 có thể tập trung các ngách nhỏ hay utility khác biệt dựa trên công nghệ blockchain trước khi scale tệp người dùng.
Hướng phát triển của các lớp infrastructure ngày càng cho phép xu hướng trên trở thành hiện thực, mở rộng ra các ứng dụng mới dựa trên nền tảng social web3.
Tìm hiểu thêm: Mạng xã hội phi tập trung - Khi người dùng làm chủ social graph.