SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Whale Alert là gì? Hướng dẫn sử dụng “chuông cảnh báo cá voi"

Whale Alert có thể cung cấp nhiều tín hiệu hữu ích để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng tìm hiểu về whale alert và cách sử dụng chuông cảnh báo cá voi crypto cho người mới.
trangtran.c98
Published Sep 21 2024
15 min read
whale alert

Whale Alert là gì?

Whale Alert là dịch vụ theo dõi và thông báo các giao dịch lớn trong thị trường crypto. Whale Alert cung cấp thông tin về những giao dịch chuyển tiền mã hóa lớn từ một ví này sang ví khác, từ ví cá nhân sang sàn giao dịch, hoặc ngược lại. Từ đó, giúp nhà đầu tư phân tích tâm lý và hành động của các "cá voi" trên thị trường.

whale alert là gì
Khái niệm Whale Alert trong giao dịch Crypto

Vậy, tại sao cần phải theo dõi hành động của cá voi? 

Hành động giá của whale có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà giao dịch trong thị trường crypto. Tỷ lệ nắm giữ của những cá voi này có thể rất cao, đặc biệt với các đồng tiền mã hóa lớn như Bitcoin (BTC)Ethereum (ETH). Theo các báo cáo và dữ liệu thống kê gần đây:

  • Bitcoin: Theo Glassnode, khoảng 2% các ví chứa hơn 90% tổng cung của Bitcoin. Điều này có nghĩa là một số lượng nhỏ các cá nhân hoặc tổ chức kiểm soát phần lớn Bitcoin đang lưu thông.
  • Ethereum: Cũng tương tự, một phần nhỏ các ví cá nhân và tổ chức nắm giữ phần lớn lượng cung lưu thông của Ethereum. Theo báo cáo từ công ty phân tích Glassnode, có khoảng 10% ví nắm giữ phần lớn lượng Ethereum trên thị trường.
  • Stablecoin (USDT): Với Tether (USDT), cá voi kiểm soát phần lớn lưu lượng USDT, vì đây là loại stablecoin có vốn hóa lớn nhất.

Những con số này cho thấy rằng một phần rất nhỏ của thị trường crypto nắm giữ phần lớn tài sản. Bất kỳ hành động nào của những cá voi này đều có thể ảnh hưởng sâu rộng đến giá cả và biến động của thị trường.

Đọc thêm: Crypto whale là gì? Sức ảnh hưởng của cá voi trong crypto

advertising

Cách thức hoạt động của Whale Alert

Whale Alert sử dụng các thuật toán và công nghệ blockchain để theo dõi các giao dịch lớn trên các blockchain phổ biến như Bitcoin, Ethereum, Ripple (XRP), Tether (USDT) và nhiều đồng tiền mã hóa khác.

Khi một giao dịch lớn được thực hiện, Whale Alert sẽ phát hiện giao dịch đó và đăng tải thông tin lên nền tảng của họ, bao gồm các chi tiết như:

  • Số tiền mã hóa được giao dịch.
  • Địa chỉ ví nguồn và ví đích.
  • Loại giao dịch (từ ví cá nhân sang ví sàn, giữa các ví cá nhân, v.v.).
  • Sàn giao dịch tham gia nếu có.

Whale Alert có thể gửi thông báo qua nhiều kênh khác nhau như X, Telegram hoặc thông qua chính website của họ. Người dùng có thể theo dõi các cập nhật này để nắm bắt các giao dịch lớn, thường là những giao dịch có giá trị từ vài triệu đến hàng trăm triệu USD.

Hướng dẫn sử dụng Whale Alert cho người mới

Đối với người mới bắt đầu trong thị trường crypto, sử dụng Whale Alert có thể mang lại nhiều giá trị trong việc học cách theo dõi thị trường và nhận diện xu hướng. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:

Theo dõi thông tin trên X và Telegram

Whale Alert có các kênh cập nhật thông tin nhanh chóng trên X và Telegram, cung cấp thông tin về các giao dịch lớn. Người dùng mới có thể bắt đầu bằng cách theo dõi các kênh này để nắm bắt các sự kiện quan trọng.

  • Phân tích giao dịch lớn: Xác định loại giao dịch (chuyển lên sàn hoặc từ sàn) và số lượng tài sản. Đánh giá giá trị của tiền mã hóa trong giao dịch. Giao dịch càng lớn, khả năng ảnh hưởng đến giá càng cao.
  • Xem xét các đồng tiền mã hóa khác: Không chỉ tập trung vào Bitcoin hay Ethereum, người dùng nên theo dõi cả những altcoin, vì nhiều giao dịch lớn cũng diễn ra trên các đồng này.

Kết hợp dữ liệu từ Whale Alert với phân tích kỹ thuật

Whale Alert chỉ cung cấp thông tin về giao dịch, nhưng không phải giao dịch nào cũng ảnh hưởng đến giá thị trường ngay lập tức. Để sử dụng dữ liệu hiệu quả, người dùng nên kết hợp thông tin từ Whale Alert với các công cụ phân tích kỹ thuật như:

  • Chỉ báo RSI: Nếu RSI cho thấy thị trường đang quá bán (RSI dưới 30) và có một giao dịch whale chuyển tài sản từ sàn về ví cá nhân, đó có thể là tín hiệu rằng giá sắp tăng. Ngược lại, nếu RSI chỉ ra trạng thái quá mua (RSI trên 70) và whale chuyển tiền lên sàn, giá có thể giảm.
  • MACD: Khi MACD cho thấy dấu hiệu của một xu hướng giảm (đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu), cộng với thông tin từ Whale Alert về việc một cá voi chuyển lượng lớn tài sản lên sàn, điều này có thể xác nhận xu hướng giảm giá. Nếu MACD cho tín hiệu tăng và có dòng tiền lớn rút khỏi sàn, đó có thể là tín hiệu tích lũy và giá sẽ tăng.
  • Khối lượng giao dịch (Volume): Nếu khối lượng giao dịch tăng mạnh khi một whale chuyển tiền lên sàn, điều này có thể xác nhận việc bán tháo sắp diễn ra. Ngược lại, nếu khối lượng thấp, đó có thể là giao dịch nội bộ và không gây ra biến động lớn.

Chỉ dựa vào Whale Alert có thể không đủ để đưa ra quyết định giao dịch. Do đó, bạn nên kết hợp các tín hiệu từ Whale Alert với chỉ báo phân tích kỹ thuật và bổ sung thêm:

  • Tin tức thị trường: Kết hợp phân tích từ Whale Alert với tin tức và sự kiện liên quan đến thị trường crypto, như các quyết định quy định, sự ra mắt của các dự án lớn hoặc các sự kiện mạng lưới blockchain.
  • Dữ liệu on-chain từ Glassnode: Xác nhận xu hướng tổng thể của các ví cá voi, chẳng hạn như xu hướng tích lũy dài hạn hay bán tháo liên tục.

Phân tích sâu giao dịch giữa các ví

Phân tích sâu giao dịch giữa các ví trong thị trường crypto là một kỹ thuật quan trọng giúp các nhà giao dịch và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hành vi và ý định của các cá voi hoặc các tổ chức lớn đang giao dịch.

Cần lưu ý không phải giao dịch lớn nào cũng mang ý nghĩa bán ra hoặc mua vào. Một số giao dịch có thể là giao dịch nội bộ giữa các ví hoặc giữa các tổ chức. Người dùng có thể tham khảo một số tình huống giao dịch điển hình giữa các ví ở phần dưới đây.

Có hai loại ví chính mà nhà đầu tư cần theo dõi khi phân tích các giao dịch lớn:

  • Ví cá nhân (Private Wallet): Đây là ví cá nhân của người dùng, không liên kết với sàn giao dịch.
  • Ví sàn giao dịch (Exchange Wallet): Là ví mà các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, Kraken kiểm soát.

Chuyển tiền từ ví cá nhân sang ví sàn giao dịch

Khi có một giao dịch lớn chuyển tài sản từ ví cá nhân sang sàn giao dịch, đó là tín hiệu rằng chủ sở hữu có thể chuẩn bị bán tài sản, dẫn đến khả năng thị trường sẽ bị áp lực bán. Đây là hành động phổ biến của cá voi hoặc tổ chức lớn, thường được theo dõi sát sao.

Ngày 11/2/2022, Whale Alert phát hiện một giao dịch lớn khi 2,000 BTC (tương đương khoảng 93 triệu USD lúc đó) được chuyển từ ví cá nhân lên sàn Binance. Sau khi giao dịch này được ghi nhận, giá Bitcoin đã giảm khoảng 4% trong 24 giờ tiếp theo, từ 47,000 USD xuống gần 45,000 USD.

Đây là kết quả của việc các nhà giao dịch lo sợ sẽ có một đợt bán tháo từ cá voi, điều này gây áp lực bán lớn lên thị trường, dẫn đến sự sụt giảm ngắn hạn của giá Bitcoin.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các hành động của cá voi không còn quá rõ ràng như thế nữa. Họ có thể tạo ra các động thái giả nhằm khiến cho người dùng hoảng loạn và bán tháo tài sản. Ngược lại, các cá voi chỉ đơn giản là bắt đầu phân tán tài sản về các địa chỉ ví khác nhau để làm mất dấu của whale alert.

Về cơ bản, số liệu cho thấy, sau những giao dịch lớn từ ví cá nhân lên sàn, giá tiền mã hóa đã điều chỉnh mạnh, thường giảm từ 2-5% trong 24-48 giờ sau giao dịch. Vì vậy, người dùng vẫn có thể sử dụng whale alert để tham khảo thông tin.

Các báo cáo từ TradingViewCryptoSlate cũng nhấn mạnh rằng các đợt bán tháo lớn từ cá voi có thể gây ra biến động mạnh, với trường hợp điển hình là đợt bán tháo 3,500 BTC tháng 6/2024 đã dẫn đến thanh lý hơn 310 triệu USD trên thị trường trong một ngày.

Chuyển tiền từ sàn giao dịch sang ví cá nhân

Khi một lượng lớn tiền mã hóa được chuyển từ ví sàn giao dịch sang ví cá nhân, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy người sở hữu không có ý định bán ra trong tương lai gần và có thể đang lưu trữ dài hạn. Hành động này làm giảm lượng tiền mã hóa có sẵn để giao dịch trên thị trường, từ đó có thể gây tăng giá khi lượng cung giảm đi.

Vào tháng 7/2021, một giao dịch lớn trị giá 15,000 ETH được chuyển từ ví sàn giao dịch sang ví lạnh. Động thái này đã làm giảm lượng ETH lưu hành trên các sàn giao dịch, gây ra sự khan hiếm cung ngắn hạn trên thị trường.

Điều này đã dẫn đến việc giá Ethereum tăng gần 10% trong tuần tiếp theo. Nguồn cung giảm trên các sàn giao dịch thường tạo áp lực tăng giá vì ít ETH sẵn sàng để giao dịch, khiến nhu cầu cao hơn so với cung.

Chuyển tiền giữa các ví cá nhân

Các giao dịch lớn giữa các ví cá nhân không qua sàn giao dịch có thể khó giải thích hơn. Đôi khi, những giao dịch này chỉ đơn giản là chuyển tài sản giữa các ví của cùng một tổ chức hoặc cá nhân, để bảo mật hoặc quản lý tài sản tốt hơn.

Thậm chí, đây có thể là chiến thuật để làm loãng nguồn gốc của tài sản, tránh sự truy vết từ cộng đồng, điều này có thể cho thấy sự chuẩn bị cho các hoạt động như bán ra ẩn danh.

Giao dịch Bitcoin 5,000 BTC vào tháng 8/2022: Một cá voi đã chuyển 5,000 BTC (trị giá hàng trăm triệu USD) từ ví cá nhân thông qua nhiều ví khác nhau trước khi đưa chúng lên sàn giao dịch.

Những địa chỉ ví này đã không hoạt động trong 7 đến 10 năm, khiến các nhà phân tích theo dõi giao dịch cảnh giác về động thái bán ra. Sau khi tiền được đưa lên sàn, giá Bitcoin đã trải qua một đợt giảm mạnh, minh chứng cho chiến thuật của các cá voi này trong việc di chuyển qua nhiều ví để giảm thiểu sự chú ý.

Một sự kiện tương tự xảy ra vào tháng 2/2021 khi có 3 giao dịch chuyển số lượng lớn Bitcoin, giá trị ước tính khoảng 1 tỷ USD, từ ví lạnh qua một số ví khác trước khi đưa lên sàn giao dịch Kraken và Bitstamp. Giao dịch này gây ra áp lực bán lớn và giá Bitcoin đã giảm hơn 6% chỉ trong vài ngày sau khi giao dịch này được phát hiện, từ mức 58,000 USD xuống khoảng 54,000 USD.

whale alert giao dịch chuyển bitcoin
Liên tục các thông báo từ Whale Alert được cập nhật từ 4:40 AM đến 6:21 AM 23/2/2021

Những hạn chế của Whale Alert

Không phải mọi giao dịch lớn đều có ý nghĩa

Trong tháng 8 năm 2022, có nhiều giao dịch BTC trị giá hàng trăm triệu USD được phát hiện bởi Whale Alert, nhưng không dẫn đến bất kỳ sự biến động giá đáng kể nào. Điều này cho thấy không phải giao dịch lớn nào cũng mang tính chất tác động trực tiếp đến giá thị trường.

Nhiều giao dịch lớn có thể là kết quả của các giao dịch nội bộ giữa các ví, hoặc quá trình chuyển đổi tài sản sang các ví lưu trữ an toàn mà không có mục đích bán ra. Do đó, việc chỉ dựa vào các cảnh báo từ Whale Alert mà không phân tích kỹ lưỡng có thể dẫn đến những phán đoán sai lầm.

Sự phức tạp của dữ liệu

Thông tin từ Whale Alert là rất nhiều và phong phú, nhưng để hiểu rõ và áp dụng đúng vào chiến lược giao dịch, nhà đầu tư cần phải có kiến thức vững về cách hoạt động của thị trường và blockchain. Những nhà đầu tư mới hoặc ít kinh nghiệm có thể cảm thấy choáng ngợp trước lượng thông tin lớn mà Whale Alert cung cấp.

Whale Alert không phân biệt rõ ràng giữa các giao dịch nội bộ (giữa các ví của cùng một tổ chức hoặc cá nhân) và các giao dịch thực tế liên quan đến việc mua bán trên sàn giao dịch. Điều này có thể dẫn đến những tín hiệu sai lệch, khiến các nhà đầu tư hiểu lầm về tác động của giao dịch.

Theo một báo cáo, khoảng 15-20% giao dịch lớn trên các nền tảng như Ethereum và Bitcoin có thể là giao dịch nội bộ giữa các ví của cùng một tổ chức.

Biến động bất ngờ

Dù Whale Alert giúp dự đoán nhiều xu hướng, nhưng không có gì đảm bảo rằng tất cả các biến động của thị trường đều có thể được dự đoán hoàn toàn chỉ bằng cách theo dõi các giao dịch của whales.

Có nhiều yếu tố khác như tin tức, chính sách quy định và sự kiện bên ngoài cũng ảnh hưởng đến giá của tiền mã hóa mà Whale Alert không thể theo dõi.

Các công cụ tương tự Whale Alert

Bên cạnh Whale Alert, có một số công cụ khác cũng theo dõi các giao dịch lớn và đưa ra các cảnh báo tương tự:

  • Whale Watchers: Một dịch vụ khác chuyên theo dõi giao dịch lớn trong thị trường crypto.
  • Whalemap: Cung cấp các biểu đồ trực quan hóa các hành vi của các whale trên nhiều loại tiền mã hóa.
  • Glassnode: Glassnode cung cấp dữ liệu về các ví, bao gồm số lượng ví đang giữ một lượng lớn tiền mã hóa, số lượng tiền mã hóa được lưu trữ trên sàn giao dịch so với ví cá nhân, và nhiều thông tin khác về dòng chảy tài sản trong blockchain.
  • EtherscanBlockchain Explorer: Đây là các trang web giúp bạn theo dõi từng giao dịch trên blockchain Ethereum và Bitcoin. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ ví cụ thể và phân tích lịch sử giao dịch của ví đó.

Tìm hiểu thêm: Blockchain Explorer là gì? Cách kiểm tra giao dịch trên các Blockchain