SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
thumbnail
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Dự án Lending kiếm tiền như thế nào?

Những cách mà dự án Lending tạo ra nguồn lợi khổng lồ cho đội ngũ phát triển.
avatar
avatar
Thanh Uyen and 1 others
Published Jan 29 2024
Updated Mar 20 2024
14 min read

Ngoài trao đổi - mua bán, vay mượn còn là một trong những hoạt động chủ yếu trên thị trường tài chính. Hoạt động này quan trọng đến nỗi nó đã tạo ra nhu cầu với ngân hàng, một trong những định chế quan trọng nhất hệ thống tài chính toàn cầu.

Quy mô thị trường Lending (vay mượn) toàn cầu đạt khoảng 8,682 tỷ USD, theo Research and Markets.

Không chỉ diễn ra sôi nổi ở thị trường tài chính truyền thống, hoạt động vay mượn còn chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường crypto. Khác biệt ở chỗ, tài sản được vay mượn trong thị trường crypto không phải tiền pháp định, mà là các tài sản crypto và NFT.

Theo Defi Llama, tính đến tháng 12/2023, tổng TVL của các giao thức DeFi đạt 52.45 tỉ USD, trong đó, các dự án Lending chiếm hơn một nửa với MakerDAO, Aave và Compound chiếm lần lượt 8.3 tỉ USD, 6.4 tỉ USD và 2.3 tỉ USD.

Với thị phần lớn, các dự án Lending trong thị trường crypto có cách kiếm tiền giống ngân hàng hay không? Lợi nhuận những dự án này kiếm được là bao nhiêu, và các ngân hàng truyền thống có nên dấn thân vào thị trường mới nổi này không?

mô hình kinh doanh dự án lending
Mô hình kinh doanh của dự án Lending

Mô hình hoạt động của dự án Lending khá tương đồng với mô hình của các ngân hàng truyền thống. Nhưng thay vì có nhân viên hỗ trợ các giao dịch vay và cho vay, mọi hoạt động của dự án Lending trong crypto diễn ra trên blockchain thông qua các hợp đồng thông minh (smart contract). Điều này giúp giảm chi phí vận hành, tăng tốc độ giao dịch, tăng tính minh bạch và tăng số lượng người dùng vì khoảng cách địa lý không còn là vấn đề.

phí giao dịch lending

Với những nhà đầu tư có chiến lược đầu tư “Buy and Hold" (Mua và nắm giữ), để tối đa hoá lợi nhuận trong thị trường crypto, họ có nhu cầu thế chấp tài sản crypto đang nắm giữ để vay tài sản khác, từ đó tận dụng nguồn vốn hiệu quả và tiếp tục tái đầu tư vào dự án khác.

Bằng cách áp dụng công nghệ blockchain, tạo ra môi trường cho người dùng vay và cho vay, dự án Lending giải quyết nhu cầu lưu chuyển tiền tệ trong thị trường. Như thế, các khoản vay được tạo ra trong thị trường crypto không thông qua trung gian, với sự minh bạch và khả năng truy cập tài sản dễ dàng.

lending trong defi

Tốc độ khởi tạo khoản vay của các dự án Lending diễn ra nhanh nhờ công nghệ blockchain. Những dự án này cũng được hỗ trợ bởi các dịch vụ dựa trên đám mây giúp phân tích, xác định và phát hiện gian lận cũng như được tính toán bởi máy học (machine learning) để có các điều khoản cho vay và tối ưu các yếu tố rủi ro. Tất cả những điều này giúp đẩy nhanh quá trình vay và cho vay. Nhờ vậy, các dự án Lending thu được lượng lớn người dùng.

Người dùng có thể gửi tiền vào dự án cho vay và nhận phần trăm lãi suất biết trước. Người đi vay vay số tiền này và trả mức lãi suất theo yêu cầu. Dự án Lending hoạt động như trung gian và nhận lãi suất chênh lệch giữa mức người đi vay trả và người cho vay nhận được.

cách hoạt động dự án lending
Cách hoạt động của dự án Lending.

Mỗi dự án Lending hỗ trợ tài sản thế chấp cùng thông số thế chấp, thanh lý khác nhau. Hầu hết dự án Lending hiện nay đều hoạt động dưới hình thức cho vay P2P với những dự án nổi bật như MakerDAO, Aave, Compound… P2P là hình thức người dùng có thể vay/cho vay trực tiếp với người khác theo cách phi tập trung.

Aave là giao thức Lending cho phép người cho vay gửi tài sản thế chấp vào một bể thanh khoản (pool) để nhận lại aToken. Aave điều chỉnh lãi suất theo thuật toán tùy theo nhu cầu vay hoặc nhu cầu đòn bẩy. Người dùng càng nắm giữ nhiều aToken thì càng nhận nhiều lãi.

Mô hình kinh doanh chính của Aave tương đối đơn giản: Người dùng phải trả phí bất cứ khi nào họ vay, gửi tiền, thanh lý hoặc sử dụng các khoản vay nhanh trên nền tảng.

Chủ sở hữu AAVE (token gốc của Aave) có khả năng điều chỉnh các thông số phí cho từng tài sản thông qua việc quản trị. Mức phí cụ thể được chọn cho từng tài sản bị ảnh hưởng bởi nguồn cung, vốn hóa thị trường, độ sâu thị trường và các thông số cụ thể khác của thị trường.

Aave cho phép người dùng rút lượng lớn token mà không cần thế chấp nhưng token phải được trả lại trong cùng một block. Tuy nhiên, Aave chỉ tích lũy doanh thu từ việc lấy một khoản phí từ tiền lãi trả cho người cho vay. Theo báo cáo tài chính gần nhất của Aave vào tháng 8/2023 từ Defi Llama, đã có khoảng 7.1 tỷ USD được gửi vào giao thức, tổng số tiền vay/mượn trên Aave chiếm khoảng 2.45 tỷ USD, với tổng doanh thu đạt khoảng 28 triệu USD.

báo cáo thu nhập aave

Bên cạnh đó, Aave cũng phát hành token AAVE, cho phép người dùng đặt cọc và cung cấp thanh khoản cho một số nhóm DEX nhất định. Tổng số token AAVE được Aave phát hành hàng ngày trị giá khoảng 116,300 USD.

Vào năm 2022, dù downtrend, doanh thu của Aave vẫn đạt khoảng 21.75 triệu USD, với TVL gần 6.4 tỷ USD và vốn hoá thị trường chiếm 1.19 tỷ USD. Vì Aave thu hút tiền gửi thông qua tỷ suất lợi nhuận ròng thấp nên thu nhập của dự án có thể bị giảm.

Số tiền Aave thu được từ phí gas cũng rất cao nhờ sở hữu lượng người dùng lớn. Trong suốt năm 2022, trung bình Aave đạt 4,000 địa chỉ hàng ngày. So sánh chỉ số này với Compound - có trung bình 205 địa chỉ hàng ngày hoặc Benqi với 501 địa chỉ hàng ngày, có thể thấy Aave đang dẫn đầu.

phí giao dịch hàng ngày aave

Với TVL và lượng người dùng lớn, Aave tính phí giao dịch tương đối cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Tính đến 2022, trung bình Aave kiếm được 517,000 USD từ phí giao dịch hàng ngày. Trong khi đó, Composite và Benqi kiếm được lần lượt là 186,000 USD và 105,000 USD. Doanh thu phí hàng ngày của Aave cao gần gấp ba đối thủ cạnh tranh của mình.

Đối với Compound, đây là dự án Lending sử dụng thuật toán, cho phép người dùng gửi crypto, kiếm tiền lãi và vay các tài sản crypto khác. Compound cho phép tự động hóa việc quản lý và lưu trữ vốn trên nền tảng.

Token quản trị của Compound là COMP, cung cấp quyền biểu quyết cho chủ sở hữu token đối với những vấn đề như quyết định kết hợp tài sản mới, nâng cấp giao thức hoặc kỹ thuật trên nền tảng. Token gốc của Compound là cToken, được sử dụng để theo dõi các vị trí (tài sản được cung cấp) trong Compound.

Các token này mang tiêu chuẩn ERC-20, hiển thị xác nhận quyền sở hữu đối với một phần của nhóm tài sản trong Compound. Chẳng hạn, khi người dùng gửi ETH vào Compound, nó sẽ được chuyển đổi thành cETH. Nếu DAI được gửi vào, nó sẽ được chuyển đổi thành cDAI.

advertising

Compound hỗ trợ nhiều tài sản cho vay và đi vay khác nhau, bao gồm DAI, ETH, WBTC (Wrapped Bitcoin), REP, BAT, USDC, USDT và ZRX.

rwas

MakerDAO là một trong những giao thức cho vay phổ biến nhất với hình thức cho vay vượt mức (over collateralized), hiện đóng góp tới 13.2% TVL của Ethereum. Dự án này cho phép người cho vay gửi tiền và kiếm lãi như cách hoạt động của ngân hàng tập trung.

Đối với người đi vay, sau khi thế chấp tài sản, họ sẽ nhận lại DAI - stablecoin được bảo chứng bởi USD do MakerDAO phát triển. Sau khi stablecoin thuật toán UST mất peg vào giữa 2022, niềm tin của người dùng vào stablecoin bị lung lay mạnh. Thế nhưng, DAI của MakerDAO - một trong những stablecoin phi tập trung lâu đời và ổn định nhất đã vượt qua chướng ngại này một cách nhẹ nhàng.

Kể từ tháng 8/2022, tỷ lệ thế chấp tối thiểu của một “kho tiền” (vault) ETH là 170%, nghĩa là người dùng cần thế chấp 170,000 USD ETH để nhận lại DAI trị giá 100,000 USD. Lý do cho việc thế chấp vượt mức này là để bảo vệ người dùng khỏi sự cố giảm giá mạnh của tài sản thế chấp như ETH, wBTC, USDP…

Tính đến tháng 8/2022, DAI được hỗ trợ bởi lượng crypto trị giá 10.6 tỷ USD và một số tài sản trong thế giới thực, chẳng hạn 100 triệu USD từ Ngân hàng Huntington Valley. Theo dữ liệu từ Daistats.com, DAI được thế chấp vượt mức với tỷ lệ 141%.

Sau khi mở vault và sử dụng các loại tài sản crypto như ETH, BAT để thế chấp, người dùng tạo ra khoản nợ lên đến 66% tài sản thế chấp bằng DAI. Như vậy, người dùng vừa có thể tiếp tục nắm giữ những token tiềm năng, vừa tiếp tục có vốn để tái đầu tư.

Nếu vault tiền giảm xuống dưới tỷ lệ cố định, nó sẽ bị phạt 13% và bị thanh lý để đưa vault tiền ra khỏi tình trạng vỡ nợ. Với mức chiết khấu 3%, tài sản thế chấp được thanh lý sẽ được bán trên thị trường mở.

james simpson

Trong trường hợp xảy ra sự kiện thiên nga đen, khi giá trị tài sản thế chấp bắt đầu giảm, MKR (token khác của MakerDAO) sẽ được mint và bán trên thị trường mở để huy động thêm tài sản thế chấp.

MakerDAO tạo ra doanh thu thông qua phí ổn định, tức là tiền lãi tính cho người đi vay, cũng như phí thanh lý. Giao thức cho vay này đang thu về trung bình hơn 7 tỷ USD khối lượng vay hàng ngày.

Cho đến nay, DAI đang hoạt động rất tốt, tăng từ mức vốn hóa thị trường 100 triệu USD vào đầu năm 2020 lên mức cao nhất 10 tỷ USD vào tháng 2/2022. Đặc biệt, thời gian qua, dự án đã tham gia tích cực vào mảng RWAs.

rwas trong lending

MakerDAO đang mã hoá tài sản trong thế giới thực như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật… để mint DAI nhằm tăng lợi suất cho những người nắm giữ DAI, từ đó giúp dự án càng thu hút nhiều tài sản thế chấp hơn. Theo dữ liệu của Defi Llama, số tiền gửi RWAs của MakerDAO đã tăng vọt lên hơn 3 tỷ USD, chiếm 42.7% trong tổng số tiền gửi 7.54 tỷ USD của giao thức. Với việc chiếm 10% lượng tài sản nắm giữ của MakerDAO, RWAs đang mang lại khoảng một nửa thu nhập cho dự án.

kiếm tiền từ thanh lý tài sản

Các giao thức cho vay mang lại lợi ích cho cả người cho vay và người đi vay. Với người cho vay, các giao thức cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ và mức lãi suất cao, còn người đi vay vay được tài sản với lãi suất thấp hơn lãi suất vay ở các sàn giao dịch phi tập trung.

Thế nhưng, trong môi trường đầy biến động như crypto, việc tài sản thế chấp bị giảm mạnh, thấp hơn giá trị khoản vay dẫn đến tài sản người dùng bị thanh lý là điều thường xảy ra. Để tài sản không bị thanh lý, người đi vay cần cung cấp thêm tài sản thế chấp càng sớm càng tốt.

MakerDAO sử dụng khoản cho vay có tài sản thế chấp vượt mức, nghĩa là giá trị của tài sản thế chấp được gửi phải lớn hơn số tiền cho vay. Nếu một người muốn vay 500 DAI, họ cần phải thế chấp gấp 1.5 lần số tiền đó bằng ETH hoặc bất kỳ đồng tiền nào khác được MakerDAO phê duyệt. Khi tỉ lệ thế chấp giảm dưới 150%, người đi vay có thể cung cấp thêm tài sản thế chấp, hoàn trả DAI hoặc bị thanh lý. Khi việc thanh lý xảy ra, người đi vay phải trả một khoản tiền phạt được cộng vào tổng số nợ của họ.

Với hàng triệu USD bị thanh lý hàng tuần, trung bình MakerDAO kiếm được hơn 50,000 USD mỗi ngày.

Vào tháng 1/2022, Ethereum bị bán tháo dữ dội khiến giá giảm từ 3,200 USD xuống còn 2,500 USD. Khi giá ETH giảm, tài sản thế chấp bị giảm dưới mức an toàn. Điều này đã tạo ra làn sóng thanh lý tài sản thế chấp bị khoá trong các dự án Lending như MakerDAO và Aave. Nhờ vậy, những dự án này đã kiếm được số tiền lớn thông qua phí thanh lý.

rune makerdao

MakerDAO và Aave đã xử lý 200 triệu USD bị thanh lý chỉ trong 1 ngày, trong đó MakerDAO chiếm hơn một nửa, theo Dune Analytics. Mức này cao hơn mức hàng ngày của 2 giao thức trên (dưới 10 triệu USD) khoảng 20 lần. Trong tháng 12/2022, MakerDAO đã thu được khoảng 17.5 triệu USD từ hoạt động thanh lý.

lending trong crypto

Dịch vụ vay/cho vay không chỉ có trong từng dự án riêng biệt mà còn xuất hiện ở các sàn giao dịch crypto tập trung như Binance, Gate, Poloniex… dưới dạng đòn bẩy khi long/short. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy quá lớn đi kèm rủi ro cao, dễ khiến nhà đầu tư “mất cả chì lẫn chài”.

Khi người dùng cho vay trên sàn giao dịch, những tài sản này sẽ được sàn sử dụng để tạo lập thị trường hoặc cho người dùng khác vay và kiếm lời.

Các dự án Lending cung cấp môi trường cho phép người dùng tiết kiệm, cho vay, đi vay, quản lý tài sản… giúp họ tối ưu tài sản của mình. Do đó, đây là mảnh ghép hết sức quan trọng trong thị trường crypto.

Đọc thêm Dự án Stablecoin kiếm tiền như thế nào?

RELEVANT SERIES