SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Fantom Panorama #05 (H1/2021) | Thành tựu Fantom đạt được trong không gian DeFi nửa đầu năm 2021

Cùng điểm lại những thành tựu và sự phát triển mạnh mẽ của Fantom trong nửa đầu năm 2021 thông qua báo cáo Fantom.
Avatar
Jack Vĩ
Published Jul 04 2021
Updated Nov 23 2022
9 min read
thumbnail

Hiện tại, hệ sinh thái Fantom đã mở rộng rất mạnh không chỉ ở thị trường crypto mà còn ứng dụng vào những nhu cầu thực tế của xã hội. Điều này đã lý giải một phần tại sao Fantom đã tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua.

Chính vì thế trong bài viết hôm nay mình sẽ cập nhật cho anh em thành tựu Fantom đạt được trong không gian DeFi nửa đầu năm 2021

Các hình ảnh bên dưới được tham khảo từ nguồn Fantomians.

Toàn cảnh về hệ sinh thái Fantom

Hoạt động của Fantom với các quốc gia

Nguồn: Fantomians

  • Chính phủ Ukraine sử dụng Fantom để trao đổi tài sản trí tuệ.
  • Bộ Y tế Afghanistan sử dụng Fantom để chống lại gian lận ma túy.
  • Cơ quan giáo dục Pakistan áp dụng Fantom triển khai công nghệ blockchain.
  • Chính phủ Tajikistan sử dụng Fantom blockchain vận hành e-Government.

Những thông tin quan trọng nhất của hệ Fantom

Nguồn: Fantomians

  • ChainLink - đơn vị Oracle lớn nhất thị trường crypto đã được triển khai trên Fantom Testnet. Điều này sẽ giúp Fantom tiếp cận được lượng Data vô cùng lớn từ cả thị trường thực tế và thị trường crypto.
  • Ren Protocol là một trong những dự án phát triển tài sản Synthetic và Bridge lớn nhất thị trường. Việc mở rộng sang Fantom sẽ giúp dòng tiền từ thị trường có thể dễ dàng tiếp cận Fantom hơn.
  • Kể từ đầu năm 2021 đến nay, Fantom đã được list trên Gemini, Bitfinex và Crypto.com, đây là ba sàn giao dịch có số lượng người dùng rất lớn ở Mỹ. Hiện tại, Coinbase là sàn giao dịch lớn duy nhất chưa hỗ trợ Fantom. Theo góc nhìn cá nhân của mình, họ sẽ hỗ trợ Fantom sớm trong tương lai.

Nguồn: Fantomians

  • Coin98 Wallet - nền tảng ví phi tập trung giúp lưu trữ và quản lý tài sản trên 13 chuỗi khác nhau đã thông báo sẽ hỗ trợ Fantom Opera Blockchain, giúp người dùng có thể dễ dàng tương tác với các dApp của hệ sinh thái Fantom.

Nguồn: Fantomians

Những con số nổi bật nhất của hệ Fantom

Được thể hiện thông qua Infographic phía trên, phần Highlight Numbers:

  • Hơn 10,570 Smart Contract đã được deploy trên Fantom blockchain.
  • Số lượng giao dịch mỗi ngày tăng từ 3,000 lên 300,000 (tăng 100 lần) chỉ trong 6 tháng kể từ 1/2021.
  • Số lượng địa chỉ ví hoạt động tăng từ 5,000 ví lên 145,000 (tăng 29 lần) ví chỉ trong 6 tháng kể từ 1/2021.
  • Hơn 62% cung lưu thông của FTM đã được stake vào các Validator với tổng giá trị 360 triệu đô.
  • Hơn 70 dự án và đối tác đang sử dụng giải pháp blockchain của Fantom.
  • Fantom đã có mức tăng trưởng vượt bậc kể từ đầu năm nay ($0.017/FTM) so với giá đỉnh ($0.91/FTM, tăng 53 lần) và giá hiện tại ($0.23/FTM, tăng 13 lần).

Phân tích từng mảnh ghép

Tổng quan về hệ sinh thái Fantom

Trên đây là bức tranh tổng quan nhất về hệ sinh thái Fantom, bao gồm các dự án DeFi xây dựng trên Fantom và cả những đối tác hợp tác với Fantom. Infographic phía dưới đây sẽ giúp anh em có cái nhìn sâu hơn về các mảnh ghép trong lĩnh vực DeFi. Và đây cũng là lĩnh vực mình sẽ phân tích chi tiết ở phần dưới đây.

Các mảnh ghép trên hệ sinh thái DeFi của Fantom

Bridge

Là blockchain được xây dựng trên EVM của Ethereum, Fantom rất có lợi thế khi nhanh chóng được hỗ trợ bởi những nhà phát triển Bridge phổ biến từ Ethereum sang. Trong lĩnh vực Bridge, Famton đang được hỗ trợ bởi ba dự án:

  • Multichain - Phát triển bởi Andre Cronje và đang hỗ trợ 10 chain.
  • RenVM Bridge - Bridge hàng đầu hiện nay được Alameda Research đầu tư.
  • Anyswap - Bridge thứ 3 hàng đầu hiện nay, hỗ trợ 10 chain.

Ngoài ra còn có Bridge của xPollinate, Gravity và Clover (Bridge hỗ trợ sang Polkadot). Việc đa dạng hóa các Bridge sẽ giúp hệ sinh thái có cơ hội mở rộng nhanh hơn vì người dùng có nhiều sự lựa chọn để chuyển tài sản sang Fantom.

Các dự án mảng Cross-chain Bridge trên Fantom

AMM & Orderbook DEX

AMM DEX là mảng phát triển mạnh nhất trong hệ sinh thái DeFi của Fantom. Chỉ trong thời gian ngắn Fantom đã dần xây dựng được “mô hình” của các AMM DEX. Cụ thể hơn là họ có những bước đi khá giống hệ Binance Smart Chain. Trong đó:

  • Trung tâm thanh khoản (được Grant bởi Fantom): Spookyswap (#1) và Spiritswap (#3).
  • Pegged Asset AMM: Curve Finance (mới chuyển sang không lâu nhưng TVL đã đứng #2), trước đó có thêm Froyo nhưng họ đã dừng hoạt động.
  • Các AMM triển khai Multichain (EVM Chain): Hyperswap, Sushiswap, Basedswap, Elk Finance,...
  • Coming soon: Hoop Finance, Flowerswap,...
  • Orderbook DEX: CoinZoo.

So sánh các DEX trên hệ sinh thái Fantom

Yield Aggregator Platform

Yield Aggregator Platform là lĩnh vực được xây dựng trên các Pool của AMM Liquidity cho phép người dùng có thể tối ưu tài sản bằng cách so sánh APR của các Pool khác nhau. Trước đây, lĩnh vực Yield Aggregator được thống lĩnh bởi HyperJump, Popsicle Finance và Liquid Driver. 

Tuy nhiên sau khi Beefy Finance mở rộng sang Fantom, họ đã chiếm thị phần rất cao, có thể vì độ uy tín có sẵn từ hệ BSC. Trong đó có một nhân tố mới ra mắt, chưa phát hành token nhưng đã thu hút TVL đứng top #2 đó là Reaper Farm, anh em có thể trải nghiệm với số vốn ít.

So sánh các dự án Yield Aggregator trên hệ sinh thái Fantom

Lending

Mảng Lending của hệ sinh thái Fantom vẫn còn khá nhỏ, chỉ có Cream Finance hoạt động chính thức. Đây cũng là dự án có sự xây dựng của Andre Cronje. Các dự án khác chỉ mới nằm trong kế hoạch và chưa thực sự có những bước tiến tiếp theo. Mình sẽ cập nhật sớm nhất đến anh em khi có thông tin chi tiết.

IDO Platform

Launchpad là lĩnh vực đang được 4 dự án nhắm tới, bao gồm Fantomstarter, Wakaswap, Hyperjump, Fantom Oasis. 

Tuy nhiên, sau cú sập của thị trường vào ngày 19/5/2021, đa số các dự án không có dấu hiệu triển khai tiếp vì Launchpad sẽ không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng nếu như thị trường không sôi động.

NFT

Hiện tại Fantom đã có khoảng 5 dự án NFT chính thức trong mảng NFT là SuperFarm, Fantums NFT, Bitgem, FantomPunks,... tuy nhiên họ chưa có những hoạt động nổi bật trong hệ sinh thái. 

NFT là lĩnh vực vẫn còn rất hấp dẫn, tuy nhiên, có vẻ NFT ở hệ Fantom vẫn phải chờ một cơn sóng NFT từ hệ sinh thái khác sang để kích thích developer phát triển trên Fantom.

Một số dự án AMM trên Fantom cũng đang có kế hoạch mở rộng sang NFT bao gồm: CoinZoo, Spookyswap, Paintswap.

Fantom Foundation Projects Awarded

Các dự án được trao thưởng bởi Fantom Foundation

Trong tháng 6 vừa rồi, Fantom Foundation đã trao giải thưởng cho những dự án hoạt động tích cực trong hệ Fantom. Dưới đây là những dự án đã nhận thưởng với giá trị không được tiết lộ cụ thể.

Đây là bước đi tương tự Hackathon của các hệ sinh thái khác, họ sẽ khuyến khích developer phát triển dự án bằng cách treo thưởng. Tuy nhiên, tiềm lực của Fantom vẫn còn khá khiêm tốn so với Binance Smart Chain hay Solana. Chính vì thế số lượng dự án tham dự chưa có sự đa dạng:

  • Spiritswap: AMM DEX lớn nhất hệ sinh thái Fantom và đóng vai trò trung tâm thanh khoản như Pancakeswap của hệ BSC.
  • Spookyswap: AMM DEX lớn thứ hai của hệ Fantom và có phát triển thêm mảng NFT tương tự Bakeryswap.
  • HyperJump: Là nền tảng Yield Farming Aggregator kết hợp Gaming, đây là dự án mở rộng từ hệ Binance Smart Chain.
  • Mushroom: Nền tảng Yield Aggregator Platform tương tự Beefy Finance.
  • ZooCoin: Là dự án Orderbook DEX, hỗ trợ chart cho đa số các AMM DEX trên hệ Fantom như Spiritswap, Spookyswap, Wakaswap,... và có phát triển thêm NFT Marketplace trong tương lai.
  • Millennial Finance: Là dự án cung cấp giải pháp Cross-chain và các tool trong DeFi cho hệ Fantom.
  • CryptoKek: Nền tảng hỗ trợ chart trực quan cho nhiều chain khác nhau.
  • APY Vision: Dashboard để quản lý danh mục đầu tư ở không gian DeFi.
  • Coordinape: Nền tảng DAO hỗ trợ các dự án và cộng đồng trong việc phát triển sản phẩm DeFi.

Tổng kết

Mình sẽ tổng kết lại tất cả sự kiện nổi bật nhất của Fantom qua outline dưới đây:

  • Transaction của Fantom đã tăng mạnh chỉ trong thời gian 2 tháng (từ 10M lên 29M transactions).
  • AMM Liquidity và Yield Aggregator là hai mảng mạnh nhất DeFi của Fantom.
  • Fantom vẫn còn thiếu các mảng quan trọng trong DeFi stack như Lending, Synthetic và Stablecoin.
  • Fantom đã được list trên 3 sàn giao dịch mới. Còn Coinbase là sàn lớn duy nhất chưa list Fantom.
  • Fantom đã ra mắt chương trình thưởng cho các dự án hoạt động tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đủ tiềm lực để thu hút developer.

Phía trên là tất cả các thông tin chi tiết nhất về hệ sinh thái Fantom, cũng như các thành tựu Fantom đạt được trong không gian DeFi kể từ đầu năm 2021 cho đến nay. Anh em đang mong chờ điều gì nhất đối với hệ sinh thái Fantom? Hãy comment ngay phía dưới.

RELEVANT SERIES