SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hệ sinh thái Fantom (FTM) - Không ngừng mở rộng không gian DeFi

Tổng quan về hệ sinh thái Fantom (FTM) với từng mảnh ghép và dự án bên trong, từ đó dự phóng tương lai và tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Avatar
Jack Vĩ
Published Sep 20 2021
Updated Apr 23 2024
21 min read
hệ sinh thái fantom

Trong thời gian qua, Fantom là một trong những hệ sinh thái có tốc độ phát triển không gian DeFi nhanh nhất thị trường crypto. Trong bài viết này, mình sẽ cùng anh phân tích từ tổng quan đến chi tiết về hệ sinh thái Fantom, trong đó sẽ bao gồm:

  • Tình hình roadmap hiện tại và những gì Fantom đã đạt được.
  • Phân tích tổng quan về hệ sinh thái Fantom.
  • Phân tích từ mảng ghép trong hệ sinh thái Fantom.
  • Dự phóng và cơ hội đầu tư trong tương lai.

Tổng quan về hệ sinh thái Fantom (FTM)

Fantom là gì?

Fantom là một giải pháp lớp giao thức giúp giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain, bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận mới có tên là Lachesis Protocol.

Fantom Opera chain là một blockchain được tạo ra dựa trên giao thức cốt lõi của Fantom là Lachesis Protocol. Nó có 3 lớp:

  • Node Service blockchain: Lưu trữ các mã nhận dạng Node của mạng.
  • OPERA chain: DAG của các event block.
  • Mainchain Blockchain: Lưu trữ các event block đã được mạng xác thực và hoàn thiện.

Ngoài ứng dụng trong thịn trường crypto và DeFi, Fantom còn là blockchain được ứng dụng trong các doanh nghiệp và chính phủ. Hướng đi này giúp Fantom blockchain có thể tăng sự hiện diện và ứng dụng nhiều hơn.

fantom mở rộng giải pháp blockchain quốc tế
Fantom mở rộng giải pháp Blockchain ra quốc tế

Dữ liệu thống kê về Blockchain Fantom

FTM Stats

  • Mcap: 4,900,000,000 US$.
  • FDV: 6,100,000,000 US$.
  • Circulating: 2,550,000,000 FTM.
  • Max Supply: 3,175,000,000 FTM.

Fantom Opera chain Stats

  • Fantom Opera Chain: Dec 27, 2019.
  • TPS: Up to 10,000 TPS.
  • Epoch time: (1-10 secs).
  • Max FTM Supply: 3,175,000,000 FTM.
  • Staking Balance: 1,806,075,254.67 FTM.
  • Average Transaction Fee: ≈ 0.0001 US$.
  • Active Validator: 59 (để trở thành Validator yêu cầu ít nhất phải có 3,175,000 FTM).

Điểm nổi bật của Fantom

Fantom có những điểm nổi bật như sau:

  • Sử dụng consensus Lachesis Protocol làm cho Fantom Opera chain có tốc độ giao dịch cao và độ trễ thấp (within 1-10 seconds).
  • Hỗ trợ Solidity và tương thích hoàn toàn với máy ảo Ethereum (EVM).
  • Hỗ trợ các công cụ phát triển quen thuộc bên Ethereum, giúp người dùng và nhà phát triển dễ dàng tiếp cận hệ sinh thái mới.
  • Phí giao dịch trung bình thấp ~$0.0001.
  • Đây là hệ sinh thái có nhiều real-builder ví dụ như Andre Cronje.

Tình hình hiện tại & Roadmap

2019 - 2020: Giai đoạn chuẩn bị cơ sở hạ tầng

Vào cuối 2019, Fantom Opera ra mắt Mainnet.

Hai quý đầu 2020, Team tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, tích hợp và thiết lập các quan hệ đối tác. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Q3/2021: Giai đoạn thu hút dòng tiền đầu tiên của DeFi

Bắt đầu sang Q3/2020, Fantom đã bắt đầu tập trung xây dựng DeFi với sự ra mắt “Fantom DeFi”.

Hiện tại, Fantom bắt đầu thu hút người dùng và các nhà phát triển nhiều hơn. Theo ý kiến cá nhân của mình, DeFi trên Fantom bắt đầu bước vào giai đoạn “Community Driven” khi ngày càng có nhiều dự án DeFi ra mắt do chính cộng đồng và các team bên ngoài xây dựng.

Tháng 9/2021 là giai đoạn hoàng kim của Fantom khi TVL, số lượng dự án deploy và giá của FTM cũng tăng trưởng vượt bậc. Điều này chứng tỏ gỏi DeFi Incentive Program trị giá $370 triệu FTM vô cùng hiệu quả. Điều này không chỉ tạo động lực cho những dự án phát triển native trên Fantom mà còn thu hút các dự án Multichain tích hợp thêm Fantom vào đầu tháng 10.

Q4/2021: Giai đoạn bão hòa

Tuy nhiên, Fantom đi vào "đường mòn" của hệ BSC sau khi DeFi bước vào giai đoạn bão hòa. Từ đó, Fantom TVL đang không có dấu hiệu tăng trưởng. Fantom đang cố gắng phá bỏ giai đoạn bão hòa của DeFi nhưng chưa có nhiều cải tiến nổi bật. Hệ BSC tìm đến sự tăng trưởng của NFT, GameFi và Metaverse, còn Fantom thì mới chỉ dừng lại ở NFT, chưa cải tiến NFT thành Interactive NFT để ứng dụng chúng trong GameFi và Metaverse.

Q1/2022: Giai đoạn của sự kỳ vọng

Cho đến tháng 2/2022, Andre đã một lần nữa "khuấy động" lại hệ sinh thái Fantom bằng mô hình Ve(3,3) được áp dụng ở Solidly AMM. Nhờ vào mô hình Ve(3,3), Fantom đã xuất sắc trở thành hệ sinh thái ít bị cơn sóng "bão hòa" quét.

Trong lúc thị trường điểm chỉnh vào ngày 4/12/2021 và 20/1/2022, hệ sinh thái Fantom đều không bị ảnh hưởng nhiều. Điều này chứng tỏ người dùng DeFi kỳ vọng rất nhiều vào hệ sinh thái Fantom sau thấy Fantom có nhiều real builder.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại thì hệ Fantom vẫn chưa có sự tăng trưởng rõ nét. Điểm đáng mừng là trong năm 2022, hệ Fantom lần đầu ghi nhận các DeFi protocol ở Stack cao hơn như Options (ThetaNuts), Index (Bishares), mô hình Fork OlympusDAO (Fantohm, Spartacus),...

Tham khảo thêm: Fantom (FTM) - Nâng DeFi lên một “tầm cao mới”?

advertising

Tổng quan về DeFi trên hệ sinh thái Fantom (FTM)

Fantom ghi nhận đỉnh mới

fantom lập đỉnh mới với giá 3 44 đô

Mặc dù hồi phục chậm hơn một số hệ sinh thái như Solana, Terra, Avalanche, nhưng Fantom đã không làm cộng đồng thất vọng khi vẫn có sự hồi phục rất mạnh mẽ. Cho đến ngày 26/10/2021, Fantom đã đạt đỉnh mới với giá $3.44.

Điều này đã giúp Market Cap của Fantom đạt 3.7 tỷ đô, vươn từ hạng #100 lên hạng #38 chỉ trong 1 tháng. Đây chắc chắn là phần thưởng xứng đáng cho anh em nào đã tin tưởng vào năng lực thật sự của Fantom.

Xét về DeFi TVL, chỉ trong 7 ngày kể từ 30/8/2021, DeFi TVL của Fantom đã tăng từ khoảng 650 triệu đô lên 1.4 tỷ đô và đang giữ vững ở mức 4 tỷ đô trở lên.

Đây là sự tăng trưởng mạnh mẽ giúp Fantom lọt vào top 10 hệ sinh thái DeFi lớn nhất nhưng vẫn thể hiện sự yếu thế trước một số hệ sinh thái như Solana, Terra, Avalanche - đây là đối thủ lớn nhất ở thời điểm hiện tại. Xa hơn nữa là lọt vào top 5, đây là 5 hệ sinh thái đã trụ rất vững trong thời gian 4 - 5 tháng qua và chưa có đối thủ vượt mặt.

defi tvl của fantom
DeFi TVL của Fantom tăng trưởng hơn 200% chỉ trong 1 tuần.
defi tvl của các hệ sinh thái
Bảng so sánh DeFi TVL của các hệ sinh thái trên thị trường.

Xét trên toàn bộ thị trường, Fantom cũng là blockchain có Market Cap/TVL thấp nhất. Điều này cho thấy hệ sinh thái Fantom đang bị đánh giá thấp hơn so với các hệ sinh thái. Tuy nhiên đây mới là chỉ số dựa vào MC và TVL và chưa phản ánh các yếu tố khác.

Ngoài ra, để hỗ trợ các developer có thể dễ dàng tiếp cận với hệ sinh thái Fantom, Fantom Foundation đã tạo ra Fantom Conference 2021 nhằm quy tụ tất cả những thành viên chủ chốt của Fantom Foundation và các developer nổi tiếng của hệ sinh thái Fantom về hội nghị này. Ngoài Andre Cronje, Harry Yeh, hội nghị còn có sự tham gia của Binance và nhiều đối tác khác. Điều này cho thấy Fantom đang là một trong những hệ sinh thái có mạng lưới rộng và có tầm nhìn phát triển Fantom lớn hơn nữa trong tương lai.

fantom conference 2021
Những người tham gia hội nghị Fantom Conference 2021

Fantom ra mắt chương trình Ecosystem Spotlight

Cho tới thời điểm hiện tại, Fantom đang có khoảng 200 dự án trong không gian DeFi. Tuy nhiên số lượng dự án hoạt động nổi bật thì chưa đến 50 dự án. Điều này cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của các dự án ở hệ sinh thái Fantom là không đồng đều, khiến hệ sinh thái DeFi của Fantom vẫn chưa thể phát triển mạnh.

Để cải thiện vấn đề này, Fantom đã ra mắt chương trình “Fantom Ecosystem Spotlight” kèm với Fantom Incentive Program trị giá 370 $FTM (khoảng 550 triệu đô), vừa hỗ trợ các dự án phát triển vừa tăng độ Trust cho DeFi User khi sử dụng Fantom dApp.

Nếu như anh em có chú ý đến hệ sinh thái Binance Smart Chain, thì BSC cũng có chương trình “Binance Project Spotlight” nhằm khuyến khích các dự án phát triển và tăng độ trust cho DeFi User. Kể từ khi áp dụng chương trình đó, Binance đã phát triển thần tốc về mặt số lượng dự án, chất lượng dự án và số lượng người dùng DeFi trên hệ sinh thái BSC.

Fantom ra mắt DeFi Incentive Program 370 triệu $FTM

Vào ngày 30/8/2021, Fantom đã thông báo sẽ cung cấp Incentive cho các dự án phát triển trên hệ sinh thái Fantom, với tổng phần thưởng lên đến 370 triệu FTM (tương đương khoảng 290 triệu đô). Đây là tin tức rất lớn, có thể xem là nổi bật nhất trong tháng, giúp Fantom có thể bắt đầu cuộc đua với các hệ sinh thái khác trong thời gian sôi động như thế này.

  • Solana có Solana Season Hackathon.
  • Avalanche ra mắt quỹ $180M DeFi Incentive program.
  • Polygon ra mắt quỹ $150M Bring DeFi to the Masses.
  • Celo có quỹ $100M DeFi Incentive program.

Với những cái tên máu mặt như vậy, cuộc đua sắp tới hứa hẹn sẽ rất gay cấn và đây là bước đi rất đúng đắn của Fantom nếu như không muốn bỏ lỡ cuộc đua DeFi này.

Tìm hiểu thêm: Fantom ra mắt Incentive Program trị giá 370 triệu FTM cho các Developer

fantom ra mắt incentive program
Fantom ra mắt Incentive Program với giá trị lên đến 370 triệu $FTM. Nguồn: Fantomians.

Phân tích từng mảnh ghép trong hệ sinh thái Fantom

Mình sẽ cập nhật tổng quan hệ sinh thái của hệ Fantom qua ba giai đoạn:

hệ sinh thái fantom tháng 10 2021
Tổng quan hệ sinh thái Fantom tháng 10/2021. Nguồn: Fantomians.

Tính đến ngày 1/2/2022, hệ sinh thái Fantom đã có hơn 200 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mảng DeFi đang là mảng được chú trọng và phát triển mạnh nhất, mang lại dòng tiền lớn cho hệ sinh thái Fantom.

Infrastructure

Cơ sở hạ tầng tốt và ổn định là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp hệ sinh thái phát triển. Nếu như anh em chú ý ở hệ SBC thì họ đã tập trung 1 - 2 tháng đầu kể từ 9/2020 để phát triển cơ sở hạ tầng.

Ví dụ như liên kết với ChainLink và Band Protocol để sử dụng Oracle, liên kết với CertiK và Peckshield để tăng cường bảo mật,... Ánh xạ qua hệ Fantom thì mình thấy họ xây dựng chậm hơn BSC, tuy nhiên họ vẫn thường xuyên cập nhật.

Dưới đây là một số đối tác họ đã liên kết:

  • ChainLink & Band Protocol - Hai đơn vị Oracle lớn nhất thị trường đã chính thức được hỗ trợ vào Fantom Mainnet vào đầu tháng 9/2021, giúp các dự án có thể truy cập data một cách chính xác nhất.
  • Bware Labs sẽ hỗ trợ các nhà phát triển trong không gian hệ sinh thái của Fantom có thể sử dụng RPCs  API một cách nhanh chóng.
  • StrongBlock là công ty dịch vụ giúp những nhà đầu tư không chuyên có thể chạy Validator node cho Fantom, giúp mở rộng mạng lưới và tăng cường bảo mật.
  • Request Network là nền tảng theo dõi và thanh toán hóa đơn. Họ sẽ hỗ trợ FTM như tài sản thanh toán và ứng dụng công nghệ blockchain của Fantom.
  • Graviton sẽ hỗ trợ Fantom trong việc phát triển công nghệ Cross-chain, giúp dùng tiền dễ dàng chảy vào hệ sinh thái DeFi của Fantom.

Bridge

Cross-chain Bridge là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất giúp dòng tiền có thể luân chuyển giữa các hệ sinh thái. Hiện tại, Fantom đang có hơn 14 Bridge hỗ trợ Fantom blockchain, trong đó có một số Bridge nổi bật như Celer, Synapse, Multichain,...

Tuy nhiên, hạn chế của các Bridge là thu hút cả hai chiều của mạng lưới, điều này khiến nhiều người vẫn sử dụng các sàn CEX như một Bridge. Để giải quyết điều này, Anyswap đã đi tiên phong trong việc miễn phí tác vụ Bridge một chiều từ Ethereum sang Fantom, giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển dòng vốn sang Fantom.

Wallet

ví hỗ trợ fantom opera chain
Các dự án ví lưu trữ hỗ trợ Fantom Opera Chain. Nguồn: Fantomians.

Kể từ tháng 5/2021, Fantom đã liên kết thêm 3 ví bao gồm Coin98 Wallet, Dcent và BitKeep. Có lợi thế là EVM blockchain, Fantom có thể dễ dàng được lưu trữ và tương tác với nhiều ví khác nhau từ đó thu hút user và tăng cường sự nhận diện của Fantom.

  • Coin98 Wallet: Ví Multi-chain hỗ trợ lên đến 23 blockchain, giúp người dùng tương tác với các dApp ngay trên ví thông qua DeFi Gateway.
  • Dcent Wallet: Ví lưu trữ cryptocurrency hỗ trợ ví mobile app, ví cứng và ví dạng thẻ.
  • BitKeep: Ví Multichain tập trung vào mobile wallet.

Còn Coinbase Wallet đã hỗ trợ Fantom Opera Blockchain từ khoảng tháng 6 - 7/2021. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại họ mới thông báo cho cộng đồng. Điều này đã được nhắc đến trong kênh Twitter Fantomians từ trước.

Hiện tại, Fantom đã được list trên 25+ sàn giao dịch lớn nhỏ như Binance, FTX, Gemini. Chỉ riêng sàn Coinbase vẫn chưa list FTM, với những động thái đã thấy rõ, việc FTM được list trên Coinbase là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Đọc thêm: 04 tiêu chí quan trọng để được list trên Coinbase

AMM DEX

Mảng AMM đang là mảng hoạt động nổi bật nhất và chiếm dòng tiền lớn nhất trong đó có 3 ứng cử viên là Curve, Spiritswap và Spookyswap.

Nhân đây thì mình cũng sẽ trả lời câu hỏi: Tại sao Spookyswap và Spiritswap tăng trưởng lại quan trọng hơn Curve Finance?

Trước hết, anh em cần phải hiểu Curve Finance là Liquidity Pool, sự tăng trưởng của Curve Finance đồng nghĩa dòng tiền ở hệ sinh thái tăng, tuy nhiên giá trị tăng lên chủ yếu là Stablecoin.

Còn Spookyswap Spiritswap lại đóng vai trò trung tâm thanh khoản cho các Altcoin trong hệ sinh thái, chính vì thế sự tăng trưởng của Spookyswap và Spiritswap sẽ phản ánh chính xác hơn sự phát triển của các dự án trong hệ.

Trước đây thì Spiritswap dẫn đầu, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Spookyswap đã vươn lên nhờ vào tính năng xBOO (tương tự Syrups Pool của Pancakeswap) cho phép Staking xBOO để Earn token khác.

stake xboo trên spookyswap
Chương trình stake xBOO để nhận token khác từ Spookyswap.

Yield Aggregator Platform

Mảng chiếm thị phần TVL lớn thứ hai của hệ sinh thái Fantom chính là Yield Aggregator Platform. Đây là mảng có sự hợp tác rất chặt chẽ với mảng AMM Liquidity. Đa số các AMM Liquidity Pool đều được các Yield Aggregator tận dụng, đặc biệt là Pool của Spookyswap và Spiritswap.

Trong tổng số các Yield Aggregator Platform, Beefy Finance là nền tảng lớn nhất với TVL lên đến 109 triệu đô, chiếm áp đảo so với các pool còn lại.

Tiếp đến chính là Reaper Farm với TVL đạt 35 triệu đô, điểm nổi bật của Reaper Farm là có số lượng Pool nhiều nhất, lên đến 86 pools và hỗ trợ gần như tất cả tài sản của hệ Fantom.

Lending

Lending là mảng phát triển khá trễ hệ sinh thái Fantom. Ban đầu, mảng Lending chỉ có dự án Cream Finance từ hệ sinh thái Ethereum mở rộng sang nhưng cũng không có năng suất hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên kể từ tháng 6, dự án Scream, có thể xem là bản Fork của Cream Finance đã hoạt động khá hiệu quả và có TVL lên đến 71 triệu đô, vượt xa Cream Finance với TVL 500 triệu đô.

Ứng cử viên tiếp theo trong mảng Lending chính là Geist Finance, chỉ trong 2 ngày sau khi ra mắt, Geist Finance đã đạt TVL 1 tỷ đô. Điều này diễn ra trong bối cảnh TVL của Fantom tăng mạnh, đồng thời ví Multi-sig của Geist Finance được kiểm soát bởi 5 thành viên có tiếng trong hệ Fantom như Fantom CEO, Curve Finance Founder, Spookyswap co-founder,... chính vì thế Geist Finance thu hút lượng vốn rất lớn.

tvl và borrow trên geist finance
TVL và Borrow trên Geist Finance

NFT

Trước đó, mình đã có đề cập đến việc các dự án NFT trên Fantom đa số là tự phát, chưa có sự thống nhất và chưa có NFT Marketplace thực sự giúp toàn bộ lĩnh vực NFT trên Fantom phát triển.

Tuy nhiên, vừa qua thì Andre Cronje đã công bố sẽ phát triển những sản phẩm đầu tiên dành cho lĩnh vực NFT, cụ thể hơn là Artion NFT Marketplace, giúp kết nối hoạt động mua bán NFT của các dự án còn hoạt động rời rạc.

Launchpad

Launchpad là mảng rất quan trọng của bất kỳ hệ sinh thái nào giúp cho ra mắt các mảnh ghép còn thiếu của hệ sinh thái đó và phần nào thu hút user mới vào hệ sinh thái vì Launchpad thường có sự tăng trưởng rất cao sau khi mở bán token.

Tuy nhiên, hệ Fantom triển khai Launchpad khá trễ khiến Fantom không thu hút được lượng lớn người dùng toàn bộ thị trường đang chu kỳ tăng trưởng mạnh. Cho tới thời điểm hiện tại, Fantom chỉ có 1 Launchpad hoạt động chính thức là FantomStarter nhưng hiệu suất của Launchpad cũng không được cao.

Hiện tại FantomStarter đã launch 6 dự án. Con số này vẫn còn khá thấp so với số lượng Launchpad và số lượng dự án được Launch trên Binance Smart Chain. Hi vọng Fantom Foundation sẽ chú ý mảng này hơn để có thể thu hút người dùng mới.

Cơ hội đầu tư trên hệ sinh thái Fantom

Đầu tư vào token của hệ

Đầu tư vào token là một trong những hướng tiếp cận đầu tư dễ nhất, tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các token của hệ sinh thái Fantom đã tăng trưởng rất mạnh, chính vì thế tiềm năng tăng trưởng sẽ không còn được cao.

token nổi bật hệ sinh thái fantom
Một số token nổi bật trong hệ sinh thái Fantom. Nguồn: CoinGecko.

Chính vì thế để đầu tư vào token trong hệ sinh thái Fantom, anh em nên xem xét kỹ hiệu suất hoạt động của từng dự án và của cả hệ sinh thái để đưa ra quyết định đúng đắn.

Skin in the game vào hệ sinh thái Fantom

Tương tự như các hệ sinh thái Ethereum hay BSC, Fantom cũng có cơ hội cho anh em Skin in the game. Tuy nhiên, hiện tại mức độ tiềm năng đã không còn cao như khoảng giữa năm 2021, chính vì thế Skin in the game phù hợp hơn với các anh em đã hold token thuộc hệ sinh thái Fantom từ trước.

tối ưu hóa lợi nhuận trên fantom
Một số hình thức tối ưu hóa lợi nhuận trên hệ sinh thái Fantom. Nguồn: Fantomians.

Với hình thức này thì anh em có thể Earn được bằng nhiều cách khác nhau, như đón trend bằng các token trong hệ sinh thái Fantom.

Nếu anh em đã hold token từ trước thì có thể cho vay tại các nền tảng Lending nếu sợ rủi ro Impermanent Loss, nhưng lợi nhuận mang lại cũng thấp hơn. Nếu như anh em không sợ Impermanent Loss và muốn lợi nhuận cao hơn thì có thể Farming tại một số AMM hay Yield Aggregator.

  • Lending: Scream, Cream Finance.
  • AMM Liquidity: Spiritswap, Spookyswap, Curve, Sushiswap, Wakaswap,…
  • Yield Aggregator: HyperJump, Reaper Farm, Liquid Driver, Grim Finance,…
tối ưu lợi nhuận khi hold boo
Cách tối ưu hóa lợi nhuận khi hold $BOO. Nguồn: Fantomians.

Hoặc nếu như anh em có hold BOO - token của Spookyswap, nền tảng AMM lớn nhất Fantom hiện tại thì có thể tối ưu hóa bằng cách:

  • Stake BOO để nhận xBOO.
  • Stake xBOO để nhận về các token khác có hỗ trợ.
  • Dùng các token đã earn được mang đi Farm hoặc tiếp tục Stake.

Nhìn chung sẽ có nhiều cách để anh em tối ưu hóa nhưng chủ yếu là dành cho các anh em đã hold từ ban đầu lúc Fantom chưa tăng trưởng mạnh.

Dự phóng tương lai hệ sinh thái Fantom

“Phí rẻ, giao dịch nhanh, giao diện giống với Ethereum” kết hợp với khẩu hiệu PR là “Ethereum Helper” khiếm Fantom ghi điểm trong mắt cộng đồng Ethereum, cộng thêm sự giúp sức từ một nhưng trong DeFi builder nổi tiếng trong không gian là Andre Cronje mà Fantom đang ngày càng phát triển.

Hiện tại, mình nhận thấy đang có làn sóng di chuyển vốn từ các Blockchain khác qua Fantom, điều này thể hiện qua:

  • TVL Fantom đang tăng dần.
  • Số lượng địa chỉ ví Active tăng lên đột biến.
  • Số lượng Native Project trên Fantom cũng tăng chóng mặt.

Cá nhân mình dự đoán, trong thời gian ngắn sắp tới sẽ ngày càng có nhiều Native DeFi project xây dựng trên Fantom, và chính những dự án này sẽ kéo thêm nhiều TVL về cho Fantom thông qua các Incentive từ Liquidity Mining, đây có thể là cơ hội cho những người tham gia sớm vào hệ sinh thái Fantom.

Tuy nhiên, Fantom vẫn đang kẹt trong vòng xoáy Farming - Lending từ các dự án mà chưa có thêm những nhân tố nổi bật. Đây chính là hạn chế lớn nhất của Fantom khiến TVL chưa thể bùng nổ lọt vào top 5 các hệ sinh thái như Ethereum, BSC, Terra, Solana và Polygon.

Hi vọng trong tương lai, Fantom sẽ khắc phục được vấn đề này, hoặc ít nhất là có khả năng bắt trend nhanh như hệ sinh thái Binance Smart Chain để có thể giữ lại dòng tiền.

Tổng kết

Dưới đây là một số đúc kết ngắn gọn của mình:

  • Fantom là một giải pháp lớp giao thức giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain, bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận mới có tên là Lachesis Protocol.
  • Fantom nhanh, rẻ và giao diện sử dụng khá giống với các Protocol, Dapp trên Ethereum.
  • DeFi Ecosystem trên Fantom đang phát triển với cấp số nhân. Các Sector chính như DEX và Lending & Borrowing là nhóm dự án phát triển mạnh nhất, một số dự án nổi bật bao gồm SpookySwap, SpiritSwap, Anyswap, Yearn,...
  • Các Sector quan trọng khác của DeFi như nhóm sản phẩm về yield, NFT, Derivative còn đang kém phát triển.
  • Đang có làn sóng di chuyển vốn từ các Blockchain khác qua Fantom, trong thời gian ngắn sắp tới sẽ ngày càng có nhiều Native DeFI project xây dựng trên Fantom, và chính những dự án này sẽ kéo thêm nhiều TVL về cho Fantom thông qua các Incentive từ Liquidity Mining.
RELEVANT SERIES