SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Funding Round là gì? Mục đích của các vòng gọi vốn trong Crypto

Trong thị trường crypto, một startup Web3 muốn xây dựng và phát triển sản phẩm đều phải trải qua các vòng funding round khác nhau. Vậy funding round là gì?
Avatar
nguyennsh
Published Feb 08 2024
10 min read
thumbnail

Funding round là gì?

Funding round là các vòng gọi vốn của doanh nghiệp với mục đích xây dựng, phát triển và mở rộng sản phẩm của họ. Trong thị trường crypto, funding round đóng vai trò quan trọng với từng dự án khi mỗi giai đoạn phát triển đều gần như có ít nhất một vòng đầu tư.

Thông thường, funding round được chia thành nhiều vòng với các tên gọi gồm: Pre-Seed, Seed, Series A… và mỗi vòng đều có nhiều nhà đầu tư khác nhau như quỹ đầu tư (VC), nhà đầu tư thiên thần, incubator...

advertising

Các vòng gọi vốn của một dự án trong Crypto

Trong thị trường crypto, các vòng gọi vốn của một dự án Web3 cũng tương tự như những thị trường truyền thống khi bao gồm những vòng gồm Pre-seed, Seed, Series A, Series B… Đồng thời, ứng với mỗi vòng gọi vốn, giai đoạn của dự án sẽ được định hình rõ ràng hơn. Ví dụ, nếu một dự án gọi vốn Series B, đồng nghĩa dự án đang trong giai đoạn muốn mở rộng thị trường.

Dưới đây là các vòng gọi vốn của một dự án:

giai đoạn của từng vòng gọi vốn
Giai đoạn của từng vòng gọi vốn. Ảnh: DealRoom.

Pre-seed round

Pre-seed funding là vòng gọi vốn đầu tiên trong hành trình của một startup. Trước đây, vòng pre-seed chỉ đơn thuần là thuật ngữ ám chỉ một dự án tự sử dụng nguồn vốn của bản thân để duy trì doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, pre-seed funding là một vòng gọi vốn có sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư khác nhau bao gồm incubator và startup accelerator như GBV Capital, Expert Dojo, Y Combinator…

Thông thường, nếu một dự án muốn tiếp cận vòng pre-seed, họ phải chứng minh tính khả thi của ý tưởng thông qua việc hoàn thành *MVP (Minimum Viable Product). Sau đó, thuyết trình về sản phẩm tại các chương incubation như Binance Incubation Program…

Ngoài ra, pre-seeding funding có thể gọi vốn lên tới hơn 2 triệu USD, nhưng bởi số lượng startup muốn có nguồn vốn pre-seed nhưng lại bỏ qua MVP, dẫn đến tình trạng không có nhiều dự án thực sự gọi vốn thành công vòng pre-seed. Điển hình trong năm 2023, chỉ 100 dự án Web3 có vòng pre-seed và nổi bật là Cicada Partners khi huy động thành công 9.7 triệu USD. 

Nếu một dự án startup thành công trong vòng pre-seed, vòng gọi vốn tiếp theo của họ thường ở vòng Seed hoặc Series A.

*MVP là sản phẩm dùng thử và chỉ đủ những tính năng quan trong.

top dự án gọi vốn vòng pre-seed
Top dự án gọi vốn vòng pre-seed năm 2023.

Seed round

Seed round là vòng gọi vốn đầu tiên của một startup, mặc dù nghe tương tự với vòng pre-seed, seed round là vòng gọi vốn với mục đích hoàn thiện sản phẩm và bắt đầu đưa vào thị trường. Trong khi đó, pre-seed round chỉ đơn thuần là đưa bản thử nghiệm và các quỹ đầu tư dựa vào đây để đánh giá. 

Do đó, theo SVSG, nhiều dự án startup đã nhầm lẫn mục đích giữa seed round và pre-seed round, dẫn đến tình trạng họ lãng phí thời gian và số tiền gọi vốn chỉ để phát triển sản phẩm. Nếu một startup gọi vốn thành công vòng pre-seed, số tiền gọi vốn tiếp theo ở vòng seed có thể gấp đôi. 

Trong năm 2023, số lượng dự án Web3 gọi vòng seed tương đối nhiều khi có tới 354 dự án khác nhau, gấp 3 lần so với dự án gọi vòng pre-seed. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, số tiền gọi vốn ở pre-seed tương đối hạn chế nên vòng seed đã dự án huy động thành công 40 triệu USD là EVE Online - dự án gaming được đầu tư bởi a16z, Hashed

top dự án vòng seed
Top dự án vòng Seed năm 2023.

Series A

Khi một doanh nghiệp đã có tệp khách hàng và dữ liệu đầy đủ sau vòng Seed, các doanh nghiệp này thường hướng tới vòng gọi vốn tiếp theo là Series A với mục đích mở rộng doanh nghiệp và có nguồn vốn để vận hành cho các chiến dịch sau này. Series A thường xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư thay vì những incubator hoặc angel investor như các vòng seed hoặc pre-seed.

Các doanh nghiệp gọi vốn ở vòng Series A thường dễ dàng hơn so với những vòng đầu tiên như Seed hay Pre-seed khi phải chứng minh tính phù hợp trong thị trường. Theo Crunchbase, các dự án gọi vốn ở vòng seed thường có 30% cơ hội gọi vốn ở vòng Series A và lợi nhuận từ vòng này cũng sẽ đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, một số trường hợp dự án startup bỏ qua vòng Seed để đến vòng Series A, bởi vì họ đã có sản phẩm, tệp khách hàng và dữ liệu đầy đủ để tham gia Series A thay vì Seed. Thông thường, vòng gọi vốn Series A thường huy động nhiều hơn Seed đi cùng với định giá (valuation) cao hơn.

Trong năm 2023, số lượng dự án gọi vòng Series A tương đối thấp khi chỉ có 94 dự án, nhưng số tiền gọi vốn thì ngược lại với dự án Auradine, huy động thành công 81 triệu USD. 

Cuối cùng, nếu một dự án thành công và có tham vọng mở rộng, họ thường bắt đầu gọi vốn vòng Series B, Series C, Series D...

top dự án gọi vốn vòng series a
Top dự án gọi vốn vòng Series A năm 2023.

Strategic Round

Ở những vòng gọi vốn như Seed, Series A… quỹ đầu tư tham gia thường có mục đích là kiếm lợi nhuận, nhưng strategic round là những vòng đầu tư mà quỹ hỗ trợ vốn và “tầm nhìn" cho dự án. Mục đích của Strategic Round là hỗ trợ cho quỹ đầu tư, ví dụ như họ được phép thử nghiệm công nghệ của startup…

Vì vậy, strategic round thường là những vòng đầu tư mà quỹ và dự án hợp tác lâu dài. Một ví dụ điển hình của Strategic Round là Burnt (Xion), một dự án nhận được đầu tư Strategic từ Circle - doanh nghiệp đằng sau USDC. Ngay sau đó, Burnt (Xion) chuyển hướng sang làm một blockchain Layer 1 với USDC là token trả phí giao dịch.

Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng nhận ra strategic round không phù hợp với nhiều start up, bởi số vốn cung cấp từ nhà đầu tư khá ít và tầm nhìn dài hạn có thể chưa đủ đối với dự án. Vì vậy, nhiều trường hợp xảy ra là nhà đầu tư chiến lược “mua lại" startup và sở hữu công nghệ của dự án. Ví dụ có thể kể đến là dự án Ramper khi Ninety Eight đầu tư chiến lược vào Ramper.

Một số hình thức gọi vốn khác

Ngoài những phương thức gọi vốn truyền thống như trên, các dự án Web3 còn có nhiều hình thức gọi vốn khác như:

  • Public sale: Là hình thức gọi vốn thông qua việc bán token của dự án cho cộng đồng và sử dụng số tiền huy động cho mục đích duy trì dự án. Hình thức này thường được mở bán dưới dạng ICO, IEO, Launchpad…
  • SAFT (Simple Agreement for Future Tokens): Là một loại hình gọi vốn khi mà các dự án đồng ý trả token cho các quỹ đầu tư thông qua hợp đồng. Hình thức này thường được sử dụng để giúp quỹ đầu tư tránh khỏi những pháp lý liên quan tới blockchain hoặc token.

Vấn để của dự án Web3 khi gọi vốn

Theo báo cáo của Vision Track, tỉ lệ các vòng Seed hiện diễn ra nhiều hơn so với những năm đầu 2017, nhưng tỉ lệ gọi vốn ở những vòng sau như Series B, Series A… dần ít hơn. Lý do cho việc này một phần đến từ việc thị trường trong giai đoạn downtrend, quỹ đầu tư chưa muốn tham gia quá nhiều vòng đầu tư.

thống kê các giai đoạn gọi vốn của quỹ
Thống kê các giai đoạn gọi vốn của quỹ. Ảnh: VisionTrack.

Tiếp theo đó, phần lớn đến từ việc thiếu kinh nghiệm trong các vòng gọi vốn, khi một dự án dễ dàng chấp nhận bất kỳ quỹ đầu tư hỗ trợ tài chính hoặc sai lầm trong việc xác định mục đích của vòng gọi vốn, ví dụ nhầm lẫn giữa pre-seed và seed hay seed và Series A. 

Dẫn đến tình trạng các vòng gọi vốn sau đó không diễn ra suôn sẻ và mục đích duy trì dự án ở thời điểm sau này sẽ khó khăn hơn.

Đọc thêm: Quỹ hệ sinh thái 25 triệu USD của Ninety Eight: Vườn ươm các dự án Web3 châu Á.

Một số thuật ngữ trong funding round

Valuation

Valuation là mức định giá toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp. Valuation càng cao, tỷ lệ rủi ro của quỹ đầu càng thấp. Tuy nhiên, nếu valuation xác định trong các vòng đầu tiên như Seed hoặc Series A, valuation càng cao, tỉ lệ chấp nhận rủi ro của quỹ đầu tư cũng tăng theo.

Lead Investor

Lead Investor là những quỹ đầu tư chịu trách nhiệm đàm phán và duy trì vòng đầu tư. Ngoài ra, có những trường hợp lead investor là những người góp vốn nhiều trong một vòng đầu tư.

Follow Investor

Follow Investor là những nhà đầu tư chỉ tham gia góp vốn vào dự án và không có nhiều sự ảnh hưởng tới kế hoạch, quyết định của dự án như lead investor hoặc strategic investor. Họ đơn thuần chỉ tham gia đầu tư vào startup.

M&A (Merger & Acquisition)

M&A là loại hình sáp nhập giữa hai công ty và quyền điều hành sẽ nằm ở một trong hai công ty sáp nhập. Ví dụ có thể kể đến Solscan được sáp nhập và điều hành bởi Etherscan.

Bootstrapping

Bootstrapping là hình thức các startup sử dụng nguồn vốn của bản thân để duy trì sản phẩm. Trước đây, bootstrapping thường được áp dụng trong các vòng pre-seed, nhưng hiện tại vòng pre-seed bắt đầu nhận được nhiều sự tham gia của quỹ đầu tư.

RELEVANT SERIES