SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích hệ sinh thái Aptos & Sui Q3/2022

Aptos & Sui thu hút được rất nhiều sự chú ý trong Q3 vừa qua, liệu 2 dự án này đang ở giai đoạn phát triển nào?
LilYang
Published Oct 04 2022
Updated Apr 26 2024
27 min read
thumbnail

Q3 và Q4/2022 là thời điểm quan trọng của 2 hệ sinh thái mới Aptos và Sui. Đây cũng chính là “giai đoạn nước rút” trước khi 2 dự án này ra mắt phiên bản mainnet. Trước sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của Ethereum, các dự án này sẽ phải tận dụng lợi thế và tối ưu thời gian để có thể vươn lên.

Cùng nhìn lại những gì 2 dự án đã làm được trong Q3 vừa qua, để dễ dàng theo dõi và so sánh, bài viết sẽ bao gồm cả 2 hệ sinh thái Aptos và Sui.

Key Insights:

  • Aptos và Sui tiếp tục gây chú ý trong Q3 khi liên tục thông báo gọi vốn thành công hơn 300 triệu USD với cùng mức định giá 2 tỉ USD.
  • Aptos đã triển khai testnet còn Sui vẫn đang ở devnet, có nhiều lý do khiến hệ sinh thái Sui bị “chậm nhịp” so với Aptos.
  • Các mảnh ghép trên Aptos đã khá đầy đủ, chỉ chờ kiểm tra và hoàn thiện. Trong khi đó Sui vẫn chưa có đủ mảnh ghép DeFi, nhiều dự án chưa có sản phẩm.

Với những ai chưa biết, Sui và Aptos là 2 dự án blockchain Layer 1 thế hệ mới, được kỳ vọng trở thành hiện tượng giống như Solana trước đó. Đội ngũ của cả hai dự án đều tách ra từ dự án blockchain Diem của Meta (Facebook trước đây) và cùng sử dụng ngôn ngữ lập trình Move. Tuy cả 2 dự án đều còn rất mới, nhưng nhờ sở hữu đội ngũ tiếng tăm, họ đã gọi được số vốn lớn từ các nhà đầu tư “khủng” trong thị trường.

Xem thêm: So sánh Aptos vs Sui: Cuộc đua blockchain thế hệ mới

Toàn cảnh hệ sinh thái Aptos trong Q3/2022

Ra mắt chương trình Aptos Grant Program

hệ sinh thái aptos quý 3

Sự kiện nổi bật đầu tiên của Aptos vào đầu Q3 vừa qua là chương trình Aptos Grant Program, chương trình ra đời với mục đích đẩy mạnh tốc độ phát triển hệ sinh thái. Kể từ khi ra mắt devnet, Aptos đã có hơn 100 dự án đang được triển khai ở trên, và chương trình này sẽ hỗ trợ các dự án không mạnh về nguồn vốn, miễn là họ có đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái Aptos.

Tham khảo thêm: Tổng quan hệ sinh thái Aptos

Các dự án thuộc một số mảng sau sẽ có nhiều cơ hội hơn để nhận tài trợ:

  • Developer tooling, SDKs
  • Sản phẩm open-source, public good
  • Công cụ, framework cho các dự án quản trị, DeFi, NFT…
  • Các dự án mang tính giáo dục cộng đồng
  • Các dapp (DeFi, NFT, social network, gaming, DAO...)

→ Chương trình này cho thấy Aptos rất quan tâm tới việc phát triển hệ sinh thái. Mặc dù chưa rõ các dự án sẽ nhận được bao nhiêu tiền tài trợ, nhưng do Aptos có tiềm lực tài chính lớn từ các vòng gọi vốn, nên có thể cho rằng sự kiện này sẽ đóng góp không nhỏ vào việc đẩy mạnh số lượng và chất lượng dự án trên Aptos.

Aptos Incentivized Testnet 2 & 3

image

Ngay sau khi chương trình Aptos Incentivized Testnet 1 (AIT-1) kết thúc, dự án tiếp tục chuẩn bị khởi động chương trình Aptos Incentivized Testnet 2 (1/7). AIT-2 là chương trình khuyến khích người dùng trở thành người vận hành node, chính những người vận hành này sẽ trải nghiệm và kiểm tra quy trình staking và validating của mạng lưới.

AIT-2 đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng, những người dùng tham dự chương trình đến từ tổng cộng 44 quốc gia và 110 thành phố. Đã có 225 node do cộng đồng khởi chạy, trong đó có 26 node do Aptos và các đối tác vận hành . Những validator hoàn thành các tiêu chí trong AIT sẽ nhận được phần thưởng là APT token khi dự án mainnet, với thời hạn 1 năm khoá token.

image
Số lượng node ở các quốc gia khác nhau

Sau thành công của AIT-2, ngày 1/8, dự án tiếp tục ra mắt chương trình AIT-3. AIT-3 có nhiệm vụ thử nghiệm những chức năng quan trọng khi mainnet là quản trị on-chain và bảo mật. Ngoài ra, những người dùng tham gia chạy node tại AIT-3 sẽ nhận được nhiều phần thưởng hơn do dự án quyết định tăng 50% phần thưởng so với AIT-2.

Tìm hiểu các thông tin chi tiết về từng giai đoạn trong chương trình tại đây: Kiếm tiền với chương trình Aptos Incentivized Testnet

Vòng gọi vốn 150 triệu USD

Ngày 25/07, dự án công bố vòng gọi vốn 150 triệu USD do FTX Ventures và Jump Crypto dẫn đầu. Ngoài ra, vòng gọi vốn còn có sự tham gia của những cái tên đình đám như Apollo, Griffin Gaming Partners, Franklin Templeton, Circle Ventures, Superscrypt và sự ủng hộ tiếp tục từ a16z, Multicoin Capital.

Dự án đã cho thấy sức nóng của mình khi gọi vốn thành công 150 triệu USD ngay tại thời điểm thị trường xuống dốc. Đây là một con số rất lớn, nhất là trong thời điểm thị trường như hiện tại. Tổng số tiền gọi vốn của Aptos sau 2 vòng đã lên tới 350 triệu USD và đạt mức định giá 2 tỉ USD. Với mức định giá này, khi token APT ra mắt, rất có khả năng Aptos sẽ có FDV ở mức cao.

Ngày 15/09, Binance Labs thông báo đầu tư vào Aptos để giúp blockchain này xây dựng cơ sở hạ tầng và khả năng mở rộng. Đây có thể được xem như khoản đầu tư mở rộng của vòng gọi vốn trước đó, số tiền cụ thể của thương vụ này không được tiết lộ. Trước đó, Binance Labs cũng đã tham gia đầu tư vòng Seed của Aptos.

image

Ra mắt phiên bản Testnet

6 tháng kể từ thời điểm ra mắt devnet, ngày 19/9, Aptos  chính thức bước vào giai đoạn testnet. Để kỉ niệm thời điểm quan trọng này, dự án đã giới thiệu sự kiện NFT APTOS: ZERO! tặng NFT miễn phí cho người dùng. Đã có hàng trăm nghìn người quan tâm và mint NFT này.

Việc Aptos ra mắt phiên bản testnet cũng cho thấy dự án đã tự tin và có sự chuẩn bị sẵn sàng về phần mềm cũng như việc phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên khi so sánh với roadmap, dự án đang bị chậm tiến độ khi chưa thể ra mắt mainnet vào Q3/2022 như dự kiến.

Với phiên bản testnet này, Aptos sẽ không còn tình trạng bị xoá dữ liệu như devnet, do đó các NFT và token testnet sẽ có thời gian tồn tại lâu hơn.

image

→ Q3/2022 đánh dấu Aptos có nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ yếu về việc phát triển hệ sinh thái. Nhờ có những chương trình khuyến khích cộng đồng như Aptos Grant hay AIT 2 &3, Aptos đã thu hút đông đảo người dùng trở thành validator, developer tham gia phát triển dự án. Kết quả, hệ sinh thái Aptos đã bùng nổ mạnh mẽ trong Q3 vừa qua, các dự án trải dài ở tất cả các mảng.

advertising

Toàn cảnh hệ sinh thái Sui trong Q3/2022

Sui Incentivized Testnet

Tương tự như Aptos, Sui cũng ra mắt chương trình tuyển chọn validator cho mạng lưới. Người dùng tham gia chạy full node các vòng testnet tới thời điểm mainnet sẽ được thưởng SUI token.

Tuy nhiên thời điểm ra thông báo đầu là T7/2022, nhưng một tháng sau đó mới là thời điểm mở đơn đăng ký chính thức. Cộng thêm việc Sui đang chậm hơn so với roadmap và vẫn chưa ra mắt testnet khiến Sui chưa thể tổ chức các Incentivized Testnet Wave như Aptos.

Vòng gọi vốn Series B

image

Ngày 8/9/2022, Sui đã công bố vòng gọi vốn Series B mới nhất với tổng số tiền gọi được lên tới 300 triệu USD. Vòng gọi vốn này được dẫn đầu bởi FTX Ventures, đồng hành với họ là những tên tuổi như a16z, Jump Crypto, Apollo, Binance Labs, Franklin Templeton, Coinbase Ventures, Circle Ventures, Lightspeed Venture…

Số tiền sẽ được dự án sử dụng để phát triển hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng, mở rộng đội ngũ (chủ yếu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương). Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa thấy dấu hiệu Sui thực sự chi tiền trong Q3 vừa qua, có thể đây chưa phải là thời điểm dự án mong muốn.

Không hề kém cạnh với Aptos, tổng số tiền qua hai vòng gọi vốn của Sui đã lên đến 336 triệu USD, cũng với mức định giá 2 tỉ USD. Vòng gọi vốn thứ 2 mới được hoàn thành gần đây, cũng là lúc điều kiện thị trường không thật sự tốt, đủ cho thấy sức hút và niềm tin của các quỹ lớn vào sự sáng tạo của hai dự án này.

Ra mắt Sui Wallet

Khác với Aptos, đội ngũ dự án Sui (Mysten Labs) chính tay phát triển một chiếc ví crypto native cho hệ sinh thái. Tuy vậy, dự án vẫn open-source mã nguồn của Sui Wallet, giúp các dự án làm ví hoặc dapp khác có thể sử dụng Sui Wallet làm tài liệu tham khảo để dễ dàng triển khai với mạng Sui.

image

Ngoài Sui Wallet, một sản phẩm nữa cũng được đội ngũ Mysten Labs phát triển để phục vụ hệ sinh thái là Sui Explorer cũng mới được ra mắt trong Q3 vừa rồi.

Nhìn chung:

  • Trong Q3 vừa rồi, cả 2 dự án đã hoàn thành các vòng gọi vốn quan trọng, cùng với số tiền khoảng hơn 300 triệu USD đã thu hút sự chú ý của toàn bộ thị trường crypto do ai cũng biết đây đang là giai đoạn khó khăn của thị trường.
  • Cả Aptos và Sui đều đã hơi chậm so với roadmap dự tính, Aptos đã ra mắt phiên bản testnet, Sui vẫn đang ở giai đoạn devnet.
  • So với Sui, Aptos đang làm bài bản từ các bước xây dựng và khuyến khích cộng đồng hơn Sui. Điều này dẫn tới cộng đồng developer cũng như người dùng trên Aptos đang áp đảo hoàn toàn về số lượng so với Sui. Một phần lý do là do Sui thực hiện các vòng gọi vốn chậm hơn và roadmap cũng chậm hơn Aptos một bước.
image
Các sự kiện nổi bật của Aptos và Sui trong Q3/2022

→ Trong Q3, có thể tạm thời đánh giá Aptos đang nhỉnh hơn Sui một chút, cùng chờ đón trong khoảng thời gian tới Sui sẽ có những bước đi nào để trở lại cuộc đua này. Ngoài ra, số lượng giao dịch mỗi giây của Aptos trên testnet đang được ghi nhận ở mức 1,000 TPS/s và max TPS là 160,000.

Tiếp theo, cùng nhìn lại sự phát triển chi tiết của 2 hệ sinh thái trong Q3/2022 vừa qua.

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái Aptos

Move là ngôn ngữ lập trình được phát triển lên từ Rust, do đó có chút tương đồng. Rust lại là ngôn ngữ lập trình được sử dụng bởi Solana, Near, vì vậy cộng đồng developer từ các dự án này có thể tiếp cận Aptos và Sui dễ dàng hơn.

Kể từ khi ra mắt devnet, trên Aptos đã xuất hiện hàng trăm dự án, thể hiện rõ đây là một hệ sinh thái có tiềm năng bùng nổ trong tương lai gần. Điều này dẫn tới một số người sẽ cảm thấy bị ngợp và khó lọc ra những dự án tối nhất.

Tuy nhiên đó là câu chuyện ở bản devnet, mới đây Aptos đã chạy bản testnet, những dự án ngay sau đó triển khai trên testnet sẽ được đánh giá cao hơn do:

  • Thể hiện sự sát sao, khẩn trương trong việc triển khai, cũng thể hiện tiềm lực của đội ngũ dự án.
  • Có sự gắn bó với hệ Aptos, sẵn sàng hoạt động lâu dài trên mạng này.
  • Nắm giữ lợi thế first mover (người đi đầu).

Vì vậy, có thể coi nhóm dự án triển khai testnet sớm với Aptos là nhóm dự án đáng chú ý hơn cả. Nếu muốn tìm kiếm cơ hội airdrop trên hệ này, đây là nhóm dự án QUAN TRỌNG cần trải nghiệm.

AMM/DEX

Pontem Network

image

Pontem Network là studio phát triển một hệ sinh thái sản phẩm trên Aptos, không chỉ các sản phẩm DeFi, dự án còn xây dựng các ứng dụng nền tảng và cơ sở hạ tầng bằng ngôn ngữ lập trình Move. Pontem Network cũng là đội ngũ làm việc trên mạng lưới Aptos từ những ngày đầu, thậm chí cả giai đoạn phát triển Diem blockchain trước đó.

Hiện dự án tập trung vào 5 sản phẩm chính Liquidswap, Ví, Pontem Block, EVM cho Aptos và Giao thức quản trị. Trong đó nổi bật là Liquidswap, AMM đầu tiên trên Aptos. Kể từ khi ra mắt, Liquidswap vẫn giữ vững phong độ hoạt động với chi phí thấp, ít trượt giá, tốc độ nhanh và bảo mật cao.

Để làm được điều này, Liquidswap sử dụng engine của Uniswap V2 cho các tài sản không tương quan (uncorrelated) và Curve stableswap cho các tài sản tương quan (correlated). Giao thức cũng sẽ tích hợp tokenomics ký quỹ bỏ phiếu (tương tự như veCRV) để khuyến khích quản trị trên nền tảng.

Ngay sau khi Aptos khởi chạy phiên bản testnet, dự án đã triển khai trên phiên bản này. Dự án đã nhanh chóng khẳng định vị thế, đã có hơn 105,000 người sử dụng Liquidswap. Ví Pontem do dự án phát triển cũng đã vượt mốc 30,000 lượt tải.

Backer của dự án cũng là một điểm mạnh. Dự án có hơn 30 nhà đầu tư với những tên tuổi không kém gì so với Aptos như Alameda Ventures, Delphi Ventures, Animoca Brands, NGC Ventures, CMS Holdings, Spartan…

image

Ngoài ra, trong Q3 vừa rồi dự án cũng thường tổ chức livestream, AMA, chia sẻ blog để giao dục thị trường phát triển thêm cộng đồng người dùng cũng như chia sẻ định hướng của dự án.

Cho tới thời điểm hiện tại, Liquidswap của Pontem Network là dự án AMM đầu tiên triển khai trên testnet của Aptos, cũng là dự án sáng giá nhất thuộc mảng này.

Ngoài ra, Q3 vừa rồi mảng AMM/DEX trên Aptos cũng đã xuất hiện một vài dự án đáng chú ý khác nhưng mới chỉ đang phát triển (chưa ra mắt sản phẩm) hoặc ở giai đoạn devnet.

  • Umi Protocol: Dự án AMM có UI/UX khá dễ tiếp cận, dự án còn có các sản phẩm theo dõi portfolio liên kết với các dự án khác trên Aptos. Tuy chưa chính thức ra mắt sản phẩm nhưng đây cũng là dự án đáng để chờ đợi.
  • 1kx Protocol: Dự án AMM/DEX cho phép giao dịch cả spot và hợp đồng tương lai vĩnh cửu. Ngoài ra, dự án còn phát triển thêm mảng lending và stablecoin riêng OSD trong tương lai. Song, trên thực tế dự lại cho thấy sự tập trung phát triển trên mạng zkSync nhiều hơn.
  • Aptoswap: Là dự án AMM khá “cổ điển” với 2 tính năng chính là farm với các pool liên quan tới APT và swap. Trong Q3 vừa qua, dự án đã liên tục cập nhật các bản nâng cấp và công bố hợp tác với các ví nổi bật trên Aptos.
  • Saber: AMM dành riêng cho stablecoin nổi tiếng của Solana, họ sẽ phát triển thêm cả phiên bản trên Aptos.
  • Tsunami Finance: Sàn giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu cho phép người dùng trade với đòn bẩy 30x, hiện dự án mới có bản demo.
  • Aries Market: Cũng là sàn giao dịch phái sinh trên Aptos, Aries Market hỗ trợ thêm chức năng cho vay để giúp người dùng thuận tiện giao dịch hơn.

→ Việc có nhiều dự án triển khai trên mạng Aptos là một điểm cộng, tuy nhiên có thể thấy vẫn chưa thật sự có dự án nào sáng tạo nổi bật. Các dự án hiện tại vẫn đang "bê" các model đã thành công trên Etherem và Solana về Aptos. Có thể đây là bước đầu và cách dễ nhất để chiếm thị phần trên Aptos, chúng ta có thể kì vọng các ý tưởng đột phá ở giai đoạn tiếp theo.

Wallet

Wallet là mảng có nhiều cạnh tranh cũng như nhiều dự án đã triển khai trên testnet nhất. Trong đó ví đang chiếm ưu thế nhất là ví Martian với hơn 100,000 lượt tải trên Chrome Store. Ở phiên bản testnet, người dùng có thể dễ dàng nhận airdrop testnet APT token từ ví Martian và sử dụng trong các dapp khác. Martian cũng đã tích hợp với rất nhiều dự án trên Aptos, phủ sóng gần như là toàn hệ.

Fewcha Wallet và Pontem Wallet là các ví native xếp ở vị trí tiếp theo. Fewcha có 20,000+ lượt tải và cũng có độ phủ sóng nhất định tuy không bằng Martian. Trong khi đó Pontem Wallet là ví dành riêng cho các sản phẩm của Pontem Network, khi người dùng sử dụng các sản phẩm của studio này sẽ phải sử dụng ví Pontem. Hiện ví cũng đã đạt 30,000+ lượt tải.

Ngoài ra, đã có những chiếc ví multi-chain đầu tiên hỗ trợ mạng Aptos trong Q3 vừa qua. Trong đó có Coin98 Super App, Onto Wallet, HyperPay, BloctoApp.

image

Lending & Borrowing

Lending cũng là mảng nòng cốt của một hệ sinh thái DeFi, đây cũng là một trong những mảng phát triển mạnh của Aptos. Cuối Q3 vừa qua chứng kiến nhiều dự án lending nhanh chóng triển khai trên testnet.

Aptin Finance

image

Aptin Finance là dự án lending protocol đầu tiên trên Aptos vì vậy đã ra mắt sản phẩm từ khá sớm, hiện tại người dùng đã có thể lấy faucet (tính năng lấy token testnet miễn phí) và trải nghiệm các sản phẩm từ lending, borrowing, staking của Aptin.

Ngay khi nâng cấp lên bản testnet, dự án đã có nhiều người dùng trải nghiệm sản phẩm, điều này thể hiện qua market size $27.55B (chủ yếu là token APT testnet). Trong Q3 dự án cũng đã update sản phẩm liên tục qua 2 devnet phase và cũng đã cho ra mắt tokenomics của APN. Dự án cho thấy sự tích cực phát triển sản phẩm và sản phẩm khi ra mắt cũng có độ hoàn thiện nhất định.

Đây cũng là dự án mảng lending cần ưu tiên trải nghiệm trên Aptos, khi lên testnet data on-chain sẽ không còn bị reset như ở devnet, các cơ cội airdrop/retroactive cũng bắt đầu từ đây.

Ngoài ra còn có các dự án mới khác:

  • Mobius Protocol: Dự án lending protocol với 2 tính năng là vay và cho vay. Đây cũng là dự án đã lên testnet và có thể sử dụng APT, BTC, ETH faucet để trải nghiệm. Tuy nhiên, hiện tại dapp vẫn còn khá sơ sài.
  • Vial Protocol: Dự án được coi là bản fork của Aave trên Aptos, có giao dịch và tính năng khá giống với Aave. Vial hiện mới chỉ ở bản devnet và chỉ mở theo từng tuần.
  • Arco Protocol: Arco Protocol là dự án lending có giao dịch khá giống với Aptin Finance, nhưng triển khai multi-chain, tiếp theo sẽ triển khai trên Sui. Đầu tháng 10 dự án sẽ triển khai trên testnet.

NFT

image

Trên Aptos đã có rất nhiều các dự án NFT xuất hiện, tuy nhiên, các dự án này thường có xu hướng vẽ lại các bộ sưu tập nổi bật đã trên Ethereum/Solana như Bored Ape, Crypto Punks, Azuki… Ở giai đoạn này, các dự án NFT triển khai khá dễ, do đó mảng này có nhiều dự án nhất toàn hệ. Các dự án chất lượng được cộng đồng chú ý, sau khi được chọn lọc bao gồm:

  • Aptos Toad Over Load
  • Bruh Bears
  • Aptomingos
  • Aptos Alpha Alpacas
  • Aptos Monkeys

Về NFT Marketplace, do các dự án chưa có số liệu thực về khối lượng giao dịch và người dùng, hiện chưa thể xác định đâu đang là sàn NFT nổi bật nhất trên Aptos. Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh tần suất và chất lượng dự án được list thì 2 cái tên dẫn đầu đang là Topaz và BlueMove.

Topaz chính là dự án đã list các BST nổi bật nêu trên nên được sử dụng khá phổ biến. BlueMove là sàn NFT thường cho mint miễn phí các NFT anniversary của mạng Aptos nên cũng được nhiều người quan tâm.

Các mảnh ghép khác

Ngoài các mảnh ghép chính chiếm hầu hết các dự án đã lên testnet, các mảnh ghép khác cũng có những dự án nổi bật:

Aggregator:

  • Hippo Labs: Là dự án DEX, Liquid Aggregator trên Aptos, cung cấp người dùng tỉ lệ giao dịch tốt nhất bằng cách liên kết với rất nhiều dự án DeFi khác. Trong Q3/2022, dự án đã tích hợp được các dự án chủ chốt như Pontem Network, Tsunami Finance, Aries Market, Argo, Ditto Finance… Đây là một trong những dự án hoạt động năng nổ nhất trong Q3.
  • KX Finance: DEX Aggregator với tham vọng hoạt động multi-chain. Bắt đầu với Aptos, Sui, Solana, sau đó mở rộng sang Ethereum, BNB Chain. Tuy nhiên, viễn cảnh đó còn khá xa vời.

Liquid Staking:

  • Tortuga Finance: Stake APT nhận tAPT, khá giống với Lido Finance. Dự án nhận được đầu tư từ FTX và Jump Crypto.
  • Ditto: Stake APT nhận stAPT, chưa có tính năng khác biệt so với Tortuga Finance.

Stablecoin:

  • Argo: Dự án phát triển USDA được back bởi đồng APT. Argo hoạt động theo mô hình Collateralized Debt Position giống với MakerDAO với APT đóng vai trò như ETH và USDA giống với DAI.

Launchpad: 

  • Proton: Không nhiều dự án thuộc mảng này có sản phẩm. Dự án đầu tiên có sản phẩm là Proton, cho phép người dùng/dự án khác có thể tự tạo token và tổ chức gọi vốn trên nền tảng này.

Bridge:

  • Mover: Dự án bridge đầu tiên trên Aptos. Chức năng chính là bridge tài sản qua lại từ các blockchain EVM và Aptos. Đây cũng là dự án hiếm hoi của hệ sinh thái nhận được khoản đầu tư. Ngoài ra cũng có rất nhiều đối tác trong hệ sẵn sàng tích hợp Mover.

Name Service:

  • Names.aptos: Dự án cung cấp tên miền .aptos cho người dùng. Khi mới công bố ra mắt trên Aptos, dự án đã nhận được sự ủng hộ từ Aptos Labs.
  • apt ID: Dự án cung cấp tên miền .apt, đứng sau là đội ngũ Space ID vơi dự án tên miền .bnb đình đám trên BNB Chain

→ Dù mới lên testnet vào cuối Q3, Aptos đã có rất đầy đủ các mảnh ghép khác nhau. Tuy nhiên, trái ngược với số lượng lớn, chất lượng các dự án chưa thật sự ấn tượng. Các dự án nhận ra tiềm năng của mạng lưới này, thông báo hoạt động ở đây, nhưng trên thực tế vẫn chưa có sản phẩm.

Các dự án đa phần lấy ý tưởng từ các dapp đã có trên Ethereum hoặc Solana, mục đích sử dụng các sản phẩm đã hoàn chỉnh để chiếm thị phần, do đó các dự án trên đây chưa có nhiều sự sáng tạo.

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái Sui

So với hệ sinh thái Aptos, hệ sinh thái Sui phát triển với tốc độ chậm hơn khá nhiều. Đặc biệt là các mảnh ghép về DeFi. Theo roadmap ban đầu Sui sẽ lên testnet vào Q3, tuy nhiên dự án đang bị chậm so với timeline này.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về hệ sinh thái Sui

DEX/AMM

Số lượng DEX/AMM trên Sui là khá khiêm tốn. Dự án duy nhất có sản phẩm MovEX, cũng là dự án AMM đầu tiên toàn hệ mới chỉ vừa ra mắt phiên bản thử nghiệm trên devnet. Người dùng tham gia trải nghiệm nếu tìm đc bug và report cho đội dev dự án sẽ được nhận 100 MovEX token.

image

Ngoài MovEX, Sui có 2 dự án mới thuộc mảng này là SuiSwap và KX Finance, tuy nhiên cả 2 đều chưa có sản phẩm.

Lending & Borrowing

Đây là một trong những mảng quan trọng nhất của một hệ sinh thái DeFi, tuy nhiên trên Sui hiện chưa có dự án nào phát triển sản phẩm lending market. Điều này cho thấy hệ sinh thái Sui đang phát triển chậm, nếu không có sự thay đổi ở các giai đoạn tiếp theo, dòng tiền sẽ không thể luân chuyển và ở lại hệ này.

NFT

Các bộ sưu tập NFT trên Sui gặp phải tình trạng tương tự như Aptos, nhiều dự án lấy ý tưởng từ những NFT bluechip và thường thu hút người dùng, marketing bằng cách trao thưởng role OG trên Discord.

Về NFT Marketplace, 2 dự án nổi bật nhất là BlueMove và Sui Gallery, trong đó:

  • Sui Gallery là NFT Marketplace đầu tiên trên hệ sinh thái. 2 dự án này sử dụng phương pháp tương tự phiên bản trên Aptos, nhanh chóng ra sản phẩm, sau đó cho phép người dùng mint miễn phí các NFT kỉ niệm.
  • BlueMove là dự án hoạt động multichain, đã có mặt trên cả Sui và Aptos, do đó nhận được sự quan tâm của cả 2 cộng đồng, có nhiều người theo dõi thường xuyên.

Wallet

Ngoài Sui Wallet do chính dự án phát triển, đã có vài dự án ví khác cung cấp dịch vụ trên mạng lưới này. Trong đó có thể kể đến Coin98 Super App, Ethos Wallet, Suiet Wallet, Hydro Wallet. Trong đó Coin98 Super App là ví duy nhất hỗ trợ người dùng kết nối multi-chain.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng ví Sui (2022)

Các mảnh ghép khác

Do số lượng dự án còn ít, số lượng dự án đã thực sự ra sản phẩm lại càng ít. Cùng điểm qua các mảnh ghép có dự án đáng chú ý trong Q3 vừa qua:

  • Name Service: Một trong những mảnh ghép có nhiều dự án mới nhất, trong đó có 3 dự án chính là Sui Names, Sui Name Service, SuiNS.
  • Game: Một vài dự án game ra thông báo sẽ phát triển trên Sui, tuy nhiên đa phần tới thời điểm này vẫn chưa ra game. Dù vậy, Sui là blockchain hướng tới phát triển game, do đó nên theo dõi sát sao mảng này.
  • Launchpad: Có 2 dự án làm về fundraising trên Sui là Suipad và Atlantis Launch, tuy nhiên, cả 2 đều chưa có sản phẩm.

→ Qua Q3/2022, hệ sinh thái trên Sui vẫn còn quá sơ sài, họ chưa có đủ các mảnh ghép để phục vụ cho các hoạt động DeFi, đồng nghĩa với việc khó thu hút dòng tiền. Trong khi Aptos đã chuẩn bị lên mainnet, các dự án trên Sui vẫn đang ở devnet, nhiều dự án còn chưa thực sự có sản phẩm.

Cả Aptos và Sui đang cạnh tranh gay gắt, hiện tại Aptos đang nhanh chân hơn Sui một bước. Tuy nhiên, cả hai đều có rất nhiều điểm tương đồng khiến Sui cũng có thể thành đối thủ đáng gờm của Aptos. Bạn có thể xem sự khác biệt ngay trong video này nhé!

Tổng kết

Như vậy, trong Q3 vừa rồi, dù cả 2 dự án đều chậm roadmap, có thể thấy Aptos đã dẫn trước Sui một bước khá lớn. Lý do dẫn đến kết quả trên có thể từ các yếu tố:

  • Aptos có các bước đi vững chắc, thu hút đông đảo cộng đồng và developer.
  • Aptos ra mắt sản phẩm trước, hoàn tất gọi vốn trước, làm marketing trước.
  • Ngôn ngữ lập trình Move thuần tuý của Aptos dễ tiếp cận hơn Sui Move, dễ thu hút developer từ Solana, Near, Polkadot hơn.
  • Aptos thường hỗ trợ truyền thông các dự án trong hệ sinh thái của mình hơn Sui. Sui rất ít làm điều này, dẫn tới cộng đồng biết tới fomo Aptos nhiều hơn.

Tổng kết lại, về hệ sinh thái Aptos, đây là hệ sinh thái hoàn chỉnh ngay từ giai đoạn Q3 này, số lượng dự án nhiều nhưng các dự án chính vẫn là sử dụng model của các dapp lớn trên Ethereum và Solana.

Điều này chấp nhận được ở giai đoạn hiện tại do họ cần chiếm lĩnh thị phần, chúng ta có thể chờ đón những ý tưởng mới khi cạnh tranh xuất hiện trong tương lai. Trên Aptos vẫn còn rất nhiều dự án mới khác, bài viết này đang tập trung chủ yếu vào những dự án đã có sản phẩm.

Về phía Sui, họ sẽ còn nhiều điều phải làm, cùng xem Mysten Labs sẽ làm cách nào để thu hút lại developer cũng như thu hút cộng đồng user tham gia vào hệ sinh thái. Có thể câu trả lời sẽ có ở các bài report/panorama kế tiếp của Sui.

RELEVANT SERIES