Launchpad - Vai trò, ý nghĩa trong bull market
Dự án Web3 huy động vốn như nào?
Vốn là một trong những yếu tố tiên quyết phải có để dự án duy trì hoạt động và phát triển. Song song với quá trình phát triển ý tưởng để ra mắt sản phẩm, một startup web3 sẽ thực hiện các hoạt động duy động vốn, tiêu biểu bao gồm 2 phương thức chính là Private Fundraising (qua các Private Rounds) và Public Fundraising (qua Public Round).
- Private Rounds:
- Đây là các vòng gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs), hoặc những nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors). Trong giai đoạn private sale, dự án nhận về vốn (Funds), hưởng lợi từ branding, hình ảnh của các VCs lớn xuất hiện qua các vòng, hoặc kể cả sự tham vấn từ các VCs, Angel Investors này.
- Dự án có thể trải qua các Rounds gồm Angels, Pre-seed, Seed, Strategic, Series A B C.. với mức định giá tăng dần qua từng vòng.
- Giai đoạn này các nhà đầu tư cá nhân không thể tham gia.
- Public Rounds:
- Đây là vòng gọi vốn hướng tới đại chúng, các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia với các điều kiện khác nhau, tuỳ vào cách thức tổ chức.
- Thông thường, các dự án có thể lựa chọn các hình thức Public Sales như ICO, IEO, Launchpad,.. Do không có sự xuất hiện của các quỹ đầu tư tổ chức, dự án không hưởng lợi từ branding, nhưng họ nhận được nhiều giá trị quan trọng khác.
- Bằng các chiến lược marketing, các nền tảng public sales cũng sẽ giúp dự án được nhiều người biết tới, bao gồm cả các nhà đầu tư cá nhân retails investors, cộng đồng người dùng end-user và cả community members. Đây là những thành phần cực kỳ quan trọng cho quá trình phát triển của dự án trong tương lai dài.
- Kết thúc vòng gọi vốn Public này, thường là dự án sẽ tiến tới giai đoạn listing (niêm yết) token coin của họ lên sàn giao dịch thứ cấp (secondary-market).
Một dự án cũng có thể chọn thực hiện đầy đủ (hoặc không đầy đủ) các vòng từ private tới public, dù vậy, quá trình này sẽ cần nhiều thời gian. Trong giai đoạn uptrend, timing thị trường sẽ là một trong những yếu tố quan trọng.
Đọc thêm: Launchpad là gì?
Tại sao thị trường sẽ luôn cần Lauchpad?
Thực tế nhóm launchpad đã xuất hiện từ sớm do tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc hỗ trợ các dự án phát triển trong giai đoạn đầu. Một số hình thức gọi vốn công khai phổ biến đã khá quen thuộc trong thị trường bao gồm:
- ICO (Initial Coin Offering): Gọi vốn thông qua phát hành token lần đầu tiên, người dùng sẽ mua token của dự án từ đợt mở bán của dự án đó. Các dự án thực hiện mở bán token cũng có thể được gọi chung là ICO. Bùng nổ trong giai đoạn 2017 - 2018.
- IEO (Initial Exchange Offering): Hình thức gọi vốn cộng đồng thông qua hình thức bán token trên các sàn giao dịch crypto. Điển hình là Binance Launchpad, OKX Jumpstart… token được bán IEO trên sàn nào thường sẽ được list luôn lên sàn đó. Xuất hiện từ 2019 nhưng được biết tới rộng rãi hơn vào 2021 - 2022 do thành công của Binance.
- IDO (Initial DEX Offering): Hình thức gọi vốn thông qua việc chào bán token trên các nền tảng AMM phi tập trung. IDO nổi lên vào giai đoạn các hệ sinh thái và DEX phát triển. Bùng nổ từ 2021 khi DEX và các hệ sinh thái lên ngôi.
- Launchpad platform: Hình thức các dự án gọi vốn và phát hành token qua một nền tảng Launchpad thứ 3. Người dùng muốn tham gia thường phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định của dự án Launchpad đó. Một số dự án thuộc mảng này bao gồm: Starship, Coinlist, Impossible Finance, DAO Maker, Tokensoft…
Ngoài ra còn một số xu hướng nhỏ lẻ khác đã từng xuất hiện như IGO, SHO…
Lauchpad sẽ luôn là mảnh ghép cần thiết của thị trường khi phục vụ nhu cầu của nhiều thành phần khác nhau trong thị trường. Về cơ bản là kết nối giữa cung cầu của dự án và nhà đầu tư nhỏ lẻ:
Đội ngũ dự án, startup web3 cần một nền tảng launchpad với mục đích:
- Nhu cầu (Demand)
- Kêu gọi vốn
- Quảng bá sản phẩm của dự án, mở rộng tệp người dùng end-user, cộng đồng người ủng hộ dự án (community member)
- Tiếp cận với nhiều nhà đầu tư cá nhân
- Mở rộng sang thị trường thứ cấp (sau khi niêm yết)
- Khả năng đáp ứng (Supply)
- Sản phẩm mới tiến vào thị trường
- Cơ hội mới, đặc biệt dành cho các nhà đầu tư
Nhà đầu tư sẽ tham gia launchpad với mục đích:
- Nhu cầu (Demand)
- Tìm hiểu và tiếp cận nhiều cơ hội đầu tư mới (mà các vòng private funding họ không thể tham gia).
- Đầu tư sớm ở mức định giá thường nhỏ hơn so với việc mua token trên sàn giao dịch (secondary market).
- Tất cả để tối ưu vị thế trong thị trường bull-market.
- Khả năng đáp ứng (Supply) trong một thị trường bull-market.
- Nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư luôn có xu hướng đi tìm những cơ hội đầu tư tiếp theo.
- Khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn so với các giai đoạn khác.
Kết hợp các lý do trên, launchpad trở thành điểm đến cần phải có trong mỗi chu kỳ của thị trường.
Đọc thêm: Phân tích các mô hình gọi vốn Launchpad.
Dòng tiền đổ vào Launchpad giai đoạn uptrend
Nhìn lại các giai đoạn trước đây, khi nhu cầu thị trường tăng cao vào các giai đoạn uptrend 2017 và 2021, dòng tiền ngay lập tức đổ vào launchpad với mục đích tìm kiếm dự án mới. Đỉnh điểm trong T12/2021 đã có hơn 400 dự án thực hiện gọi vốn công khai từ cộng đồng. Điều này tạo ra một nhu cầu sử dụng launchpad lớn.
Kể từ sau uptrend 2021, T3/2024 là thời điểm đầu tiên đánh dấu sự quay trở lại cả về số lượng dự án và dòng tiền đổ vào public sale. Con số tăng trưởng liên tục trong thời gian gần đây một lần nữa báo hiệu về điểm nóng sắp tới trong thị trường hoàn toàn có thể là Launchpad.
Các Launchpad đã từng thành công trong quá khứ
Nhìn lại 2021 - thời điểm nhu cầu sử dụng launchpad đạt đỉnh điểm, khi đó thị trường chứng kiến không ít các nền tảng Launchpad thành công trong việc hỗ trợ các dự án gọi vốn và giúp người dùng kiếm lợi nhuận. Một số cái tên nổi bật bao gồm:
- PancakeSwap: Mở bán không ít dự án dự án launchpad sau này được listing Binance (DAR, SANTOS, PORTO). Trong đó, DAR đem lại con số lợi nhuận đáng kể khi x85 lần từ con số 900k USD kêu gọi được từ cộng đồng.
- Raydium AcceleRaytor: Là một trong những nền tảng Launchpad thành công nhất trên hệ Solana nói riêng và toàn thị trường nói chung trong năm 2021. Những dự án trên Raydium đỉnh điểm đem lại mức lợi nhuận 10x tới hơn 300x sau vòng public.
- Polkastarter: Bùng nổ trong giai đoạn này cả về số lượng và chất lượng dự án. Đã có 75 dự án thực hiện launchpad trên nền tảng này, trong đó ¾ số lượng dự án đem lại mức lợi nhuận hơn 10x.
- DAO Maker: Một launchpad khác được coi là đối thủ trực tiếp của Polkastarter tại thời điểm đó. DAO Maker cũng đã thực hiện hơn 80 dự án launchpad trong năm 2021 và ¾ số dự án đem lại lợi nhuận hơn 10x.
Vì có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận cao từ các dự án launchpad, các nền tảng này thời điểm đó cũng có mức vốn hóa lớn (giao động khoảng vài trăm triệu USD, chưa tính tới mức FDV - giá trị pha loãng hoàn toàn).
Các hệ sinh thái đang phát triển Launchpad
Nhịp sóng sôi động của thị trường đang dần quay trở lại, không chỉ thể hiện qua số tiền và số lượng dự án public sale tăng dần, mà còn được thể hiện qua việc các dự án launchpad trên các blockchain lớn đang dần khởi động lại.
Khi thị trường uptrend, nhiều dự án tiềm năng xuất hiện, các blockchain sẽ muốn sử dụng launchpad để hút tiền về hệ sinh thái nhiều nhất có thể. Điều này khuyến khích các dự án trên đó tích cực triển khai launchpad.
Các launchpad mới dần xuất hiện trên các blockchain, điều này cũng là một dấu hiệu cho thấy Launchpad nói riêng và Public Sale nói chung là mảng quan trọng trong giai đoạn 2023 & 2024. Ngoài Jupiter, hiện mức vốn hóa của các dự án trên vẫn còn rất nhỏ so với vốn hóa nhóm dự án Launchpad tại thời điểm tăng trưởng nhu cầu mạnh.
Xem thêm: Toàn cảnh Public Sale Q1/2024.
Launchpad Multichain
Với trường hợp Launchpad riêng lẻ trên các blockchain, người dùng sẽ phải nắm giữ lượng lớn token của dự án hoặc đồng coin của blockchain đó và staking để tham gia. Điều này tạo ra bất lợi cho nhà đầu tư trong việc đa dạng hóa danh mục hoặc khi nhà đầu tư đó không muốn đánh cược/nắm giữ coin/token của dự án.
Trong trường hợp này, người dùng có thể sử dụng các nền tảng launchpad multichain. Các nền tảng này sẽ đem lại một vài lợi thế khác như:
- Dự án listing đa dạng hơn thay vì tập trung vào một blockchain.
- Không yêu cầu người tham gia phải nắm giữ coin/token của một blockchain/dự án.
- Thường có nhiều dự án hơn do đối tượng tham gia rộng hơn.
Hiện tại có một số nền tảng launchpad multichain đáng chú ý bao gồm: Starship, Coinlist, Impossible Finance…
Tìm hiểu thêm: Top 7 nền tảng Launchpad nổi bật năm 2024.
Tổng kết
Launchpad sẽ luôn là mảnh ghép cần có trong thị trường, nhất là vào giai đoạn uptrend khi nhu cầu gọi vốn và sử dụng vốn tăng cao. Dựa vào con số từ quá khứ, có thể thấy dòng tiền đổ vào launchpad trong giai đoạn này mới đang ở giai đoạn đầu.
Người dùng có thể lựa chọn tham gia launchpad trên các blockchain riêng lẻ hoặc tham gia các launchpad multichain.