SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Mô hình hoạt động Ondo Finance - Nét chấm phá trong DeFi 2.0

Khi đọc bài viết về Fei Protocol, anh em hẳn sẽ tò mò về dự án Ondo - một trong số các đối tác chính của Fei Protocol, bài viết này sẽ giúp anh em hiểu hơn về Ondo Finance, với các sản phẩm độc đáo trong xu hướng DeFi 2.0.
Avatar
vidang
Published Dec 22 2021
Updated Apr 26 2024
13 min read
thumbnail

Thông tin cần biết về Ondo

Ondo Finance là dự án phát triển các sản phẩm tài chính có cấu trúc (structured-finance), cụ thể Ondo Finance giúp nhà đầu tư trao đổi lợi ích và rủi ro khi tham gia vào các hoạt động đầu tư.

Nói một cách dễ hiểu, lợi nhuận của việc đầu tư luôn là một con số không cố định bởi chịu ảnh hưởng của nhiều biến số, Ondo Finance giúp các nhà đầu tư quản lý các biến số đó, nếu họ thích lợi nhuận ổn định, Ondo sẽ đưa ra sản phẩm ổn định, nếu họ thích rủi ro và lợi nhuận cao, Ondo sẽ cung cấp sản phẩm đầu tư có độ biến động cao.

image

Mục tiêu của Ondo Finance là trở thành một ngân hàng đầu tư (Investment bank) trong thế giới DeFi.

Một số điểm nổi bật của Ondo:

  • Đầu tiên, đây không phải là một ngành mới mà Ondo có hướng tiếp cận mới: Các dự án làm về structured-finance không hiếm trên thị trường, chúng ta có Saffron hay Barn Bridge, đều là những dự án phát triển được hơn 1 năm. Ondo mang đến một thị trường khác với các dự án trên, đó là thị trường cung cấp thanh khoản trên AMM - 1 thị trường cơ bản và nền tảng trên DeFi.
  • Thứ hai, sự hợp tác của Ondo Finance với Fei Protocol: Trong xu hướng DeFi 2.0, Ondo x Fei là cái tên được nhiều người nhắc đến cùng với Olympus và Tokemak khi cả 3 cùng giải quyết bài toán về Thanh khoản ổn định trong thị trường DeFi, lần lượt Olympus và Tokemak đều tăng mạnh nên Fei x Ondo cũng được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm.
advertising

Mô hình hoạt động Ondo Finance

Trước khi đi vào Quy trình hoạt động, mình sẽ nói về sản phẩm của Ondo.

Ondo Finance là dự án làm về cung cấp thanh khoản, mà để cung cấp thanh khoản anh em cần 1 pool thanh khoản gồm 2 token, thay vì phải cung cấp cùng lúc 2 token, Ondo chia pool làm 2 pool riêng biệt và phân chia lợi ích, rủi ro ở 2 pool đó:

  • Fixed Tranche pool: Anh em được nhận 1 nguồn yield APY cố định.
  • Variable Tranche pool: Anh em nhận được mọi lợi ích còn lại của việc cung cấp thanh khoản (chẳng hạn như phí giao dịch, incentives từ AMM,...) sau khi đã trừ đi phần Yield cố định của fixed tranche.
image

Quy trình hoạt động của Ondo Finance sẽ diễn ra như sau:

(1) Như mình đã nói ở trên, Ondo Finance cho phép cung cấp thanh khoản một phía, anh em có thể chọn cung cấp ở Fixed tranche hoặc Variable Tranche.

  • Fixed tranche thường là stablecoin, có nguồn yield thấp: Ở đây mình lấy ví dụ là USDC.
  • Variable tranche thường là native token từ các dự án: Mình lấy ví dụ là ETH.

2 pool này có giá trị USD bằng nhau, như vậy khi ghép lại sẽ được 1 pool hoàn chỉnh để đem đi cung cấp thanh khoản.

(2) Thanh khoản sau khi gộp lại sẽ được đem đi cung cấp thanh khoản ở AMM Sushiswap hoặc Uniswap v2. Đồng thời, thanh khoản cũng sẽ được khóa trong 1 khoản thời gian, thường là 45 ngày, anh em chỉ có thể rút thanh khoản và phần thưởng sau khi đã kết thúc thời gian chờ trên.

(3) Hết thời gian cung cấp thanh khoản, tổng số tiền nhận về (bao gồm LP token, phí giao dịch, incentives) sẽ được chuyển đổi sang 2 token ban đầu để trả lại cho 2 tranche.

  • Fix tranche: Nhận về đầy đủ token (USDC) + 1 khoản yield cố định như đã nói trước đó.
  • Variable tranche: Nhận toàn bộ số tiền trừ đi phần của fix tranche.

Nhận xét về mô hình hoạt động của Ondo

Đầu tiên, chúng ta nói về bản chất sản phẩm của Ondo, đây là 1 sản phẩm tài chính có cấu trúc (structured- finance), bằng việc phân chia lại lợi nhuận và rủi ro của việc cung cấp thanh khoản, Ondo có thể nói là mở ra 1 thị trường mới.

Anh em chúng ta là những nhà đầu tư, mỗi người sẽ có khẩu vị đầu tư riêng, việc Ondo làm như phát minh ra 1 vị mới vậy, có người thích, có người không thích, nhưng chắc chắn mở ra nhiều lựa chọn hơn cho nhà đầu tư và sẽ có người sử dụng.

Cá nhân mình rất thích vị mới này, là một nhà đầu tư an toàn và là holder, mình rất ngại Impermanent loss khi cung cấp thanh khoản, nhưng Ondo đã tạo ra Fixed tranche, giúp mình tham gia hoạt động cung cấp thanh khoản, được bảo vệ khỏi IL và còn được 1 khoảng APY khoảng 30% (cũng không nhỏ so với các sản phẩm staking).

Đó là tác động của Ondo đối với các nhà đầu tư, còn với dự án, Ondo giúp đem lại nguồn thanh khoản ổn định trong ngắn hạn, cụ thể là khoảng 30-60 ngày. Anh em cũng biết thanh khoản rất quan trọng với 1 dự án, và họ tốn nhiều chi phí để chạy Liquidity Mining, việc làm của Ondo giúp dự án tốn ít chi phí hơn.

Các sản phẩm của Ondo

Với mô hình Ondo Vault bao gồm 2 tranche khá độc đáo như vậy, Ondo hiện đang triển khai thành 2 sản phẩm chính:

  • Flipped Vault: Dịch vụ cho người dùng, giúp họ cung cấp thanh khoản.
  • Liquidity as a Service (LaaS): Dịch vụ cung cấp thanh khoản cho các DAO do Ondo hợp tác với Fei Protocol thực hiện.

Đọc tên thì khác nhau nhưng thực chất đây cũng là 1 sản phẩm Ondo Vault như mình đã nói ở trên, chỉ khác ở chỗ người sử dụng Ondo Vault là 2 đối tượng khác nhau, với LaaS người sử dụng là dự án (DAO), còn ở Flipped Vault người sử dụng là nhà đầu tư thông thường, người dùng nhỏ lẻ. Chúng ta sẽ nói kĩ về 2 sản phẩm này.

Flipped Vault

Đây là sản phẩm đầu tiên, về cơ bản là phục vụ nhu cầu của người dùng nhỏ lẻ trong việc cung cấp thanh khoản, như mình đã nói ở trên.

Ở các Flipped Vault, người dùng nhỏ lẻ là người trực tiếp đóng góp vào 2 pool (2 tranche), họ cũng là người trực tiếp nhận lãi lỗ với quyết định của mình.

image
Một số Flipped Vault đã được Ondo Finance mở

Ondo Finance từng mở rất nhiều Flipped Vault vào thời gian đầu nhưng sau đó ngưng, chỉ mới mở lại 2 Vault mới đây là BIT- ETH và CVX-ETH.

Liquidity as a Service (LaaS)

Cũng là mô hình Ondo Vault nhưng ở đây người tham gia là các DAO thay vì là nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi các DAO là người tham gia, tức họ sẽ sẽ nắm quyền quản lí thanh khoản, khi đó thanh khoản của dự án sẽ ổn định hơn:

  • Fixed Tranche: Fei Protocol sẽ tham gia và cung cấp FEI stablecoin.
  • Variable Tranche: Dự án (DAO) muốn có thanh khoản ổn định.

Đây là dịch vụ hỗ trợ thanh khoản ổn định cho các DAO do Ondo và Fei Protocol hợp tác cung cấp, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không được tham gia cung cấp thanh khoản vào các Pool này.

Anh em quan tâm đến DeFi 2.0 chắc đã từng nghe qua thuật ngữ LaaS này rồi. Nhận thấy mô hình của Ondo khá độc đáo, chính Fei Protocol đã chủ động hợp tác với mong muốn trở thành nhà cung cấp Fixed Tranche trong các Pool của Ondo, qua đó Fei x Ondo có thể giúp các DAO khác các được thanh khoản ổn định.

image

Thanh khoản ổn định là điều rất được mọi người quan tâm trong thời gian qua, bởi thanh khoản là nền tảng của tất cả hoạt động, nhưng hiện tại thanh khoản của DeFi đang không ổn định: khi dự án chị Liquidity Mining thì thanh khoản cao, khi kết thúc LM thì thanh khoản thấp.

Nhiều dự án đã tham gia giải quyết vấn đề này, nổi bật trong số đó là Olympus, Tokemak, Fei x Ondo cũng là 1 trong số đó, trong bài đánh giá về Fei Protocol mình cũng có nhận xét ưu điểm, nhược điểm của mô hình Fei x Ondo so với các đối thủ, anh em có thể xem lại thông qua bài viết dưới đây:

Tham khảo thêm: Phân tích mô hình Fei Protocol

Cách Ondo Finance tạo ra giá trị cho ONDO token

Hiện tại Ondo chưa có doanh thu và cũng chưa ra mắt token, mình sẽ cập nhật cho anh em khi dự án ra đầy đủ thông tin hơn.

Với 2 sản phẩm chính là Flipped Vault và Liquidity as a Service, Ondo Finance hoàn toàn có thể kiếm lợi nhuận từ 2 sản phẩm này:

  • Flipped Vault: Ondo Finance có thể thu phí dịch vụ, có lẽ nên lấy từ Variable Tranche vì lợi nhuận của Fixed Tranche đã cố định. Một khi đã tạo ra giá trị thì việc thu phí cũng có khá nhiều cách, mình lấy ví dụ: Thu phí khi nạp tiền (deposit), có thể là 1% hoặc 2%.Thu phí cố định dựa trên tiền lời của Tranche, ví dụ như 10% lợi nhuận.Thu phí thả nổi: Nếu tranche lời nhiều thu nhiều, lời ít thì thu ít.
  • Liquidity as a Service (LaaS): Đây là dịch vụ dành cho các DAO nên việc thu phí là điều hiển nhiên, hiện tại FEI và Ondo đang thu phí thông qua Fixed Tranche, dự án đang phải trả khoảng 5% cho stablecoin mượn từ FEI. Nếu LaaS trở nên hiệu quả và được sử dụng nhiều hơn, con số 5% có thể tăng trong tương lai.

Ngoài ra, doanh thu cũng có thể đến từ các dịch vụ mới của Ondo trong tương lai, khi trong roadmap cho thấy họ sẽ không dừng lại ở đây.

Tương lai và tầm nhìn của Ondo

Ondo Finance ban đầu chỉ xây dựng sản phẩm tài chính có cấu trúc (tranche) để phục vụ nhu cầu của người dùng trong việc cung cấp thanh khoản, tuy nhiên, nhìn xa hơn họ nhận thấy mô hình của mình có thể mở rộng và áp dụng cho nhiều trường hợp khác nữa.

Cơ bản nhất là ứng dụng cho các DAO, Ondo và Fei Protocol đã ra chương trình Liquidity as a Service và hiện đang khá thành công. Ngoài ra, họ có thể mở rộng áp dụng sang các lĩnh vực đầu tư khác như Lending, Yield Optimizing,...

Hiểu một cách đơn giản, mô hình kinh doanh của Ondo Finance sẽ diễn ra như sau:

  • Tổng hợp các nhu cầu đầu tư hiện nay trên thị trường: Cung cấp thanh thanh khoản, Staking, Cho vay, Tối ưu hóa nguồn Yield, Các chiến lược đầu tư,....
  • Phân tích lợi nhuận và rủi ro của các hoạt động đầu tư đó.
  • Chia nhánh, kết hợp những lợi ích và rủi ro để phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường.

Ondo Finance muốn trở thành một ngân hàng đầu tư trong thế giới DeFi, nơi cung cấp rất nhiều sản phẩm tài chính (Capital Demand), phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường (Capital Supply).

image

Cơ hội đầu tư trên Ondo Finance

Ondo Finance đem lại nhiều cơ hội đầu tư

Đầu tư vào Fixed Tranche hoặc Variable Tranche

Ondo Finance đem tới chúng ta những sản phẩm đầu tư mới với lợi nhuận tương đối hấp dẫn, anh em trước khi tham gia nên tìm hiểu rõ về lợi ích và rủi ro khi tham gia vào các sản phẩm mới này. Rủi ro và lợi ích của từng Tranche mình có nói rõ ở trên, nhưng để chắc chắn anh em nên nắm rõ về Impermanent loss - đây là rủi ro lớn nhất khi đem đi cung cấp thanh khoản.

Nếu anh em là người mới và ngại rủi ro, mình khuyên anh em chỉ đầu tư ở Fixed tranche, vì đây là Tranche có cách hoạt động đơn giản, anh em chắc chắn nhận được phần lời cố định. Còn nếu thích rủi ro hơn, thì nên tìm hiểu kỹ và đầu tư vào Variable Tranche.

Cơ hội nhận Retroactive

Ondo Finance hiện đã có sản phẩm phù hợp với thị trường và đã được audit kĩ càng tận 3 lần bởi Peckshield, Certik và Quanstamp. Ngoài ra, Ondo còn thành công gọi vốn $4 M từ nhiều nhà đầu tư lớn, vậy nên mình tin việc Ondo Finance ra token là điều gần như chắc chắn trong tương lai.

Anh em có thể tranh thủ Ondo Finance đang mở các Flipped vault để vừa tham gia sử dụng sản phẩm, vừa có cơ hội nhận Retroactive từ dự án.

image
Các nhà đầu tư của Ondo Finance

Nhận xét và kết luận

Ondo Finance là dự án có hướng đi mới, dù chưa ra token nhưng sản phẩm của Ondo cũng có một vị trí nhất định trên thị trường. Sản phẩm của Ondo Finance không chỉ dành cho các nhà đầu tư, mà còn phục vụ cho các DAO, đem lại những giá trị tích cực.

Anh em nghĩ sao về dự án Ondo Finance này, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng trao đổi và thảo luận. Đừng quên đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coin98 Insights dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng:

RELEVANT SERIES