SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

NFT Fractionalization & Liquidity Pools - Làn sóng NFT “thế hệ mới"?

Cùng Coin98 Insights tìm hiểu về NFT Fractionalization & Liquidity Pools. Liệu đấy có phải là làn sóng NFT mới?
ducdinh
Published Sep 25 2021
Updated May 28 2024
17 min read
nft liquidity pools là gì

Như anh em đã biết, thị trường NFT hiện nay đang rất phát triển, nhưng đi cùng với sự phát triển đó là nhiều NFT được giao dịch với giá “trên trời" cũng như có tính thanh khoản rất thấp. Trong khi đó, nhu cầu sở hữu với các Collectibles này ngày càng gia tăng đòi hỏi cần có một giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Và đó là lý do để các dự án NFT Fractionalization & Liquidity Pools ra đời với mục đích gia tăng thanh khoản và giúp thị trường NFT đỡ biến động hơn. Cách hoạt động của các protocol này ra sao? Tiềm năng và cơ hội đầu tư thế nào? Anh em hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết.

Để có thể hình dung được bức tranh tổng quan về thị trường NFT hiện nay đang có những mảnh ghép gì, anh em có thể tham khảo bài viết Bối cảnh hiện tại của NFT - Đâu là nơi dòng tiền hướng đến?

NFT Fractionalization & Liquidity Pools là gì?

Trước khi đi vào sâu phân tích thì anh em hãy cùng mình tìm hiểu về khái niệm cũng như cách hoạt động của các Protocol này.

NFT Fractionalization

Anh em có thể hình dung một cách đơn giản, NFT Fractionalization là các giao thức cho phép chia nhỏ NFT ban đầu thành nhiều phần, nhằm tăng tính thanh khoản và đáp ứng được nhu cầu sở hữu ngày càng gia tăng của thị trường.

Các protocol này hoạt động như sau:

nft fractionalization

Cách hoạt động của các nền tảng NFT Fractionalization

  • Chủ sở hữu deposit NFT của mình vào Vault của nền tảng, sau đó mint ra Fungible-tokens tương ứng của NFT đó.
  • Số lượng token sẽ do chủ sở hữu quyết định.
  • Sau đó lượng token này có thể được phân phối và bán dựa trên việc Add Liquidity trên các AMM như Uniswap hay Sushiswap.

Để có thể nhận lại được NFT, người dùng sẽ cần deposit ngược trở lại 100% lượng token được mint ra ban đầu vào trong Vault.

Tuy nhiên, trên thực tế thì việc thu thập đủ 100% token là gần như không thể, do đó các protocol này sẽ có cơ chế Buyout để anh em có thể redeem lại NFT mà không cần phải sở hữu 100% lượng token.

Mỗi protocol sẽ có các cơ chế Buyout khác nhau, nhưng đều có concept tổng quát như sau:

  • Nếu ai đó muốn sở hữu NFT trong Vault, họ sẽ đưa ra một mức giá nhất định để mua NFT đó.
  • Các NFT Token Holders (những người sở hữu Shares của NFT đó) sẽ quyết định xem có đồng ý với mức giá offer ở trên hay không (bằng nhiều hình thức như Voting hoặc Out-bid,…).
  • Khi chốt được mức giá cuối cùng, người mua sẽ có được NFT ban đầu, và các NFT Token Holders sẽ nhận được lượng tiền tương ứng với số lượng NFT Shares họ nắm giữ (giả sử A nắm 10% tổng cung NFT tokens ban đầu, khi NFT đó được bán với giá $1M thì A sẽ nhận được $100,000).

NFT Liquidity Pools

Mục đích của các NFT Liquidity Pools cũng khá tương tự với NFT Fractionalization, nhưng thay vì việc deposit chỉ một NFT, thì anh em có thể deposit nhiều NFTs vào Vault. Cơ chế Redeem của của các nền tảng này cũng phức tạp hơn so với NFT Fractionalization một chút.

Cách hoạt động tổng quan của các nền tảng này như sau:

nft liquidity pools

Cách hoạt động của các nền tảng NFT Liquidity Pools

  • Các NFT được Deposit vào Vault thường sẽ phải nằm trong cùng 1 bộ sưu tập, và không được phân biệt dựa trên độ quý hiếm.
  • Sau đó mint ra lượng token (có thể customize) đại diện cho việc sở hữu các NFT trong Vault đó, các token này có thể được Add liquidity vào các AMM để nhận về phí giao dịch.
  • Cơ chế Redeem NFT trong Vault của mỗi dự án sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là sử dụng các Token được mint ra để redeem nhận về NFT trong Vault.

Ví dụ như NFTX thì anh em sẽ cần một số lượng Token nhất định + một khoản fee (5%) để redeem một NFT random trong Vault.

Chúng giải quyết nhu cầu gì của thị trường?

Như vậy, anh em có thể thấy rằng cả NFT Fractionalization và Liquidity Pools đều được tạo ra với mục đích nâng cao thanh khoản của NFT để đáp ứng nhu cầu sở hữu khá lớn của thị trường.

Điều này hoàn toàn hợp lý khi một số NFT Collectibles hiện nay có giá rất cao, làm cho việc mua bán sở hữu NFT trở nên rất khó khăn:

vai trò nft liquidity pools

Giá trung bình của các NFT Collectibles rất cao thúc đẩy nhu cầu “chia nhỏ” NFT

Một số bộ sưu tập NFT nổi tiếng trên thị trường có giá trung bình từ vài nghìn lên tới cả trăm nghìn USD. Đặc biệt, CryptoPunks NFT có giá trung bình lên tới 3 - 4 trăm nghìn USD.

Đồng thời, với một số đặc tính nhất định, các NFT này đều có giá trị gia tăng theo thời gian dẫn đến thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Ngoài ra, do tính thanh khoản thấp nên giá cả của các NFT này rất biến động, với việc chia nhỏ NFT thành nhiều phần sẽ khiến giảm bớt sự biến động trong giá cả.

Bên cạnh đó, dựa trên các đặc điểm về cách hoạt động của 2 loại Protocol kể trên, anh em có thể thấy rằng:

  • NFT Fractionalization: Sẽ được sử dụng cho những NFT high-end, những NFT có giá rất cao trên thị trường do đặc trưng chia nhỏ 1 NFT.
  • NFT Liquidity Pools: Sẽ được sử dụng cho những bộ sưu tập mà các NFT trong đó thường có giá thấp, hoặc là nền tảng của các NFT DAO (DAO quản lý một danh mục NFT như một quỹ đầu tư tài chính).

Nhưng nhìn chung, cả 2 loại Protocol đều sẽ làm tăng thanh khoản cũng như mở ra nhiều utilities của NFT hơn nữa.

Tóm lại, NFT Fractionalization và Liquidity Pools Protocol được ra đời nhằm giải quyết các vấn đề:

  • Tăng tính thanh khoản cho NFT.
  • Giúp giá cả của NFT đỡ biến động hơn.
  • Với các tác động kể trên thì sẽ mở ra nhiều ứng dụng hơn nữa của NFT trong DeFi như NFT DAO hay dùng làm tài sản thế chấp để Lending...
advertising

Bối cảnh hiện tại của NFT Fractionalization & Liquidity Pools

Đôi nét về thị trường NFT Collectibles

Mình sẽ Recap lại nhanh một số con số nổi bật trên thị trường NFT Collectibles.

Khối lượng giao dịch NFT theo tuần trong khoảng cuối tháng 7 đến hết tháng 8/2021 khá cao, đạt trung bình khoảng $200M - $400M. Đỉnh điểm lên tới hơn $850M.

thị trường nft collectibles

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, làn sóng NFT có vẻ như đã nguội kéo theo đó là khối lượng giao dịch giảm khá mạnh.

volume của nft collectibles

Nhưng NFT Collectibles vẫn nhỉnh hơn một chút so với NFT Gaming về khối lượng giao dịch (hiện tại chiếm khoảng 61.28% khối lượng giao dịch).

Xét về tổng vốn hoá các NFT, theo số liệu thống kê từ Coinmarketcap hiện tại, vốn hoá của các NFT đang đạt khoảng $8.3B (cả Gaming lẫn Collectibles).

vốn hoá nft

Như vậy, thông qua các dữ liệu trên, mình có thể rút ra một vài kết luận về thị trường NFT hiện tại:

  • Sự hứng thú về NFT đã nguội dần nhưng vốn hoá của các NFT hiện tại vẫn khá lớn.
  • NFT Collectibles hiện tại vẫn chiếm đa số khối lượng giao dịch trên thị trường.

⇒ Sự ra đời của các nền tảng NFT Fractionalization & Liquidity Pools sẽ tận dụng được yếu tố vốn hoá lớn để đẩy mạnh Volume giao dịch đối với thị trường NFT

Các Protocol nổi bật trên thị trường

Vậy hiện nay trên thị trường đang có những dự án nào hoạt động trong lĩnh vực này? Anh em hãy cùng mình điểm qua một vài cái tên nổi bật:

  • NFT Fractionalization (Protocol cho phép chia nhỏ NFT ban đầu thành các Fungible tokens): Fractional, Niftex.
  • NFT Liquidity Pools (anh em có thể Deposit nhiều NFTs vào một Vault để tạo ra Fungible tokens đại diện cho việc sở hữu các NFTs tron Vault): NFT20, NFTX, Unicly.

Trong 5 dự án mình kể trên thì có 3 dự án đã có token đó là NFTX, NFT20 và Unicly, do đó, có thể sẽ có cơ hội Retroactive cho anh em nào “skin in the game" với 2 protocol còn lại.

Ban đầu nhìn qua các dự án trên, anh em sẽ đều thấy một điểm chung đó là hầu hết đều không nhận được sự quan tâm bởi các VCs trên thị trường, điều đó sẽ khiến mình bật lên câu hỏi: “Liệu category này quá mới hay thực sự họ không nhìn thấy tiềm năng nên không đầu tư?”

Tuy nhiên sau khi nhận được thông tin Paradigm đầu tư vào Fractional thì thắc mắc này đã được giải đáp phần nào, do đây là một quỹ đầu tư hàng đầu trên thị trường với rất nhiều thương vụ thành công như Coinbase, Compound, Uniswap, DYDX, Cosmos…

Thống kế dữ liệu của các Protocol kể trên

Về vốn hoá thị trường các Protocol có Token, nhìn chung là các token này đều chưa có vốn hoá quá lớn hiện nay.

vốn hoá nft liquidity pools

Cụ thể, Marketcap đều nằm trong khoảng $10M - $50M. Ngoài ra thì anh em cũng có thể thấy hầu hết các token đều đang cho thấy xu hướng giảm hoặc đi ngang. Điều này chứng tỏ rằng Category này hiện nay vẫn chưa thu hút được nhiều sự chú ý trên thị trường.

Về vốn hoá thị trường NFT Sharding (hay các NFT đã được chia nhỏ) mình tham khảo được từ DappRadar thì hiện tại đang đạt $190M.

vốn hoá nft sharding
Vốn hoá của các NFT Shard nổi bật

Tuy nhiên, mình thấy con số này hiện nay có vẻ đang sai lệch khá nhiều hoặc do họ chỉ thống kê các Top NFT Sharding (vì khi mình check số liệu TVL chỉ Fractional trên Dune Analytics thì đã lên tới $351M).

Để có con số chính xác hơn, anh em hãy cùng mình theo dõi số liệu của từng Protocol tổng hợp dưới đây:

số liệu các protocol

Ngoại trừ Fractional, các Protocol khác có lượng TVL khá nhỏ, số lượng NFT trong Vault cũng không lớn (chỉ vài ngàn NFT) ngoại trừ NFT20. Tuy nhiên khi mình kiểm tra thì trên nền tảng của NFT20 có một Vault có số lượng NFT lên tới 980,000.

Bên cạnh đó, hầu hết các protocol kể trên đều chỉ Launching trên Ethereum (ngoại trừ NFT20 có hỗ trợ thêm Polygon), đây cũng là lý do giải thích cho việc các nền tảng này hiện tại chưa thu hút được nhiều Users.

Về mô hình thu phí, các nền tảng khác nhau sẽ có mô hình thu phí khác nhau. Có khá nhiều nguồn ví dụ như Mint & Redeem, Swap Fee hoặc phí quản lý hàng năm như mô hình của Fractional…

Xét về tính hiệu quả sử dụng vốn, chỉ số Fee Collected/TVL của NFT20 và NFTX lần lượt là 0.02 và 0.063).

Nếu so sánh với số liệu của một số AMM có hiệu quả sử dụng vốn cao, như SushiSwap hay PancakeSwap có Fee Collected/TVL lần lượt là 0.09 và 0.074, có thể thấy NFTX chỉ kém một chút, nhưng NFT20 thì bị bỏ khá xa.

⇒ Điều này cho thấy các NFT Fractionalization & Liquidity Pools hoàn toàn có thể bắt kịp các nền tảng AMM về khả năng sinh lời.

Tóm lại, sau khi phân tích một vài số liệu mình có thể đưa ra một vài Insights về các nền tảng này như sau:

  • Nhu cầu hiện nay đang sụt giảm do thị trường NFT đã nguội dần. Tuy nhiên, với việc Fractional nhận được sự quan tâm của các quỹ đầu tư, đặc biệt là Paradigm, thì có khả năng đây là 1 Category có tiềm năng trong tương lai.
  • Thị trường NFT có vốn hoá rất lớn (có thể lên tới cả chục tỷ USD và tăng trưởng hơn nữa). Và khi giá các OG NFT ngày càng đắt đỏ, cũng như sự phổ biến của các Protocol này gia tăng thì sẽ là cơ hội để các nền tảng này bứt phá.
  • Mức độ hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn có thể bắt kịp các AMM hàng đầu trên thị trường hiện nay ⇒ Có thể tìm thấy được cơ hội đầu tư với ROI tốt.

Nghịch lý của NFT Fractionalization & Liquidity Pools

Nghịch lý “chia nhỏ NFT"

NFT (Non-Fungible Token) được tạo ra với đặc tính là độc nhất để phân biệt với các loại token khác, nay lại được biến ngược trở lại thành Fungible tạo nên một nghịch lý.

Nếu so sánh NFT với bức tranh của một nhà danh họa nổi tiếng có giá trị lớn, thì những việc như “chia nhỏ" hay “thuộc sở hữu của nhiều người" là hoàn toàn không thể chấp nhận được với các nhà sưu tập hay những người thực sự hiểu về ý nghĩa của tác phẩm đó.

Điều này sẽ đánh mất đi bản chất ban đầu của NFT, cũng như đánh mất một phần khá lớn thị trường khi nhiều nhà sưu tập sở hữu những NFT thực sự có giá trị cao không chia nhỏ NFT của mình.

⇒ Gây tác động trực tiếp tới tiềm năng tăng trưởng TVL của các nền tảng kể trên.

NFT trên Ethereum chiếm ưu thế

Ngoài ra, còn một nghịch lý khác hiện nay đó là thị trường NFT Collectibles và các NFT có giá trị cao phần lớn nằm trên Ethereum - một Blockchain khá đắt đỏ và thường không dành cho những nhà đầu tư có vốn nhỏ.

Mà các Protocol kể trên lại được sinh ra với một phần mục đích phục vụ cho những người có số vốn không lớn tiếp cận và đầu tư các NFT đắt đỏ trên thị trường.

Do đó điều này tạo ra thêm một nghịch lý nữa đối với các Protocol này.

Bên cạnh đó, việc NFT trên Ethereum hiện nay đang chiếm ưu thế cả Collectibles lẫn Gaming đã khiến cho các protocol kể trên phần lớn sẽ buộc phải triển khai trên Ethereum để có được doanh thu.

⇒ Vấn đề Fee cao và chậm trên Ethereum sẽ hạn chế sự phổ biến rộng rãi của các nền tảng NFT Fractionalization & Liquidity Pools.

Tiềm năng & Cơ hội với NFT Fractionalization & Liquidity Pools

Tiềm năng tăng trưởng

Một vài lý do có thể giải thích cho việc Category này có tiềm năng tăng trưởng hơn nữa trong tương lai:

  • Thị trường NFT hiện tại có tổng Market cap lên tới hàng tỷ USD và sẽ còn tăng trong dài hạn. Trong khi đó các Protocol trên chỉ có tổng TVL vài trăm triệu USD ⇒ Dư địa tăng trưởng còn lớn.
  • Như anh em thấy bên trên, các OG NFT sẽ ngày càng đắt đỏ hơn, cộng với xu hướng tăng giá trong dài hạn và nhu cầu đầu tư các NFT này như một “Store of value asset" ⇒ Thúc đẩy sự phát triển của NFT Fractionalization.
  • Ngoài Collectibles, các NFT trong các tựa game cũng sẽ xuất hiện nhu cầu chia nhỏ để sở hữu (đặc biệt với các NFT dạng đất đai).
  • Trong tương lai, NFT sẽ phát triển trên nhiều Chain khác nhanh và rẻ hơn, lúc này Ethereum có thể sẽ không còn thống trị nữa, đây cũng là một lý do để các Protocol này phát triển do mức độ tiếp cận với Users rộng hơn.

Bên cạnh khả năng chia nhỏ, với NFT Liquidity Pools thì anh em còn có thể tạo ra các quỹ đầu tư NFT hay một danh mục NFT được sở hữu bởi cộng đồng. Và đây là nền tảng để các NFT DAO như Yield Guild Game, UJenny DAO, Flamingo DAO… phát triển hơn nữa.

Chức năng làm tăng thanh khoản cho NFT sẽ mở ra nhiều cơ hội để kết hợp DeFi và NFT trong tương lai.

Cơ hội đầu tư

Xét về cơ hội đầu tư, hiện nay mình cho rằng chưa phải thời điểm để các nền tảng trên bùng nổ dựa theo các số liệu mình đã phân tích bên trên.

  • Đầu tư NFT Sharding hiện tại theo góc nhìn của mình thì chưa phải là thời điểm tốt, do thị trường NFT Collectibles đang sụt giảm khá mạnh về Volume giao dịch cũng như giá cả.
  • Đối với việc đầu tư token của các nền tảng kể trên, do thị trường NFT trùng xuống cũng khiến các token này cũng xuống giá theo. Ngoài ra, với một số hạn chế thì theo mình việc “Ape in” với các token này vẫn đang là khá sớm.

Tuy nhiên, anh em vẫn có thể “skin in the game” với các dự án chưa ra mắt token như Niftex hay Fractional để có thể nhận được Retroactive, đặc biệt đối với Fractional, do:

  • Là nền tảng có TVL lớn nhất và vượt trội các dự án khác trong mảng này.
  • Là dự án hiếm hoi nhận được sự đầu tư từ các VCs, trong đó có Paradigm.
  • Ngoài ra, anh em cũng có thể thấy một số dự án Paradigm đầu tư có Airdrop rất khủng như Uniswap hay DYDX. Điều này sẽ tăng xác suất nhận được Retroactive hơn.

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết mình đã cung cấp cho anh em toàn bộ các thông tin về NFT Fractionalization & Liquidity Pools là gì, cũng như mô hình hoạt động nói chung, bối cảnh hiện tại cũng như tiềm năng tăng trưởng và các cơ hội đầu tư.

Nhìn chung concept về việc chia nhỏ NFT nhằm tăng thanh khoản trong bối cảnh hiện tại vẫn còn khá mới và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai vẫn còn bất định do còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhưng đây cũng sẽ là cơ hội để chúng ta đi trước thị trường và có thể tìm ra các cơ hội đầu tư với ROI cao.

Anh em nghĩ sao về các dự án kể trên, liệu chúng có tạo nên một làn sóng NFT thế hệ mới trong tương lai? Anh em hãy cùng comment xuống bên dưới để trao đổi cũng như bày tỏ quan điểm về Category mới mẻ này nhé!

RELEVANT SERIES