SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Paymaster là gì? Khi vấn đề phí mạng lưới không còn là nỗi lo

Một trong hai vấn đề muôn thuở của thị trường là người dùng trả phí mạng lưới cho bất kể mọi hoạt động. Paymaster ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Vậy Paymaster là gì? Cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của Paymaster trong bài sau.
Avatar
nguyennsh
Published 6 days ago
11 min read
paymaster

Paymaster là gì?

Paymaster là dịch vụ trong mô hình Account Abstraction cho phép người dùng thanh toán phí gas trên blockchain bằng nhiều loại token khác thay vì native token (token chính trên mạng lưới).

Ví dụ, người dùng giao dịch trên Ethereum cần token ETH để trả phí. Nhưng với Paymaster, người dùng có thể trả phí giao dịch bằng USDC, USDT… mà không cần nắm giữ ETH.

Theo đó, các dApp tích hợp Paymaster hỗ trợ người dùng thanh toán phí gas bằng các đồng coin hoặc token khác ngoài đồng của mạng lưới blockchain, tạo sự linh hoạt và thuận tiện hơn trong trải nghiệm giao dịch.

paymaster là gì
Paymaster
advertising

Paymaster giải quyết vấn đề gì trong thị trường crypto?

Theo anh Lê Thanh - Founder Ninety Eight, cho rằng một trong hai rào cản khiến người mới khó tiếp cận không gian crypto là phí gas. Khi tham gia giao dịch hoặc hoạt động trên dApp, thì người dùng cần phải trả phí mạng lưới. Tùy thuộc vào mạng lưới người dùng cũng phải sử dụng đồng coin của mạng để trả phí. Ví dụ, Avalanche cần token AVAX, BNB Chain cần token BNB…

Trong trường hợp, giao dịch token WETH sang token USDT trên mạng BNB Chain, người dùng cần phải mua token BNB, nắm giữ và trả phí khi giao dịch. Nhìn chung, điều này đã gây ra không ít bất tiện.

Đối với những mạng lưới Layer 1, phí gas từ người dùng được chia cho các validator/miner, như “tiền công” cho việc xác thực và lưu trữ giao dịch. Trong khi đó, với những blockchain Layer 2, phần phí gas được sử dụng để trả cho các tác vụ gồm như Data Availability, Sequencer…

Có thể thấy, việc trả phí  là một hoạt động bắt buộc phải có trên từng mạng lưới, dù đây là điều cản trở người mới tới thị trường crypto. Thậm chí, rào cản phí gas cũng gây khó khăn khi tùy thuộc vào từng blockchain, người dùng cũng phải sử dụng đồng coin của mạng để trả phí gas. Ví dụ, Ethereum dùng đồng ETH để trả phí, tại Avalanche thì trả phí giao dịch bằng token AVAX.

Nhiều giải pháp đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên, như Gasless Transaction của Gnosis Chain…, nhưng lại không thể áp dụng đối với Ethereum - mạng lưới EVM lớn nhất thị trường crypto. Cho tới đầu năm 2023, tiêu chuẩn ERC - 4337, hay còn gọi Account Abstraction ra mắt trên Ethereum, từ đó Paymaster cũng được tích hợp vào Ethereum và những mạng lưới sử dụng EVM.

Theo đó, các dApp thuộc những mạng lưới này có thể thiết lập hợp đồng Paymaster, tích hợp vào nền tảng. Một số mảnh ghép đã đưa Paymaster vào ứng dụng của họ và có dữ liệu hoạt động như ví Web3 (Holdstation trên zkSync), Lending/Borrowing (Nostra Finance trên Starknet), DEX (Syncswap trên zkSync)...

Ngoài ra, vậy Paymaster có giúp người dùng miễn phí gas không?

Câu trả lời là không. Paymaster chỉ là loại hình đơn giản hóa quá trình trả phí gas của người dùng, nhưng vẫn duy trì nguồn thu cho các validator/miner trên mạng lưới. Paymaster được phổ biến dưới hai dạng gồm:

  • Sponsor Paymaster: Là Paymaster cho phép nhà phát triển dApp trả trước một khoản phí gas nhất định cho mạng lưới. Người dùng không phải trả phí gas trên mạng lưới khi tham gia dApp, và số tiền trả trước sẽ khấu hao dần.
  • ERC-20 Paymaster: Paymaster cho phép người dùng thanh toán phí giao dịch bằng những loại token khác (thông thường là stablecoin), thay vì native token của mạng lưới.

Theo Biconomy, từ sau khi ra mắt, Paymaster luôn là “tính năng chính” của AA, khi 95% số lượng người dùng tương tác AA đều sử dụng Paymaster.

Đọc thêm: ERC-4337 sắp mở đường cho hàng triệu người dùng crypto.

tỷ lệ sử dụng paymaster
Tỷ lệ người dùng AA sử dụng Paymaster. Ảnh: Biconomy.

Cách thức hoạt động của Paymaster

Trong kiến trúc của các dApp có tích hợp paymaster, chúng sẽ được triển khai dưới dạng hợp đồng thông minh. Smart contract Paymaster đã được lên ý tưởng từ năm 2021. Nhưng tới tháng 3/2023, sau đề xuất EIP - 4337 trên Ethereum, smart contract này mới có thể tích hợp thành công trên blockchain Ethereum.

Với việc đã có bộ khuôn từ Ethereum, hàng loạt mạng lưới sử dụng máy ảo EVM cũng tích hợp thành công smart contract Paymaster như Optimism, BNB Chain, Arbitrum… Theo Dune Analytics, ZksyncBase là hai mạng lưới dẫn đầu về nhu cầu Paymaster. Hai blockchain này đã có hơn tổng cộng 5 triệu giao dịch liên quan tới Paymaster.

Ví dụ về một dự án sử dụng Paymaster - Nostra Finance trên Starknet:

Bước 1: Đầu tiên, người dùng truy cập vào trang Nostra Finance và giao dịch.

Bước 2: Tại góc phải màn hình, Nostra Finance hiển thị biểu tượng Paymaster dưới dạng cây xăng. Tại mục này, người dùng có thể tuỳ chỉnh token để trả phí gas cho các giao dịch trên Nostra Finance, thay vì token ETH.

Có thể thấy Nostra Finance đang sử dụng ERC-20 Paymaster. Đối với những dự án Sponsor Paymaster, người dùng cũng cần phải ký xác thực một smart contract uỷ quyền phí cho dự án.

hướng dẫn sử dụng paymaster
Hướng dẫn sử dụng Paymaster trên Nostra Finance.

Bước 3: Sau khi tuỳ chỉnh token, người dùng cần phải ký một smart contract chấp thuận việc trả token khác cho phí mạng lưới. Smart contract này có chức năng đọc số dư tài khoản và trả phí gas nếu người dùng có đủ số dư.

ký giao dịch paymaster
Ký giao dịch Paymaster.

Bước 4: Cuối cùng, người dùng chỉ việc thực hiện giao dịch và phí mạng lưới được trả bằng loại token khác.

Về lý thuyết, Paymaster hoạt động thông qua AA. Theo đó, AA bao gồm những thành phần sau:

  • UserOperation Object: Trong AA, mỗi giao dịch được thực hiện thông qua một UserOperation. Đây là thành phần chứa tất cả thông tin về giao dịch của người dùng, như “Người gửi”, “Mức phí gas tối đa”...
  • Entry Point Contract: Là hợp đồng có nhiệm vụ xác minh các giao dịch/hoạt động từ UserOperation.

Sau đó, các dự án sẽ thiết lập một hợp đồng Paymaster và gửi dữ liệu của chúng tới AA và xác thực Entry Point Contract. Nhìn chung, Paymaster hoạt động tương đối phụ thuộc và cấu trúc tương thích với AA. Nếu không có giải pháp AA, Paymaster sẽ không thể hoạt động.

Đọc thêm: Cách hoạt động của Account abstraction.

Để dễ hình dung, dưới đây là mô hình hoạt động của Paymaster:

mô hình hoạt động của paymaster
Mô hình hoạt động của Paymaster.

Ưu điểm và nhược điểm của Paymaster

Ưu điểm

Cải thiện trải nghiệm của người dùng: Paymaster tối ưu hoá quá trình trả phí gas, người dùng không cần phải lo lắng về việc nắm giữ native token trong ví. Nhờ vậy, việc tương tác với các ứng dụng phi tập trung trở nên dễ dàng hơn, thu hút nhiều người dùng hơn và góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái.

Mô hình kinh doanh mới: Các nhà phát triển có thể áp dụng Sponsored Paymaster để khuyến khích người dùng tương tác với ứng dụng của họ và không chịu bất kỳ chi phí nào. Điều này không chỉ nâng cao mức độ tham gia mà còn tạo ra cơ hội cho các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.

Giảm thiểu rủi ro biến động giá của native token: Với ERC-20 Paymaster, người dùng có thể thanh toán phí gas bằng bất kỳ token ERC-20, thay vì phụ thuộc vào giá native token. Không chỉ giúp ổn định chi phí giao dịch mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc quản lý tài sản.

Sử dụng rộng rãi bởi các ứng dụng DeFi và NFT: Với sự phổ biến của các ứng dụng DeFi, Paymaster đã trở thành một công cụ hữu ích giúp mở rộng tệp khách hàng. Một số dự án đã tích hợp chức năng Paymaster để người dùng có thể sử dụng các dịch vụ DeFi mà không cần phải nắm giữ các token để trả phí giao dịch. Thậm chí, đã có những dự án NFT trên zkSync cho phép người nắm giữ được miễn phí gas khi tham gia bất kỳ hoạt động trên zkSync.

Nhược điểm

Mặc dù Paymaster mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại một nhược điểm đáng lưu tâm:

Phức tạp trong khâu triển khai: Các dApp cần phải xây dựng và duy trì các hợp đồng thông minh Paymaster. Do đó, nếu không được chuẩn bị cẩn thận, smart contract liên quan tới Paymaster có thể tạo ra những lỗ hổng bảo mật liên quan tới tài sản để trả phí gas của người dùng, ví dụ như trả 100 USDT phí giao dịch….

Ngoài ra, khi triển khai Paymaster có thể dẫn đến những vấn đề về chi phí lâu dài cho các nhà phát triển dApp. Mặc dù mô hình tài trợ phí giao dịch có thể thu hút người dùng ban đầu, nhưng việc duy trì một quỹ đủ lớn để thanh toán phí gas cho tất cả giao dịch sẽ trở thành gánh nặng tài chính.

Các cơ chế tương tự Paymaster

Paymaster chỉ mới phổ biến từ đầu năm 2023 với sự xuất hiện của công nghệ AA. Nhưng thực chất, thị trường crypto đã xuất hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dùng giao dịch không phí gas, mà không thông qua AA.

Theo một số người, đa phần những giải pháp này thiếu tính linh hoạt và độ triển khai khó hơn so với AA. Do đó, Paymaster vẫn thường được sử dụng rộng rãi hơn.

Dưới đây là hai cơ chế phổ biến ngoài Paymaster:

Sử dụng Rollapp

Một trong những mô hình phổ biến nhất và được nhiều dApp ứng dụng, đó là sử dụng Rollapp để trả phí gas giúp người dùng. Rollapp là Rollup được thiết kế cho phép dApp có thể hoạt động trên mạng lưới riêng, nhưng đồng thời vẫn duy trì kết nối với mạng lưới gốc mà dApp đang hoạt động.

Rollapp cho phép tùy chỉnh cấu trúc phí giao dịch, từ đây người dùng vẫn có thể không trả phí gas khi tham gia dApp. Tương tự như Sponsor Paymaster, Rollapp miễn phí các tài nguyên trên nền tảng cho người dùng, do những chi phí này được quản lý và chi phối bởi chính các nhà phát triển Rollapp. Tuy nhiên, Rollapp vẫn phải chịu các chi phí liên quan khi sử dụng tài nguyên của Layer 1, chẳng hạn như chi phí Data Availability, chi phí validator/miner…

Một số dApp áp dụng thành công Rollapp bao gồm ứng dụng dYdX, Loopring…

Đọc thêm: Zero Gas Fee - Ai trả phí gas cho người dùng?

Sử dụng Relayer

Khác với Rollapp khi đa phần được các dApp sử dụng, Relayer là cơ chế miễn phí gas được áp dụng bởi các blockchain layer 1. Để dễ hình dung, Relayer là những thực thể thứ ba đóng vai trò trung gian giúp người dùng giao dịch mà không cần tự trả phí gas.

Thông thường, Relayer là một dịch vụ bên ngoài, được vận hành bởi các máy chủ, có quyền truy cập và thực hiện các giao dịch thay mặt cho người dùng. Hiện tại, Relayer được sử dụng ở những mạng lưới như Gnosis Chain, Viction…

RELEVANT SERIES