Social Token là gì? Xu hướng khổng lồ tiếp theo trong Crypto
Social Token là gì?
Social Token là loại token được tạo ra xung quanh một cá nhân, nhóm, nhà sáng tạo nội dung (creator) hay một brand nào đó. Mỗi một loại social token sẽ có ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào bên phát hành token và như tên gọi, cộng đồng của bên phát hành token càng mạnh thì token càng dễ có giá trị.
Một số tên gọi khác của Social Tokens: Personal Tokens, Community Coins hay Creator Coins.
Thử tưởng tượng mỗi cá nhân, mỗi người nổi tiếng, mỗi một brand, mỗi một ngành giải trí, mỗi một lĩnh vực… có cộng đồng trên thế giới đều phát hành ra token của mình, anh em nghĩ giá trị của thị trường đó có thể đạt đến bao nhiêu?
Các ứng dụng của Social Token
Không phải ngẫu nhiên mà mình nghĩ rằng đây sẽ là một trong những sector khổng lồ của Crypto, những lợi ích mà Social Token có thể mang lại là quá to lớn và ai cũng sẽ muốn một phần trong miếng bánh khổng lồ này.
Phía dưới là một vài ứng dụng của Social Token:
Tiền tệ hóa (Monetize)
“Play” thêm yếu tố “Earn” là nguyên nhân cho sự phát triển thần kỳ của mảng gaming trong Crypto. Tương tự ở với Social Token, yếu tố monetize giúp mở thêm nhiều cánh cổng mới cho các cá nhân và brand, một vài ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như:
- Công cụ thanh toán: Fan có thể sử dụng token để đổi lấy các phụ kiện, một món đồ nào đó (mũ, áo, đĩa nhạc,..) của thần tượng hoặc brand mình thích, token cũng có thể dùng như một voucher giảm giá trong việc thanh toán.
- Mở khóa đặc quyền: Hold một lượng token nhất định thì sẽ mở ra những đặc quyền khác nhau (tương tự hệ thống tier trong DeFi).
- Tính linh hoạt: Khi Creator (hoặc một bên nào khác) muốn có một lượng vốn để phục vụ nhu cầu của mình, thay vì họ phải đợi tác phẩm của mình được bán để nhận tiền, họ có thể bán một lượng Social Token của mình đi.
- Loại bỏ bên thứ ba: Các cá nhân, nhóm có thể gọi vốn trực tiếp từ cộng đồng, những người tin vào mình thông qua Social Token.
Thúc đẩy hiệu ứng mạng lưới (Network Effect)
Dogecoin (DOGE) là một token không có giá trị nếu xét về mặt tính ứng dụng và value capture. Nhưng nhờ meme và cộng đồng lớn mạnh, Dogecoin đã trở thành một trong những dự án với vốn hóa hàng đầu thị trường, đó chính là sức mạnh của network effect.
Những thứ Social Token có thể làm để thúc đẩy network effect:
- Tính mở rộng: Sở hữu token đồng nghĩa với việc anh em đã sở hữu một phần của dự án. Khi bản thân là một token holder, ta sẽ có xu hướng xây dựng và phát triển hơn vì họ biết cộng đồng càng lớn mạnh thì token của mình càng có giá trị.
- Tính biểu tượng: Social token mang tính biểu tượng và có giá trị lớn về mặt tinh thần. Thay vì dùng tiền làm phần thưởng và người dùng nhanh chóng quên, việc tặng Social Token và trở thành một phần của cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới.
- Free Incentive: Anh em có nhớ những lúc làm testnet để có thể nhận những token “vô giá trị” từ dự án không? Tuy vậy chúng ta vẫn tích cực làm vì kỳ vọng rằng token đó sẽ có giá trị và tăng giá trong tương lai. Social Token cũng tương tự như vậy, creator không mất nhiều công sức nào để tạo ra token cho bản thân, thay vì incentive bằng tiền, họ có thể sử dụng token làm incentive. Điều này vô hình chung mở ra cánh cổng mới nơi creators có thể có những biện pháp tăng tính awareness với chi phí tối thiểu.
Để hiểu rõ hơn về nhưng lợi ích của Social Token, bạn có thể xem video phân tích dễ hiểu và trực quan dưới đây:
Phân loại Social Token
Social Token được chia làm ba loại:
(1) Social Platform token: Là token đại điện cho platform giúp tạo và giao dịch các Social Tokens. Ví dụ có thể kể đến như Rally (RLY), Bitclout (CLOUT), TryRoll (-)...
(2) Personal token: Là token đại diện cho một cá nhân nào đó. Fans cần mua đồng coin để được hưởng những quyền lợi từ creator.
(3) Community token: Là token đại diện cho một nhóm. Một vài ví dụ tiêu biểu gồm có: $WHALE, $FWB... người dùng phải có token để tham gia vào cộng đồng và được hưởng những lợi ích đặc trưng của cộng đồng đó.
Tiềm năng và dấu hiệu ban đầu của Social Token
Nếu mọi cá nhân, tổ chức, brand, ngành nghề, lĩnh vực có cộng đồng đều ra token, đó sẽ là thị trường trị giá bao nhiêu tỷ đô?
- Theo Selectusa, chỉ tính riêng ngành dịch vụ của Mỹ đã mang về doanh thu gần 2 nghìn tỷ đô (vào năm 2017).
- Theo hollywoodreporter, doanh thu của ngành giải trí của Mỹ đạt 685 tỷ đô trong năm 2020, con số này đã giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
- Chưa kể đến số lượng người cực lớn nổi tiếng, influencers, creators, tất cả bọn họ đều có cộng đồng cho mình và giờ đây họ đã có thêm một cách để monetize bản thân.
Ta bắt đầu có thể thấy sự phát triển của xu hướng khi số lượng cá nhân, nhóm bắt đầu tạo ra Social Tokens cũng như giá trị của chúng đang ngày càng tăng.
Top các cá nhân được nhiều người ủng hộ nhất trên Rally và số tiền họ được cộng đồng ủng hộ
Đã có những người nổi tiếng bắt đầu tiếp cận tới Social Token như rapper Lil Pump với $PUMPCOIN, người sở hữu token có thể chơi game 1:1 với rapper có gần 16 triệu followers này.
Hay rapper Lil Yachty cũng đã gọi về hơn $276,000 thông qua việc bán YACHTYCOIN, người sở hữu token có thể nhận những món đồ kỷ niệm từ sự nghiệp của Lil và gặp mặt thần tượng online.
Về dòng tiền, các dự án về Social Token đã bắt đầu nhận được sự chú ý và có được dòng tiền từ VCs (Venture Capital):
- Rally: Một trong những nền tảng hàng đầu cho việc tạo và sử dụng social token raise được hơn 22 triệu đô vào hồi tháng 4/2021.
- Showtime: Cho phép người dùng tạo, chia sẻ các tác phẩm NFT và có thể mua token của creator gọi về 7.6 triệu đô (05/05/21).
- Coinvise: Một social platform gọi về 2.5 triệu đô (29/06/21).
- Calaxy: Ứng dụng cho phép creator và người nổi tiếng gọi vốn bằng token và giúp fan tương tác với thần tượng raise được 7.5 triệu đô (01/07/21).
Các dự án Social Token nổi bật
Như đã nói ở phần trên có 3 loại social token và mình sẽ điểm qua những cái tên nổi bật nhất của mỗi loại và những ưu, nhược điểm của chúng:
Social Platform token
1. Rally ($RLY)
Rally là nền tảng cho phép người dùng tạo các Social Tokens riêng và người mua có thể hưởng những quyền lợi từ bên tạo token.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, Rally tạo ra một framework giúp việc tạo và monetize Social Token rất đơn giản cho cả người dùng Crypto và non-crypto.
- Chi phí rẻ vì Rally được xây dựng trên sidechain riêng.
Nhược điểm:
- Vì xây dựng trên sidechain của riêng mình, Social Token trong Rally phụ thuộc vào platform, có nghĩa là token được tạo trong Rally chỉ có thể sử dụng trong Rally.
- Bên cạnh đó muốn tạo token trên Rally thì cần điền đơn và chờ duyệt từ phía Rally.
2. TryRoll (-)
Tương tự Rally, Try Roll cũng là nền tảng cho phép người dùng tạo và sử dụng Social Token, dự án từng bị hack và thiệt hại 5.7 triệu đô. Tuy nhiên dự án không bỏ cuộc và tiếp tục phát triển.
Hiện tại TryRoll đang là một trong những nền tảng nổi bật nhất và là nơi ra đời của một số community tokens nổi bật nhất hiện nay (sẽ nói chi tiết ở phần sau). Anh em có thể tham khảo website tại đây.
- Ưu điểm: Social Token được tạo ra là token ERC20, đây là một ưu điểm to lớn vì tokens lúc này có thể được giao dịch trên các sàn, có thể tạo pool và cung cấp thanh khoản,... Token được tạo ra từ TryRoll có thể làm mọi thứ mà token ERC20 hiện tại có thể làm.
- Nhược điểm: Muốn tạo token trên Roll thì cần điền đơn và chờ duyệt từ phía Roll, và tất nhiên, vì là token ERC20 nên sẽ cần người dùng có hiểu biết về Crypto và cũng sẽ phải tốn kha khá phí gas để tạo token.
3. Bitclout ($CLOUT)
Bitclout là một mạng xã hội tương tự như Twitter và Facebook. Tuy nhiên, Bitclout sẽ hoạt động trên cơ chế phi tập trung và cho phép người dùng có thể tạo ra những social token đại diện cho mình.
Ưu điểm:
- Bất kỳ ai cũng có thể tạo tài khoản và sở hữu token của riêng mình ngay lập tức.
- Người khác có thể đầu tư vào token của bất kỳ ai, người tạo có thể gửi token, tính phí và làm các tác vụ khác tùy nhu cầu của mình.
- Bitclout tự phát triển blockchain cho riêng mình nên chi phí giao dịch là rất thấp.
Nhược điểm:
- Còn ở giai đoạn mới và thiếu nhiều cơ sở hạ tầng cũng như công cụ so với các mạng xã hội hiện nay, Social Tokens tạo ra trên Bitclout chỉ có thể sử dụng trên Bitclout.
- Khó tiếp cận với người dùng non-crypto (vì muốn tạo tài khoản trên Bitclout cần thanh toán bằng Bitcoin hoặc mua trên CEX).
Personal token
Ở thời điểm hiện tại, ngày càng nhiều cá nhân đã và đang phát hành token cho bản thân, mỗi một token lại có những đặc quyền của riêng người tạo và những người mua token sẽ được hưởng những đặc quyền đó.
Anh em có thể truy cập vào các nền tảng như Rally để tham khảo những use case được tạo ra bởi mỗi cá nhân.
Một vài case khá thú vị có thể kể đến như token $ALEX và $KERMAN (có thể tra trên Coingecko), những người sỡ hữu token này có thể vote để đưa ra những quyết định cuộc đời quan trọng của Alex và Kerman. Alex và Kerman cũng sẽ dùng một phần doanh thu từ công việc để mua lại token.
Community token
1. WHALE (WHALE)
WHALE là community token lớn nhất hiện nay được tạo ra từ TryRoll.
Điểm đặc biệt của WHALE là token được backed bởi một vault chứa NFT, số NFT đó sẽ được trao đổi nhằm tăng giá trị cho vault, từ đó tăng giá trị cho token.
Anh em phải có một lượng WHALE để join vào cộng đồng trên Discord, có thể mở khóa vai trò khác nhau thông qua việc hold bao nhiêu WHALE token.
WHALE đang sở hữu nhiều NFT giá trị nhất thị trường trong thời điểm hiện tại và có rất nhiều cách để WHALE tạo doanh thu từ đó (cho thuê NFT, trưng bày NFT...). Cộng đồng của WHALE là một trong những cộng đồng tích cực nhất hiện nay.
Tuy nhiên, một lưu ý là vault NFT hiện đang dùng để back cho WHALE token bản chất chỉ là một địa chỉ ví trên Open Sea ⇒ WHALE token holders không thực sự sở hữu NFT vault và không có gì đảm bảo chắc chắn là cộng đồng sẽ an toàn nếu một ngày nào đó người tạo ra WHALE muốn “Rug-Pull”.
2. Friends With Benefits (FWB)
Friends With Benefits là một trong những cộng đồng được token hóa đầu tiên. Anh em phải hold token FWB để tham gia discord ẩn của Friends With Benefits.
Để anh em không hiểu nhầm thì Friends With Benefits là một cộng đồng với nhiều con người cùng chung chí hướng về sự phát triển của Web3. Cộng đồng FWB rất tích cực giúp đỡ và chia sẻ về nhiều khía cạnh khác nhau từ công nghệ, ý tưởng, giải quyết vấn đề,...
3. Cherry token (CHERRY)
CHERRY token đã bị hack và giá trị giảm hơn 99%, nhưng concept của dự án khá độc đáo.
Cherry căn bản là một website có nội dung 18+, càng hold nhiều CHERRY thì số nội dung mở được ngày càng nhiều hơn. Trước thời điểm bị hack CHERRY token tăng trưởng không ngừng và có thời điểm vốn hóa của Cherry đạt 100 triệu đô.
Mình đưa vào đây để anh em thấy được những hình thái của Social Tokens có thể đa dạng đến mức nào và giá trị của chúng khi được token hóa. Đây là một không gian rất lớn và cơ hội đích thực có thể đến từ bất kỳ đâu.
Phân tích xu hướng và tìm kiếm cơ hội đầu tư Social Token
Phía dưới là sơ đồ giá của các token nổi bật trong 3 loại Social Tokens:
Như anh em có thể thấy ngoại trừ FWB, hầu hết các tokens có model giá tương tự nhau ⇒ Khả năng cao sự tăng trưởng lúc trước chỉ là một trend nhất thời và chưa rõ liệu dòng tiền sẽ tập trung vào loại Social Tokens nào đầu tiên.
Phía dưới mình sẽ phân tích và dự đoán về các loại Social Tokens để giúp anh em có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân
Social Platform token
Social Platforms hiện được chia làm hai hướng:
- (1) Dễ tiếp cận cho người mới nhưng bị giới hạn trong platform (Rally, Bitclout).
- (2) Khó tiếp cận nhưng linh hoạt (TryRoll).
Cả hai hướng mình đều đánh giá tiềm năng:
- Hướng (1) phù hợp với cá nhân - tạo token và những use case mong muốn mà không mất quá nhiều thời gian học hỏi cái mới.
- Hướng (2) phù hợp với cộng đồng, brand với khả năng linh hoạt và dễ dàng mở rộng hơn
Xét ở mặt đầu tư, Social token là lựa chọn an toàn và bền vững do số lượng không nhiều và đây là nơi phải đến để tạo hai loại token còn lại. Hạn chế lớn nhất hiện tại của các Social platform là còn quá mới và cần thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng, các bộ công cụ và model hoạt động hiệu quả...
Ví dụ như hiện tại:
- Bitclout chỉ hỗ trợ những tác vụ hết sức cơ bản của mạng xã hội.
- TryRoll chưa có token.
- Rally có token nhưng lại thiếu một model tốt để capture value cho token.
Rally là platform đứng đầu về social token ở thời điểm hiện nay, tuy nhiên dự án chưa có một model hoàn chỉnh để capture value cho tokens của platform. Trên Rally, nếu như fan muốn mua một token của một cá nhân nào đó, họ có thể thanh toán trực tiếp bằng debit card hoặc bằng nhiều loại crypto currency.
RLY token gần như không có tác dụng nào, mặc dù gần đây Rally đã có thông tin về việc tạo thêm use case governance cho RLY nhưng mình nghĩ là chưa đủ.
Nên có một model chart phí để tạo ra doanh thu cho Social platform, ví dụ khi một ai đó mint ra social token họ sẽ phải trả một phần phí nhỏ, hoặc khi fan mua Social Token thì họ cũng bị tính phí (tương tự việc giao dịch trên AMM hiện tại).
Personal token
Thời gian trước, trào lưu NFT dậy sóng trong giới nghệ sĩ, hàng loạt ngôi sao bắt đầu NFT hóa các tác phẩm hoặc đồ vật của mình và bán trong cộng đồng.
Nổi bật trong số này có thể kể đến nhà sản xuất âm nhạc 3LAU với việc đấu giá album dưới dạng NFT với trị giá 11.6 triệu đô.
Twitter founder Jack Dorsey cũng đã NFT tweet đầu tiên của mình và NFT đó được bán với giá $2.9 triệu đô. Danh sách người nổi tiếng khác bao gồm Shawn Mendes, Steve Aoki, ban nhạc rock King of Leon,...
Điều này chứng tỏ giới nghệ sĩ rất quan tâm đến những biện pháp có thể monetize bản thân, và chỉ cần có một ai đó đó đủ lớn tạo ra Social Token, mình nghĩ đó sẽ là phát súng đầu tiên bắt đầu cho sự bùng nổ của personal token.
Khác với Social platforms token, nhánh này khá dễ thành công và “mì ăn liền”, do việc tạo personal token là rất đơn giản thông qua các platform và bản thân họ đã có cộng đồng fan của mình.
Community token
Whale và Friends With Benefits là hai Community token, nhưng điều bất ngờ là số vốn hóa đã gần bằng Social platforms đứng đầu hiện nay Rally. Điều này chứng tỏ tiềm năng rất lớn của Community Token.
Khác với yếu tố “mì ăn liền” của Personal token, Community token là loại token có thể tăng trưởng đều đặn với sự phát triển của cộng đồng. Một cộng đồng đủ mạnh với chung một mục tiêu có tiềm năng rất lớn.
Điều này khá giống với khái niệm của DAO (Decentralized Autonoumous Organiaztion), anh em có thể tham khảo mô hình hoạt động của các DAO lớn nhất hiện nay để hiểu được tiềm năng phát triển của community token.
Để đầu tư vào Community token, ta sẽ cần chú ý đến cộng đồng đó cũng như việc liệu hold Community token đó có mang lại giá trị hay không.
Tóm lại
- Social Platform token: Phạm vi tìm kiếm nhỏ và có tiềm năng tăng trưởng bền vững, tuy nhiên còn ở giai đoạn khá sớm và rủi ro để đầu tư.
- Personal token: Phạm vi tìm kiếm rộng, high risk high return có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào.
- Community token: Phạm vi tìm kiếm rộng, nhưng khi tìm kiếm được dự án có cộng đồng mạnh và model phù hợp thì rất đáng để ta quan tâm.