SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Subnet là gì? Tiềm năng mở rộng vô hạn cho Avalanche

Cuộc đua mở rộng Internet of Blockchain đang ngày càng gay cấn khi mới đây đã có thêm một đối thủ mới mang tên Subnet tham gia vào cuộc đua này.
Avatar
LilYang
Published Mar 12 2022
Updated Sep 05 2023
17 min read
thumbnail

Khi các quốc gia trở nên lớn mạnh, họ sẽ tìm cách để bành trướng, mở rộng. Với crypto cũng vậy, để phát triển một cách mạnh mẽ nhất, việc các blockchain sẽ tìm cách mở rộng mạng lưới và kết nối với nhau sẽ là điều tất yếu.

Hiện nay đã có nhiều dự án theo đuổi giấc mơ Multi-chain Network để mở rộng quy mô, tương tác giữa nhiều blockchain, nhưng những cái tên nổi bật thì không nhiều, Avalanche, Polkadot và Cosmos chính là những cái tên triển khai giải pháp này một cách thành công nhất.

Mỗi dự án, mỗi giải pháp lại có cách thực hiện khác nhau, hôm nay mình sẽ cùng anh em tìm hiểu về Subnet, phương thức mở rộng của Avalanche.

Bài viết hôm nay, mình sẽ gửi tới anh em thông tin:

  • Ôn lại cấu trúc mạng lưới Avalanche.
  • Subnet là gì?
  • Các đặc điểm của subnet.
  • Các mạng lưới đã áp dụng subnet.
  • Subnet sẽ ảnh hưởng tới Avalanche như nào?

Subnet là gì?

Subnet (hay Subnetwork) là một giải pháp mở rộng trên Avalanche cho phép bất kì ai có thể tạo một blockchain L1 của riêng họ.

Một subnet có thể là một blockchain hoặc một nhóm các blockchain với tùy chỉnh riêng biệt cùng được xác thực (validate) bởi một nhóm validator chung. Mọi validator của các Subnet đều phải là thành viên của Primary Network của Avalanche bằng cách stake AVAX.

Subnet tận dụng giao thức đồng thuận Avalanche (Avalanche consensus) để cung cấp một giải pháp mở rộng kế thừa tốc độ giao dịch và bảo mật của Avalanche, đây được xem như là vũ khí bí mật để mở rộng mạng lưới này. Lý do cụ thể sẽ được mình nêu ở phần tiếp theo.

Bạn có thể xem video phân tích chi tiết, trực quan về Subnet, cấu trúc và tiềm năng của giải pháp này đối với tương lai của Avalanche ngay dưới đây:

Cấu trúc mạng của Avalanche

Avalanche là dự án phát triển theo concept “Internet of blockchain”, ra mắt mainnet vào quý 3 năm 2020, Avalanche giới thiệu một thiết kế đặc biệt khi sử dụng Avalanche Consensus để tương tác và truyền thông tin trong mạng lưới theo cách tự do, không cần tin cậy (trustless).

Avalanche hướng tới trở thành nền tảng mã nguồn mở (open-source) phục vụ việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung với tốc độ giao dịch “tức thì”, khả năng mở rộng cao. Ngoài ra, Avalanche còn đặc biệt ở chỗ có tới 3 chain chính, mỗi chain sẽ có một nhiệm vụ khác nhau:

  • X-Chain (Exchange Chain): Chuỗi trao đổi, đóng vai trò như nền tảng phi tập trung dùng để tạo và giao dịch các tài sản trên X-Chain với các tài sản khác kỹ thuật số có các bộ quy tắc riêng. Tất cả giao dịch ở chain này đều được tính phí bằng AVAX (X-Chain), là chuỗi phục vụ việc thanh toán.
  • C-Chain (Contract Chain): Chuỗi hợp đồng, cho phép người dùng tạo ra các smart contract bằng cách sử dụng API của C-Chain, là nơi chạy các hợp đồng thông minh tương thích với máy ảo Ethereum (EVM). Các DApp anh em tương tác thường ngày trên Avalanche thực tế là ở C-Chain.
  • P-Chain (Platform Chain): Chuỗi nền tảng, phụ trách việc điều phối các trình xác thực và theo dõi các mạng lưới con (Subnet) hoạt động. Ngoài ra, P-Chain là nơi tạo ra các mạng lưới subnet này.

P-Chain và C-Chain đều sử dụng cơ chế đồng thuận Snowman, cơ chế này được tối ưu theo chuỗi với thông lượng cao và thích hợp sử dụng cho các smart contract. Riêng X-Chain sử dụng cơ chế đồng thuận Avalanche.

Điểm chung là 3 chain này đều được bảo mật và xác nhận giao dịch từ mạng chính (Primary Network).

Primary Network là một subnet đặc biệt, tất cả các thành viên của các mạng lưới con khác đều có thể trở thành thành viên của mạng chính này bằng việc stake ít nhất 2000 AVAX. Điều này lý giải tại sao Avalanche cũng được đánh giá là một trong những mạng lưới bảo mật cao với số lượng validator lên tới hơn 1,200.

Như vậy là anh em đã hiểu subnet là một thành phần của mạng lưới Avalanche và subnet được tạo ra từ đâu, tiếp theo mình sẽ cùng tiếp hiểu công dụng của subnet.

Các đặc điểm của Subnet

Subnet có rất nhiều tính chất đặc biệt, mở ra cơ hội mở rộng không giới hạn cho mạng lưới:

  • Được thiết kế để mở rộng theo chiều ngang, tức là có nhiều blockchain và các blockchain này có thể kết nối với nhau.
  • Các tài sản trên các subnet khác nhau vì thế mà có thể tương tác và chuyển qua lại lẫn nhau mà không cần sử dụng một bridge nào. Điều này giúp loại bỏ rủi ro hack/bug của bridge, hay phí giao dịch các loại bridge cao.
  • Subnet là công cụ mở rộng Avalanche, là các blockchain riêng biệt có thể kết nối với máy ảo (Virtual blockchain), đó có thể là EVM, Bitcoin Script, mô hình UTXO của Cardano, engine của Solana,...
  • Số lượng subnet có thể được tạo ra là không giới hạn, không chỉ các DApp có thể được xây dựng một subnet riêng, toàn bộ một blockchain cũng có thể trở thành một subnet.
  • Điều này có nghĩa những DApp lớn của Ethereum hay các blockchain lớn như Solana, Cosmos,... hoàn toàn có thể tạo ra một phiên bản nữa hoạt động trên Avalanche, với phí gas thấp và tốc độ giao dịch cao.

→ Subnet tạo ra sự tự do cho các developers trong việc tạo lập, fork, hay thậm chí là “bê” bất kì blockchain hay protocol nào sang Avalanche. Về lý thuyết, hoàn toàn có thể mở ra một thế giới Crypto với tất cả các blockchain, các DApp khác nhau cùng hoạt động trên Avalanche.

Subnet cho phép các developer toàn quyền quyết định về token, cấu trúc phí giao dịch:

  • Phí trên subnet hoàn toàn có thể là stablecoin hay token bất kì do chủ sở hữu của Subnet lựa chọn. Điều này cho phép các dự án gia tăng use case cho token của mình, giảm lượng cung ngoài thị trường.
  • Hơn nữa, các chủ sở hữu của một subnet hoàn toàn có thể chọn không cần phí để giao dịch (gasless), giúp users có thể tương tác mà không cần trả phí trên subnet đó.

Subnet cũng có những ưu điểm giúp tuân thủ các quy định:

  • Cho phép áp dụng các quy tắc phức tạp cho các validator của subnet.
  • Ví dụ, khi tạo một subnet, anh em có thể đặt ra yêu cầu các validator đó phải được đặt ở vài quốc gia nhất định, yêu cầu thực hiện KYC check, hay subnet đó cũng có thể là permissioned, semi-permissionless hoặc là hoàn toàn permissionless.

→ Điều này mở đường cho các quỹ đầu tư tổ chức lớn tiến gần hơn vào thế giới DeFi, bởi những quỹ này luôn cần tuân thủ các quy định một cách nghiêm chỉnh (KYC, KYB: Know-your-Business, AML: chống rửa tiền,...). Một vài công ty lớn đã xác nhận sẽ kết hợp với Ava Labs để build subnet phục vụ việc quản trị nội bộ như Deloitte, Master Card,...

Đến đây, anh em đã có thể hiểu phần nào công dụng to lớn mà Subnet mang lại cho mạng lưới Avalanche. Gần đây cộng đồng AVAX đang rất bùng nổ khi đã bắt đầu có những dự án đầu tiên xây dựng subnet của riêng mình, Avalanche Foundation cũng đưa ra gói incentive để đẩy mạnh sự phát triển của các Subnet.

Multiverse Incentive Program

Ngày 8 tháng 3 vừa qua, Avalanche Foundation đã thông báo tung ra gói hỗ trợ 4 triệu AVAX trị giá 290 triệu đô với mục đích tập trung vào sự phát triển và mở rộng của Subnet. Chương trình hỗ trợ này có tên là Avalanche Multiverse Program, cái tên thể hiện mong muốn biến Avalanche trở thành một dự án Multiverse thông qua Subnet, đa vũ trụ ở đây cũng có thể hiểu là sự kết hợp của đa nền tảng blockchain, cũng có thể hiểu là sự kết hợp của các DApp ở nhiều blockchain khác nhau.

Vào thời điểm ban đầu, gói hỗ trợ này chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái mới bao gồm gaming trên blockchain, DeFi, NFT, và các ứng dụng cho người dùng tổ chức. Avalanche cũng thông báo đang hợp tác với các công ty lớn như Aave, GoldenTree, Wintermute, Jump Crypto, Valkyrie, Securitize,... để tạo lập một subnet chuyên DeFi cho các tổ chức lớn đồng hành song song với mạng C-Chain.

Để có thể tạo một subnet, các developers phải stake 2,000 AVAX như mình đã nói ở trên (khoảng $144,000 ở thời điểm hiện tại). Với những dự án đạt tiêu chuẩn, chương trình Multiverse cũng có thể chi trả khoản này cho dự án, nhưng cũng có thể trao thưởng ra cho những người dùng subnet hay các chương trình liquidity mining.

Việc tung ra gói hỗ trợ phát triển subnet cho thấy sự tham vọng của Avalanche và tiềm năng mở rộng của subnet. Subnet đầu tiên được nhận incentives từ chương trình này là dự án NFT/Gaming nổi tiếng DeFi Kingdoms với số tiền 15 triệu đô, mình sẽ nói chi tiết hơn ở phần tiếp theo.

Nhìn lại Incentive Program Avalanche Rush dành cho phát triển DeFi, được công bố ngày 19/8 năm 2021:

Ngay sau đó TVL của toàn hệ sinh thái Avalanche tăng từ $300M lên $10B. Trong đó Trader Joe tăng từ $30M lên $2B, sau đó giữ vững trong 5 tháng; BenQi tăng từ $170M lên gần $2B, hiện vẫn giữ vững ở mức hơn 1 tỉ đô.

Không chỉ về TVL, giá của AVAX cũng tăng từ khoảng $30 lên ATH mới $130, nhiều token khác cũng tăng theo ngay sau đó như YAK, PEFI, JOE,...

→ Sau khi tung ra Avalanche Rush, TVL và giá token của hệ Avalanche đều tăng và giữ được trong khoảng 1 - 2 tháng.

→ Theo mình, chi tiết đợt incentive lần này chưa được tiết lộ cụ thể nhưng rất có khả năng khi được tung ra sẽ tiếp tục gia tăng TVL của Avalanche bằng cách khuyến khích các dự án tạo subnet để được nhận incentive, thu hút các dự án từ chain khác.

Những dự án với Subnet đầu tiên

Hiện tại trên Avalanche đã bắt đầu có các subnet khác nhau hoạt động, nhưng nổi bật có lẽ là ứng dụng cho các dự án Gaming/NFT.

DeFi Kingdoms

DeFi Kingdoms là dự án game Play-to-Earn ban đầu chạy trên nền tảng blockchain Harmony, sau đó phát triển mạnh và mở rộng ra các chain khác. Thế giới của DeFi Kingdoms là sự tổng hợp giữa game, và DeFi (DEX, Liquid Pool và NFT Marketplace), tất cả diễn ra trong bối cảnh của một thế giới cổ đại giả tưởng với tạo hình theo kiểu pixel.

Vừa qua DeFi Kingdoms đã giới thiệu ra cộng đồng subnet của riêng mình mang tên DeFi Kingdoms Chain hay DFK Chain. DFK Chain là một blockchain tương thích với EVM, sử dụng cơ chế đồng thuận PoS phát triển bởi Ava Labs. Sự kết hợp của DFK Chain và cơ sở hạ tầng của subnet Avalanche sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho DeFi Kingdoms.

Điều đáng chú ý tiếp theo là token chính của dự án JEWEL sẽ được sử dụng để làm phí gas, điều này giúp cho JEWEL không chỉ là Governance Token mà còn là Network Gas Token. Số token từ việc trả phí gas này sẽ được dùng cho các mục đích sau:

  • Một phần sẽ được chia các validator, điều này để thu hút nhiều người tham gia mạng lưới validator và giúp mạng lưới phi tập trung hơn nữa.
  • Một phần sẽ bị burn, mục đích chính là giảm nguồn cung của JEWEL qua cơ chế burn cố định, tăng giá trị cho token.
  • Một phần sẽ được gửi Quest Fund để trả thưởng cho người chơi và cộng đồng.

DeFi Kingdoms cũng là dự án đầu tiên nhận incentive từ Multiverse Program với tổng số tiền 15 triệu đô, chi tiết về số tiền incentives này sẽ được tiết lộ trong vài tuần tới.

→ Tuy chưa rõ lần này incentive sẽ được phân bổ như nào, nhưng dự án đã có thông báo là sẽ có liquidity mining, cụ thể là boost reward của Ice Garden (tính năng farming trong game) bằng AVAX, điều này có thể làm tăng nhu cầu JEWEL token trong ngắn hạn.

Crabada

Một trong những dự án Gaming áp dụng subnet sớm nhất, không thể không kể đến Crabada. Crabada là trò chơi Play-and-Earn phi tập trung mang đến trải nghiệm thú vị và vui nhộn với bối cảnh là thế giới dưới biển. Có tất cả 64 loại cua khác nhau để anh em lựa chọn tham gia các hoạt động của game:

  • Mine: Khai thác các kho báu có giá trị.
  • Loot: Đột kích những người chơi khác đang khai thác kho báu để đánh cắp lợi nhuận.
  • Breed: Nhân giống các chiến binh cua.
  • Battle: Chinh phục các vùng đất để có tài nguyên.

Mô hình hoạt động của Crabada cũng xoay quanh 3 đối tượng:

  • Crabada.
  • Token CRA (Crabada).
  • Token TUS (Treasure Under Sea).

Trong khi CRA là token quản trị, thì TUS đại diện đơn vị tiền tệ trong trò chơi, có thể kiếm được thông qua các hoạt động của game tương tự như token SLP của Axie Infinity.

Vào đầu tháng 3 vừa qua, Crabada đã thông báo subnet riêng trên Avalanche mang tên Swimmer Network. Swimmer Network là blockchain chuyên dụng cho gaming, với một vài điểm đáng chú ý sau:

  • TUS sẽ là gas token trên mạng lưới Swimmer Network. Crabada là Dapp tiêu tốn nhiều phí gas nhất trên Avalanche (16% trên C-Chain), chuyển qua TUS làm phí gas dự án mong muốn giảm khoảng 85% gas fee cho người chơi.
  • Một phần phí gas sẽ bị burn (25%), trong tương lai sẽ là 80%. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể lượng cung của TUS.
  • Cơ chế Fee-cover, trò chơi sẽ “trợ cấp” phí gas vào thời điểm ban đầu, giúp người chơi trải nghiệm game mà không cần bridge tài sản sang Swimmer Network.
  • Validator của Swimmer Network cũng bắt buộc phải chạy một node trên Avalanche, đồng thời stake CRA để nhận lại một phần phí giao dịch (TUS).

Nhìn chung, điều này sẽ làm giảm lượng cung của cả TUS và CRA, tăng thêm use case cho TUS, tạo động lực cho users chơi game, góp phần cải thiện tokenomics của Crabada. Ngoài ra, Performance của mạng lưới là khá tốt, một so sánh cho thấy thời gian hoàn tất một giao dịch trong Crabada trên Swimmer Network là khoảng 2 giây so với 14 giây trên C-Chain.

→ Có thể thấy subnet là một công cụ để giảm gánh nặng cho chain chính, khá phù hợp cho việc phát triển các dự án mà users thường xuyên spam giao dịch nhiều và cần các giao dịch hoàn thành nhanh như Game hay DEX, Derivatives. Đây cũng là một cách để tạo use case cho token và cải thiện tokenomics, hãy cùng theo dõi xem còn những cách làm sáng tạo nào nữa sẽ được áp dụng cho subnet.

Một vài dự án Subnet khác

Ngoài 2 dự án trên, cũng có khá nhiều dự án ra thông báo chuẩn bị khởi chạy subnet riêng, có một vài cái tên khác như:

  • DEX: Dexalot, Pangolin…
  • Gaming: Ragnarok, Shrapnel, Ascenders,...

Tác động của subnet lên Avalanche

  • Đối với giá AVAX: Sự ra đời và phát triển của Subnet sẽ có ảnh hưởng tới giá AVAX trong dài hạn. Nếu mô hình này hoạt động hiệu quả, ngày càng có nhiều subnet được tạo ra, sẽ ngày càng nhiều AVAX được stake ở Primary Network từ đó trở thành validator cho subnet.
  • Giảm bớt áp lực cho C-Chain, tăng tốc độ giao dịch, mở rộng mạng lưới.
  • Thu hút dòng tiền từ các quỹ đầu tư tổ chức, các công ty lớn.
  • Thu hút các dự án từ các hệ sinh thái khác, tăng incentive để thu hút users mới trên Avalanche, từ đó tăng TVL trên Avalanche. (DFK là ví dụ đầu tiên, đây là DApp nổi bật nhất trên Harmony).

Tác động của mạng lưới subnet là khá lớn, thế nhưng vẫn có một vài điểm cần quan sát thêm để đánh giá mức độ hiệu quả của các mạng lưới này:

  • Khi phí gas trên các chain này không còn được tính bằng AVAX, liệu các dự án làm subnet sẽ capture value ngược lại cho AVAX như nào?
  • Hiện tại số lượng subnet chưa nhiều, và chưa có subnet nào đi vào giai đoạn mainnet. Hiệu quả vẫn cần thời gian kiểm chứng.

→ Ở giai đoạn bắt đầu này Avalanche sẽ rất cần những builder thực sự đem tới sự sáng tạo để tận dụng tối đa các điểm mạnh của subnet.

Tổng kết

Như vậy là mình đã cùng anh em tìm hiểu subnet là gì, subnet có đặc điểm gì mà lại khiến cộng đồng Avalanche phải xôn xao như vậy. Nếu Avalanche tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của subnet, cuộc đua “Internet of Blockchain” tới đây sẽ trở nên cam go hơn bao giờ hết. 

RELEVANT SERIES