SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Đốt coin là gì? Đốt token có phải chiến lược dài hạn của dự án?

Đốt coin (Coin Burning hay Token Burning) đang rất phổ biến trong thế giới crypto. Vậy hãy cùng tìm hiểu đốt coin hay đốt token là gì và những insights thú vị của nó qua bài viết sau.
Vy Bùi
Published Mar 29 2022
Updated Apr 03 2024
10 min read
đốt coin

Đốt token là gì?

Đốt token (hay còn được gọi là đốt coin) là một hành động tiêu hủy một lượng coin/token vĩnh viễn ra khỏi số lượng token đang được lưu hành.

Thường thì chủ dự án hoặc anh em nắm giữ những đồng coin/token này sẽ tham gia vào quá trình đốt coin nếu có nguyện vọng đốt coin. Hiểu đơn giản, đốt coin sẽ khiến lượng coin/token lưu hành giảm, từ đó giá của đồng coin/token đó sẽ tăng trưởng.

Trong tài chính chuyền thống thì đốt coin giống như việc mua lại cổ phiếu của những công ty do chính họ phát hành trước đó. Việc mua lại cổ phiếu đến từ công ty sẽ làm giảm tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, từ đó có tác dụng làm tăng giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư.

Mục đích của đốt coin chính là thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn bộ dự án và cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia.

advertising

Quá trình đốt coin/token diễn ra thế nào?

Hiểu đơn giản, để “đốt” coin trên mạng blockchain thì chúng sẽ được gửi tới một địa chỉ ví được gọi là Dead Address. Tại địa chỉ ví này, lượng token này sẽ được giữ trong đó và không thể rút được ra.

Ví dụ trên mạng BNB Chain thì các Dead Address thường sẽ có đuôi là “dEaD” như trong hình, hoặc 0x000…000 như trên mạng Ethereum. Đặc biệt, các ví dạng này sẽ được các Blockchain Explorer phân loại vào hashtag “Burn”.

Vậy nên, anh em mà gửi token vào các Dead Address thì coi như là token của anh em sẽ được giữ ở trong ví và không lưu thông ra bên ngoài.

Cơ chế Buyback and Burn - Mua lại và đốt coin/token

Trong thế giới crypto, Buyback and Burn có thể hiểu đơn giản là việc mua lại token và đốt lượng token đó. Ưu điểm nổi bật nhất của cơ chế này là giúp giá token tăng trưởng bền vững về dài hạn và giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin để hold.

Buyback and Burn làm tăng volume giao dịch và tăng thanh khoản, giúp giá token tránh có những pha biến động mạnh. Điều này cũng củng cố tính ổn định của giá token.

Nhưng câu hỏi bây giờ sẽ là: Bên nào và nguồn tiền nào sẽ mua lại coin/token để đốt?

Thông thường, các blockchain hoặc protocol sẽ trích một phần phí, lợi nhuận có được để mua lại token rồi đem đi đốt. Quá trình đốt có thể được lập trình ngay từ đầu hoặc thông qua các đề xuất được bỏ phiếu bởi cộng đồng.

Ví dụ nổi bật của Buyback and Burn: BNB Chain trích 20% lợi nhuận hàng quý để đốt BNB cho tới khi tổng cung trên thị trường còn 100 triệu BNB. Hơn nữa, BNB Chain có một đề xuất tên là BEP-95, đề xuất này sẽ trích một lượng BNB từ phí gas để burn ra khỏi nguồn cung.

image
Đốt coin

Đốt coin để làm gì?

Bởi vì đốt coin là hành động tự phát và không bắt buộc, nên mỗi dự án crypto sẽ có một chiến lược phát triển riêng.

Đối với những dự án có tokenomics được thiết kế chưa hợp lý khiến token chịu một áp lực đến từ lạm phát tăng cao thì có thể dùng cách đốt coin để giảm phát. Một trong những mục đích chính của đốt coin là cân bằng lợi ích giữa các bên khi họ giữ coin/token.

Ngược lại, có những dự án mới ra mắt token và chỉ có rất ít holder mà đã có cơ chế đốt coin riêng với mục đích để quảng bá. Khả năng rất cao dự án sẽ khó để đạt được thành công, vì đơn giản ở giai đoạn đầu thì việc đốt token gần như là vô nghĩa. Cách hợp lý nhất sẽ là khóa token với một khoảng thời gian trả dần để thị trường thích ứng cũng như có nhiều incentive hơn để phát triển.

Tham khảo thêm: Bí quyết thiết kế tokenomics thành công theo chuẩn Binance Labs.

Thách thức của đốt coin

Từ đầu bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về đốt coin và những lợi ích cũng như mục đích từ cơ chế này. Nhưng đốt coin được sử dụng phổ biến đến vậy thì liệu có những thách thức gì?

Cân bằng tokenomics

Giá của crypto theo lý thuyết cung cầu: khi nguồn cung giảm mà cầu giữ nguyên thì giá sẽ chỉ có tăng.

  • Nhà đầu tư thấy giá tăng liên tục thì sẽ dần dần hạn chế mua vào, khiến khối lượng giao dịch bị giảm.
  • Ngược lại, nếu token được tạo ra trong một thời gian dài thì nhà đầu tư cũng sẽ hạn chế mua vào để tránh việc khoản đầu tư của họ tiếp tục thua lỗ.

Vậy nên, tìm điểm cân bằng giữa lạm phátgiảm phát của token trong thiết kế tokenomics sẽ là một thách thức lớn cho những builder tâm huyết.

Tạo ra thách thức lớn cho blockchain platform

Những blockchain như Bitcoin, Cardano, Polygon,... có nguồn cung token cố định nên nếu áp dụng cơ chế đốt coin thì số coin/token đó sẽ bị đốt vĩnh viễn và không thể mở rộng nguồn cung hoặc mint ra thêm token.

Về dài hạn, giá của đồng token tăng cùng với sự phát triển của cả hệ. Khi đó người dùng sẽ phải trả nhiều chi phí giao dịch hơn bởi vì phí sẽ được trả dưới dạng token nhất định. Phí giao dịch cao sẽ không khuyến khích người dùng thực hiện nhiều giao dịch và sẽ không tốt cho sự phát triển của toàn hệ sinh thái.

Cardano là một ví dụ điển hình của việc sẽ không xây dựng một cơ chế đốt coin mà chỉ ra thông báo là nhà đầu tư muốn đốt ADA thì có thể tự gửi vào những Dead Andress trên mạng Cardano.

Một số dự án crypto sử dụng cơ chế đốt coin

Ethereum

Trên Ethereum cũng có một cơ chế đốt coin theo EIP-1559 được bắt đầu từ tháng 8/2021. Giải pháp EIP-1559 giúp tăng cường khả năng xác nhận và giảm chậm trễ khi giao dịch trên mạng Ethereum. Đặc biệt, giải pháp này giúp phí gas trên Ethereum tránh bị thao túng và ổn định hơn.

Ở thời điểm hiện tại, có hơn 2 triệu ETH (khoảng 6 tỷ đô) được đốt qua giải pháp này. Lượng ETH bị đốt sẽ tăng theo thời gian và sẽ là một trong những nguyên nhân khiến giá ETH tăng. Trong dài hạn, điều này có thể làm tăng giá trị của ETH và gây nên phí giao dịch cũng tăng theo.

Cộng đồng Ethereum có thể đã cân nhắc kỹ việc cân bằng việc đốt ETH và ETH được tạo ra. Vậy nên Ethereum là một ví dụ dùng cơ chế đốt coin để cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia. Điều này sẽ giúp sự tăng trưởng ổn định hơn trong tương lai.

BNB

Mạng BNB cũng đã ra mắt 2 cơ chế đốt coin có tên là BEP-95 và Auto-Burn.

Với cơ chế BEP-95, một lượng token trích ra từ phí gas sau mỗi lần đóng block sẽ được đem đi đốt. Mạng lưới validator của BNB sẽ quyết định tỷ lệ bao nhiêu token được trích ra từ phí gas.

Cơ chế đốt coin thứ hai của BNB là Auto-Burn sẽ đốt một lượng BNB mỗi quý trong năm. Công thức tính số lượng token BNB bị đốt dựa trên giá của đồng BNB. Hiểu đơn giản thì khi giá BNB tăng thì lượng token BNB bị đốt ít đi và ngược lại.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 35 triệu BNB đã được đốt (khoảng hơn 21% tổng BNB đang lưu hành) và BEP-95 vẫn sẽ tiếp tục cho tới khi nguồn cung trên thị trường chỉ còn khoảng 100 triệu BNB.

Chiến lược giảm cung qua hai cơ chế đốt coin đã giúp BNB giữ vững giá. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái BNB trong thời gian dài.

Shiba Inu

Shiba Inu (SHIB) là một ví dụ nổi tiếng của việc đốt coin. Đội ngũ đứng sau Shiba Inu đã gửi tặng nhà sáng lập của Ethereum, Vitalik Buterin, một nửa số token (505 nghìn tỷ đồng SHIB). Sau đó, vào tháng 5 2021, Vitalik đã gửi hơn 410 nghìn tỷ đồng SHIB (khoảng 90% số SHIB được tặng) vào một Dead Address. Nếu tính vào thời điểm viết bài thì vị Founder này đã đốt hơn 10 tỷ đô giá trị SHIB (như hình dưới).

Ngoài ra, với số SHIB còn lại mà Vitalik có, anh đã quyên góp khoảng 50 nghìn tỷ đồng SHIB (khoảng hơn 1.2 tỷ đô ở thời điểm đó) vào một quỹ cứu nạn Đại dịch Covid ở Ấn Độ.

Meme coin có một mùa tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, dẫn đầu xu hướng là Dogecoin và Shiba Inu. Shiba Inu cũng đã khiến rất nhiều nhà đầu tư đổi đời với mức tăng trưởng xxxx lần.

Việc Vitalik đốt và đem từ thiện một nửa nguồn cung của SHIB cũng đã thu hút được sự chú ý đến từ cộng đồng. Anh em có thể thấy là thay vì dự án trực tiếp đốt token thì họ đã gửi SHIB cho hoàng tử Ethereum Vitatlik. Theo mình nghĩ đây là một chiến lược làm marketing rất hay đến từ đội ngũ Shiba Inu.

Tìm hiểu thêm: Cách Meme đang thống trị thế giới Crypto.

Đốt coin có phải là giải pháp tối ưu nhất?

Qua 3 ví dụ trên, ta thấy đốt coin là một giải pháp tốt để chống lại sự lạm phát của token. Trong lúc thị trường lạc quan thì việc đốt coin sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng về giá. Khi giá của token tăng sẽ tạo ra hiệu ứng FOMO thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Ngược lại, khi thị trường có những diễn biến xấu, việc đốt coin sẽ làm giảm áp lực bán qua việc mua lại và đốt. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, token đã bị đốt thì không thể nào lấy lại được. Về dài hạn thì điều này có thể dẫn tới việc token trở nên khan hiếm, giá gas cao do giá của đồng crypto nền tảng tăng cao.

Vậy nên, nếu áp dụng hợp lý thì giải pháp đốt coin sẽ đem lại hiệu quả cao.

Kết luận

Đốt coin hay đốt token là giải pháp mà các crypto builder sử dụng để cân bằng giá trị giữa các bên tham gia và chiến lược phát triển lâu dài trong bối cảnh thị trường crypto đang có đà tăng trưởng mạnh.

RELEVANT SERIES