SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tổng quan hệ sinh thái Sushiswap - Bản Fork của Uniswap

Trong bài viết này, cùng Coin98 tìm hiểu tổng quan về hệ sinh thái Sushiswap và những cơ hội đầu tư tiềm năng với hệ sinh thái này.
vinhvo
Published Nov 11 2021
Updated Apr 09 2024
21 min read
thumbnail

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về hệ sinh thái Sushiswap, các sản phẩm bên trong của nó cũng như những cơ hội đầu tư tiềm năng liên quan.

Tổng quan về hệ sinh thái Sushiswap

Ra mắt từ Q3/2020, Sushiswap đã đi từng bước từ một fork của Uniswap v2 đến việc trở thành một trong những hệ sinh thái DeFi hàng đầu trong không gian Crypto.

Tính đến hiện nay, hệ sinh thái của Sushiswap gồm nhiều sản phẩm riêng biệt hoạt động trong 3 category chính là DeFi, Metaverse, Launchpad.

Tầm nhìn của Sushiswap là trở thành một DeFi “All-in-One” platform được vận hành và xây dựng bởi SushiswapDAO.

Đọc thêm về tokenomics của Sushiswap: Sushiswap (SUSHI) là gì?

hệ sinh thái sushiswap 1
Các sản phẩm trong hệ sinh thái Sushiswap với 3 category: DeFi, Metaverse, Launchpad

Các kết quả hoạt động nổi bật của Sushiswap

Cho đến cuối năm 2020, Sushi core team vẫn còn khá nhỏ, chính xác là 4 thành viên full-time bao gồm: 0xMaki, Jiro Ono, Omakase và LevX. Kể từ đó cộng đồng đã bắt đầu quản lý và xây dựng Sushiswap thông qua SushiswapDAO, core team đã tăng hơn 10 lần bao gồm thành viên toàn thời gian và vô số các cộng tác viên tích cực khác.

Ngoài ra, Sushiswap cũng đi đầu trong việc triển khai trên Multichain, thông báo chính thức đầu tiên cho việc này được đưa ra vào đầu tháng 3/2021, tính đến hiện nay, Sushiwap đã tích cực triển khai bộ sản phẩm của mình trên các EVM Chain, số lượng được core team thông báo là 17 chain (thực tế đang có 13 chains launched) và con số này đang tiếp tục tăng lên.

Với sự nỗ lực đó, Total TVL của Sushiswap đã đạt được gần $8B và tạo ra hàng tỷ khối lượng giao dịch mỗi tuần.

hệ sinh thái sushiswap 2
TVL của Sushiswap qua thời gian

Ra mắt vào cuối tháng 5/2021, MISO là một bộ hợp đồng thông minh mã nguồn mở được tạo ra để hỗ trợ quá trình khởi chạy một dự án mới trên SushiSwap. Mục đích của MISO là thúc đẩy nguồn vốn và giao dịch mới cho SushiSwap.

Tính thời điểm hiện nay, Miso đã giúp ra mắt 20 dự án và tổng số vốn rise được là $549M, Sau khi launched thành công, các dự án này đều chọn Sushiswap là nơi thanh khoản chính cho token của họ.

hệ sinh thái sushiswap 3
Những thành tích đạt được của MISO

Một vài hạn chế của Sushiswap

SushiswapDAO

SushiswapDAO là một trong những DAO hoạt động hiệu quả nhất trong không gian crypto hiện nay, chỉ trong khoản thời gian hơn 1 năm phát triển, nó hỗ trợ xây dựng nên một trong những hệ sinh thái hàng đầu trong không gian Crypto.

Bên cạnh những ưu điểm, các mô hình DAO hiện tại vẫn còn rất nhiều vấn đề, SushiswapDAO không phải ngoại lệ, mọi thứ khá lộn xộn, chưa phân chia rõ ràng, từ công việc, lợi ích đều rối loạn. Điều này không tạo ra một positive feedback loop cho cả hệ thống.

hệ sinh thái sushiswap 4
Những vấn đề của SushiswapDAO

Multichain Strategy

Mặc dù triển khai multichain có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho Sushiswap trong tương lai khi bộ sản phẩm của họ hoạt động đầy đủ, nhưng ở thời điểm hiện tại, chiến lược này không đem lại quá nhiều traction cho Sushiswap.

Trong khi bộ sản phẩm Sushiswap trải dài trên 13 chain với total TVL gần $8B và hàng tỷ khối lượng giao dịch mỗi tuần, nhưng hơn 90% trong số đó đến từ Ethereum, các EVM chain khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong đó.

hệ sinh thái sushiswap 5

MISO

Về phần MISO, sau 5 tháng hoạt động chính thức, platform đã có những kết quả khá ấn tượng, bên cạnh đó, nó vẫn có hai vấn đề cần đề cập:

  • Đầu tiên là vấn đề bảo mật, trong Q3/2021, platform đã gặp phải một số tác động tiêu cực, mặc dù core team đã hành động nhanh chóng đã ngăn chặn việc mất tiền của người dùng.
  • Điều thứ hai, UI/UX của MISO vẫn chưa được mượt và cũng không dễ để sử dụng.

Nếu không khắc phục được hai điều này, MISO sẽ khó để thu hút người dùng trong tương lai khi thị trường vẫn còn khá nhiều multichain Launchpad chất lượng.

Liquidity Mining

Ở thời điểm Sushiswap ra mắt, cách để thu hút thanh khoản tốt nhất là triển khai các chương trình Liquidity Mining. Sushiswap đã rất thành công trong việc sử dụng chiến lược này để bootstrapping cho sự khởi chạy ban đầu của Sushiswap, khiến cho TVL của Sushiswap tăng lên hàng tỷ đô chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Nhưng rõ ràng, qua thời gian hoạt động, bên cạnh những ưu điểm thì chúng ta đã thấy các chương trình khai thác thanh khoản mang lại những hạn chế nhất định, tiêu biểu là gây ra áp lực bán lên native token của dự án.

Trong trường hợp của Sushiswap (SUSHI), mặc dù các chỉ số của Sushiswap tăng trưởng khá tốt qua thời gian, nhưng giá của SUSHI lại đi ngang trong thời gian khá dài.

advertising

Thành phần chính của hệ sinh thái Sushiswap

Trong phần này, mình sẽ chỉ đề cập tới những thành phần chính của hệ sinh thái Sushiswap, các tính năng bổ sung mình sẽ không đề cập quá nhiều để tránh gây rối rắm cho người đọc.

Sushiswap AMM (Constant Product Pool)

Đây là thành phần đầu tiên của Sushiswap, nó là một fork từ Uniswap v2, cho phép người dùng swap tài sản của họ thông qua pool thanh khoản (LP) được đóng góp bởi người dùng. Giá cả của các tài sản trong pool được xác định bằng một thuật toán được xác định trước - x*y = k, hay còn được gọi là Constant Product Pool.

Ví dụ: Một vị trí LP $200 ban đầu sẽ bao gồm một bên là $100 của $SUSHI và $100 của $ETH ở bên kia, số lượng và giá trị của vị trí LP tổng thể (k) phụ thuộc vào biến động giá trên cả hai tài sản.

hệ sinh thái sushiswap 6

Khi Sushiswap bắt đầu mở rộng trên Multichain, AMM tiêu chuẩn của Sushiswap là tính năng mặc định sẽ được triển khai, nó cho phép người dùng swap & thêm thanh khoản các tài sản bất kỳ (permissionless AMM) trên chain đó. Hiện nay, AMM tiêu chuẩn của Sushiswap đã được triển khai trên 13 chain, với total TVL gần $8B và khối giao dịch hàng tuần giao động từ $3B - $5B.

Trong tương lai xa, khi Trident ra mắt và hoạt động trơn tru, thanh khoản từ Sushiswap AMM tiêu chuẩn sẽ được chuyển dần qua Trident.

SushiSwap Staking SushiBar (xSushi)

SushiBar (xSUSHI) là cách tiếp cận sáng tạo trong thiết kế tokenomic khiến Sushiswap (SUSHI) được cộng đồng Crypto đón nhận nhiệt tình, cụ thể, một phần phí giao dịch phát sinh từ Sushiswap AMM sẽ được dùng để buyback SUSHI trên thị trường thứ cấp & phân bổ lại cho xSUSHI holder, đây là cách mà Sushiswap và hệ sinh thái của nó tích lũy giá trị cho native token của dự án là SUSHI.

hệ sinh thái sushiswap 7

xSUSHI là fungible token, vì vậy bạn hoàn toàn có thể kết hợp xSUSHI với các giao thức DeFi khác để tối đa hóa lợi nhuận. Để nhận được xSUSHI, bạn phải stake SUSHI của mình trong giao diện “Stake”.

Token flow của xSUSHI:

  • 0.05% Sushiswap AMM trên Ethereum + 0.03% Sushiswap AMM trên Chain khác.
  • % phí được tạo ra bởi các sản phẩm khác trong hệ sinh thái của Sushiswap trong tương lai (2.5% trading fee trên Shoyu, các dự án & strategy xây dựng trên Bentobox,...).
  • Native token từ các dự án Incubator của Sushiswap.

Sushiswap Onsen (Liquidity farming)

Onsen là một trong những tính năng cốt lõi của Sushiswap, nó được thiết kế để khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản trên SushiSwap AMM để nhận lại phần thưởng là native token của dự án (SUSHI & Others).

hệ sinh thái sushiswap 8

Việc phân phối farming reward của Onsen được thực hiện và quản lý thông qua MasterChef contract, nó có 2 phiên bản là V1 và V2. MasterChef V1 cho phép ví SushiOps phân bổ SUSHI cho các nhóm thanh khoản khác nhau. Việc phân phối cũng khá dễ quản lý, các nhóm phần thưởng sẽ được SushiswapDAO và core team đánh giá lại theo chu kỳ, đồng thời phần thưởng mới sẽ được phân phối cho các cặp thanh khoản khác.

hệ sinh thái sushiswap 9

MasterChef v2 ra đời vào Q2/2021, nó cải tiến một số hạn chế của V1 để tối ưu hiệu suất sử dụng, ở khía cạnh người dùng, nó có một tính năng nổi bật là cho phép kích hoạt tính năng double reward, trong đó, một phần phần thưởng khai thác thanh khoản là SUSHI, phần còn lại là native của dự án đối tác.

Khi Sushiswap AMM triển khai trên multichain, Onsen cũng được triển khai ở một số hệ sinh thái phát triển mạnh như Polygon, Avalanche, Arbitrum, Celo để giúp Sushiswap AMM cạnh tranh tốt hơn với những native AMM ở các hệ sinh thái đó.

Khai thác thanh khoản mang lại nhiều ưu điểm cho hệ sinh thái Sushiswap, bên cạnh đó, nó cũng kèm theo những khuyết điểm lớn, vì vậy, cộng đồng Sushiswap rất chú trọng vào khía cạnh này - “Làm sao để triển khai Liquidity Mining hiệu quả hơn?”.

Dưới đây là một số đề xuất đang được triển khai bởi cộng đồng Sushiswap:

  • oSUSHI: Trường hợp sử dụng được lấy ý tưởng từ veCRV.
  • SousChef + YieldToken: Đề xuất bởi LevX (Proposals Discussed).
  • Optimizing Liquidity Allocation: Thuật toán quyết định nhóm thanh khoản nào nên tồn tại và số phần thưởng nên được phân bổ cho mỗi nhóm.

Sushiswap MISO (Permissionless launchpad)

Như có trình bày ở trên, Miso là một thành phần của hệ sinh thái Sushiswap, nó là một launchpad platform được tạo ra với mục tiêu là đơn giản hóa quy trình cho các dự án & cộng đồng launch token của họ để thu hút vốn và tăng khối lượng giao dịch cho hệ sinh thái Sushi.

hệ sinh thái sushiswap 10

Tầm nhìn trong tương lai của MISO là tạo ra một framework cho việc launch một token theo cách Permissionless. MISO + Onsen + Multichain chính là chiến lược chính trong tương lai của Sushiswap để nắm bắt vốn và khối lượng từ nhiều nguồn nhất có thể trên Multichain.

Ở thời điểm hiện nay, MISO chỉ đang hoạt động trên Ethereum vì bản thân nó vẫn còn một vài hạn chế và cần thời gian để cải thiện trước khi triển khai trên Multichain.

Sushiswap Bentobox (One vault for All)

Như tên gọi của nó, Bentobox chỉ sử dụng một Vault duy nhất để chứa và quản lý tất cả các tài sản của các protocol được xây dựng trên Bentobox.

Sự đổi mới của BentoBox nằm ở thiết kế vô hướng, có thể mở rộng dễ dàng của Bentobox, cho phép nó đóng vai trò là cơ sở hạ tầng tương lai cho các giao thức DeFi sắp ra mắt trên Sushiswap. Mẫu phác thảo của Joseph về Bentobox có thể giúp bạn hiểu rõ được tiềm năng của Bentobox:

hệ sinh thái sushiswap 11

Tuy ra mắt từ cuối Q1/2021, BentoBox vẫn đang trong quá trình phát triển và mới chỉ đạt được sự tích hợp với Kashi. Như trên hình mô tả, sản phẩm cuối cùng sẽ là một Vault tiền gửi tài sản duy nhất.

Trong đó, Bentobox sẽ duy trì trạng thái Fractional Reserve, một phần tài sản còn lại sẽ được sử dụng bởi các chiến lược rủi ro thấp khác nhau để kiếm thu nhập thụ động từ các giao DeFi bên ngoài, lợi nhuận thu được sẽ được phân chia lại cho các bên liên quan.

Sushiswap Kashi (Isolated lending)

Thông thường, thị trường cho vay tồn tại trong một hệ thống dựa trên sự tổ hợp (Compound). Số lượng tùy chọn trong các thị trường cho vay như vậy thường bị hạn chế, thường chỉ chấp nhận những tài sản có thanh khoản cao, vì một tài sản thanh khoản thấp có rủi ro cao có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường cho vay.

hệ sinh thái sushiswap 12

Kashi giải quyết vấn đề này, nó là sản phẩm đầu tiên được xây dựng trên Bentobox, một nền tảng giao dịch ký quỹ cho phép người dùng tạo ra các thị trường biệt lập (individual pair) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho vay, đi vay và thế chấp tài sản.

Tìm hiểu thêm: Kashi - Phương trình mới cho bài toán Lending & Margin Trading

Những sản phẩm ra mắt trong Q4/2021

1. Trident - All-In-One AMM

hệ sinh thái sushiswap 13

Trident là một AMM được phát triển trên Bentobox với trọng tâm cốt lõi là hiệu quả sử dụng vốn, nó là sự kết hợp của nhiều tính năng nổi bật của các AMM khác trong một platform duy nhất.

Về mặt tính năng, Trident bao gồm 4 pool chính:

  • Constant Product Pool: Pool sản phẩm không đổi (tương tự Uniswap V2) - dành cho các LTAs.
  • Hybrid Pools (Curve): Dành cho nhóm Stablecoin hoặc các cặp tài sản có độ chênh lệch thấp như renBTC/wBTC. Loại Pool này hỗ trợ tối đa lên tới 32 loại tài sản khác nhau.
  • Concentrated Liquidity Pool (Uniswap v3): Pool thanh khoản tập trung cho phép người dùng chỉ định phạm vi giá của token để thêm thanh khoản với mục đích là kiếm được nhiều phí giao dịch hơn.
  • Weighted Pools (Balancer): Pool hỗ trợ người dùng thêm thanh khoản với tỷ lệ tùy ý, loại pool này hỗ trợ tối đa tới 8 loại tài sản khác nhau.

Đối với các giao dịch của người dùng, công cụ định tuyến (Tines) của Sushiswap sẽ đi qua nhiều pool và Route để tìm ra mức giá tốt nhất cho người dùng.

Trident được xác nhận sẽ ra mắt vào tháng 11/2021. Ban đầu, Trident sẽ ra mắt Alpha trên Polygon để thử nghiệm, nếu quá trình hoạt động ổn định, Trident sẽ được triển khai trên L1 Ethereum và xa hơn là Multichain.

2. Shoyu V0, All-in-one NFT platform

Shoyu là một sản phẩm tham vọng của Sushiswap, nó là một All-in-One NFT platform kết hợp nhiều tính năng hữu ích cho cả Artists & Collectors, bản chất của Shoyu là sự kết hợp của nhiều tính năng nhỏ nên sản phẩm sẽ được triển khai trong nhiều phase khác nhau, phiên đầu tiên - V0 sẽ được ra mắt vào Q4/2021.

hệ sinh thái sushiswap 14

Một tính năng nổi bật cho Artists & Collectors trong phiên bản V0 trong Q4/2021:

Các tính năng dành cho ARTIST:

  • Chia sẻ doanh thu giữa các Artist: Shoyu đã được thiết kế để cho phép các Artist hoàn toàn tự do trong việc cộng tác với những người khác, hỗ trợ số lượng ví không giới hạn để chia sẻ số tiền thu được. Sự linh hoạt mà Shoyu mang lại cho các cộng tác viên sẽ đơn giản hóa toàn bộ quá trình sáng tạo và cuối cùng, khuyến khích các nghệ sĩ xây dựng mối quan hệ hợp tác có ý nghĩa.
  • Lợi ích minh bạch cho Artist và cộng đồng: Shoyu là một nền tảng hoàn toàn hướng tới cộng đồng và Artist. Các nghệ sĩ bán tác phẩm của họ trên Shoyu có thể giữ lại 97.5% doanh thu, trong khi 2.5% phí giao dịch sẽ được chuyển trực tiếp đến SushiBar (xSUSHI).
  • Đa dạng hóa các tùy chọn Minting: Các nghệ sĩ có thể chọn từ một loạt các phong cách đấu giá. Phiên đấu giá cũng có thể sử dụng bất kỳ tài sản nào có thể giao dịch trên Sushi (nhờ sự tích hợp với Sushiswap AMM) giúp các nghệ sĩ linh hoạt hơn: English: Người bán đặt giá khởi điểm - người mua tăng giá bid của họ và tác phẩm nghệ thuật cuối cùng được bán cho người trả giá cao nhất.Dutch: Tác phẩm nghệ thuật bắt đầu ở mức giá ban đầu nhưng giảm một lượng cố định theo định kỳ.Fixed: Giá cố định và người mua nhận được NFT ngay lập tức.

Các tính năng dành cho COLLECTORS:

  • Công cụ tìm kiếm mạnh mẽ: với Shoyu, một công cụ tìm kiếm mới được thiết kế mạnh mẽ sẽ cho phép người dùng dễ dàng khám phá các dự án NFT mới - cho dù đó là artwork, wearable, powerup hoặc collectible, Shoyu sẽ đáp ứng mọi nhu cầu NFT của bạn.
  • Trải nghiệm sản phẩm trước khi mua: Shoyu cho phép tải lên NFT có độ phân giải cao (lên đến 500MB), vì vậy bạn có thể xem tác phẩm nghệ thuật ở dạng đầy đủ trước khi mua nó. Hầu hết các nền tảng khác giới hạn tải lên ở mức 50MB hoặc ít hơn, có nghĩa là bạn sẽ không thấy chất lượng ban đầu cho đến khi bạn đã thanh toán.
  • Guided Tours: Phòng trưng bày 3D mang đến cho bạn trải nghiệm NFT đỉnh cao. Nó khá giống việc bạn tham gia một cuộc triển lãm nghệ thuật.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Shoyu, có thể xem thêm slide trình bày của BD/Marketing Lead của SushiSwap về Shoyu tại đây.

MISO V2

Như mình có trình bày ở các phần trên, ở góc độ nào nó, MISO đã được triển khai thành công và phần nào gain được traction cho Sushiswap AMM và một số sản phẩm khác của Sushiswap, nhưng bên cạnh đó, phiên bản đầu tiên của MISO vẫn có những hạn chế nhất định.

MISO V2 hứa hẹn sẽ được ra mắt vào Q4/2021 bao gồm một nâng cấp rất quan trọng đối với UI/UX để việc sử dụng MISO đơn giản và mượt mà hơn, giao diện người dùng mới của MISO V2 cũng sẽ được tích hợp vào ứng dụng Sushi để tạo ra trải nghiệm liên kết liền mạch giữa tất cả các sản phẩm cốt lõi của Sushi.

Ngoài ra, MISO sẽ cho phép cộng đồng kiểm soát những dự án mới nào có cơ hội khởi chạy trên MISO, theo cách hoàn toàn phi tập trung và tự chủ.

Liệu các sản phẩm này khi ra mắt sẽ mang đến những lợi ích và thách thức nào khác cho Sushiswap? Tìm hiểu thêm tại đây: Bước đi bản lề của hệ sinh thái Sushiswap: Trident, MISO v2, Shoyu V0

Tương lai của Sushiswap

Sushiswap là một trong những dự án rất tham vọng trong không gian Crypto, điều này thể hiện rõ ràng qua scope product mà họ đã giới thiệu cho cộng đồng và cách những sản phẩm này tương tác với nhau.

Cá nhân mình cho rằng, Sushiswap không mạnh ở mảng innovation (tạo ra các sản phẩm mang tính cách mạng như Uniswap V2 vào DeFi Summer 2020), ngược lại, họ có lợi thế ở việc khác, đó là tốc độ shipping product và đây cũng chính là ưu điểm mạnh nhất của Sushiswap. Điều này thể hiện rõ ràng thông qua các sản phẩm mà Sushiswap đã ra mắt trong hơn một năm qua.

Với lợi thế này kết hợp với việc ứng dụng các ưu điểm từ các sản phẩm của đối thủ, nó giúp Sushiswap mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc một cách nhanh chóng, các sản phẩm kết hợp với nhau tạo nên các hiệu ứng mạng tích cực cho Sushiswap, giúp Sushiswap phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn, cạnh tranh tốt hơn để đạt được thị phần cao hơn trong từng thị trường của các sản phẩm riêng lẻ.

Nếu họ giữ vững phong độ này, cá nhân mình tin rằng họ sẽ là một thế thực sự trong không gian Crypto trong 2 - 3 năm nữa.

Cơ hội đầu tư trong hệ sinh thái Sushiswap

Cơ hội dễ nhìn thấy nhất là chính là Buy & Hold SUSHI token, SUSHI là native token của cả hệ Sushiswap, các sản phẩm khác trong hệ sinh thái Sushiswap đều tích lũy giá trị ít hoặc nhiều cho SUSHI.

Ngoài ra, cơ hội còn nằm ở những dự án đối tác của Sushiswap. Một trong những hạn chế của những dự án nhỏ là khó gây sự chú ý đối với các VCs lớn trong ngành, điều này đặc biệt khó khi team đó là một team mới, không có kinh nghiệm làm việc trong Web3 trước đây.

Với Sushiswap, các dự án nhỏ có cơ hội tiếp xúc một cách dễ dàng hơn thông qua nhiều cách, sản phẩm của những dự án hoàn toàn có thể thay thế sản phẩm của những dự án lớn nếu nó chứng minh được lợi ích mang lại cho hệ sinh thái Sushiswap. Đây là một cách tiếp cận công bằng - sản phẩm tốt hơn sẽ ưu tiên được sử dụng.

Ví dụ: Trường hợp của Eden & Manifold Finance, giải pháp MEV của Eden đã được công nhận trước đó, họ còn huy động được dòng vốn mới từ các VCs nổi bật trong ngành nhưng cuối cùng Manifold lại là giải pháp MEV mà Sushiswap chọn để áp dụng.

Chúng ta chưa bàn tới góc độ sản phẩm bên nào tốt hơn, nhưng ở khía cạnh đầu tư, đây có thể USP để chúng ta chú ý tới token của dự án nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Miner Extractable Value (MEV) là gì?

hệ sinh thái sushiswap 16

Bên canh đó, còn có các cơ hội airdrop, retroactive liên quan đến cộng đồng Sushiswap. Nếu bạn hay follow bài viết của mình, chắc hẳn còn nhớ tới đợt airdrop token OH-GEEZ của LevX, core Contributor của Sushiswap. Công việc đơn giản chỉ là một trong 333 người đầu tiên tham gia Discord của anh ta tạo ra. Sau khi list Sushiswap, mỗi 1 OH-GEEZ có giá tầm $6K - $12K.

hệ sinh thái sushiswap 17

Tổng kết

Phía trên là một số suy nghĩ của mình về Hệ sinh thái Sushiswap và tương lai của dự án. Nếu các bạn có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để Coin98 Insights hỗ trợ ngay nhé!

RELEVANT SERIES