SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Những giao thức 'ngốn' nhiều phí gas nhất quả đất

Phí gas - một trong những điều gây nhiều drama nhất trong thị trường crypto. Vào ngày 8/5, một trader đã trả 64 ETH (tương đương 120,000 USD) để đổi lấy lượng memecoin FOUR trị giá khoảng 84 wETH. Làn sóng BRC-20 cũng khiến nhiều trader phải trả mức phí gas lên đến 500 USD.
Avatar
Thanh Uyen
Published May 20 2023
Updated Oct 12 2023
15 min read
thumbnail

Vậy có phải cứ phí gas cao là giao thức đó đang cung cấp tiềm năng lợi nhuận lấn át phí gas phải trả? Điều này là không chắc chắn. Phí gas tăng cao có thể do lượng người dùng giao thức tăng đột biến khi đang FOMO một làn sóng nào đó. Người dùng có thể không đạt được lợi nhuận vượt quá phí gas.

Tuy nhiên, việc phí gas tăng cao cũng có thể là do những giao thức này đang cung cấp những dịch vụ, tiện ích phù hợp nhu cầu người dùng, giúp người dùng tạo ra những lợi nhuận đáng kể. Cùng Coin98 Insights tìm hiểu về mô hình, dịch vụ của những giao thức "ngốn" nhiều phí gas nhất toàn thị trường để tìm cơ hội cho riêng mình. 

Tổng quan phí gas người dùng trả trong 7 ngày qua trên các blockchain nổi bật: 

  • Ethereum: 178,803,313 USD
  • Bitcoin: 65,685,635 USD
  • BSC: 4,835,088 USD
  • Arbitrum: 4,034,301 USD
  • Optimism: 1,530,309 USD
  • Polygon: 925,830 USD

Trong đó, phí gas Bitcoin tăng đột biến những ngày qua là do sự nổi dậy của các token BRC20. Chiếm phần lớn thị trường vẫn là Ethereum. 

phi gas tren cac blockchain
Phí gas trên các blockchain 7 ngày qua. Nguồn: Dune 

Phí gas trên hệ sinh thái Ethereum 

Ethereum là hệ sinh thái DeFi sôi động nhất với hơn 3,000 dApps đang hoạt động. Vào những thời điểm “nóng", mạng Ethereum còn bị tắc nghẽn với phí gas đẩy lên cao ngất ngưởng hàng nghìn USD. 

Tính trung bình, hoạt động đăng ký tên miền ENS tiêu tốn nhiều phí gas nhất ở mức 27 USD/ giao dịch. Có những giao dịch, để đăng ký 1 tên miền ENS với giá 5 USD, người dùng phải trả mức phí gas từ 30 - 250 USD. Điều này có thể do hợp đồng của ENS phức tạp, nhiều thợ săn airdrop tích cực mua ENS domain để có cơ hội nhận airdrop. 

Theo sau là các giao dịch trên các Layer 2 như zkSync, Arbitrum… Điều này cũng do thợ săn airdrop thực hiện hoạt động trên các Layer 2. 

phi gas hoat dong tren eth
Phí gas trung bình cho hoạt động trên Ethereum. Nguồn: UseWeb3 

Trung bình, mỗi ngày số phí gas được sử dụng trên Ethereum là từ 2,000 ETH - 16,700 ETH, cao nhất trong các hệ sinh thái crypto. Đặc biệt, phí gas được sử dụng trên Ethereum tăng mạnh vào đầu 2023. Đây là thời điểm các thợ săn airdrop thực hiện nhiều giao dịch trên các Layer 2 mới nổi. Như vậy, có thể thấy phí gas trên ETH cao là do có nhiều dự án chất lượng được xây dựng trên Ethereum, cộng với hoạt động từ các thợ săn airdrop.

phi gas trung binh tren eth
Phí gas trung bình được sử dụng trên Ethereum. Nguồn: Dune 

Dù rất nhiều dApps hoạt động trên Ethereum, chỉ có số ít được sử dụng thường xuyên. Trong top 20 giao thức tiêu tốn nhiều phí gas nhất của người dùng trong 3 tháng qua, có nhiều cái tên quen thuộc như Uniswap, Tether, Arbitrum, 1inch, Blur

top gas guzzlers eth
Top 10 Gas Guzzlers trên Ethereum. Nguồn: Dune

1. Uniswap Universal Router

Uniswap Universal Router là giao thức tiêu tốn khoảng 110 triệu USD phí gas trong 3 tháng qua, theo Dune, chiếm 37% trên toàn hệ sinh thái Ethereum. 

Uniswap Universal Router cho phép người dùng swap nhiều token và NFT chỉ trong 1 giao dịch, giúp tiết kiệm phí gas. Cụ thể, người dùng có thể thực hiện nhiều giao dịch swap token trên Uniswap V2 và V3, mua NFT từ nhiều thị trường chỉ trong 1 giao dịch. 

Chẳng hạn, tất cả những hoạt động sau có thể được hoàn thành chỉ trong 1 giao dịch với Uniswap Universal Router: 

  • Sử dụng 3 token đầu vào khác nhau 
  • Swap trên Uniswap V2 và V3 thông qua hai lộ trình 
  • Thực hiện wrap ETH thành wETH  
  • Mua 1 NFT trên OpenSea 
Uniswap Universal Router hoat dong
Ba hoạt động được hoàn thành chỉ trong 1 giao dịch với Uniswap Universal Router. Nguồn: Uniswap 

2. Uniswap V2

Uniswap V2 là giao thức tiêu tốn 58 triệu USD phí gas của người dùng trong 3 tháng qua. Uniswap V2 chuyên cung cấp thanh khoản tự động chỉ sử dụng thuật toán trên Ethereum, sử dụng pool thanh khoản thay vì sổ lệnh. Người dùng có thể tự do swap qua lại giữa các token ERC20. 

Cụ thể, nhà cung cấp thanh khoản (LP) sau khi bỏ tài sản vào 2 pool A & B sẽ nhận về LP token đại diện quyền sở hữu. Khi người dùng muốn thực hiện swap có thể bỏ tài sản vào pool A và nhận về tài sản B và ngược lại.  

(Ở Uniswap V3, người dùng còn có thể swap token ở địa chỉ ví mình nhưng ví nhận lại là ví khác. Trên Debank, hoạt động swap sẽ được ghi nhận ở ví nhận. Tính năng này có thể được các scamer sử dụng để swap token sang địa chỉ ví KOLs, khiến nhiều người nhầm tưởng rằng chính KOL đó đang giao dịch token này.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động Uniswap V2 (UNI) - Nền tảng của các AMM

Uniswap V2 hoat dong
Mô hình hoạt động của Uniswap V2. Nguồn: Coin98 Insights

3. MEV Bot 

Ở vị trí thứ 3 là một MEV Bot, tiêu tốn phí gas khoảng 34 triệu USD trong 3 tháng qua. 

MEV Bot này liên tục thu lợi từ Sandwiches Attack, đặc biệt trong giai đoạn meme coin bùng nổ, với lợi nhuận ròng đạt 2.6 triệu USD trong 30 ngày qua. Sau cơn sốt PEPE, hiện MEV Bot này đang tích cực giao dịch meme coin LADYS - mới được Elon Musk nói đến vài ngày qua. 

MEV bot Ladys
MEV Bot tích cực giao dịch meme coin mới nổi LADYS. Nguồn: Etherscan 

(Sandwichs Attack: Nhờ giám sát và biết trước giao dịch, MEV Bot gửi cùng 1 giao dịch với mức phí gas cao hơn để đảm bảo giao dịch đó được thực hiện, thay vì giao dịch ban đầu. Điều này đẩy giá tài sản lên cao, khiến nạn nhân phải giao dịch với mức giá cao hơn mong muốn, từ đó thu được lợi nhuận từ các biến động giá.

Sau đây là một ví dụ về cách một MEV Bot kiếm lợi nhuận từ DYDX, Uniswap và Curve. 

MEV Bot
Cách một MEV Bot kiếm lợi nhuận từ DYDX, Uniswap và Curve. Nguồn: Etherscan

4. Tether 

Tether là công ty phát triển stablecoin USDT. Vốn hóa của USDT tại thời điểm viết bài đạt 82 tỷ USD. Trong 3 tháng qua, Tether đã khiến người dùng tiêu tốn khoảng 32 triệu USD. Các hoạt động trên Tether chủ yếu là di chuyển tài sản giữa các sàn giao dịch như Bybit, Bittrex, Nexo,... hay giữa người dùng với nhau. 

Mô hình hoạt động của Tether cũng tương tự BUSD và USDC. USDT được mint ra sau khi người dùng gửi tiền pháp định vào ngân hàng Tether hỗ trợ, ngân hàng gửi tiền vào Tether, Tether mint số USDT có giá trị tương tự và ngược lại. 

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động Tether (USDT) 

Tether hoat dong
Mô hình hoạt động của Tether. Nguồn: Coin98 Insights

5. Blur 

Blur là sàn giao dịch NFT được phát triển nhằm cạnh tranh trực tiếp với OpenSea. (OpenSea được định giá 13 tỷ USD vào 2022, 2 founder của OpenSea là những tỷ phú NFT đầu tiên trên thế giới với tài sản 2.2 tỷ USD mỗi người). Trong 3 tháng qua, lượng phí gas mà người dùng phải trả khi sử dụng Blur lên tới 22 triệu USD. Hoạt động này chủ yếu là di chuyển tài sản, mua bán NFT giữa các trader. 

Blur hỗ trợ người dùng giao dịch NFT ở mức giá tốt nhất khi so sánh giá giữa OpenSea, X2Y2, Looksrare. Ngoài ra, Blur còn hỗ trợ người dùng quản lý danh mục, tra cứu các ví, xem tỷ lệ lợi nhuận, biểu đồ giao dịch… 

Hệ thống vận hành của Blur có thông lượng cao, hoàn toàn miễn phí giao dịch cho người dùng. Blur cũng cho phép người dùng thiết lập tiền bản quyền (royalties) cho bộ sưu tập của mình trước khi niêm yết trên sàn giao dịch. 

6. Arbitrum 

Arbitrum có lượng gas tiêu thụ khoảng 17 triệu USD trong 3 tháng qua. Dù chỉ mới ra mắt vào tháng 8/2021, Arbitrum đã có lượng TVL đạt 2.38 tỷ USD

Phương thức hoạt động của Arbitrum tương tự Optimism khi cả hai đều áp dụng giải pháp Optimistic Rollup. Nói một cách đơn giản, giao thức này tổng hợp, sản xuất các lô giao dịch, sau đó gửi lên Ethereum cùng với merkle root để xử lý. 

Đặc biệt, Arbitrum áp dụng phương pháp “first come, first served", ai gửi giao dịch trước thì được thực hiện trước. Trong khi đó, Optimism sử dụng giải pháp đấu giá tương tự flash bot. Có thể đây là lý do hoạt động trên Arbitrum sôi động hơn Optimism, khi nó có yếu tố công bằng. 

Một số giao thức tiêu tốn nhiều phí gas đáng chú ý khác trên Ethereum bao gồm: 

  • Metamask: Khiến người dùng tiêu tốn 16 triệu USD trong 3 tháng qua. Các hoạt động tốn phí gas trên Metamask chủ yếu là swap, di chuyển tài sản, NFT, săn airdrop trên các hệ sinh thái mới nổi như zkSync, Arbitrum… và di chuyển lượng token được airdrop. Đây có thể là nguyên do khiến lượng phí gas người dùng trả trên Metamask cao. 
  • Seaport: Giao thức cho phép người dùng gộp nhiều tài sản như NFT, crypto… để mua NFT ERC721 và ERC1155, chứ không chỉ mua NFT bằng crypto. Seaport được phát triển bởi OpenSea vào 2022. Chẳng hạn, người dùng có 1 NFT Doodle 40 ETH và muốn mua 1 NFT Ape 100 ETH, người dùng có thể đề xuất mua bằng NFT Doodle và 60 ETH của mình.
 

Phí gas trên hệ sinh thái Binance Smart Chain

Không là nơi sản sinh ra nhiều dApps như Ethereum, chỉ có hơn 60 dApps được phát triển trên Binance Smart Chain, chủ yếu tập trung vào các giải pháp phi tập trung. Thế nhưng, đây cũng là sân chơi của nhiều tay to trong thị trường. 

Lượng phí gas trung bình được sử dụng trên BSC dao động từ 1,500 BNB - 2,000 BNB và không có dao động đáng kể. Chứng tỏ lượng người sử dụng cũng như nhu cầu trên BSC khá ổn định. 

phi gas trung binh bsc
Phí gas trung bình được sử dụng trên BSC. Nguồn: Dune 

Những giao thức khiến người dùng phải trả phí gas cao nhất bao gồm nhiều cái tên quen thuộc như PancakeSwap, BUSD, Cyber Connect, Hook Protocol… Trong đó, hai giao thức khiến người dùng tốn nhiều phí gas đáng chú ý trên BSC là PancakeSwap và stablecoin BUSD. 

top gas guzzlers bsc
Top Gas Guzzlers trên BSC. Nguồn: BSCScan

1. PancakeSwap 

PancakeSwap Router V2PancakeSwap Smart Router V3 là hai cái tên đứng đầu danh sách. Lượng phí gas người dùng phải trả cho 2 giao thức trong 60 phút qua lần lượt là 2,700 USD và 1,900 USD. 

PancakeSwap có mô hình hoạt động tương tự như Uniswap, tuy nhiên phí giao dịch chỉ là 0.25% và được chia cho LP, PancakeSwap Treasury và mua đốt CAKE. Với PancakeSwap, LP còn có thể đem LP token đi staking. 

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động PancakeSwap (CAKE) 

pancakeswap hoat dong
Mô hình hoạt động của PancakeSwap. Nguồn: Coin98 Insights

2. BUSD 

BUSD là stablecoin được sử dụng nhiều nhất trên BNB Chain. Trong 60 phút gần nhất, người dùng đã trả tổng 800 USD để giao dịch đồng coin này.

BUSD có lượng dự trữ tiền pháp định nhiều hơn USDT, do đó BUSD có thể được xem là tài sản an toàn hơn. BUSD cũng được kiểm định hàng tháng bởi công ty Withum. Hiện BUSD đạt mức vốn hóa thị trường là 5.7 tỷ USD. 

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động BUSD & Paxos

Phí gas trên hệ sinh thái Arbitrum 

Sau khi vượt qua Polygon, Avalance, Optimism về TVL, hiện Arbitrum đang nhắm tới việc đánh bại BSC và giành vị trí thứ 3, theo DefiLlama. Dù chỉ mới ra mắt, đã có hơn 200 giao thức phát triển trên Arbitrum. Điều này có thể do mức phí thấp và thông lượng cao mà Arbitrum cung cấp. 

Lượng phí gas được người dùng trả trên Arbitrum cũng cao hơn nhiều BSC. Đặc biệt, có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2023, đỉnh điểm đạt mức 1,000 ETH vào ngày 23/3. Đây là ngày Arbitrum airdrop cho người dùng sớm, lượt claim và giao dịch ARB tăng mạnh đã khiến phí gas tăng vụt vào ngày này. 

phi gas arbitrum
Phí gas trung bình được sử dụng trên Arbitrum. Nguồn: Dune 

Các giao thức swap và DEX Aggregator như SushiSwap, Uniswap V3 và 1inch đã chiếm lĩnh hệ sinh thái Arbitrum trong 3 tháng qua. Bên cạnh đó, Circle cũng góp mặt vào danh sách, thể hiện việc USDC được sử dụng khá nhiều trong Arbitrum. Những giao thức “ngốn" nhiều gas khác bao gồm Odos, Project Galaxy, GMX và Gains Network. 

Điều đáng chú ý là Circle có số lượng giao dịch rất cao ở 1.7 triệu giao dịch, gần bằng Sushiswap. Tuy nhiên, Circle sử dụng gas thấp hơn 40% ETH so với SushiSwap, ở mức 70 ETH thay vì 182 ETH. Điều này thể hiện việc thiếu tối ưu hóa hợp đồng ở SushiSwap. 

top gas guzzler arbitrum
Top Gas Guzzlers trên Arbitrum. Nguồn: Dune 

1. SushiSwap 

SushiSwap là hệ sinh thái có nhiều sản phẩm riêng biệt chủ yếu thuộc mảng DeFi, Metaverse và Launchpad. SushiSwap có mô hình hoạt động tương tự Uniswap khi được fork từ giao thức này. 

Trong 3 tháng qua, người dùng đã trả phí gas tương đương 182 ETH trên SushiSwap từ hơn 1.87 triệu giao dịch. Đây là con số không đáng kể khi so sánh với Ethereum, nhưng là con số khá lớn đối với hệ sinh thái mới nổi Arbitrum. 

Nguyên nhân là do thời gian gần đây, SushiSwap phát triển thanh khoản tập trung và liên tục triển khai các pool thanh khoản này trên Arbitrum, hỗ trợ các tài sản “hot" như PEPE, RNDT, MAGIC và ETH.

Ngoài ra, hiện SushiSwap cũng đang cho phép người dùng claim tài sản bị mất do RouteProcessor2 bị hack. Những điều này có thể là nguyên nhân khiến lượng phí gas trên SushiSwap tăng mạnh. 

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động của SushiSwap (SUSHI)

2. 1Inch

1Inch là một DEX Aggregator cho phép người dùng giao dịch token với giá tốt nhất và mức trượt giá thấp, áp dụng giải pháp smart routing Patchfinder. 

Nhiều tính năng được 1Inch cung cấp bao gồm: 

  • Tổng hợp thanh khoản từ nhiều AMM, cho phép người dùng giao dịch nhiều token với giá tốt nhất cùng phí gas thấp nhất.
  • Sử dụng thanh khoản ảo để chặn nhà giao dịch chênh lệch giá, giúp LP thu nhiều lợi nhuận hơn. 
  • Cho người dùng mint CHI gas token và sử dụng khi phí gas biến động cao. 
  • Hưởng doanh thu khi giới thiệu khách hàng mới. 

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động của 1Inch Network (1INCH) 

1inch hoat dong
Tổng quan mô hình hoạt động của 1Inch. Nguồn: Coin98 Insights

Tổng kết

Trên đây là 10 giao thức thu hút người dùng và có lượng phí gas tiêu tốn nhiều nhất. Đứng đầu trong các hệ sinh thái là các AMM như Uniswap, PancakeSwap, SushiSwap... khi cho phép người dùng giao dịch, mua bán nhanh chóng với thanh khoản cao.

Đứng thứ hai là các Aggregator như 1Inch, Metamask, Blur... chuyên tổng hợp thanh khoản từ các AMM, giúp người dùng giao dịch nhiều token cùng lúc. Cuối cùng là các stablecoin như USDT, BUSD khi cho phép người dùng di chuyển tài sản dễ dàng. 

RELEVANT SERIES