SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích non-EVM blockchain và hướng đi trong tương lai

Non-EVM blockchain là một nhánh có nhiều blockchain tiêu biểu trong thị trường crypto. Và đây là “State of non-EVM blockchain” thuộc chuỗi series “State of”. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan non-EVM blockchain và hướng phát triển trong tương lai.
Avatar
chungnguyen
Published Sep 13 2022
Updated Oct 11 2023
21 min read
thumbnail

Từ đầu năm đến nay, thị trường crypto liên tục diễn ra những sự cố như stablecoin UST mất peg, quỹ VC Three Arrows Capital vỡ nợ... Tất cả những điều này khiến giá token giảm liên tục, ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ thị trường và tâm lý nhà đầu tư.

Nhiều nền tảng blockchain không nằm ngoài sự ảnh hưởng của mùa downtrend này. Để rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình hoạt động của nhóm  non-EVM blockchain như Solana, Cardano, Near Protocol, Algorand… - nhóm đang cạnh tranh trực tiếp với “ông trùm” Ethereum.

Kiến thức trọng tâm:

  • Non-EVM blockchain là một phần đang phát triển của thế giới crypto.
  • Một số chỉ số của blockchain Solana, Cardano, Near và Algorand tụt giảm, nhưng mỗi hệ sinh thái đều có những điểm sáng đáng chú ý.
  • Đội ngũ Cardano đang tích cực hoạt động, NFT Marketplace Magic Eden của Solana đang phát triển sôi nổi. 
  • Aptos và Sui là hai non-EVM blockchain được phát triển thời gian gần đây.

Non-EVM Blockchain là gì?

Non-EVM blockchain là những blockchain không tương thích với EVM. Cơ bản, các blockchain này sử dụng ngôn ngữ lập trình smart contract khác với Solidity trên Ethereum, ví dụ:

  • Solana dùng Rust/C/C++
  • Cardano dùng Haskell/Plutus
  • Terra dùng Rust
  • Near Protocol dùng Rust
  • Algorand dùng TEAL (Transaction Execution Approval Language)

Vì khác ngôn ngữ lập trình smart contract nên các dApp chạy trên EVM không thể chạy trên các non-EVM blockchain. Do đó, các dự án sẽ phải code lại từ đầu và code theo ngôn ngữ tích hợp của từng non-EVM blockchain.

Bên cạnh các non-EVM blockchain đang hoạt động, chúng ta có thể thấy nhiều dự án blockchain khác đang được phát triển như Aptos và Sei. Aptos sử dụng ngôn ngữ lập trình smart contract gọi là Move. Trong khi đó, Sui tích hợp ngôn ngữ lập trình Rust và Move để viết smart contract.

Để hiểu thêm về các lợi thế và hạn chế của non-EVM blockchain, tham khảo ngay bài viết: EVM và non-EVM blockchain là gì?

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi qua những con số phản ánh tình hình hoạt động của các non-EVM blockchain này.

Tình hình hoạt động các non-EVM blockchain

Các non-EVM blockchain được phân tích sau đây gồm: Solana, Cardano, Near Protocol và Algorand

TVL - Tổng giá trị khóa

Biểu đồ trên cho thấy TVL của Solana đang đứng đầu nhóm non-EVM blockchain với khoảng 2 tỷ USD. Trong khi đó:

  • TVL của Near khoảng 400 triệu USD.
  • Algorand 250 triệu USD.
  • Cardano 100 triệu USD.

Đặc biệt, TVL của Solana giảm liên tục từ đầu năm 2022, trong khi TVL của 3 blockchain còn lại đạt ATH trong tháng 3-4/2022. Điều này cho thấy hệ sinh thái DeFi của Solana bùng nổ sớm hơn các non-EVM blockchain khác.

Nếu xét về thị phần TVL của non-EVM blockchain, Solana đang áp đảo tổng TVL của 3 blockchain Cardano, Near và Algorand. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, TVL của 3 blockchain này (chiếm 25%)  đang có xu hướng mở rộng thị phần so với TVL của Solana (chiếm 75%). Do đó, dòng tiền có thể đang dịch chuyển qua những non-EVM blockchain khác ngoài Solana.

Hiện tại, trong năm nay, Solana đang có ATH TVL cao nhất với 12 tỷ USD, theo sau là Near (800 triệu USD), Cardano (400 triệu USD) và Algorand (300 triệu USD). TVL của hầu hết các non-EVM blockchain đều có xu hướng giảm trong năm 2022. Hiện tại, TVL Solana giảm 80% so với ATH 2022, Cardano giảm 74%, Near Protocol giảm 55%, Algorand giảm 8%.

Có thể chỉ ra sự tương quan giữa TVL và mức độ giảm của các non-EVM blockchain: Số TVL càng lớn thì mức giảm trong downtrend càng cao.

Nếu so sánh số dự án có TVL của từng hệ sinh thái non-EVM blockchain, có thể thấy hệ sinh thái Solana đang đứng đầu với 75 dự án, trong khi đó, Cardano, Near và Algorand chỉ có từ 9-12 dự án có TVL. 

Mỗi hệ sinh thái đều có những dự án sở hữu thị phần TVL cao nhất như sau:

  • Solend, lending protocol trên Solana có TVL áp đảo 17.5%, như vậy ngoài Solend còn có các dự án khác sở hữu TVL cao. Điều này cho thấy TVL trên Solana phân bổ rời rạc giữa các protocol.
  • DEX trong hệ sinh thái Cardano và Near đang chiếm thị phần TVL lớn nhất. Cụ thể, Minswap có TVL áp đảo với 42% và Ref Finance 62%, cho thấy mảng DEX đang hoạt động tích cực và thu hút dòng tiền nhiều hơn các mảnh ghép khác.
  • Algofi trên Algorand là một dự án DeFi bao gồm DEX và Lending/Borrowing phục vụ người dùng. TVL của dự án này khoảng 53% và áp đảo các dự án khác trong hệ sinh thái.

⇒ Qua chỉ số TVL, có thể thấy dòng tiền đang tập trung chủ yếu vào Solana thay vì các non-EVM blockchain còn lại. Hơn nữa, trong từng hệ sinh thái có những dự án khác sở hữuTVL nổi bật nhưng chúng vẫn chủ yếu là các mảnh ghép cơ bản như AMM và Lending. 

Stablecoin đang chững lại

USDC và USDT đang là hai stablecoin phổ biến trong hệ sinh thái Algorand. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, lượng stablecoin tăng mạnh, nổi bật nhất là stablecoin USC với số lượng cao nhất khoảng 400 triệu USD, trong khi đó, USDT chỉ xoay quanh mốc 100 triệu USD.

Từ đầu 2022 đến nay, stablecoin USDC giảm mạnh, từ hơn 400 triệu USD còn dưới 200 triệu USD. Hơn nữa, dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy số lượng USDC và USDT trong hệ sinh thái Algorand hiện tại đang cân bằng.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan hệ sinh thái Algorand

Từ giữa năm 2022, tổng stablecoin trên Solana không thay đổi nhiều, chủ yếu đi ngang ở mức 6 tỷ USD. Việc stablecoin không tăng trưởng thêm về số lượng cho thấy hệ sinh thái Solana không còn phát triển nóng như giai đoạn cuối năm 2021.

Tuy nhiên, điểm sáng của hệ sinh thái Solana là sở hữu nhiều loại stablecoin, có 17 loại tất cả bao gồm cả USDT và USDC. Trong hệ sinh thái Solana, bên cạnh hai stablecoin có market cap lớn này, các stablecoin phi tập trung khác chiếm khoảng 1% tổng market cap stablecoin.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan hệ sinh thái Solana

⇒ Nhìn chung, hệ sinh thái Solana phát triển hơn hệ sinh thái Algorand và Near Protocol cả về mặt market cap lẫn các loại stablecoin. Chúng ta có thể so sánh market cap stablecoin trên Algorand và Near Protocol với Solana để xem mức độ phát triển của hệ sinh thái. Hiện nay, stablecoin đã chứng minh sự hiện diện của mình là một phần không thể thiếu trong thế giới DeFi.

Hoạt động phát triển blockchain

Theo trang dữ liệu Santiment, development activity (hoạt động phát triển) trên Github của các non-EVM blockchain diễn ra tích cực từ giữa năm 2022 đến nay. Cụ thể trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy chỉ số development activity của blockchain Solana, Cardano, Near Protocol và Algorand đang hướng lên, mặc dù trước đó vào đầu năm 2022, chỉ số này có chiều hướng đi xuống.

Blockchain Cardano đang có chỉ số development activity tích cực nhất. Vào tháng 8/2022, Cardano thông báo sẽ có bản hardfork Vasil vào ngày 22/9/2022, đây là sự kiện được cộng đồng ủng hộ Cardano mong chờ từ lâu. Vì vậy, trong thời gian gần đây các nhà phát triển blockchain Cardano đang hoạt động tích cực .

Thời gian đầu năm 2022, blockchain Solana có development activity ngang với Cardano. Nhưng tới giai đoạn giữa năm, development acvtivity trên Solana giảm đáng kể, khoảng 50%. Do đó, development activity của Solana đang ngang bằng với Near Protocol và Algorand trên Github.

Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích contributors’ activity, đây là chỉ số thể hiện mức độ tích cực của các contributor (lập trình viên commit code cho blockchain). Blockchain Cardano, Near Protocol và Algorand có contributors’ activity đi ngang trong khoảng thời gian đầu năm 2022 - cho thấy các nhà phát triển vẫn liên tục gửi code phát triển blockchain. 

Trong khi đó, các contributors của Solana trên Github đang hoạt động ít dần mặc dù trước đó họ hoạt động sôi nổi hơn 3 blockchain còn lại. Hiện tại, contributors’ activity của Solana thấp hơn Cardano và ngang với Near Protocol.

⇒ Hoạt động phát triển trên Cardano diễn ra sôi nổi trong khi hoạt động này trên Solana, Near và Algorand không có nhiều chuyển biến tích cực.

Một số mảnh ghép nổi bật trong hệ sinh thái

TVL và Volume giao dịch DEX

TVL của DEX trên Solana có xu hướng giảm từ đầu năm 2022 đến nay. Trong lúc thị trường diễn biến xấu, những DEX hàng đầu của Solana khó tránh khỏi việc bị người dùng rút thanh khoản.

  • Trong khoảng thời gian đầu năm 2022, Raydium có TVL hơn 1.5 tỷ USD, giảm xuống mức ngang bằng dự án DEX là Atrix.
  • Trong khi đó, TVL của Orca và Saber có xu hướng giảm tương đồng nhau, từ hơn 500 triệu USD xuống mức hơn 100 triệu USD.

⇒ Hệ sinh thái Solana có nhiều DEX với chức năng tương tự nhau để swap tài sản, dẫn tới sự phân mảnh thanh khoản giữa các DEX. Khi đó, người dùng DEX trên Solana sẽ bị ảnh hưởng bởi price impact khi thanh khoản mỏng. Để giải quyết vấn đề này, hệ sinh thái Solana cũng có những DEX aggrigator như Jupiter đấu nối với các DEX trên Solana.

Ở mục này, chúng ta sẽ phân tích những dự án DEX tiêu biểu của từng hệ sinh thái để đánh giá tình hình hoạt động và so sánh độ hiệu quả của chúng, bao gồm:

  • Raydium trên Solana.
  • Minswap trên Cardano.
  • Ref Finance trên Near.
  • Tinyman trên Algorand.

Ngoài Raydium, hệ sinh thái Solana còn có rất nhiều DEX khác, nhưng Minswap, Ref Finance và Tinyman đều là những dự án có hiệu suất hoạt động tốt nhất tính tới thời điểm hiện tại.

Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy TVL của Ref Finance đang cân bằng, thậm chí nhỉnh hơn TVL của Raydium, mặc dù trước đó vào đầu năm 2022, dự án Raydium trên Solana có TVL hơn 1.5 tỷ USD. Từ Q2/2022, TVL của Minswap và Tinyman cũng đang trong xu hướng giảm.

Trong khoảng đầu năm 2022, khối lượng giao dịch của Raydium có xu hướng giảm từ hơn 100 triệu USD còn khoảng 5-10 triệu USD. Vì vậy, từ giữa năm 2022, khối lượng giao dịch của Ref Finance so sánh ngang với Raydium. Hiện tại, chúng ta có thể đánh giá rằng DEX đứng đầu Near Protocol có thể sở hữu vị thế ngang bằng với DEX nổi bật nhất hệ sinh thái Solana.

⇒ Trong khoảng đầu năm 2022, các chỉ số TVL và khối lượng của các non-EVM blockchain DEX đang có xu hướng giảm, nhưng trong downtrend vẫn tồn tại các dấu hiệu cho thấy nhu cầu sử dụng DEX. Bên cạnh đó, đây có thể là chỉ báo cho thấy sự dịch chuyển của người dùng qua các hệ sinh thái khác.

Lending trên các non-EVM blockchain

Trong phần phân tích mảnh ghép Lending, chúng ta sẽ chọn các protocol nổi bật của từng hệ sinh thái như sau:

  • Solend: Nền tảng cho vay có TVL cao nhất hệ sinh thái Solana.
  • MELD: Nền tảng cho vay kết nối với thế giới thực trên Cardano. Dự án đang được xây dựng và chưa đi vào hoạt động. TVL của MELD chủ yếu đến từ việc staking token MELD, vì vậy, lending trên Cardano không có nhiều hoạt động tiêu biểu khi các mảnh ghép khác vẫn cần được hoàn thiện.
  • Burrow: Nền tảng cho vay nổi bật của hệ sinh thái Near.
  • Algofi: Nền tảng DeFi trên Algorand với nhiều sản phẩm bao gồm DEX và Lending.

TVL của các nền tảng Lending trên non-EVM blockchain có chiều hướng giảm. Từ Q2/2022 đến nay, chỉ số TVL của Solend trên Solana liên tục giảm, từ khoảng 1.4 tỷ USD xuống dưới 500 triệu USD. Trong khi đó, trong tháng 4/2022, TVL của Burrow tăng trưởng lên gần 500 triệu USD, sau đó giảm liên tục xuống còn dưới 100 triệu USD, tức giảm hơn 80%.

Cũng trong khoảng thời gian trên, TVL của Algofi đang hồi phục về mốc 150 triệu USD. Mặc dù TVL của nền tảng không quá cao so với Solend nhưng nó vẫn giữ mức ổn định, thậm chí là tăng trưởng. Điều này cho thấy bối cảnh DeFi trên Algorand có thể đang diễn biến tích cực.

Trong các hệ sinh thái, người dùng có thể cung cấp token trên nền tảng lending để nhận về lãi suất biến thiên theo nhu cầu vay thực tế. Do đó, việc theo dõi hai chỉ số này sẽ giúp đánh giá tình hình hoạt động của nền tảng lending/borrowing.

Solend và Algofi đang có phần trăm vay (borrowed) lần lượt là 38% và 35%, cao hơn so với 18% vay của nền tảng Burrow trên Near. Trong khi đó có thể thấy, người dùng đang có nhu cầu vay trong hệ sinh thái Solana và Algorand. 

⇒  TVL mảng Lending trong các hệ sinh thái non-EVM blockchain giảm nhưng nhu cầu vay vẫn tồn tại ở các hệ sinh thái như Solana hay Algorand. Bên cạnh đó, nhu cầu vay của người dùng Burrow thuộc hệ sinh thái Near không cao.

Dự án nào đang áp đảo thị trường NFT?

Theo dữ liệu Google Trend, từ đầu năm 2022 đến nay, mức độ tìm kiếm từ khóa NFT của các non-EVM blockchain đang có xu hướng giảm mạnh. Mặc dù trước đó trong giai đoạn cuối 2021 - đầu 2022, NFT là từ khoá được tìm kiếm phổ biến. 

Xét về số lượng, NFT trên Solana được tìm kiếm nhiều hơn NFT trên Cardano và Near, trong khi đó, NFT trên Algorand không nhận được nhiều chú ý. Tuy nhiên, lượng tìm kiếm NFT trên Cardano, Near và Algorand ở mức ngang nhau. Điều này cho thấy có thể không có nhiều người mới tham gia xu hướng NFT trên những blockchain này.

Hiện tại, quán quân của cuộc đua thị phần NFT marketplace trên Solana đang nghiêng về Magic Eden. Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy, nền tảng giao dịch NFT Magic Eden đang chiếm ưu thế lớn về tổng số giao dịch và khối lượng giao dịch. Đặc biệt, với sự ra mắt của dự án NFT y00ts vào ngày 6/9/2022, nền tảng Magic Eden có những bứt phá về mặt chỉ số, cụ thể, số giao dịch và khối lượng giao dịch tăng khoảng 200%.

Trừ sự thành công của Magic Eden, có thể thấy các nền tảng giao dịch NFT khác như DigitalEyes, FormFunction, Solanart hay OpenSea (trên Solana) không thu hút được sự quan tâm của người dùng sở hữu NFT. OpenSea đã đạt những thành tựu nhất định trên mạng Ethereum, nhưng khi lấn sân sang Solana thì nền tảng này không thu hút được các nhà đầu tư như kì vọng.

Có sự khác biệt rõ rệt giữa OpenSea trên Solana và Magic Eden, tiêu biểu như mức phí trên OpenSea là 2.5% trong khi Magic Eden chỉ thu 2% phí. Hơn nữa, có 3 wallet được hỗ trợ trên OpenSea  (Phantom, Glow, Solflare) nhưng trên Magic Eden có 13 loại ví Solana khác nhau. Do đó, ngoài hiệu ứng hào quang OpenSea tạo được trên Ethereum, nền tảng này không có nhiều điểm mạnh để cạnh tranh với Magic Eden.

Tìm hiểu thêm: Phân tích NFT Marketplace

Trong khoảng giữa năm 2022, khối lượng giao dịch NFT trên Cardano đang có chiều hướng “hạ nhiệt”. Cụ thể, khối lượng giao dịch NFT có lúc lên hơn 3 triệu USD trong nửa đầu 2022, nhưng khối lượng giao dịch NFT trên Cardano theo ngày sau tháng 6/2022 chỉ xoay quanh 1 triệu USD.

Nếu so sánh khối lượng giao dịch NFT toàn hệ sinh thái Cardano (vài triệu ADA mỗi ngày) với riêng Magic Eden (hàng trăm nghìn SOL mỗi ngày) trên Solana, có thể thấy Solana đang vượt xa các đối thủ khác trong mảng non-EVM blockchain.

⇒ Có thể NFT trên các non-EVM blockchain đã qua thời điểm tăng trưởng mạnh nhưng trong mùa downtrend vẫn luôn tồn tại những dự án NFT marketplace và NFT collection tiêu biểu. Điều này thể hiện qua volume giao dịch và số lượng sale của các nền tảng NFT marketplace, cụ thể là Magic Eden trên Solana.

Bước phát triển tiếp theo của non-EVM blockchain

Nước đi táo bạo của Solana 

Bước sang năm 2022, hầu hết các chỉ số của Solana đều tụt giảm và các nhà đầu tư đang bắt đầu đặt câu hỏi cho tương lai của hệ sinh thái này. Solana sẽ không thể tránh khỏi những  ảnh hưởng tiêu cực của downtrend, nhưng đây là thời điểm thích hợp để đội ngũ phát triển bắt tay vào triển khai những kế hoạch trong tương lai.

Vào tháng 6/2022, Solana công bố kế hoạch ra mắt điện thoại web3 Saga và bộ công cụ SMS cho các nhà phát triển ứng dụng/phần mềm (chi tiết tại đây). Có thể nói, đội ngũ phát triển đang đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai của Solana khi thực hiện  nước đi táo bạo này - lấn sân sang mảng phát triển điện thoại và ứng dụng web3 với những “ông lớn” hiện tại như Apple và Samsung.

Đọc thêm: Mọi chỉ số sụt giảm, Solana đang làm gì để gỡ rối?

Cardano hardfork vào ngày 22/9/2022

Từ 2017 đến nay, Cardano vẫn luôn là blockchain nằm trong top 10 về market cap. Nhưng từ cuối 2021, giá ADA của Cardano liên tục giảm mặc dù blockchain và hệ sinh thái đều có những phát triển mạnh mẽ hơn so với thời gian trước đó, cụ thể là việc ra mắt smart contract.

Hiện tại, vị trí của Cardano đang bị những blockchain như Solana, Avalanche, Polygon đe doạ… Trong 2021, những blockchain này đã bứt phá lên top blockchain có market cap cao nhất thị trường. Tuy nhiên, Cardano đang chuẩn bị các bước tiếp theo để hoàn thiện hệ sinh thái của mình, cụ thể vào ngày 22/9/2022, nền tảng sẽ ra mắt bản hardfork Vasil mà cộng đồng mong đợi từ lâu.

Sự kiện nổi bật của Algorand

Trong tháng 9/2022, FIFA ra mắt bộ sưu tập NFT FIFA + Collect bao gồm các khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử bóng đá. Trước đó, vào tháng 5/2022, Algorand được FIFA chọn làm blockchain chính thức. Sự hợp tác này đánh dấu bước chuẩn bị của blockchain Algorand trước thềm FIFA World Cup 2022 diễn ra tại Qatar. 

Bên cạnh đó, cuối tháng 9/2022, blockchain Algorand sẽ có một bản nâng cấp lớn, với chuẩn state proofs cho phép các blockchain proof-of-stake tương tác cross-chain mà không phải “hy sinh” tính ổn định và bảo mật.

Sau bản nâng cấp này, blockchain Algorand sẽ hoạt động nhanh hơn 5 lần, từ 1,200 TPS lên 6,000 TPS. Điều này giúp các công ty và doanh nghiệp có thể phát triển nhanh hơn trên Algorand.

Tích hợp EVM và quỹ 800 triệu USD trên Near Protocol

Như phân tích ở phần trên, hệ sinh thái Near hiện không phát triển như Solana. Near chỉ sở hữu DEX và Lending có tình hình hoạt động ổn định trong khi DeFi còn rất nhiều mảnh ghép khác như NFT, GameFi, Aggregator… 

Trong nhóm non-EVM blockchain, Near Protocol là dự án đi đầu trong việc sở hữu Aurora - một Layer 2 tích hợp EVM. Aurora cho phép các nhà phát triển nhanh chóng triển khai các dApp viết bằng Solidity, có thể kể đến một số dự án tiêu biểu như DEX Trisolaris (TRI), Lending/Borrowing (BSTN) Bastion hay Aurigami (PLY)...

Vào cuối năm 2021, Near ra mắt quỹ 800 triệu USD nhằm thúc đẩy hệ sinh thái. Hơn nữa, Near Foundation ra mắt quỹ 100 triệu USD tập trung vào Web3 trong sự kiện NearCon vào tháng 9/2022. Điều này cho thấy đội ngũ phát triển Near nhận thấy hệ sinh thái cần những cú hích để thu hút người dùng và nhà phát triển dự án bên ngoài. Từ đây có thể dự đoán hệ sinh thái Near có thể phát triển trong tương lai.

Tương lai của những blockchain mới xuất hiện

Aptos và Sui là hai blockchain thế hệ mới đang được cộng đồng chú ý thời gian gần đây. Hai blockchain này được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề “blockchain trilemma” gồm khả năng mở rộng, bảo mật và tính phi tập trung.

Chúng được xếp vào nhóm non-EVM blockchain bởi vì Aptos và Sui sử dụng ngôn ngữ lập trình Move cho smart contract, thay vì Solidity như trên EVM blockchain. Ngôn ngữ lập trình Move được nghiên cứu và phát triển bởi chính người sáng lập dự án Aptos và Sui.

Sự xuất hiện của hai blockchain mới củng cố vị thế của non-EVM blockchain trong bối cảnh EVM blockchain như Ethereum, BNB Smart Chain, Avalanche… đang áp đảo thị trường. Trong tương lai, bên cạnh sự cạnh tranh của những non-EVM blockchain với nhau, các blockchain này có thể là đối thủ cạnh tranh trực  tiếp với EVM blockchain. 

Liệu đâu là blockchain vượt trội hơn giữa 2 blockchain này? Tìm hiểu ngay tại: So sánh Aptos vs Sui

Tổng kết

Các non-EVM blockchain không thể tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình downtrend trong năm 2022. Tuy các chỉ số có sự tụt giảm, nhưng non-EVM blockchain vẫn xuất hiện những tín hiệu nổi bật như: Cardano có development activity tích cực, stablecoin của Algorand có sự tăng trưởng, Solana phát triển với dự án NFT marketplace Magic Eden.

Hơn nữa, tương lai của các non-EVM blockchain đang rộng mở với  sự xuất hiện của các blockchain mới nổi như Aptos và Sui. Có thể thấy hiện tại trong thị trường, non-EVM blockchain sẽ là yếu tố đối trọng với EVM blockchain.

Đọc thêm:  Phân tích nước đi của các CEX, tập trung vào nền tảng

RELEVANT SERIES