Toàn cảnh về hệ sinh thái Restaking hiện tại
Tổng quan Restaking
Được EigenLayer giới thiệu vào năm 2022, Restaking đề xuất mở rộng vai trò của ETH validator, cho phép họ tham gia xác thực các mạng và dịch vụ khác nhau thông qua một tập hợp các hợp đồng thông minh được xây dựng trên Ethereum.
Ý tưởng cốt lõi của Restaking là bảo mật được chia sẻ (Shared Security) hay bảo mật như một dịch vụ (Security as a Service) cho các thực thể cơ sở hạ tầng khác. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các tài sản được stake (staked assets).
Cách hoạt động của Restaking
EigenLayer khởi xướng khái niệm Restaking, họ cũng là dự án đầu tiên triển khai ý tưởng này trên mạng chính. EigenLayer cung cấp một khuôn khổ (framework) cho phép Restaker, Operator và AVS tương tác với nhau.
- Restaker: Stake ETH/LST và chấp nhận các điều kiện cắt giảm bổ sung để cung cấp dịch vụ xác thực cho AVS đã chọn, đổi lại họ sẽ kiếm thêm doanh thu.
- Operator: Quản lý các khía cạnh kỹ thuật thay mặt Restaker bao gồm việc thiết lập các phần cứng và phần mềm cần thiết để cung cấp xác thực cho các AVS, đổi lại, họ nhận một phần thu nhập.
- AVS (Actively Validated Services): các cơ sở hạ tầng yêu cầu xác nhận độc lập, họ sẽ trả tiền cho Restaker và Operator để “thuê” bảo mật.
Các thông số nổi bật của Restaking
Các thông số cơ bản khi xem xét nhóm các dự án trong mảng Restaking:
- TVL (total value locked): Tổng lượng tài sản khoá bên trong.
- LST (liquid staking token) đại diện cho các phiên bản mã hóa của ETH được stake trong lớp đồng thuận của Ethereum.
- LRT (liquid restaking token): là các các đại diện cho ETH/LST (liquid staking token) đã stake của người dùng trong EigenLayer.
- nLRT: native liquid restaking token.
Theo Defillama, TVL Restaking gần đạt $14B, đứng thứ 5 về total TVL trong thị crypto. Đáng chú ý, hơn 98% TVL này đến từ EigenLayer.
EigenLayer cung cấp hai hình thức Restaking:
- Native Restaking
- Liquid Restaking.
Vì dự án vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên EigenLayer đang cân bằng giữa mục tiêu phát triển giao thức và hạn chế rủi ro cho những người tham gia. Hiện tại, EigenLayer đang đặt các giới hạn đối với Liquid Restaking trong giai đoạn này.
Tuy nhiên sức hút của EigenLayer quá lớn, giới hạn Liquid Restaking luôn được lấp đầy nhanh chóng mỗi khi dự án tăng pool LST lên.
Để tham EigenLayer, người dùng buộc phải tham gia thông qua hình thức Native Restaking. Tuy nhiên, Native Restaking yêu cầu người tham gia trực tiếp vận hành một Ethereum Validator, đều này có nghĩa là yêu cầu một khoản tài chính khá lớn 32 ETH, kiến thức và kỹ năng về vận hành validator Ethereum.
Điều này vô tình thúc đẩy một nhóm dự án nLRT phát triển mạnh mẽ, nhóm dự án này hạ thấp rào cản gia nhập đối với EigenLayer tương tự trường hợp của Liquid Staking và Ethereum.
Tận dụng chiến lược và định hướng phát triển của EigenLayer, các native liquid restaking protocol đạt được mức tăng trưởng TVL ấn tượng, tăng hơn 35 lần trong trong 4 tháng đầu năm 2024. Hiện nay, các nLRT đang chiếm gần 90% tổng số lượng ETH native restaking trên EigenLayer.
Xét riêng nhóm Liquid Restaking Protocol, chúng đang chiếm 71% total TVL của EigenLayer. Trong đó, các dự án TVL cao nhất lần lượt là EtherFi (eETH), Renzo (ezETH) và Puffer (pufETH), chiếm hơn 83% total TVL của nhóm dự án Liquid Restaking Protocol.
Cả 3 dự án trên đều là native restaking protocol và sử dụng các chiến lược phát triển tương tự nhau. Trong đó EtherFi là giao thức đi đầu trong việc phát triển native Liquid Restaking.
Hệ sinh thái Restaking hiện tại
Khái niệm Restaking đã và đang trở nên rõ ràng và thu hút hơn, thúc đẩy các nhóm khác nhau phát triển Restaking Protocol của riêng họ.
Mặc dù vậy, lợi thế dẫn đầu mà EigenLayer nắm giữ là rất rõ ràng, với phần lớn hệ sinh thái Restaking, bao gồm Liquid Restaking Protocol, AVS (Actively Validated Services) và NO (Node Operator) chủ yếu tập trung phát triển trên EigenLayer.
Restaking Protocol
Các Restaking Protocol cung cấp một khuôn khổ (framework) cho phép Restaker, Operator và AVS tương tác với nhau.
Trên thị trường hiện tại tồn tại nhiều Restaking Protocol, mặc dù dựa trên cùng một keyword Restaking nhưng cách triển khai và mục đích sử dụng của chúng rất đa dạng.
Một số Restaking Protocol đáng chú ý bao gồm: EigenLayer, Babylon và Picasso.
EigenLayer
EigenLayer là dự án nổi bật và đáng chú ý nhất. Nó cho phép các nhà đầu tư tận dụng ETH đã được stake trong lớp đồng thuận của Ethereum để bảo mật cho các cơ sở hạ tầng khác.
EigenLayer không xây dựng một cơ sở hạ tầng chuyên dụng mà tận dụng tối đa EVM của Ethereum, cả hệ thống được xây dựng dưới dạng hợp đồng thông minh trên Ethereum. Kiến trúc của EignenLayer tập trung vào sự đơn giản và tính module, mang đến nhiều cơ hội cho các nhóm khác xây dựng và mở rộng các chức năng của nó.
Babylon
Babylon cho phép stake BTC trực tiếp trên Bitcoin blockchain bằng cách tận dụng ngôn ngữ kịch bản của Bitcoin và các kỹ thuật mã hóa tiên tiến.
Tuy nhiên, do những hạn chế cố hữu của Bitcoin, Babylon dựa vào Cosmos SDK để xây dựng một blockchain riêng để bảo mật, tăng cường khả năng mở rộng và chống kiểm duyệt của hệ thống. Ngoài ra, trường hợp sử dụng của Babylon cũng hạn chế hơn khi so với EigenLayer, nó tập trung vào các PoS chain muốn sử dụng BTC để tăng cường bảo mật cho chain của mình.
Picasso
Picasso cũng xây dựng một restaking protocol trên Solana, hệ thống sẽ được triển khai dưới dạng hợp đồng thông minh trên Solana. Trọng tâm của nó là cung cấp các tính năng để giúp Solana tương thích với IBC, qua đó kích hoạt khả năng tương thích liền mạch giữa Solana và các hệ sinh thái lớn như Cosmos, Ethereum.
Liquid Restaking Protocol
Điểm hạn chế của EigenLayer là nó khóa vốn của staker, các Liquid Restaking Protocol ra đời nhằm mục đích mở khóa tính thanh khoản của ETH/LST stake trong EigenLayer.
Hiện nay, thị trường đang có hàng chục Liquid Restaking Protocol xây dựng EigenLayer. Tuy số lượng nhiều nhưng phần lớn TVL đến từ 4 giao thức chính Ether.fi, Renzo, Puffer và KelpDAO.
- ether.fi là native Liquid Restaking Protocol (nLRP), cho phép người dùng stake ETH và nhận về eETH với tỷ lệ 1:1.
- Puffer Finance là native Liquid Restaking Protocol (nLRP), dự án sử dụng sử dụng mô hình token reward bearing tương tự như Rocket Pool. Bên cạnh đó, Puffer Finance cũng cung cấp giải pháp giúp tăng bảo mật và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến slashing cho các node validator, thông qua việc sử dụng công nghệ Secure Signer.
Hiện nay, các giao thức LRT đang đặt trọng tâm vào việc thu hút TVL và tăng cường tích hợp các trường hợp sử dụng xung quanh LRT.
Do tính chất tương tự của LST và LRT, chúng ta có thể tưởng tượng những thứ đã xảy ra với LST và thị trường staking Ethereum có thể sẽ xảy ra tương tự với LRT và EigenLayer. Tuy nhiên, các vấn đề của LRT có thể phức hợp hơn LST do tính chất phức tạp của các AVS.
Đọc thêm: Các giao thức LRT nổi bật.
Hệ sinh thái AVS (Actively Validated Services) và NO (Node Operator)
AVS (Actively Validated Services) được xây dựng trên giao thức EigenLayer nhằm tận dụng tính bảo mật chung của Ethereum.
Hệ sinh thái AVS trên EigenLayer rất đa dạng, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau: blockchain layer 1, lớp sẵn có dữ liệu chuyên dụng (Data Availability Layer), trình sắp xếp chuỗi (Sequencer), tương tác cross-chain. Một vài dự án tiêu biểu bao gồm:
- EigenLayer cũng đã phát triển AVS của riêng mình, được gọi là EigenDA, một lớp sẵn có dữ liệu chuyên dụng dành cho cho các Rollup xuất bản dữ liệu giao dịch. EigenDA hiện đã hoạt động trên mainnet và được xem là một trong 3 Alt-DA nổi bật hàng đầu trên thị trường.
- Omni là một cross-chain messaging protocol sử dụng restaking như một cơ chế bảo mật kép. Dự án vừa thông báo sẽ launchpool trên Binance.
- Espresso là một shared sequencer sử dụng restaking để tăng cường bảo mật cho việc sắp xếp các giao dịch cho các Rollup.
Tìm hiểu thêm: Omni Network - Dự án thứ 52 trên Binance Launchpool.
NO (Node Operator) đóng vai trò then chốt trong việc xác thực cho AVS, từ đó nâng cao tính bảo mật và tính toàn vẹn của mạng. Hiện tại, bất cứ ai cũng có thể trở thành NO trong hệ sinh thái bằng cách đăng ký với EigenLayer.
EigenLayer có hệ sinh thái NO đa dạng, bao gồm cả các cá nhân và các công ty dịch vụ node chuyên nghiệp trong và ngoài ngành Crypto. Đáng chú ý, những gã khổng lồ công nghệ truyền thống như Google cũng là một trong những NO trong hệ sinh thái của EigenLayer.
Hướng phát triển của Restaking trong tương lai
EigenLayer sẽ ra mắt nền tảng của mình theo nhiều giai đoạn, bắt đầu bằng việc Restaking trên mạng chính, sau đó khuyến khích các operator tham gia hệ sinh thái và cuối cùng là khởi chạy AVS.
Hiện tại, EigenLayer đang ở giai đoạn cuối của quá trình ra mắt hàng loạt AVS. Chỉ hai ngày sau khi mạng chính Eigenlayer và Eigen DA đi vào hoạt động, hơn 400,000 ETH đã được ủy quyền cho NO. Điều này chứng tỏ sức hút của EigenDA nói riêng và EigenLayer nói chung.
AVS trên EigenLayer đang xuất hiện ngày càng nhiều, một vài AVS nổi bật bao gồm: Lagrange State Committees, EigenDA, Witness Chain và AltLayer MACH và số lượng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Ở phía còn lại, NO đang cố gắng đăng ký càng nhiều càng tốt vì hiện tại tính năng slashing không được kích hoạt nên NO không gặp rủi ro gì, nhưng điều này sẽ thay đổi trong tương lai.
Nhìn chung, Restaking đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ, TVL liên tục phá ATH, hệ sinh thái AVS và NO liên tục mở rộng và sự tăng trưởng này chưa có dấu hiệu suy giảm.
Tổng kết
Hệ sinh thái Restaking đang ở giai đoạn ban đầu nhưng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều dự án mới ra mắt đem lại các cơ hội về airdrop/ retroactive hay farming. Nhà đầu tư nên tự mình tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các giao thức này. Về mặt kỹ thuật, quá trình triển khai AVS đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các rủi ro slashing, việc này rất quan trọng để duy trì độ tin cậy của hệ thống.
Đọc thêm: Báo cáo Liquid Restaking Token (LRT): EigenLayer, Restaking & Liquid Restaking.