SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tiêu chuẩn Token là gì? Tại sao cần có Token Standard

Tiêu chuẩn token là gì? Tại sao thuật ngữ này đóng vai trò quan trọng trong thế giới tiền điện tử? Đâu là ưu nhược điểm của tiêu chuẩn token trong thị trường tiền điện tử?
Avatar
linhnt
Published Nov 09 2023
Updated Nov 10 2023
11 min read
thumbnail

Tiêu chuẩn Token là gì? 

Tiêu chuẩn token (Token Standard) là thuật ngữ miêu tả bộ quy tắc và yêu cầu kỹ thuật của một loại tiền điện tử, được thiết lập phụ thuộc vào từng blockchain khác nhau. Tiêu chuẩn token quy định cách token được tạo ra, cách hoạt động và tính chất, cho phép chúng dễ dàng tương tác và chuyển đổi qua lại với nhau trong cùng hệ sinh thái.  

Ví dụ: Tiêu chuẩn token phổ biến của blockchain Ethereum là ERC-20. Trong khi đó, đối với BNB Chain là BEP-20.

tiêu chuẩn token là gì
Tiêu chuẩn token giúp token mới được tạo ra dựa trên bộ quy tắc chung của blockchain đó
advertising

Sự hình thành của tiêu chuẩn Token 

Để phác họa một cách rõ nét hơn sự hình thành của tiêu chuẩn token, chúng ta cần hiểu được bối cảnh ra đời của tiền điện tử. 

Ngày 3/1/2009, Satoshi Nakamoto tạo ra đồng Bitcoin đầu tiên dựa trên công nghệ blockchain, mang đến một hình thái tiền tệ hoàn toàn mới - “tiền mã hóa" hay “tiền điện tử” và bắt đầu được một bộ phận người dùng biết đến. 

Từ đó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hệ thống tài chính trên toàn thế giới, khi người tham gia có thể giao dịch trực tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần thông qua các tổ chức trung gian. 

Tuy vậy, bên cạnh chức năng giao dịch, nắm giữ và đầu tư, ứng dụng của Bitcoin khá hạn chế so với tiềm năng của công nghệ blockchain. Do đó, sau 5 năm hoạt động, dựa trên ý tưởng ban đầu của Bitcoin, mạng lưới Ethereum ra đời, cho phép các nhà phát triển có thể mở rộng ứng dụng của tiền điện tử và xây dựng một hệ thống tài chính DeFi với lending, borrowing, staking… thông qua smart contract

Smart contract là chương trình chạy tự động giúp nhà phát triển có thể tạo và triển khai các token trên hệ sinh thái Ethereum, từ đó mở ra khái niệm về tiêu chuẩn token. Tiêu chuẩn token đầu tiên và phổ biến nhất trên Ethereum là chuẩn ERC-20, được đề xuất bởi Fabian Vogelsteller và hoàn thiện bởi một nhóm các nhà phát triển Ethereum vào cuối năm 2015.

cha đẻ của tiêu chuẩn token
Fabian Vogelsteller - cha đẻ của tiêu chuẩn token đầu tiên trong crypto

Việc ra mắt tiêu chuẩn ERC-20 trên Ethereum đã mở ra những tiềm năng không giới hạn cho công nghệ blockchain và là tiền đề cho các chuẩn token sau này trên nhiều mạng lưới khác như ERC-721, BEP-20, SPL... Bằng cách tuân theo chuẩn token đã được quy định sẵn, nhà phát triển không cần phải phát minh lại cấu trúc mới. Thay vào đó, họ có thể tiết kiệm thời gian và chi phí để tập trung phát triển sản phẩm của mình.   

Phân loại Token

Sau khi thuật ngữ “tiêu chuẩn token” được hình thành, thị trường crypto đã định hình token thành hai phân loại chính: Fungible Token và Non fungible Token. 

Fungible Token

Fungible token là các token không phải duy nhất và có thể thay thế cho bất kỳ đồng token nào có cùng tên gọi. Fungible token thường được sử dụng như phương tiện thanh toán hoặc dùng để lưu trữ giá trị trong một hệ sinh thái. 

Một fungible token thường được phát triển dưới dạng smart contract trên một blockchain cùng chuẩn token tương ứng. Một số chuẩn token phổ biến cho các fungible token là ERC-20, BEP-20, TRC-20, SPL… 

 Ví dụ: 1 BTC có giá trị bằng bất kỳ đồng BTC nào khác lưu hành trên thị trường

Non Fungible Token

Non fungible token (hay NFT) là những token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác. Không giống fungible token, giá trị của mỗi NFT là khác nhau vì chúng đại diện cho từng vật phẩm, tài sản… riêng biệt. 

Hiểu đơn giản, khi sở hữu non fungible token, người dùng không thể trao đổi ngang hàng (1 NFT cho 1 NFT) với người khác vì giá trị của chúng không bằng nhau, thay vào đó, người dùng có thể gửi hoặc bán NFT và quy đổi sang giá trị tài sản tương đương.

Một số chuẩn token NFT phổ biến như ERC-721, ERC-1155,  BEP-721…  

Ví dụ: Bored Ape Yacht Club (hay BAYC) là bộ sưu tập gồm 10,000 non fungible token (NFT), mỗi NFT đại diện cho từng chú khỉ khác nhau từ da, tóc, áo đến phụ kiện, vật phẩm đi kèm. Giả sử, Alice và Bob mỗi người nắm giữ 1 NFT của BAYC, 1 NFT của Alice không thể quy đổi bằng với 1 NFT của Bob vì giá trị của chúng khác nhau. 

ví dụ về token nft
Hình ảnh một số chú khỉ NFT với các vật phẩm khác nhau trong bộ sưu tập của BAYC

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn token

Theo statista, thị trường crypto chứng kiến mức tăng trưởng rõ rệt, với số liệu báo cáo cho thấy, từ 2013 đến tháng 8/2023, số lượng token/coin đã tăng từ 66 đến hơn 9,300.

biểu đồ tăng trưởng token/coin
Mức tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng token/coin trên thị trường

Do đó, giả sử trong trường hợp thị trường crypto không có tiêu chuẩn token, hơn 9,000 đồng token/coin trên có thể có những định nghĩa, chức năng, mục đích khác nhau. Điều này sẽ gây ra sự hỗn loạn, hạn chế khả năng tương tác và trao đổi giữa chúng. 

Hiểu đơn giản, hãy tưởng tượng blockchain như một trò chơi trong thế giới thực. Mỗi dự án và ứng dụng trên blockchain tương tự như những nhóm người đang cùng chơi chung một trò chơi. Trong đó, mỗi nhóm sẽ đặt ra những quy tắc riêng. Một người trong nhóm này nói rằng "Để thắng trò chơi, chúng ta cần bảo bối A", trong khi một người khác trong nhóm khác nói rằng "Không, để thắng, chúng ta cần bảo bối B". 

Có thể thấy, nếu mỗi nhóm tự quy định và đưa ra quy tắc riêng, sẽ rất khó để người tham gia có thể hiểu và biết chính xác những gì cần làm để thắng trò chơi. 

Vì vậy, trò chơi cần có hướng dẫn và quy định chung để tất cả mọi người có thể hiểu và tuân theo. Khi trò chơi có quy tắc chung như "Để thắng trò chơi, hãy có bảo bối X", người tham gia sẽ nắm được luật chơi, từ đó có thể tương tác với những khác và giành chiến thắng. 

Tương tự, trong thị trường crypto, các dự án, ứng dụng cần tuân theo tiêu chuẩn token của một blockchain nào đó để có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng. Một số đóng góp nổi bật của tiêu chuẩn token có thể kể đến như sau: 

    Khả năng tương thích: Bằng việc áp dụng theo chuẩn, các token/coin sẽ có chung một cấu trúc, chức năng.... Từ đó tăng khả năng tương thích của token/coin, cho phép người dùng có thể trao đổi và sử dụng chúng trên nhiều nền tảng khác nhau.
    Khả năng mở rộng: Mỗi một chuẩn token được phát triển để phục vụ chức năng khác nhau như trao đổi, nắm giữ… Điều này giúp đa dạng hoá ứng dụng trong tài chính phi tập trung, từ đó mở rộng tiềm năng của công nghệ blockchain. 
    Tính minh bạch: Tiêu chuẩn token quy định chức năng và mục đích rõ ràng của từng loại token/coin. Điều này đảm bảo được tính minh bạch khi giúp người dùng có thể hiểu rõ về dự án và token mà họ đang quan tâm. 

Cơ chế hoạt động của chuẩn token 

Thông thường mỗi blockchain sẽ có chuẩn token khác nhau phục vụ cho mục đích và ứng dụng hoạt động trên đó. Do đó, chuẩn token sẽ không cố định mà phụ thuộc vào quy định, tính năng, hoạt động của từng blockchain.

Ví dụ về một trong những tiêu chuẩn token phổ biến là ERC-20 trên blockchain Ethereum bao gồm 6 hàm: totalSupply, balanceOf, transfer, transferFrom, approve và allowance, trong đó: 

    totalSupply: Tổng số token được phát hành.
    balanceOf: Giúp kiểm tra số dư token trong mỗi ví.
    transfer: Quản lý việc chuyển token vào địa chỉ ví người dùng.
    transferFrom: Chức năng cho phép những người nắm giữ token có thể trao đổi với nhau.
    approve: Chức năng kiểm tra từng giao dịch và so sánh với tổng số token được phát hành để đảm bảo không thiếu hoặc thừa token.
    allowance: Kiểm tra số dư token, từ đó biết địa chỉ ví có đủ token để chuyển hay không.

Một token phải tuân thủ nội dung của các hàm trên để có thể được xem là một token thuộc chuẩn ERC-20, từ đó cho phép người nắm giữ có thể chuyển tiền, quản lý số dư, nguồn cung và tham gia vào các hoạt động trên hệ sinh thái Ethereum. 

cơ chế hoạt động của chuẩn token ERC-20
Ví dụ về cơ chế hoạt động của chuẩn token ERC-20

Hạn chế của chuẩn token

Tiêu chuẩn token là một yếu tố quan trọng trong thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, như mọi công nghệ khác, tiêu chuẩn token cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận.

Một trong những hạn chế của chuẩn token chính là thiếu tính linh hoạt. Bởi vì, các quy tắc và bộ yêu cầu kỹ thuật của chuẩn token đã được cố định, điều này có thể hạn chế khả năng tùy chỉnh và sáng tạo những tiện ích của token. Từ đó khiến cho các nhà phát triển gặp khó khăn trong việc triển khai tính năng hay công cụ mới.

Hạn chế tiếp theo là sự xuất hiện của hàng loạt blockchain với những chuẩn token khác nhau. Ví dụ như Solana (SPL), TRON (TRC-20), Ethereum (ERC-20) ... Sự xuất hiện dày đặc của các chuẩn token có thể gây khó khăn cho người dùng trong việc chọn lựa và sử dụng chúng.

Cuối cùng, khi một tiêu chuẩn token mới được đưa ra, việc phát triển chuẩn token cũ để tương thích với bản cập nhật là một quá trình chuyển đổi phức tạp, không chỉ riêng dự án mà còn ảnh hưởng đến người dùng, cụ thể: 

    Đối với dự án: Quá trình trên yêu cầu nhà phát triển của dự án phải có kỹ năng và kiến thức chuyên môn vững chắc. Đồng thời đòi hỏi dự án phải có đủ nguồn lực để có thể cập nhật. 
    Đối với người dùng: Khi quá trình chuyển đổi diễn ra, các ứng dụng có thể xảy ra sự cố hoặc gặp vấn đề trong thời gian cập nhật. Điều này không chỉ khiến trải nghiệm người dùng bị gián đoạn, mà còn có thể tạo ra lỗ hổng trong hệ thống ứng dụng, khiến các tin tặc lợi dụng và gây ra các cuộc tấn công như tấn công exploit, từ đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của người dùng. 

Đọc thêm: Top 6 vụ tấn công Exploit nổi bật nhất 

Một số tiêu chuẩn token phổ biến trên các blockchain

Thị trường tiền điện tử đang không ngừng phát triển với những tiến bộ và tiêu chuẩn mới liên tục xuất hiện. Mỗi cải tiến đều nhằm mục đích giải quyết những hạn chế của phiên bản tiền nhiệm và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của người dùng. Bên cạnh chuẩn token ERC-20, một số tiêu chuẩn token phổ biến khác bao gồm:

Tiêu chuẩn ERC-20 và ERC-721 trên Ethereum

Tiêu chuẩn ERC-20 được đề xuất nhằm xác định các tiện ích cơ bản của một token trên hệ sinh thái Ethereum. Tuy vậy, chuẩn ERC-20 có một số nhược điểm cần được nhìn nhận như thông lượng thấp, tốc độ giao dịch chậm do nhu cầu người dùng cao…

Tiêu chuẩn ERC-721 là chuẩn token NFT, đại diện cho quyền sở hữu tài sản vật lý hoặc tài sản kỹ thuật số của người dùng trên Ethereum.

Một số ứng dụng thực tiễn của ERC-721 như:

    Digital Art: Chuẩn ERC-721 cho phép các nghệ sĩ có thể mã hóa tác phẩm của mình lên Ethereum và đăng bán chúng trên NFT marketplace như Opensea, X2Y2, Blur, Magic Eden…
ví dụ về chuẩn token erc-721 của beeple
Tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Beeple mang tên “Everydays - The first 5000 days” được triển khai theo chuẩn ERC-721 và có giá trị 69.3 triệu USD
    Collectibles: Tương tự như việc thu thập và sưu tầm vật phẩm ngoài đời thực, các token theo chuẩn ERC-721 có thể được nắm giữ thành bộ sưu tập gọi là NFT Collectibles. 
    Gaming: Với việc ứng dụng NFT vào lĩnh vực Gaming, người chơi có thể toàn quyền kiểm soát các vật phẩm của mình mà không phụ thuộc vào bên thứ ba. Theo messati.io, tổng giá trị vốn hoá của NFT game đạt 7,63 tỷ USD năm 2021, tăng đột biến 2.300% so với 2017.

Tiêu chuẩn BEP-20 và BEP-721 trên BNB Chain

BEP-20 và BEP-721 là các tiêu chuẩn token do Binance - một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất - giới thiệu và phát triển, phục vụ cho các token triển khai trên hệ sinh thái BNB Chain. 

BEP-20 có đặc điểm tương tự với ERC-20, trong khi BEP-721 hoạt động tương tự như ERC-721.

so sánh bep-20 và erc-20
Bảng so sánh một số đặc điểm của hai chuẩn token BEP-20 và ERC-20

Bên cạnh những chuẩn phổ biến trên, một trong những phát triển mới nhất của tiêu chuẩn token tới thời điểm hiện tại là ORC-20, chuẩn token mới chạy trên Bitcoin blockchain. 

Tiêu chuẩn token SPL trên Solana

SPL là tiêu chuẩn token được phát triển bởi Solana, dành cho các ứng dụng hoạt động trên hệ sinh thái này. Tiêu chuẩn token SPL hoạt động tương tự với chuẩn ERC-20, phục vụ cho các fungible token. 

Ngoài ra, trên TRON blockchain, nền tảng cũng phát triển chuẩn token đáp ứng nhu cầu trên hệ sinh thái của mình như TRC-10 (dành cho fungible token), TRC-721 (dành cho chuẩn NFT)...

RELEVANT SERIES