SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Unichain là gì? Vai trò của Unichain trong hệ sinh thái Uniswap

Ngày 10/10/2024, đội ngũ Uniswap Labs thông báo một dự án Layer 2 có tên gọi Unichain. Vậy Unichain là gì? Mạng lưới này có vai trò gì trong bộ sản phẩm của Uniswap?
Avatar
nguyennsh
Published 7 days ago
Updated 3 days ago
6 min read
unichain là gì

Unichain là gì?

Unichain là blockchain layer 2 được phát triển bởi đội ngũ Uniswap Labs. Mạng lưới này sử dụng giải pháp mở rộng Optimistic Rollup từ OP Stack, do đó Unichain có tính tương thích cao với EVM và khả năng mở rộng tốt tới các mạng lưới thuộc Superchain.

Mục đích của Unichain là giúp người dùng trên Uniswap giao dịch nhanh và rẻ hơn so với trước đây. Không những vậy, Unichain giờ đây sẽ hỗ trợ sàn DEX Uniswap có thể thực hiện các giao dịch đa chuỗi, điều mà trước đây Uniswap chưa thể làm được.

Hiện tại, Unichain chỉ mới trong giai đoạn testnet và chưa có thông báo chính thức về thời gian mainnet.

giao diện unichain
Giao diện Unichain.
advertising

Điểm nổi bật của blockchain layer 2 Unichain

Thoạt nhìn Unichain có tính tương đồng về cấu trúc và mô hình hoạt động với các Layer 2 xây dựng từ OP Stack. Nhưng trong cấu trúc của Unichain vẫn bao gồm một điểm riêng biệt khiến công nghệ của Unichain được chú ý.

Đọc thêm: Mô hình hoạt động của Optimistic Rollup.

Unichain tích hợp một loại hình công nghệ mới mang tên Rollup - Boost, cho phép mạng lưới này có thể đẩy nhanh tốc độ xử lý và sắp xếp giao dịch. Từ đó, Unichain có thể hạn chế tối đa các trường hợp MEV tấn công vào người dùng trên Uniswap.

Trong mô hình Rollup - Boost có hai thành phần chính gồm:

  • TEE (Trusted Execution Environment): Là thành phần cho phép quá trình xác thực và sắp xếp giao dịch diễn ra một cách công bằng và không bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Hiển nhiên, để sử dụng TEE, Unichain phải đánh đổi hiệu suất mạng lưới và phần cứng thiết lập tốn kém.
  • Fastblocks: Là những *block phụ (sub blocks) đóng vai trò xác nhận block cho giao dịch của người dùng, với thời gian tạo khối là 250 mili giây. Mục tiêu của Fastblocks là tăng trải nghiệm giao dịch ngay lập tức cho người dùng.

*Khi tham gia trên các Layer 2 thông thường, giao dịch của người dùng sẽ được thực thi ngay lập tức, nhưng để chứng minh tính đúng đắn cần phải tốn một khoảng thời gian dài (từ 3 phút - 60 phút). Bởi vì những dữ liệu này cần phụ thuộc vào thời gian tạo các confirmation block từ các Layer 2. Việc có các block đóng vai trò confirmation block sẽ đẩy nhanh quá trình xác thực và thực thi giao dịch cho người dùng.

Theo đó, khi áp dụng Fastblocks và TEE, một giao dịch trên Unichain sẽ trải qua các cộng đoạn sau:

  • Giao dịch được thực hiện trên Uniswap và dữ liệu gửi về TEE.
  • Sau khi được đưa và mempool và sắp xếp, giao dịch này được đưa về Fastblocks để hoàn tất công đoạn cuối cùng là xác thực.
  • Lúc này, các node trên Unichain có thể tải xuống và thực thi giao dịch cho người dùng, thay vì phải đợi một block mới trên Layer 2 để xác minh tính đúng đắn. Bởi vì đã có Fastblocks chứng minh trước đó.

Nhìn chung, với việc kết hợp TEE và Fastblocks, Unichain tạo nên một cơ chế đẩy nhanh tốc độ giao dịch nhanh hơn nhiều lần so với các layer 2 khác. Nhưng đồng thời vẫn duy trì tính bảo mật, hạn chế MEV từ cơ chế TEE.

cấu trúc của unichain
Cấu trúc của Unichain. Ảnh: Flashbots.

Vai trò của Unichain trong hệ sinh thái Uniswap

Hiện tại, Unichain chỉ mới trong giai đoạn testnet nên vai trò của Unichain vẫn chưa rõ ràng. Nhưng theo các tài liệu của Unichain và các sản phẩm gần đây của Uniswap Labs, đội ngũ muốn hướng Unichain cho các mục đích sau:

  • Đầu tiên, Unichain tăng thêm tính ứng dụng cho người nắm giữ token UNI, khi họ có thể tham gia staking UNI để trở thành validator trên Unichain. Sau khi Unichain ra mắt chưa đầy 1 ngày, token UNI cũng chứng kiến sự tăng trưởng hơn 11.8%.
  • Cho phép DEX Uniswap có khả năng giao dịch đa chuỗi: Thông qua việc sử dụng OP Stack, người dùng trên Uniswap có thể giao dịch cũng như cung cấp thanh khoản đa mạng lưới (thuộc Superchain) chỉ với một nút bấm. Điều này không chỉ tăng ứng dụng cho sàn Uniswap, mà còn giúp thanh khoản của sàn không gặp phải vấn đề phân mảnh và giúp người dùng tránh trượt giá khi giao dịch.
  • Tăng tính ứng dụng cho ERC - 7683: Trong trường hợp giao dịch đa chuỗi ở những mạng lưới không thuộc Superchain, Unichain đã áp dụng ERC - 7683, một tiêu chuẩn được thiết kế để thống nhất bộ khung cho việc giao dịch cross-chain. Tuy nhiên, việc áp dụng ERC - 7683 chỉ cho phép người dùng giao dịch đa chuỗi và không thể cung cấp thanh khoản đa mạng lưới.

Ngoài ra, một số người còn cho rằng Unichain chính là tiền đề cho Uniswap V4 ra mắt và xây dựng trên mạng lưới này. Tính năng Hook của Uniswap V4 cho phép nhà phát triển triển khai các pool thanh khoản với tùy chỉnh về tính năng riêng biệt cho pool. Theo đó, Unichain có khả năng tạo dựng một hệ sinh thái tương đối khác biệt, khi “dApp” trên mạng lưới chính là những pool thanh khoản từ Uniswap V4.

Sau ý tưởng trên, cộng đồng cũng tương đối thích thú và nhiều người cũng kêu gọi các dự án DeFi lớn như Aave, Swell… phát triển theo hướng đi của Uniswap. Từ đó, thúc đẩy những ý tưởng mới cho ngách DeFi.

Đọc thêm: Phân tích Unichain - Tăng tiện ích cho token UNI và thiết kế lại cơ chế MEV

Một số dự án tương tự

  • Morph: Blockchain layer 2 sử dụng giải pháp mở rộng Optimistic Rollup và Zk Rollup.
  • Fraxchain: Blockchain layer 2 được phát triển bởi đội ngũ Frax Finance. Fraxchain cũng kết hợp hai giải pháp mở rộng Optimistic Rollup và Zk Rollup.
RELEVANT SERIES