SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Xu hướng tiếp theo của NFT collection

NFT Collection từng được coi cánh cửa thu hút người dùng mới tới crypto và tạo ra một lượng lớn giá trị. Thị trường thay đổi, các bộ sưu tập NFT này cũng đi phát triển nhiều xu hướng khác nhau để bắt nhịp với giai đoạn mới.
Avatar
Duy Nguyen
Published Jul 11 2024
Updated Jul 12 2024
14 min read
xu hướng của nft collection

NFT Collection đã đi được đến đâu?

(2017): Những bước đầu tiên 

Khởi đầu với sự ra mắt của Crypto Punks vào tháng 06 năm 2017,  bộ sưu tập gồm 10,000 NFT có phong cách pixel 8-bit là một trong những bộ NFT nổi tiếng đầu tiên trên thế giới.

cryptopunks

Vào thời điểm ra mắt, chuẩn ERC-721 còn chưa xuất hiện. Team phát triển Crypto Punks đã phải sửa code ERC-20 để có thể tạo ra các token khác nhau. Chính sự tài tình đó đã truyền cảm hứng cho việc phát triển chuẩn ERC-721 sau này.

Cùng thời điểm đó CryptoKitties, tựa game cho phép tạo và giao dịch các chú mèo NFT tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng người dùng và giá trị NFT. NFT lúc này đã cho thấy ứng dụng sáng tạo và khả năng thu hút giá trị mà mình có thể mang lại.

Những bước đầu tiên giới thiệu về khái niệm NFT đã thành công nhưng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Các dự án NFT khi đó còn thiếu định hướng phát triển và chưa tìm được cách để giữ chân người dùng.

Đọc thêm: ERC721 là gì? Ứng dụng của Token ERC-721 để tạo ra NFT.

(2021-2022): Sự bùng nổ 

Sau một thời gian không nhận được sự chú ý, các bộ sưu tập NFT dần thu hút dòng tiền trở lại. Xu hướng tăng trưởng chung của thị trường khiến nhiều nhà đầu tư giàu có một cách nhanh chóng. Lúc này họ có nhu cầu thể hiện mình nhiều hơn và muốn tham gia cộng đồng có tiếng nói chung. Những bộ sưu tập NFT đáp ứng được điều này.

Thuật ngữ PFP (Profile Picture) NFT nổi lên mạnh mẽ khi người dùng sử dụng các NFT làm ảnh đại diện trên các mạng xã hội. Ảnh đại diện của bộ sưu tập càng giá trị thì càng thoả mãn được nhu cầu thể hiện bản thân. Khi sở hữu NFT, người dùng sẽ nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt như quyền tham gia cộng đồng, vé sự kiện, airdrop,...

Đã có nhiều bộ sưu tập tạo ra doanh thu lớn trong giai đoạn này như Bored Ape Yacht Club, Azuki, Pudgy Penguins,... Doanh thu trên chủ yếu đến từ phí mint và royalty.

doanh thu từ phí mint và royalty
Doanh thu của một số bộ sưu tập NFT - Nguồn: DeFiLlama

Những dự án thành công có các đặc điểm như:

  • Câu chuyện hay
  • Hình ảnh chỉn chu
  • Thường xuyên tổ chức những sự kiện on-offline để giữ lửa cộng đồng
  • Hợp tác với những ngôi sao/ nhãn hàng lớn để quảng bá
  • Mang lại giá trị tài chính cho cộng đồng như airdrop, whitelist,...

Các bộ sưu tập NFT lúc này đã biết tận dụng lợi thế của NFT để đáp ứng nhu cầu người dùng crypto. Tuy nhiên những khó khăn liên quan đến mô hình hoạt động dần lộ rõ và vẫn ảnh hưởng tới việc thu hút giá trị của các bộ sưu tập NFT đến tận ngày nay.

khối lượng giao dịch nft
Khối lượng giao dịch NFT từ 2021 đến hiện tại - Nguồn: nftpulse.org

(2022 - Hiện tại): Khó khăn 

Vì doanh thu chủ yếu đến từ phí mint và royalty (phần lớn đến ở giai đoạn đầu), dự án có xu hướng tạo thêm những bộ sưu tập NFT để có thêm nguồn thu mới.

bộ sưu tập gốc và những bộ sưu tập con

Việc phát hành thêm bộ sưu tập phần nào đó giúp mở rộng cộng đồng, thứ bị hạn chế bởi tổng cung NFT ban đầu. Những người nắm giữ NFT gốc sẽ có quyền lợi từ bộ sưu tập mới như được airdrop, được ưu tiên mint NFT.

Tuy nhiên mô hình trên không bền vững khi toàn bộ doanh thu thuộc về đội ngũ phát triển. Bộ sưu tập mới xuất hiện pha loãng giá trị của bộ sưu tập gốc. Người dùng lúc này đến vì kỳ vọng tăng giá và airdrop. Bản thân những người sở hữu NFT không có động lực để đóng góp cho dự án, bản thân dự án cũng không có động lực bỏ tiền về sau. Giá trị NFT tăng vì điều gì thì khi nó qua đi cũng sụt giảm nhanh chóng.

giá sàn cao nhất và giá sàn hiện tại của nft collection
Giá sàn cao nhất và giá sàn hiện tại của các bộ sưu tập NFT hàng đầu

Đến hiện tại, bài toán làm thế nào để các bộ sưu tập NFT thu hút giá trị trở lại vẫn chưa có lời giải. Tuy nhiên các bộ sưu tập NFT không giậm chân tại chỗ. Có nhiều xu hướng phát triển đang được thử nghiệm và triển khai. Chìa khoá để mở ra chu kỳ tăng trưởng mới của NFT hoàn toàn có thể đến từ đây.

Xem thêm: Toàn cảnh NFT Collection | Sự cạnh tranh của những vùng đất Jpeg.

Ở phần tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu vễ những xu hướng phát triển chủ đạo đang được các bộ sưu tập NFT tiếp cận.

advertising

Xu hướng 1: Tăng tính ứng dụng cho NFT

NFT kết hợp ra mắt sản phẩm 

Những dự án đi theo hướng này sẽ phát triển sản phẩm bên cạnh những bộ sưu tập NFT. Người sở hữu NFT sẽ nhận được lợi ích khi sử dụng sản phẩm. Tệp khách hàng chủ yếu mà đối tượng này nhắm tới là người dùng web3

Ví dụ có thể kể tới như:

  • Người sở hữu NFT trong hệ sinh thái Yuga và đối tác có thể mang NFT mình sở hữu vào vũ trụ Otherside.
vũ trụ ảo otherside
  • Sở hữu NFT Mad Lads sẽ giảm phí giao dịch khi sử dụng Backpack Exchange.
bảng phí sàn backpack
  • Người sở hữu NFT Starship nhận được thêm nhiều quyền lợi như tăng lượng token được mua hoặc đảm bảo được quyền mua token,  tuỳ vào launchpad.
starship launchpad

Việc kết hợp các bộ sưu tập NFT với sản phẩm cho nhiều lợi thế như:

  • Có sẵn cộng đồng trải nghiệm sản phẩm
  • Có sẵn người dùng tiềm năng
  • Có sẵn cộng đồng quảng bá cho cho sản phẩm
  • Người sở hữu NFT có thể làm nhiều thứ hơn

Trở ngại của xu hướng trên nằm ở việc phát triển sản phẩm. Để một đội ngũ khởi đầu bằng việc phát hành NFT có đủ chuyên môn kỹ thuật phát triển sản phẩm là rất khó khăn. Yuga Labs với doanh thu hàng trăm triệu USD có thể hợp tác với những bên khác như công ty Improbable để phát triển game. Ở mặt khác, những bộ sưu tập với nguồn vốn nhỏ hơn khó có thể làm được như vậy. Đó là lý do những dự án như Azuki cũng từng được cộng đồng yêu cầu làm game nhưng đã bị đội ngũ phát triển phủ quyết.

Hiện tại ngoài nhánh gaming, lợi ích mà NFT nhận được ở những sản phẩm thuộc lĩnh vực khác còn ít. Bản thân sản phẩm cũng chưa thu hút được người dùng do chất lượng không nổi bật với các bên khác cùng phân khúc.

Cải tiến chuẩn NFT 

Một hướng phát triển khác để tăng tính ứng dụng của NFT là cải tiến chuẩn NFT, theo đó NFT có thể được phục vụ cho nhiều mục đích hơn theo một cách linh hoạt hơn. Ví dụ có thể kể đến như Dynamic NFT cho phép NFT thay đổi dựa trên các quy tắc và điều kiện được lập trình trước, ERC404 và DN404 cho phép người dùng sở hữu NFT song song với fungible token, ERC721A cho phép mint nhiều NFT cùng một lúc và chỉ cần trả phí gas tương đương với một lần mint được phát triển bởi đội ngũ Azuki.

dynamic nft
Dynamic NFT - Nguồn: Chainlink

Những khái niệm như Dynamic NFT, ERC404, DN404 dù đang có dự án phát triển nhưng còn ở giai đoạn mới. Ta vẫn chưa thấy một sản phẩm hoàn chỉnh chứng minh được tính thực tiễn và tiềm năng xuất hiện trên thị trường.

Xu hướng 2: Phát triển giá trị IP (quyền sở hữu trí tuệ) cho NFT

Thay vì tập trung vào nhóm người dùng web3 thông qua việc phát triển sản phẩm và tăng tính ứng dụng cho NFT. Các dự án phát triển giá trị IP nhắm tới việc tăng độ nhận diện của bộ sưu tập với người dùng non-crypto bằng các sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận như đồ chơi, phim,... Việc này giống cách mà những nhân vật như Mickey Mouse, Spiderman hay những series phim như Star Wars trở thành biểu tượng và thu hút lượng giá trị khổng lồ cho những công ty sở hữu IP đó.

doanh thu từ việc cho thuê ip
Doanh thu từ việc bán sản phẩm liên quan tới IP của các công ty. Nguồn: Statista

Ví dụ về những dự án phát triển giá trị IP cho NFT có thể kể tới như:

đồ chơi pudgy
  • Azuki đang phát triển phim anime có chủ đề xoay quanh các nhân vật sở hữu sức mạnh nguyên tố
anime azuki
  • Doodles đang phát triển phim hoạt hình với sự hợp tác của nhiều ca sĩ nổi tiếng.
phim hoạt hình doodles

Hướng tiếp cận trên giúp:

  • Giảm độ khó kỹ thuật
  • Tiếp cận được tệp khách hàng rộng hơn
  • Có sẵn khách hàng tiềm năng
  • Có sẵn cộng đồng quảng bá cho cho sản phẩm

Điểm khó khăn của hướng tiếp cận trên nằm ở việc làm thế nào để sản phẩm có thể đi vào đại chúng nhưng vẫn mang lại giá trị cho người sở hữu NFT.

Ví dụ về Pudgy Penguins, việc phát hành những món đồ chơi sử dụng hình ảnh chú chim cánh cụt dễ thương kết hợp với chiến lược bán hàng đúng đắn (đẩy mạnh sự hiện diện tại các điểm phân phối lớn như Wallmart, các sàn thương mại điện tử như Amazon) đã giúp dự án bán được hơn 1 triệu sản phẩm trị giá hơn 10 triệu USD trong năm đầu tiên. Người sở hữu NFT được chọn để sử dụng hình ảnh làm đồ chơi sẽ được chia sẻ một phần lợi nhuận.

Sự thành công của Pudgy Penguins đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho các bộ sưu tập NFT. Thực chất quyền sở hữu IP với các bộ sưu tập NFT là không mới. Phần lớn các bộ sưu tập NFT hàng đầu đều cho người sở hữu NFT quyền sử dụng hình ảnh NFT của mình cho mục đích thương mại hoặc phi thương mại. Tuy nhiên Pudgy Penguins là dự án đầu tiên nỗ lực trong việc tăng giá trị IP thông qua việc sử dụng hình ảnh NFT để bán sản phẩm ở quy mô lớn cũng như chia sẻ doanh thu.

quyền ip khi sở hữu nft
Điều khoản IP của các bộ sưu tập NFT hàng đầu

Để thúc đẩy xu hướng phát triển trên, đội ngũ Pudgy Penguins cũng phát triển OverpassIP, đây là sàn giao dịch cho phép chủ sở hữu NFT có thể cho đối tượng khác (nhãn hàng, thương hiệu, hộ kinh doanh,...) thuê IP NFT của mình. Khi sản phẩm được làm ra từ IP đó tạo ra doanh thu, một phần doanh thu sẽ được chia lại cho chủ sở hữu NFT.

ip marketplace

Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu sử dụng IP của NFT còn thấp do giá trị IP chưa đủ mạnh. Để kích hoạt một vòng quay tích cực yêu cầu những dự án bỏ nhiều công sức trong giai đoạn đầu để bộ sưu tập có thể được hưởng ứng rộng rãi. Khi bộ sưu tập có lượng người hâm mộ đủ lớn sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng nội dung để bán sản phẩm.

Xu hướng 3: Duy trì bởi cộng đồng

Những bộ sưu tập như trên sẽ không có một tổ chức nào công khai đứng sau và tương lai bộ sưu tập phụ thuộc hoàn toàn bởi cộng đồng. Một cách tiếp cận khác là quyền sử dụng IP được mở hoàn toàn cho cộng đồng.

Ví dụ về xu hướng trên có thể kể đến:

  • CryptoPunks: Thương hiệu CryptoPunks thực chất đã được mua và sở hữu bởi Yuga Labs. Tuy nhiên bản thân Yuga Labs lại thông báo rằng công ty sẽ “không động đến” dự án nữa.
  • Milady Maker: Bộ sưu tập có hướng tiếp cận khác biệt khi quyền sử dụng IP được mở hoàn toàn. Bất kỳ ai kể cả người không sở hữu NFT cũng có thể sử dụng IP, tạo ra sản phẩm phái sinh và thương mại hoá chúng. Tuy nhiên điều khoản trên cũng được áp dụng tương tự với sản phẩm phái sinh.

Khó khăn của những bộ sưu tập không có tổ chức đứng sau là sự hạn chế về nguồn lực phát triển. Nếu không có những cập nhật mới thì sẽ khó duy trì cộng đồng nhất là trong thị trường mà sự chú ý của người dùng thay đổi nhanh như crypto.

Tuy khó khăn nhưng để một dự án có chỗ đứng không phải là bất khả thi. Những câu chuyện liên quan đến yếu tố phi tập trung và quyền lợi cộng đồng rất dễ nhận được sự chú ý. Đây là lợi thế để những người sở hữu NFT duy trì và mở rộng cộng đồng.

Những bộ sưu tập có điểm nhấn thực sự sẽ có lợi thế hơn khi so sánh với những bộ sưu tập chỉ làm ra rồi để lại cho cộng đồng. Ví dụ như CryptoPunks có giá trị lịch sử, Milady Maker được tỷ phú Elon Musk tweet.

Tạm kết

Các bộ sưu tập NFT trong thị trường crypto vẫn đang tích cực phát triển bất chấp tình hình thị trường. Có nhiều xu hướng đang được triển khai và mỗi xu hướng có điểm mạnh, điểm yếu và những khó khăn riêng cần vượt qua.

NFT IP là một hướng hay để NFT, crypto, web3 tiếp cận và mở rộng sang tệp người dùng web2, non-crypto. Tuy nhiên, cả thị trường mới chỉ có một số cái tên có chút thành tựu bước đầu. Chúng cần thêm thời gian để định hình rõ ràng và phát triển.