SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Yearn Panorama #04 (H1/2021) | Duy trì vị thế dẫn đầu mảng Assets Management

Báo cáo Yearn nửa đầu năm 2021 đã cho thấy vị thế dẫn đầu trong mảng Assets Management của Yearn Finance. Tìm hiểu ngay tại đây!
Avatar
ducdinh
Published Jul 08 2021
Updated Sep 28 2023
20 min read
thumbnail

Tuy không phải là một nền tảng Blockchain cung cấp khả năng triển khai Smart Contract ở trên đó, nhưng Yearn Finance dưới bàn tay của Andre Cronje đã xây dựng nên một hệ sinh thái đúng nghĩa, với việc bắt tay với hàng loạt các tên tuổi lớn trên thị trường DeFi để tạo nên một nền tảng Assets Management hàng đầu.

Do đó thông qua Báo cáo Yearn, mình sẽ cập nhật và phân tích cho anh em những sự kiện xảy ra trong hệ Yearn Finance trong khoảng thời gian từ đầu năm 2021 đến nay!

Toàn cảnh hệ sinh thái Yearn Finance 

Cập nhật quan trọng

  • Yearn Finance mua vào thêm 1.41 triệu CRV (Số lượng CRV được mua từ Yearn tổng cộng đã lên tới hơn 20 triệu Token). Trong mô hình Curve Finance, khi Staking CRV sẽ nhận được thêm nhiều Reward hơn khi Farming. Chứng tỏ Yearn Finance sẽ còn có xu hướng Yield Farming và nắm giữ CRV trong một khoảng thời gian khá dài tới.
  • Cream Finance thông qua list Token yVaults (là những Token đại diện cho việc anh em đã Deposit vào các Pool Farm của Yearn). Theo đó anh em có thể sử dụng các Token này làm tài sản thế chấp để vay qua nền tảng.
  • MakerDAO giảm mức phí Stability cho Yearn Finance từ 4% xuống còn 1%. Điều này sẽ giúp Yearn Finance giảm chi phí Borrowing trên Maker từ đó tăng hiệu quả cho các chiến lược Farming trên nền tảng. (Thông tin chi tiết anh em có thể tìm hiểu tại đây).
  • Triển khai chính thức Yearn v2 vào cuối tháng 1 góp phần giúp TVL phá ATH và bước vào đợt tăng trưởng mới.

 Những con số ấn tượng trong hệ sinh thái Yearn 

  • TVL của nền tảng đạt $4B (giảm khoảng 20% từ mức ATH), tuy nhiên đây là mức giảm nhỏ hơn so với mức giảm khoảng 40% TVL của toàn bộ thị trường DeFi trên Ethereum. Cho thấy Yearn Finance vẫn là một địa chỉ tin tưởng đối với Users.

yearn tvl

TVL của Yearn Finance

  • Yearn Finance đã kiếm được tổng cộng $27M kể từ khi Launching đến nay (đây là phần đã trừ đi lợi nhuận của các Depositors).
  • Các dự án Partner với Yearn hiện tại đã kiếm được khoảng $600,000 bao gồm Inverse Finance, BadgerDAO, Alchemix và FRAX. Nếu một dự án nào đó được Build trên nền tảng của Yearn Finance thì có thể kiếm lên tới 50% lượng Fee.
  • Hiện đang có tới hơn 200 chiến lược Farming được triển khai trên v2 của Yearn Finance (thông tin cụ thể anh em có thể tìm kiếm tại đây).

Theo dòng sự kiện hệ sinh thái Yearn Finance

Thông qua Infographic dưới đây anh em có thể phần nào nắm được những sự kiện chính liên quan tới sự phát triển của Yearn Finance.

sự kiện yearn h1 2021

Theo dòng sự kiện Yearn Finance nửa đầu năm 2021

Trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2021 vừa qua Yearn Finance đã có những cập nhật sau:

Trong tháng 1/2021, version 2 của Yearn Finance đã được ra mắt chính thức:

  • Điểm nổi bật nhất của v2 đó là khả năng cung cấp nhiều chiến lược Farming cho Vault để lợi nhuận của Users được tối ưu hơn.
  • Đồng thời v2 cũng cho phép cộng đồng có khả năng đóng góp các chiến lược và hưởng một phần lợi nhuận từ các chiến lược Farming đó (nếu được triển khai chính thức).
  • Với v2 thì Yearn đã tạo ra được rất nhiều lợi ích cho các Users cũng như các nhà phát triển chiến lược, góp phần là nền tảng vững chắc mở rộng hệ sinh thái.

Cập nhật YIP-57: Mint thêm 6,666 YFI trong tháng 2 và cập nhật BABY.

  • Cụ thể 6,666 YFI được Mint thêm này sẽ được dùng để làm Reward cho những người đóng góp cho hệ sinh thái cũng như tạo thêm Incentives cho Liquidity Mining và các Vault của Yearn.
  • Cập nhật này cùng với ra mắt v2 đã giúp Yearn tạo thêm được Demand từ nhiều đối tượng từ các nhà phát triển chiến lược đến người dùng.
  • Cùng với đó là cập nhật BABY - Buy Back and Build YFI: Dùng Earning để buy back lại YFI giúp Ecosystem phát triển hơn nữa.

yveCRV “Backscratcher" Vault: Như mình đã đề cập ở trên. Khi ra mắt Vault này thì sẽ tận dụng được tính năng Boost Reward đến từ Curve và sinh ra nhiều lợi nhuận hơn.

Yearn Partner Program: Chia sẻ lợi nhuận (lên tới 50%) cho các nền tảng khác khi xây dựng trên cơ sở của Yearn Finance. Chương trình này sẽ khiến cho Yearn vừa tăng TVL, vừa mở rộng hệ sinh thái cũng như tạo được quan hệ tốt trong hợp tác với nhiều dự án khác.

Với những nền tảng vững chắc được xây dựng như trên thì Yearn Finance đã có được sự bứt phá về TVL (từ $1B lên tới $5B (ATH) trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6).

Xét về tổng quan có thể thấy được:

  • Yearn build những nền tảng vững chắc và liên tục cập nhật Update từ những nền tảng đó để thu hút thêm TVL, cũng như mang lại lợi nhuận cao nhất cho users.
  • Điểm này cho thấy mức độ Constancy và tầm nhìn dài hạn của Andre trong việc xây dựng Yearn (không cần ra các Big News, Big Updates chỉ dựa vào nâng cấp các nền tảng được đề ra ban đầu vẫn liên tục thu hút thêm TVL).

Phân tích từng mảnh ghép trong hệ sinh thái Yearn Finance

Như vậy anh em có thể thấy rằng hệ sinh thái Yearn được cấu tạo từ việc liên kết Yearn Finance với rất nhiều các dự án khác với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, cũng như Leverage thanh khoản cho các dự án trong hệ.

Một số cái tên trong hệ có thể kể đến như:

  • Cream Finance: Đóng vai trò là nền tảng chính giúp Leverage thanh khoản để tối ưu nguồn vốn cho Yearn Finance.
  • Pickle Finance: Hoạt động như một nền tảng “Backscratcher” cho Yearn.
  • SushiSwap & Curve: Các AMM này là những Partner nổi tiếng của Yearn là nền tảng để Yearn đưa ra các chiến lược Farming.
  • Keep3r Network: Là nền tảng để Andre Cronje tìm thêm các cộng sự giúp mình phát triển Yearn thêm lớn mạnh.
  • Anyswap: Là một Cross-chain AMM giúp cho Yearn và các Partner có thể mở rộng hệ sinh thái của mình qua Multichain.

Anh em hãy cùng mình đi sâu vào phân tích một số mảnh ghép đáng chú ý! 

Phép thử đối với Fantom

Nếu anh em theo dõi Series Fantom Panorama có thể thấy rằng Fantom là một hệ sinh thái được hỗ trợ rất nhiều đến từ Andre Cronje. Bằng chứng ở việc trước khi thông báo hỗ trợ mạng lưới Polygon đến từ SushiSwap, Curve hay Cream thì các dự án này đều đã hỗ trợ mạng lưới Fantom.

Cùng với đó sự hỗ trợ của Andre trong phát triển các Bridge làm cầu nối cho thanh khoản sang Fantom.

fantom bridge

Trong lĩnh vực Bridge, Fantom đang được hỗ trợ bởi ba dự án:

  • Multichain - Phát triển bởi Andre Cronje.
  • RenVM Bridge - Bridge hàng đầu hiện nay được Alameda Research đầu tư.
  • Anyswap - Bridge hỗ trợ 9 blockchain khác nhau.

Nhưng việc phát triển quá nhiều các dự án “fork” và tự phát không có sự hỗ trợ đến từ Fantom Foundation, do đó hầu hết các dự án này đều không có chất lượng cao và không giữ được dòng tiền lại trong hệ.

Theo quan điểm cá nhân của mình, việc các dự án như Cream, Sushi hay Curve hỗ trợ mạng lưới Fantom là một dấu hiệu cho thấy Yearn Finance muốn mở rộng qua các hệ sinh thái khác.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, phép thử của Andre khi phát triển hệ sinh thái trên Fantom là không thành công. Do đó cái tên tiếp theo tiềm năng hơn được “Bố già DeFi" hướng tới đó là Polygon.

Mở rộng hệ sinh thái đến Polygon

Có hai tin tức khá đang chú ý đó là việc tích hợp Polygon của Cream FinancePickle Finance.

cream to polygon

Dự án mới thông báo Launching trong thời gian gần đây nên lượng thanh khoản chưa đạt được những con số ấn tượng.

market polygon

TVL của Polygon.

Ngoài ra còn một dự án nữa cũng thông báo tích hợp mở rộng sang hệ Polygon đó là Pickle Finance. Ngoài việc thông báo triển khai các chiến lược Farming thì Pickle cũng đưa ra chương trình Reward (phân phối 0.1 Pickle mỗi Block tương đương với giá trị khoảng $44,000 mỗi tuần) để Boost thanh khoản.

Ngoài ra, Polygon cũng thông báo sẽ cung cấp $100,000 giá trị MATIC cho PICKLE users và phân phối dần trong vòng 8 tuần (thông tin chi tiết anh em có thể tìm đọc tại đây).

Nhìn vào bức tranh tổng quan thì có thể thấy được:

  • SushiSwap đã triển khai trên Polygon, tuy nhiên các tính năng chưa đầy đủ.
  • Curve Finance cũng đã triển khai trên Polygon.
  • Chúng ta thấy được sự xuất hiện của mảnh ghép Lending thuộc Yearn cũng lên Polygon cách đây vài ngày.
  • Pickle với vai trò là “Backscratcher” Vault của Yearn cũng đã chuyển qua Polygon.

Do đó hoàn toàn có thể kỳ vọng khi các mảnh ghép được hoạt động với đầy đủ tính năng như việc Sushi cho phép Staking Sushi trên Polygon, hay Iron Bank của Cream được triển khai qua Polygon, thì hoàn toàn có thể kỳ vọng Yearn di chuyển qua Polygon là điều sẽ xảy ra.

Khi đó với lợi thế đến từ mức Network Fee rẻ thì khả năng TVL của Yearn Finance sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ mới.

“The Curve War” với Convex Finance

Gần đây, thị trường xuất hiện một nền tảng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với Yearn Finance trong mảng Asset Management đó là Convex Finance.

“The Curve War” với Convex Finance

“The Curve War” Nguồn: Bankless

Cụ thể sự việc này như sau:

  • Như anh em đã biết với việc Staking và Lock CRV trên Curve thì Reward từ Curve sẽ được tăng lên.
  • Do đó cả 2 nền tảng này đều mua vào CRV và cho phép Depositors của họ nhận được một phần từ lượng Boost Reward đến từ Curve.
  • Tuy nhiên, với lợi thế là một nền tảng mới nên Convex sẽ cung cấp thêm Reward là Token của dự án sẽ khiến mức APY hấp dẫn hơn so với Yearn Finance.

Và kết quả Convex tại thời điểm mình viết bài đã thu hút được lượng TVL lên tới $4B.

Nếu xét về lượng CRV đang được nắm giữ bởi các nền tảng này thì hiện nay Yearn Finance đang sở hữu khoảng 20 triệu CRV và Convex với hơn 35 triệu.

curve daily profit

Tuy theo logic thông thường thì nền tảng nào sở hữu nhiều CRV hơn sẽ có được APY cao hơn, nhưng khi nhìn vào Performance anh em có thể thấy lượng APY của Yearn Finance từ Curve lại cao hơn rõ rệt.

Convex lại có lợi thế từ mức Yield đến từ Reward của CVX. Do đó, có thể trong ngắn hạn Convex sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Yearn.

Tuy nhiên, trong dài hạn nếu Convex chỉ dựa vào Curve thì sẽ rất khó có thể cạnh tranh lại được với Yearn, do hiện tại Uniswap v3 đang có tiềm năng Flip được Curve trong mảng Stable Swap. Và đồng thời Yearn cũng đang chứng minh là nền tảng Asset Management hàng đầu với việc tận dụng được nguồn vốn hiệu quả hơn so với Convex.

Keep3r Network

Keep3r Network là một dự án được Andre Cronje xây dựng để thu hút thêm những Developers cùng xây dựng các sản phẩm phục vụ hệ sinh thái Yearn Finance.

Một số sản phẩm từ Keep3r Network có thể kể đến như:

  • Oracle: Dự án đã cung cấp giải pháp Oracle cho nhiều nền tảng nổi tiếng như SushiSwap, Unit Protocol (hiện tại không còn cung cấp), Alpha Homora, …
  • Liquidation: Tính năng giúp Yearn tránh khỏi tình trạng bị thanh lý các khoản nợ trong trường hợp sự kiện Blackswan xảy ra, tính năng này cũng được cung cấp trên một số dự án như Bzx,…
  • Hegic Option Close: Giúp HEGIC trong việc đóng vị thế các Option.
  • Thực hiện một số Strategy trong Yearn Vault
  • ...

Tính đến nay đã có hơn 30,000 Jobs được hoàn thành với sự tham gia của hơn 1,000 Keepers.

Keep3r Network dashboard

Hơn 30,000 Jobs được hoàn thành với sự tham gia của hơn 1,000 Keepers.

Tuy nhiên, như trong phân tích dữ liệu On-chain Keeper, thì con số về Keepers không có sự tăng trưởng nhiều.

Ngoài ra, vào ngày 8/6, Andre Cronje cũng đã đưa ra đề xuất để cải thiện Tokenomics của KP3R.

Andre đề xuất cải thiện keep3r

Andre đề xuất Model Stablecoin dựa trên cơ chế Mint/Burn token KP3R

Theo đó, Andre đề xuất Model Stablecoin của nền tảng được xây dựng dựa trên cơ chế Mint/Burn token KP3R. Theo mình, Model này cơ bản sẽ Captured value cho Keep3r Network như sau:

  • Giúp ổn định giá cả của KP3R hơn khiến cho các Keep3r có thêm động lực để hoàn thành Jobs được giao hơn (vì các Keepers sẽ được Reward bằng KP3R).
  • Từ đó sẽ thu hút thêm nhiều Jobs và Keepers hơn và làm tăng Treasury Vault dẫn đến tăng Demand Side của Token.

Như vậy, đây là một cập nhật rất đáng mong chờ đến từ Andre Cronje với tiềm năng lớn giúp giá cả KP3R có sự tăng trưởng.

Dự phóng đối với Yearn Finance

Tiềm năng và thách thức trong tương lai

Sự phát triển của Yearn Finance thường đi cùng tốc độ tăng trưởng của thị trường DeFi. Do đó dư địa để tăng trưởng là rất lớn. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Convex Finance thì cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cạnh tranh trong tương lai.

Trong việc cạnh tranh “The Curve War" với Convex gần đây thì mình thấy Yearn Finance đang có phần nhỉnh hơn. Như anh em đã biết thì gần đây Curve v2 đã ra mắt sản phẩm Tricrypto với Pool swap bao gồm (wBTC, ETH, USDT) để cạnh tranh với Uniswap v3.

curve pools

Các pool của Curve

Với việc là Pool được Boost Reward cao nhất hiện nay, cả Convex và Yearn Finance sẽ tận dụng cơ hội này để ra mắt sản phẩm Farming với Pool này.

Xét về APY thì Yearn Finance lại đang cho thấy mình là người nhỉnh hơn khi có mức APY vào khoảng 22.87%.

tricrypto yearn pool

APY Yearn Finance vào khoảng 22.87%

Đối với Convex thì mức APY có nhỉnh hơn 1 chút ở mức 25.79% nhưng đó đã bao gồm tận 11.63% APY đến từ CVX rewards.

tricrypto convex vault

APY Convex là 25.79%, trong đó có 11.63% APY đến từ CVX rewards

Như vậy các nhà chiến lược của Yearn đã đưa ra được chiến lược hiệu quả hơn so với Convex, xét về việc phát triển trong dài hạn thì Yearn có những lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn:

  • Lợi thế đến từ có một hệ sinh thái đồ sộ: Giúp Yearn có thể Leverage nguồn yield từ Lending cũng như đến từ AMM reward của Sushi,… điều mà Convex chưa làm được.
  • Yearn Partner Program: Như mình đã phân tích ở bên trên với chương trình này thì hệ sinh thái của Yearn sẽ được mở rộng nhiều hơn nữa.
  • Tối ưu chi phí: Thông qua Keep3r Network thì Yearn Finance tối ưu được rất nhiều khoản chi phí như về Oracle hay Liquidation.
  • Khả năng trở thành First Mover trên Polygon

Do đó xét trên những yếu tố cạnh tranh trên thì cuộc chiến trong mảng Assets Management về dài hạn rất có thể Yearn sẽ trở thành người chiến thắng cuối cùng.

Ngoài ra còn một điểm nữa khiến Andre và Yearn nhiều khả năng sẽ luôn duy trì được vị thế của người dẫn đầu đó là khả năng mở rộng Multichain:

  • Như anh em đã thấy thì SushiSwap đã mở rộng AMM của mình đến rất nhiều mạng lưới như BSC, Fantom, Polygon, OKex, Heco, Avalanche,… do đó đây sẽ là nền tảng đầu tiên để Yearn mở rộng hệ sinh thái của mình qua Multichain (đóng vai trò thăm dò các Chain khác).
  • Điều duy nhất mình nghĩ Andre đang chờ đợi đó là một cơ sở hạ tầng cùng với lượng thanh khoản đủ lớn, cũng như một hệ thống các dự án DeFi đa dạng để Yearn có thể cung cấp được những chiến lược đầu tư đa dạng nhất khi chuyển qua các Chain khác.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức hiện tại và tương lai đặc biệt đến từ Convex Finance:

  • TVL hiện tại của Convex đang ngang ngửa so với Yearn và cuộc chiến Curve vẫn đang diễn ra khá gay gắt.
  • Lợi thế của CVX đó chính là còn rất nhiều Token để Reward thu hút thêm thanh khoản. Nếu xử lý được bài toán về chiến lược tối ưu lợi nhuận như Yearn thì hoàn toàn Convex có thể có khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Tóm lại, Yearn nhiều khả năng vẫn sẽ giữ vững vị thế là nền tảng dẫn đầu trong mảng Assets Management trong dài hạn, nhưng cũng cần phải có những bước đi nhanh và hợp lý để có thể gạt bỏ được các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai.

Cơ hội đầu tư nằm ở đâu?

Xét về cơ hội đầu tư, đối với Yearn Finance và các Token trong hệ sinh thái thì mình thấy sẽ phù hợp hơn với nhà đầu tư có số vốn lớn và khẩu vị đầu tư an toàn, vì hiện tại mình thấy không có nhiều cơ hội để x10 hay x100 đối với hệ này.

Mình sẽ chia theo các Tier cơ hội đầu tư theo mức độ rủi ro tăng dần:

  • Đầu tư vào các yVault: Đây là hình thức mình thấy là an toàn nhất do các chiến lược Farming của Yearn phần nhiều tập trung vào việc Farming các Token có độ biến động thấp hơn như ETH, BTC, các Token “Bluechip” như AAVE, COMP, CRV hoặc Stablecoin,…
  • Bluechip Token trong hệ sinh thái: Trong trường hợp này có thể kể đến SUSHI và YFI. SUSHI là một token nền tảng đang có chỉ số P/S thuộc dạng thấp nhất hiện tại (anh em có thể tham khảo thêm tại đây). Còn với YFI, nếu Yearn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thì đồng nghĩa với việc doanh thu dùng để buy back YFI càng lớn hơn và tạo nhiều Demand hơn đối với YFI.
  • Các Partner của Yearn: Có thể kể đến như Inverse Finance (INV) hay BadgerDAO (BADGER). Nếu các nền tảng này thu hút được thêm nhiều thanh khoản bằng những Incentives của mình thì Earnings Yearn chia sẻ cũng sẽ lớn hơn kéo theo sự phát triển của dự án.
  • KP3R: Như mình đề cập bên trên thì cập nhật mới của dự án là rất đáng mong chờ với tiềm năng lớn giúp giá cả KP3R có sự tăng trưởng. Vẫn có rủi ro đó là dự án không tạo được nhiều Jobs cũng như các Incentives để thu hút Keepers đủ lớn khiến Demand Side suy giảm.

Tổng kết

Mình có thể đưa ra một số ý tóm gọn về hệ sinh thái Yearn Finance như sau:

  • Yearn Finance trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều con số ấn tượng như việc TVL vẫn duy trì tốt đạt $4B giảm ít hơn so với mức giảm chung của thị trường.
  • Doanh thu của nền tảng đạt được $27M kể từ khi triển khai (Đã trừ đi lợi nhuận của các Depositors) và các Partners của Yearn cũng đã nhận được một khoản doanh thu khoảng $600,000 từ Yearn.
  • Nhiều khả năng Yearn Finance sẽ mở rộng hệ sinh thái của mình qua Polygon.
  • Dưới sự cạnh tranh gay gắt đến từ Convex Finance, Yearn vẫn giữ được vị thế là nền tảng Assets Management hàng đầu.
  • Model mới của Keep3r Network hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng cho token KP3R.

Như vậy, thông qua Báo cáo Yearn nửa đầu năm 2021,mình đã cập nhật cũng như phân tích cho anh em những sự kiện diễn ra trên hệ sinh thái Yearn Finance. Hy vọng anh em nhận được nhiều giá trị cũng như các Insights quan trọng thông qua bài viết, hẹn gặp lại anh em trong số Panorama tiếp theo!

Đọc thêm:  ICP Panorama #01: 28 dApps sau mainnet và quỹ tài trợ 220 triệu đô

RELEVANT SERIES