SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Cách dự án chi tiêu token và ảnh hưởng của nó đến người nắm giữ

Mới đây, việc Polkadot sử dụng 37 triệu USD trong kho bạc cho hoạt động marketing đã khiến cộng đồng dấy lên nhiều câu hỏi về cách dự án crypto chi tiêu native token và ảnh hưởng của nó đến người nắm giữ.
Avatar
Thanh Uyen
Published Jul 09 2024
Updated Jul 15 2024
9 min read
cách dự án chi tiêu token

Kho bạc - Nơi token dự án được lưu trữ và sử dụng

Trong thị trường crypto, quản lý tài chính là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một dự án. Một trong những công cụ quan trọng trong việc này là kho bạc (treasury), nơi dự án lưu trữ và quản lý tài sản của mình.

Tài sản lưu trữ trong kho bạc của dự án có thể là native token của dự án và một số loại crypto khác. Kho bạc giúp đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho dự án như phát triển sản phẩm, marketing, trả lương nhân viên, airdrop… Cách sử dụng tài sản trong kho bạc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái dự án, giá trị token và lợi ích của người nắm giữ token.

Chẳng hạn, nếu dự án sử dụng native token của mình trong kho bạc cho các hoạt động kém hiệu quả, không giúp hệ sinh thái phát triển, thì native token của dự án sẽ gặp áp lực bán đáng kể. Ngược lại, việc chi tiêu native token của dự án một cách hợp lý, giúp toàn bộ hệ sinh thái phát triển thì sẽ có tác động tốt tới giá token dự án.

Nhà đầu tư có thể tìm kiếm thông tin về kho bạc của các dự án crypto ở DeFiLlama mục Treasuries, trên các DAOs của dự án, hoặc trên các trang web chính thức của dự án. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng công bố tài sản trong kho bạc hay cách chi tiêu để phát triển dự án của mình.

protocol treasuries
Protocol Treasuries - DefiLlama

Dưới đây là cách một số dự án crypto sử dụng native token của mình để phát triển hệ sinh thái và ảnh hưởng của nó đến người nắm giữ token.

advertising

Tập trung vào marketing bên ngoài

Nhiều dự án crypto sử dụng native token trong kho bạc của mình để chi cho các hoạt động phát triển hệ sinh thái nhưng kém hiệu quả, khiến native token gặp áp lực bán đáng kể. Điều này ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ sinh thái dự án cũng như những người nắm giữ token của dự án.

Polkadot chi mạnh cho marketing nhưng doanh thu bằng 1.5% chi phí

Polkadot trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng khi sử dụng lượng DOT token trị giá 37 triệu USD trong kho bạc cho hoạt động marketing trong H1 2024, chiếm gần một nửa tổng chi phí hoạt động. Mức chi phí này tăng gấp đôi so với H2 2023.

Trong khi đó, doanh thu mà Polkadot nhận được trong H1 2024 chỉ chiếm hơn 1.5% tổng chi phí đã bỏ ra. Mức doanh thu này cũng giảm hơn một nửa so với H2 2023.

polkadot treasury
Báo cáo tài chính của Polkadot Treasury.

Việc chi tiêu bất hợp lý cho hoạt động marketing sử dụng ngân quỹ từ DOT token đang gây áp lực bán đáng kể trên thị trường cho DOT token. Trên thực tế, giá DOT có xu hướng giảm từ 8.2 USD xuống 5.3 USD kể từ đầu năm nay. Ngoài ra, hệ sinh thái Polkadot cũng chưa thực sự bùng nổ.

Tập trung vào phát triển hệ sinh thái

Nhiều dự án crypto sử dụng native token để phát triển hệ sinh thái, giúp toàn bộ hệ sinh thái phát triển, nhưng điều này không có nghĩa là giá native token của dự án sẽ tăng mạnh.

Arbitrum phát triển mạnh nhưng giá ARB chỉ đi ngang

Không chi mạnh cho hoạt động marketing như Polkadot, Arbitrum sử dụng ARB token để phát triển nội tại, thu hút nhiều nhà phát triển đến với hệ sinh thái. Mọi hành động chi tiêu ARB đều được thông qua bởi các cuộc bỏ phiếu của người nắm giữ ARB token, giúp tăng sự minh bạch và chuyển giao quyền lực cho cộng đồng.

Đặc biệt, Arbitrum sử dụng ARB token trong kho bạc để cung cấp các khoản tài trợ cho dự án trong hệ sinh thái, phát triển GameFi, sử dụng trong các hoạt động staking, chạy các chương trình airdrop để khuyến khích người dùng tham gia hệ sinh thái… Cụ thể:

  • Cung cấp các khoản tài trợ để phát triển hệ sinh thái: Arbitrum Foundation Grant Program, Uniswap-Arbitrum Grant Program, Pluralistic Grant Program, Short Term Incentive Program, Arbitrum’s Gaming Catalyst Program (GCP)…
  • Khuyến khích cộng đồng thông qua các hoạt động airdrop: Arbitrum phân bổ 11.62% tổng cung để airdrop cho người dùng, 1.13% tổng cung cho các DAO trong hệ sinh thái…
arbitrum dao treasury
Arbitrum DAO Treasury đang nắm giữ hơn 3 tỷ token ARB. Nguồn: Arbiscan.

Nhờ các khoản tài trợ bằng ARB token, nhiều dự án crypto đã phát triển tốt, giúp hệ sinh thái Arbitrum phát triển:

  • GMX nhận được 12 triệu ABR token và trở thành một trong những dự án có TVL lớn nhất hệ sinh thái với 415 triệu USD.
  • Khoản tài trợ Uniswap-Arbitrum Grant Program giúp đưa nhiều người dùng Uniswap đến với Arbitrum, TVL Uniswap trong hệ sinh thái Arbitrum đạt 258 triệu USD.

Tuy nhiên, các dự án nhận được quỹ tài trợ dưới dạng ARB token này thường có xu hướng bán token để tiếp tục phát triển, khiến giá ARB gặp áp lực bán đáng kể và không thể bùng nổ, dù hệ sinh thái Arbitrum phát triển tốt.

Uniswap - Học hỏi từ những người đi trước

Uniswap dành ra 60% tổng cung UNI để phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động như airdrop, thưởng cho người dùng cung cấp thanh khoản, cung cấp các quỹ tài trợ cho người đóng góp…

Trong đó, 43% tổng cung UNI dành cho cộng đồng được mở khoá dần trong 4 năm từ 2020 đến 2024. Điều này khiến UNI token gặp áp lực bán từ cộng đồng và những dự án nhận được tài trợ.

Ngoài ra, việc kho bạc của Uniswap DAO chỉ lưu trữ UNI token khiến dự án bị ảnh hưởng đáng kể từ sự biến động của thị trường. Do đó, Uniswap DAO đang đề xuất đa dạng hoá tài sản trong kho bạc của mình để không gây thiệt hại đáng kể đến giá UNI token nếu Uniswap DAO cần tài trợ cho một số hoạt động nhất định.

funding uniswap
Uniswap dành 30 triệu USD cho các quỹ tài trợ. Nguồn: Uniswap

Nếu đề xuất được thông qua, kho bạc của UNI sẽ nắm giữ nhiều loại crypto khác nhau và sử dụng những token này để tài trợ cho hoạt động phát triển của Uniswap. Điều này giúp UNI token giảm áp lực bán đáng kể.

Như vậy, cả Polkadot, Arbitrum và Uniswap đều cố gắng phát triển hệ sinh thái nhưng chưa mang lại quyền lợi thực sự cho người nắm giữ token. Dù vậy, trong thị trường crypto, có rất nhiều dự án vừa phát triển hệ sinh thái tốt, vừa mang lại lợi ích cho người nắm giữ token. Một trong số đó chính là Solana.

Solana: Tài trợ hơn 500 dự án, tổng giá trị hơn 100 triệu USD

Khác với Polkadot và Arbitrum, Solana không tập trung vào marketing và cũng không cung cấp các khoản tài trợ dưới dạng native token có khả năng tạo ra áp lực bán cho token dự án. Thay vào đó, Solana tập trung vào việc thu hút các nhà phát triển giỏi, cung cấp các quỹ tài trợ phong phú và cho phép các tổ chức, dự án lớn khác đồng tham gia tài trợ cùng mình.

Hiện Solana có 3 loại quỹ tài trợ chính:

  • Foundation Grants: Hỗ trợ tài chính cho các nhà phát triển thiếu vốn, góp phần giúp hệ sinh thái Solana phát triển.
  • Browse RFPs: Tài trợ cho các lĩnh vực crypto mà Solana Foundation đang tìm cách hỗ trợ phát triển.
  • Ecosystem Funding: Cung cấp các quỹ tài trợ đa dạng cho các dự án thông qua các chương trình Hackathons, các dự án tiềm năng phát triển trên hệ sinh thái Solana.
solana foundation grants
Solana có các chương trình tài trợ phong phú, thu hút nhiều nhà phát triển. Nguồn: Solana

Không chỉ cung cấp nguồn tài chính cần thiết, Solana còn đồng hành cùng các nhà sáng lập trong suốt thời gian phát triển dự án, hay cho họ tham gia vào cộng đồng các nhà phát triển trên Solana.

Các công ty, dự án khác cũng có thể cùng tham gia tài trợ, giúp hệ sinh thái Solana phát triển. Google Cloud, Stripe, Microsoft, Coinbase, Amazon Web Services… đều đã đồng tài trợ các cuộc hackathons trên Solana trước đây. Các khoản tài trợ không nhất thiết được cung cấp dưới dạng SOL token, khiến SOL token không gặp áp lực bán đáng kể.

Chỉ trong 3 năm qua, hơn 600 triệu USD đã được trao đến hơn 60,000 nhà phát triển tham gia Solana Hackathons. Một số dự án nổi bật trên Solana đã gọi vốn thành công từ Solana là io.net, StepN, Tensor, Jito Labs, Dialect… Tất cả những dự án này đều mang lại tác động tích cực đến cả hệ sinh thái Solana lẫn giá của SOL token.

Tạm kết

Nhìn chung, nhà đầu tư cần nghiên cứu cách dự án sử dụng native token để phát triển hệ sinh thái trước khi tiến hành đầu tư bất cứ dự án nào. Việc dự án sử dụng native token không hiệu quả có thể khiến token gặp áp lực bán, ảnh hưởng xấu đến người nắm giữ. Ngược lại, nếu native token của dự án không gặp áp lực bán từ các dự án được tài trợ hay từ cộng đồng, người nắm giữ token có thể được lợi hơn.