SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

8 câu hỏi phổ biến về Layer 2 của người mới

Layer 2 có cần thiết không? Layer 2 ảnh hưởng đến Layer 1 như thế nào? Cùng tìm hiểu tất tần tật về Layer 2 qua bài viết sau.
Avatar
Thanh Uyen
Published Apr 24 2024
Updated Apr 24 2024
8 min read
câu hỏi thường gặp về layer 2

Layer 2 - Lời giải cho bài toán mở rộng Layer 1

1. Layer 2 là gì?

Layer 2 là tên gọi chung cho các giải pháp phát triển trên blockchain Layer 1 như Ethereum, BNB Chain, Bitcoin... Mục tiêu của Layer 2 là mở rộng quy mô blockchain Layer 1 trong khi vẫn kế thừa các ưu điểm của chúng.

Nhiều người lầm tưởng chỉ Ethereum mới có Layer 2. Thực chất, Layer 2 có thể được phát triển trên bất cứ blockchain Layer 1 nào, miễn là nhu cầu của người dùng đủ lớn. Bên cạnh Ethereum thì Bitcoin, BNB Chain… cũng đã có Layer 2.

tổng quan layer 2
Tổng quan các dự án Layer 2.

2. Tại sao Layer 2 lại cần thiết?

Vào những giờ cao điểm, phí giao dịch trên Ethereum có thể lên đến hàng trăm, hàng chục ngàn USD cho một giao dịch. Bên cạnh phí gas cao, thời gian để 1 giao dịch hoàn thành trên Ethereum cũng rất lâu.

Layer 2 đóng gói nhiều giao dịch thành một và gửi lên Layer 1 để xác thực. Điều này giúp phí gas rẻ hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn và trải nghiệm người dùng được cải thiện tốt hơn. Vì phát triển trên Layer 1, các Layer 2 cũng được kế thừa các ưu điểm của Layer 1 như tính bảo mật, tính phi tập trung…

Để biết rõ về Layer 2 hơn, mời bạn đọc: Layer 2 là gì? Chìa khóa cho tham vọng mở rộng của layer 1 .

Tương lai của Layer 2 ra sao?

3. Vì sao Layer 2 không có Liquid Staking?

Các giao thức Liquid Staking cho phép người dùng stake một lượng token để nhận lại lợi suất thường xuất hiện trên các blockchain Layer 1 như Ethereum, Solana, BNB… Còn trên các blockchain Layer 2 lại chưa xuất hiện những giao thức này.

Nguyên nhân là do các blockchain Layer 1 sở hữu các validator chuyên xác thực giao dịch. Để giao dịch của mình hoàn thành, người dùng cần trả một khoản phí giao dịch gọi là phí gas cho các validator này để họ xác thực giao dịch. Các validator này sau đó sẽ chia một phần tiền nhận được cho người stake tài sản.

Còn các blockchain Layer 2 như Arbitrum và Optimism vẫn chưa có validator nào. Trên thực tế, các blockchain Layer 2 hiện chỉ hỗ trợ thực thi giao dịch, do đó chưa có dự án Liquid Staking nào hỗ trợ staking token của Layer 2.

Trong tương lai, có thể các blockchain Layer 2 sẽ ra mắt chương trình cho phép stake token của mình, nhưng lợi nhuận cho những người dùng stake token có thể sẽ không đến từ mạng lưới nên những dự án này sẽ không được gọi là dự án Liquid Staking.

4. Vì sao Ethereum lại hỗ trợ các dự án Layer 2?

Các dự án Layer 2 mới ra đời như Arbitrum, Optimism… tận dụng tính bảo mật của Ethereum trong khi cung cấp chi phí giao dịch rẻ. Nếu Ethereum không hỗ trợ các dự án Layer 2, chi phí giao dịch trên Ethereum sẽ trở nên quá đắt đỏ, thời gian chờ quá lâu, khiến người dùng có xu hướng chuyển qua sử dụng các blockchain khác có chi phí rẻ hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn như Solana, Aptos... Như vậy, Ethereum sẽ mất đi khách hàng của mình.

Sự phát triển của các Layer 2 giúp Ethereum giữ chân được khách hàng. Về dài hạn, sau khi Ethereum hoàn thành các bản nâng cấp như The Surge, The Scourge, The Verge, The Purge… thì những vấn đề mà Ethereum đang gặp phải như phí gas cao, giao dịch chậm, lạm phát… có thể được giải quyết. Lúc này, có thể Ethereum sẽ không cần hỗ trợ các Layer 2 của mình nữa.

so sánh các layer 2
Phí giao dịch thấp và băng thông cao là những ưu điểm của Layer 2.

Tuy nhiên, theo Vitalik Buterin - nhà sáng lập Ethereum blockchain: “Ethereum sẽ mất ít nhất từ 10 đến 20 năm để giải quyết tất cả vấn đề của mình”. Do đó, trong ngắn hạn từ 5 đến 10 năm tới, Ethereum sẽ cần các Layer 2 để giữ chân người dùng ở lại hệ sinh thái EVM của mình.

Hiện nay, có rất nhiều dự án Layer 2 ra mắt, tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy có những cơ hội nào đang hiện hữu trên Layer 2? Cùng tìm hiểu qua video “Layer 2: Tiềm năng nhưng có cơ hội không?”: 

5. Layer 2 có phát triển thành Layer 1 không?

Ông Lê Thanh, nhà sáng lập Ninety Eight từng khẳng định: “Trong tương lai, các giải pháp Layer 2 sẽ phát triển thành Layer 1.”

Hiện tại, các dự án Layer 2 đã bắt đầu xây dựng các Layer 3. Các Layer 3 này phụ thuộc vào các Layer 2, khiến blockchain Layer 2 trở thành blockchain nền tảng. Nói cách khác, với Layer 3, các Layer 2 đã trở thành Layer 1.

Trong tương lai, khi các Layer 2 có cộng đồng đủ mạnh, họ có thể tạo ra các validator riêng của mình bằng cách cho phép người dùng stake token để trở thành validator, còn bản thân mình thực hiện xác thực giao dịch này để trở thành Layer 1.

Đặc biệt, với xu hướng phát triển Modular blockchain như hiện nay, mỗi tác vụ đều do một blockchain riêng biệt đảm nhận, càng khiến việc Layer 2 phát triển thành Layer 1 trở nên khả thi.

modular blockchain
Tổng quan về Modular Blockchain.

Chẳng hạn, giải pháp Data Availability trên Eigen Layer đang được EigenDA đảm nhiệm. Trong tương lai, EigenDA có thể chuyển sang hỗ trợ Celestia thay vì Eigen Layer nếu muốn.

advertising

Layer 2 kiếm tiền từ đâu?

6. Dự án Layer 2 tạo ra doanh thu như thế nào?

Khi người dùng trả phí giao dịch trên các Layer 2, một phần phí này sẽ được trả cho Layer 1 và sequencer để xác thực giao dịch, phần còn lại sẽ được trả cho Layer 2. Càng nhiều giao dịch được thực hiện trên Layer 2, lợi nhuận của dự án càng lớn.

Tính đến tháng 4/2024, lợi nhuận trong 1 tháng của Base là gần 21 triệu USD, theo sau là Linea với 4.8 triệu USD, Scroll với 3.59 triệu USD… Lợi nhuận cũng cho thấy dòng tiền đang ở đâu trong hệ sinh thái Layer 2.

doanh thu layer 2
Doanh thu của các Layer 2. Nguồn: GrowThePie.xyz

7. Vì sao token của Layer 2 không được sử dụng để trả phí gas nhưng lại có giá trị cao?

Các Layer 2 thường hoạt động theo mô hình quản trị. Điều này nghĩa là người nắm giữ lượng lớn những token này sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến cách hệ sinh thái hoạt động thông qua các chương trình thưởng dự án của Layer 2.

Vào cuối năm 2023, Arbitrum đề xuất tăng thêm 21.4 triệu ARB để thưởng cho các dự án trên Arbitrum tham gia chương trình Short-Term Incentive Program (STIP) của mình. Để có thể nhận được thưởng từ Arbitrum, dự án cần được những người nắm giữ ARB biểu quyết cho mình. Nắm giữ càng nhiều ARB, quyền biểu quyết càng cao.

Vào tháng 10/2023, tổng cộng 29 dự án đã nhận được khoản tài trợ 49.6 triệu ARB từ Arbitrum Foundation. Nền tảng GMX là dự án nhận được thưởng nhiều nhất, theo sau là sàn DEX Camelot.

hệ sinh thái arbitrum
Tổng quan hệ sinh thái Arbitrum.

Điểm yếu của Layer 2 là gì?

8. Layer 2 có điểm yếu không? Cần chú ý gì khi sử dụng các giao thức trên Layer 2?

Một trong những đặc điểm của blockchain là tính phi tập trung. Thế nhưng, đặc điểm này lại thiếu ở Layer 2.

Cụ thể, phần lớn các sequencer (thành phần chịu trách nhiệm sắp xếp giao dịch trên Layer 2 và gửi chúng lên Layer 1) hoạt động đơn lẻ và mang tính tập trung rất cao (centralized sequencer). Chỉ một vài Layer 2 có sequencer gồm một mạng lưới các node phân tán và mang tính phi tập trung (decentralized sequencer) như Metis.

Vì hoạt động đơn lẻ, mang tính tập trung cao, các centralized sequencer này rất dễ bị tấn công, gây nguy hiểm cho tài sản của người dùng. Ngoài ra, chúng cũng có độ phức tạp về kỹ thuật cao, lệ thuộc vào các bên xác minh dữ liệu, dễ bị kiểm duyệt, thay đổi dữ liệu hoặc thậm chí bị MEV tác động.

Các decentralized sequencer cũng đối mặt với nhiều rủi ro như lợi nhuận giảm do phải chia cho nhiều tổ chức/ cá nhân, giảm khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch, thách thức về mặt kỹ thuật nếu các sequencer sử dụng các giao thức khác nhau…

Đọc thêm: Bitcoin Layer 2 là gì? Tại sao Bitcoin nên cần Layer 2?