SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tổng quan về hệ sinh thái Frax Finance - Mở rộng và phát triển về stablecoin phi tập trung

Frax Finance là dự án DeFi ra mắt vào năm 2019, với ý tưởng phát triển một stablecoin thuật toán có tính phi tập trung hoàn toàn.
Avatar
nguyennsh
Published Nov 11 2023
Updated Nov 21 2023
11 min read
thumbnail

Cho đến ngày nay, Frax Finance đã gần tới mục đích của họ khi đã phát triển một hệ sinh thái với stablecoin FRAX làm trọng tâm. Vậy hệ sinh thái Frax Finance có gì nổi bật?

Sơ lược về Frax Finance

Năm 2019, Frax Finance được thành lập và phát triển bởi Sam Kazemian, Travis Moore, Jason Huan nhưng dưới tên gọi là Decentral Bank. Mục tiêu của đội ngũ là phát triển một loại stablecoin với ý tưởng chính từ bài nghiên cứu “ A Note on Cryptocurrency Stabilisation: Seigniorage Shares” (tại đây).

Với ý tưởng trên, Frax Finance đã phát triển thành công stablecoin FRAX và ra mắt giao thức vào tháng 12/2020. Chỉ sau vài giờ mainnet, Frax Finance đã thu hút được sự chú ý từ cộng đồng khi TVL đạt ngưỡng 43 triệu USD.

Ngày 13/1/2021 (sau 1 tháng mainnet), Frax Finance trở thành token có thanh khoản lớn thứ năm trên Uniswap, với 130 triệu USD (vượt qua Wrapped Bitcoin). Frax Finance tiếp tục nhận sự chú ý từ cộng đồng khi trở thành stablecoin thuật toán đầu tiên được niêm yết trên Binance.

Năm 2022, Frax Finance tiếp tục có thêm cột mốc đáng chú ý khi TVL đạt mức 2 tỷ USD. Ở thời điểm hiện tại, đội ngũ Frax Finance đang có tham vọng phát triển một hệ sinh thái thái phi tập trung, họ đã xây dựng nhiều sản phẩm DeFi xung quanh stablecoin FRAX như Frax Ether, FraxLend…. và tương lai là Fraxchain.

Đọc thêm: Frax Finance là gì? Mô hình Stablecoin cho tương lai

hệ sinh thái frax finance
Frax Finance được cho là ông lớn trong ngành DeFi.
advertising

Điểm nổi bật của Frax Finance

Frax Finance là một trong những giao thức lớn tại DeFi nói chung và stablecoin nói riêng, Frax Finance vẫn có những điểm nổi bật gồm:

    Thế chấp hoàn toàn: Stablecoin chính của Frax Finance là FRAX với cơ chế được thế chấp hoàn toàn (fully collateralization), cho phép FRAX luôn được cố định ở mức 1 USD và hạn chế những rủi ro tương tự với UST và LUNA. 
    Đội ngũ phát triển liên tục: Đội ngũ Frax Finance hiện vẫn tích cực hoạt động liên tục và xây dựng nhiều dự án xung quanh stablecoin FRAX, thậm chí đã ra mắt stablecoin thứ hai là FPI.
    APR cao so với những giao thức LSD khác: Sản phẩm LSD của Frax Finance là Frax Ether với cơ chế sử dụng hai token, nên lợi nhuận từ Frax Ether luôn có phần nhỉnh hơn so với các giao thức khác. Ngoài ra, theo đội ngũ dự án, APR của Frax Ether sẽ còn cao hơn nếu Fraxchain hoạt động đúng theo cách họ đề ra.

Tổng quan hệ sinh thái Frax Finance

Stablecoin FRAX

FRAX là một stablecoin thuật toán toán và đã trải qua ba phiên bản:

FRAX V1

FRAX V1 là phiên bản đầu tiên của stablecoin FRAX, giao thức cho phép FRAX luôn được peg (cố định) 1 USD thông qua hình thức CR - collateral ratio (tỷ lệ thế chấp). Cụ thể, người dùng phải thế chấp USDC và FXS (Frax Share) để mint ra FRAX, và tỷ lệ thế chấp sẽ phụ thuộc vào điều kiện của thị trường.

Nếu giá trị FRAX giảm dưới 1 USD, tỷ lệ thế chấp sẽ tự động tăng lên và ngược lại. Ví dụ, nếu tỷ lệ thế chấp là 85%, người dùng có thể lock 1 FRAX để đổi lấy 0.85 USDC và 0.15 USD FRAX, hoặc thế chấp số tiền tương tự để đổi lấy 1 FRAX. Tuy nhiên, mô hình hoạt động này có tính tương đồng với stablecoin thuật toán UST của LUNA. Khi UST bị giảm quá sâu, người dùng bắt đầu có xu hướng “in" thêm nhiều LUNA để bán tháo, dẫn đến token LUNA mất 100% giá trị.

mô hình hoạt động của frax v1
FRAX là stablecoin được thế chấp bởi USDC và FXS.

FRAX V2

Tháng 3/2021, Frax Finance giới thiệu phiên bản stablecoin thứ hai - FRAX V2, với cơ chế mới AMOs (Algorithmic Market Operations). AMOs là những hợp đồng thông minh có khả năng di chuyển tài sản thế chấp và FRAX qua những giao thức trong DeFi, nhằm mục đích ổn định giá FRAX cố định 1 USD và tỷ lệ thế chấp.

Ví dụ, trong trường hợp FRAX vượt mức 1 USD và tỷ lệ thế chấp giảm, AMOs sẽ tự động di chuyển các tài sản thế chấp qua những giao thức có thể sinh lợi nhuận như Aave, Curve… Ở chiều hướng ngược lại, nếu FRAX giảm dưới 1 USD và tỷ lệ thế chấp tăng, AMOs sẽ tự động rút tài sản thế chấp ở các giao thức để đưa FRAX về lại 1 USD.

mô hình hoạt động của amo
Các AMO thuộc hệ sinh thái Frax Finance.

Hiện tại, Frax Finance có tổng cộng 4 AMOs, bao gồm:

    Investor AMO: Bao gồm 4 giao thức Aave, Compound và Yearn Finance.
    Curve AMO: Bao gồm hai bể thanh khoản Frax3CRV và FRAX/USDC.
    Uniswap V3 AMO.
    Frax AMO: Bao gồm hai dự án DeFi FraxSwap và FraxLend.

Theo đội ngũ dự án, lợi nhuận từ các AMOs sẽ được sử dụng để mua lại FXS và đốt, nhằm tăng lợi ích cho những người nắm giữ FXS.

FRAX V3

FRAX V3 là phiên bản mới nhất của stablecoin FRAX, với mục tiêu luôn duy trì tỷ lệ thế chấp ở mức 100%. Đồng nghĩa việc FRAX chỉ duy trì ở mức 1 USD và không bị phụ thuộc vào stablecoin USDC.

Nhằm mục đích duy trì tỷ lệ thế chấp 100%, Frax V3 phụ thuộc vào những thành phần sau đây:

    AMOs: AMOs của giao thức Frax V3 bao gồm bể thanh khoản tại Curve Finance, FraxLend và FraxSwap.
    RWAs: Frax v3 sử dụng những tài sản đời thực để duy trì tỷ lệ thế chấp của stablecoin. Các tài sản đời thực được Frax Finance chấp nhận chủ yếu là trái phiếu, cổ phiếu tại các ngân hàng Liên bang. Ngoài ra, những tài sản RWAs thế chấp cho FRAX sẽ được dựa vào tỷ lệ IORB (tỷ lệ dự trữ vượt mức của Liên bang).

Cụ thể, nếu tỷ lệ thế chấp RWAs tăng, AMOs của FRAX V3 sẽ tự động cân bằng lại tỷ lệ cơ cấu của tài sản thế chấp, thông qua việc di chuyển nhiều tài sản hơn cho FraxLend, Curve… Nhìn chung, FRAX V3 đưa FRAX trở thành một stablecoin được bảo chứng bởi những tài sản đời thực và không thể quy đổi ngược lại thành những tài sản thế chấp, tương tự như những loại tiền tệ truyền thống.

Frax Ether

Frax Ether là sản phẩm LSD của Frax Finance, cho phép người dùng staking ETH để nhận về frxETH. Sau đó, người dùng có thể sử dụng frxETH để farming/staking trên những nền tảng khác như Curve, Balancer… để kiếm thêm thu nhập, tương tự những mô hình LSD thông thường.

Tuy nhiên, điểm nổi bật của Frax Ether so với các giao thức khác đó là nền tảng sử dụng hai token frxETH và sfrxETH (các giao thức sử dụng 1 token có tính chất tương tự frxETH). Khi người dùng stake ETH và nhận frxETH, họ có thể stake lại frxETH trên nền tảng Frax Finance và nhận thêm phần thưởng cộng với token sfrxETH (token này vẫn có thể sử dụng để farming trên nền tảng khác). 

Người dùng có thể thấy lợi nhuận của Frax Ether thường có lợi nhuận (APR) cao hơn so với những giao thức LSD khác. Vậy tại sao lợi nhuận từ Frax Ether thường cao hơn?

Với việc sử dụng mô hình hai token, giao thức càng có ít frxETH được staking, lợi nhuận từ sfrxETH càng cao. Từ đó, Frax Ether luôn có mức APR cao hơn so với một số giao thức khác.

Đọc thêm: LSDFi là gì? Liquid Staking xây dựng LSD Finance

mô hình hoạt động của frax ether
Mô hình hoạt động của Frax Ether.

Frax Share (FXS)

Frax Share (FXS) là token được dùng để mint ra FRAX và veFXS (token quản trị của dự án). Thông thường, tuỳ thuộc vào thời gian và số lượng khoá của FXS, người dùng sẽ nhận lại số veFXS tương ứng. 

veFXS là token được dùng để tham gia bỏ phiếu, người dùng nắm giữ càng nhiều, quyền quyết định càng lớn. Ngoài ra, người nắm giữ veFXS sẽ được thêm lợi nhuận từ một số pool cụ thể, ví dụ tại pool FRAX-IQ, người dùng sẽ được nhân 2 APR với mỗi 10 veFXS/Frax nắm giữ. Cụ thể, khi người dùng có 50,000 veFXS, họ cung cấp 5,000 FRAX vô bể FRAX-IQ thì giá trị của 5,000 FRAX lúc này sẽ tương đương 10,000 FRAX.

Fraxswap

Fraxswap là sàn giao dịch AMM của Frax Finance, được xây dựng dựa trên mô hình của Uniswap V2. Fraxswap sử dụng cơ chế TWAMM, cho phép người dùng lựa chọn thời gian để giao dịch được thực hiện thay vì thực thi ngay lập tức. Ví dụ, người dùng muốn giao dịch 1,800 FRAX sang 5 ETH, họ có thể chọn thời gian thực thi giao dịch là sau 5 block. 

Theo đội ngũ dự án, lợi nhuận từ Fraxswap được sử dụng để mua và đốt FXS, nhằm tạo giá trị trực tiếp cho FXS và gián tiếp cho stablecoin FRAX. Ngoài ra, việc áp dụng TWAMM cũng hỗ trợ Frax Finance kiểm soát giá trị peg của FRAX tốt hơn, và giúp người dùng giảm thiểu trượt giá khi giao dịch số lượng tài sản lớn.

FraxFerry

FraxFerry là cầu nối cho phép người dùng di chuyển tài sản giữa 10 mạng lưới khác nhau, từ EVM như Ethereum, Arbitrum… cho tới non-EVM như Fantom, EVMOS… Ngoài ra, FraxFerry sẽ là cầu nối chính cho mạng lưới Fraxchain sau này.

FraxFerry hiện chưa được nhiều người sử dụng, do cầu nối chỉ cho phép người dùng di chuyển các loại tài sản của Frax Finance như FRAX, frxETH… Không những vậy, FraxFerry còn đang là cầu nối có tốc độ giao dịch chậm so với những dự án khác (khoảng 2-3 ngày).

Ở chiều hướng ngược lại, đội ngũ Frax Finance cho rằng một cầu nối nên có tốc độ giao dịch chậm, nhằm mục đích phản ứng kịp thời với những lỗi trong giao thức FraxFerry. Từ đó, hạn chế những rủi ro tương tự như Multichain đối với hệ sinh thái Fantom.

Đọc thêm: Multichain bị hack, người dùng Fantom thiệt hại nặng!

mô hình hoạt động của fraxferry
Mô hình hoạt động của FraxFerry.

Fraxlend

Fraxlend là giao thức lending/borrowing của Frax Finance, với cơ chế hoạt động tương tự những dApp cho vay khác như Aave, Compound… Mục tiêu của Fraxlend là tăng thêm giá trị cho stablecoin FRAX, khi Frax Finance có thể cho vay FRAX và giúp họ kiếm thêm lợi nhuận từ giao thức này.

Theo đội ngũ dự án, lợi nhuận của Fraxlend cũng sẽ được sử dụng để mua lại FXS và đốt, nhằm tăng giá trị cho FXS. Nhìn chung, Fraxlend là một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh Frax Finance, khi Fraxlend và Fraxswap đang tạo một dòng tiền ổn định cho việc “mua lại và đốt FXS", tương tự với mô hình của MakerDAO khi đốt MKR bằng lợi nhuận từ các giao thức.

Frax Price Index

Frax Price Index (FPI) là stablecoin thứ hai của Frax Finance, được bảo chứng theo chỉ số CPI tại Mỹ. CPI là chỉ số phản ánh mức độ tiêu dùng của người dân, đồng thời cũng là một trong những chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ lạm phát.

Vì vậy, mục đích của FPI là trở thành một loại tiền tệ tránh được sự lạm phát của đồng USD, khi chỉ số CPI được tính toán dựa theo “một giỏ hàng” cố định theo thời gian. Mô hình hoạt động của FPI cũng có nét tương tự với stablecoin FRAX, đều sử dụng cơ chế AMO. Tuy nhiên, điểm khác biệt của FPI đó là sử dụng FRAX làm tài sản thế chấp để mint, dẫn đến việc phụ thuộc vào stablecoin FRAX.

Theo góc độ cá nhân, Frax Finance hiện đang có một hệ sinh thái có mối liên kết chặt chẽ với stablecoin ban đầu là FRAX. Không những vậy, sau sự cố UST và LUNA, Frax Finance thực sự có bước tiến mới với sáng kiến mới khi không sử dụng USDC làm tài sản thế chấp. 

Mặc dù Frax Finance có nhiều ý tưởng trong việc phát triển stablecoin và hệ sinh thái, đối thủ của Frax Finance vẫn là những “tay chơi” lớn trong thị trường crypto, bao gồm: GHO (stablecoin của Aave) hoặc DAI (stablecoin của MakerDAO).

RELEVANT SERIES