Polychain Capital là gì? Xu hướng đầu tư của quỹ Polychain
Polychain Capital là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất trong thị trường tiền điện tử, với hơn 2 tỷ USD dưới sự quản lý của quỹ, và được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất nhì thế giới truyền thống để đầu tư vào thị trường blockchain và crypto.
Vậy Polychain Capital là quỹ đầu tư nào? Phong cách đầu tư của Polychain Capital ra sao? Cùng mình tìm hiểu tất tần tật về Polychain Capital thông qua bài viết sau.
Polychain Capital là gì?
Được thành lập vào 2016, Polychain Capital là công ty đầu tư có trụ sở tại San Francisco Hoa Kỳ. Họ là một trong những quỹ đầu tư lớn dạng quỹ phòng ngừa rủi ro trong thị trường tiền điện tử.
Polychain được thành lập và vận hành bởi CEO Olaf Carlson-Wee - người trước đây từng giữ chức vụ trưởng bộ phận quản lý rủi ro ở Coinbase. Nhà đầu tư của Polychain Capital bao gồm Sequoia Capital, Union Square Ventures, Founders Fund...
Olaf Carlson-Wee là CEO và Founder của quỹ. Ông trước đây từng giữ chức vụ trưởng bộ phận quản lý rủi ro ở Coinbase. Sau đó, có một thời gian ngắn ông là Founder & Managing Member của Cryptographic Financial, và rồi thành lập nên Polychain Capital vào năm 2016.
Tổng quan về danh mục đầu tư của Polychain Capital
Do danh mục đầu tư có nhiều dự án, nên dưới đây chỉ liệt kê một số dự án nổi bật trong quá trình đầu tư của Polychain. Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của từng sector. Tất cả các dự án được nhắc đến dưới đây đều đã có bài viết cung cấp thông tin trên Coin98 Insights, bạn quan tâm đến dự án nào thì có thể search tên dự án để tìm hiểu thêm nhé!
Layer 1, Layer 2
- Avalanche: Tháng 9/2021, Avalance gọi vốn 230 triệu đô, dẫn đầu bởi Polychain Capital, Three Arrows Capital, với sự tham gia của R/Crypto Fund, Dragonfly Capital, CMS Holdings, Lvna Capital và một số Quỹ khác. Sau vòng gọi vốn lần này, hệ sinh thái Avalanche đã có những tiến triển đáng kể.
- Offchain Labs: Tháng 8/2021, Offchain Labs gọi vốn 100 triệu đô ở định giá 1.2 tỉ đô với sự tham gia của Lightspeed Venture Partners, Polychain Capital, Ribbit Capital, Redpoint Ventures, Pantera Capital, Alameda Research và Mark Cuban để phát triển Arbitrum.
- 0(1) Labs: Tháng 4/2019, 0(1) Labs gọi vốn 15 triệu đô từ Polychain, Paradigm và Coinbase Ventures để phát triển Mina Protocol.
- Oasis Labs: Tháng 7/2018, Oasis Labs gọi vốn 45 triệu đô từ các quỹ a16zcrypto, Accel, Binance Labs, DCVC (Data Collective), Electric Capital, Foundation Capital, Gaorong, Metastable, Pantera, Polychain Capital để phát triển Oasis Network.
- Anoma Network: Tháng 4/2021, dự án kêu gọi thành công hơn 6 triệu đô trong vòng Strategic, dẫn đầu bởi Polychain Capital, bên cạnh các nhà đầu tư khác là Electric Capital, Coinbase Ventures, FBG Capital, CMS Holdings, Lemniscap, Cygni Labs và Walden Bridge Capital. Vào tháng 11/2021, Anoma một lần nữa kêu gọi thành công 26 triệu đô tiếp tục dẫn đầu bởi Polychain Capital, với sự tham gia của Electric Capital, Zola Global, CMCC, Maven 11 Capital, Fifth Era và một số nhà đầu tư khác.
- Nervos Network: Tháng 7/2018, Nervos kêu gọi thành công 28 triệu đô ở vòng Series A, vòng đầu tư có sự tham gia của Polychain Capital, Sequoia China, Wanxiang Blockchain, FBG Capital, Blockchain Capital, Dekrypt Capital, Multicoin Capital, 1confirmation, Matrix Partners China, và 1kx.
- Celo: Celo là một blockchain mở dành riêng cho người dùng mobile, cho phép người dùng truy cập vào các tiện ích của blockchain ngay trên điện thoại của mình. Tháng 4/2029, Polychain Capital cùng a16z đã kết thúc vòng gọi vốn bí mật bằng việc bán token, đem về 25 triệu đô cho Celo.
- DeSo Labs: Cũng có thể gọi DeSo (Decentralized Social) là một Layer 1, DeSo là một blockchain riêng để cho các dự án về mạng xã hội xây dựng trên này, BitClout ( như mình đã nói ở trên), cũng được xây dựng trên blockchain của DeSo. Vào tháng 9/2021, DeSo đã công bố một vòng gọi vốn khủng với 200 triệu đô được kêu gọi, do nhiều Quỹ lớn chung tay như Polychain Capital, a16z, Sequoia, Social Capital, TQ Ventures, Coinbase Ventures, Winklevoss Capital,..
- Một số blockchain khác được Polychain đầu tư mà mình không có thông tin cụ thể về deal của họ bao gồm Tezos, Tendermint.
Nhận xét: Danh mục blockchain Layer-1 của Polychain Capital liên tục được bổ sung từ suốt năm 2018 cho tới 2021. Các deal càng gần đây càng có giá trị lớn (100 triệu đô đầu tư Arbitrum, 230 triệu đô vào Avalanche), deal thành công nhất của họ (đầu tư sớm và là blockchain có marketcap lớn nhất) là đầu tư vào Tendermint (đội ngũ đứng sau phần lớn sự phát triển của Cosmos).
Hầu hết các thương vụ của họ đều đầu tư cùng các ông lớn VC khác trong ngành như a16z, 3AC, Pantera, Sequoia, Multicoin Capital hay các quỹ lớn khác.
Social Network
- Friends With Benefits: Tháng 5/2021, FWB thực hiện vòng gọi vốn Treasury Diversification với sự tham gia của các Quỹ Divergence, Variant, Collab+Currency, Nascent, Polychain Capital, The LAO, MetaCartel Ventures và Galaxy Interactive.
- BitClout: Đây là một dự án tương tự như Facebook, nhưng phi tập trung. Điểm nổi bật của Bitclout chính là việc kết hợp giữa mạng xã hội phi tập trung và NFT. Ở đây những NFT token chính là Creator Coin đại diện cho những KOL và Influencer mà anh em đang theo dõi. BitClout có một vòng gọi vốn vào 3/2021, vòng gọi vốn này không được BitClout công khai. Theo như Frank Chaparro, tác giả của trang web TheBlock, vòng gọi vốn bí ẩn này đã thu hút nhiều tên tuổi lớn như a16z, Coinbase, Sequoia, Pantera, Polychain Capital,...
- Horizon Blockchain Games: Một hệ sinh thái trên Web3 bao gồm nhiều lĩnh vực, NFT, Gamefi, mạng xã hội,... Dự án đã thành công kêu gọi vốn 2 lần, tổng cộng là 8.8 triệu đô. 2 vòng đầu tư được dẫn đầu bởi Initialized Capital, bên cạnh đó là các Quỹ Polychain Capital, ConsenSys, Golden Ventures, Digital Currency Group, CMT Digital, và Regah Ventures.
- Prysm: Một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng theo dõi những lần đầu tư của những trader có tiếng trong lĩnh vực, vào tháng 9/2021, dự án đã kêu gọi thành công 3 triệu đô. Vòng đầu tư được dẫn đầu bởi North Island Ventures, cùng với Polychain Capital, Reciprocal Ventures, Leminscap, CMT Digital, Free Company, Alameda Ventures, Infinite Capital, Flow Ventures và Drops Foundation.
- Capsule Social: Tháng 4/2021, mạng xã hội phi tập trung Capsule Social thành công kêu gọi 2.5 triệu đô, dẫn đầu vòng đầu tư là Beacon Fund (tên gọi một Quỹ của Polychain Capital), trên nền tảng Internet Computer của Dfinity.
Nhận xét: Danh mục đầu tư Social Network của Polychain Capital không có nhiều deal có giá trị lớn (hầu hết dưới 10 triệu đô), và phần lớn được đầu tư trong năm 2021.
Có lẽ họ mới chỉ bắt đầu thấy tiềm năng mảng này trong năm nay và đầu tư vào mảng này khi các blockchain đã có hệ sinh thái ổn định, và đánh cược số tiền không lớn vào sự tăng trưởng vượt bậc của mảng Social Network này trong tương lai.
CEX
Các dự án thuộc mảng CEX được Polychain Capital đầu tư bao gồm:
- River Financial: Đây là một sàn CEX đa nền tảng, cho phép mua Bitcoin trực tiếp từ thẻ ngân hàng. Vào tháng 6/2020, dự án đã kêu gọi thành công 5.7 triệu đô trong vòng hạt giống. Số tiền được đến từ Polychain Capital, Slow Ventures, Castle Island Ventures, DG Lab Fund, Cygni, Pfeffer Capital và IDEO CoLab Ventures.
- Coinbase: Tháng 10/2018, Coinbase đã thực hiện thành công cuộc gọi vốn 300 triệu đô ở Series E, được định giá 8 tỷ đô tại thời điểm đó, hiện tại, Coinbase đã được định giá gần 90 tỷ đô, tức gấp gần 11 lần từ 2018 cho tới nay. Vòng Series E được dẫn đầu bởi Tiger Global, với sự tham gia của Y Combinator, Andreessen Horowitz, Polychain Capital và một số Quỹ khác.
- AscendEX: Tháng 11/2021, AscendEX kêu gọi thành công 50 triệu đô trong vòng gọi vốn Series B, dẫn đầu bởi Polychain Capital và Hack VC, ngoài ra còn các Quỹ là Jump Capital, Alameda Research, Uncorrelated Ventures, Eterna Capital, Acheron Trading, Nothing Research, và Palm Drive Capital.
- CoinDCX: Sàn giao dịch tập trung đến từ Ấn Độ, dự án đã 3 lần thành công kêu gọi vốn, tổng số tiền được gọi lên đến gần 110 triệu đô, đặc biệt, cả 3 vòng gọi vốn đều có sự góp mặt của Polychain Capital.
- Tháng 5/2020, CoinDCX kêu gọi thành công 2.5 triệu đô, đến từ 2 Quỹ lớn là Polychain Capital và Coinbase Ventures.
- Tháng 12/2020, dự án kết thúc vòng Series B với 14 triệu đô được rót vốn, dần đầu bởi Block.one, với sự tham gia của Coinbase, Polychain, Temasek, Jump Capital, Uncorrelated Ventures, Mehta Ventures, và Alex Pack.
- Vào tháng 8/2021, CoinDCX một lần nữa kết thúc vòng gọi vốn Series C với 90 triệu đô, vẫn là những Quỹ cũ rót vốn, đã từng tham gia những vòng gọi vốn trước.
- Yellow Card: Sàn giao dịch tập trung của Châu Phi, tập trung vào thị trường Châu Phi.
- Tháng 8/2020, Yellow Card đã thực hiện vòng Strategic, được Polychain rót vốn 1.5 triệu đô.
- Tháng 9/2021, Yellow Card kết thúc vòng Series A, mang lại 15 triệu đô. Vòng này được dẫn đầu bởi 3 Quỹ Valar Ventures, Third Prime và Castle Island Ventures, cùng với sự tham gia của Square, Cash App, Coinbase Ventures, Polychain Capital và Blockchain.com Ventures.
- Matrixport:
- Tháng 12/2019, Matrixport hoàn thành vòng gọi vốn với sự tham gia của Paradigm, Polychain Capital, Lightspeed Venture Partners, IDG Capital,.. ở định giá không rõ, số tiền không rõ.
- Vào tháng 8 năm 2021, Matrixport kết thúc vòng Series C với 100 triệu đô, dẫn đầu bởi partners của DST Global, C Ventures và K3 Ventures, cùng với sự tham gia của Polychain, Dragonfly Capital, CMT Digital, Tiger Global và nhiều Quỹ khác.
Nhận xét: Danh mục đầu tư CEX của Polychain Capital có khá nhiều ông lớn trong mảng và giá trị các thương vụ họ tham gia cũng không hề nhỏ: AscendEX, Coinbase, CoinDCX,... Phần lớn các thương vụ được hoàn thành trong năm 2020 trở lại gần đây, với giá trị các thương vụ ngày càng tăng.
DEX & AMM
Các dự án thuộc mảng DEX/AMM mà Polychain Capital đầu tư bao gồm:
- Structure: Sàn giao dịch phi tập trung dành cho nền tảng mobile khá mới lạ, cho phép người dùng có thể mua cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau trực tiếp bằng tiền ảo. Polychain Capital đã dẫn đầu vòng hạt giống vào tháng 12/2021, thành công thu về 20 triệu đô, tham gia vòng gọi vốn còn có Bixin Ventures và Ascensive Assets.
- Orca: Sàn giao dịch trên blockchain Solana, tháng 9/2021, 3 Quỹ Polychain Capital, Placeholder và Three Arrows Capital dẫn đầu vòng Series A với 18 triệu đô được kêu gọi, các Quỹ khác tham gia là Jump Capital, Sino Global Capital, Collab & Currency, DeFiance, Zee Prime, Coinbase Ventures, Solana Capital và một số nhà đầu tư thiên thần khác.
- Clipper: Sàn giao dịch phi tập trung với phí giao dịch và tỉ lệ trượt giá rất thấp. Tháng 7/2021, Clipper đã đem về 21 triệu đô qua một vòng gọi vốn, dẫn đầu bởi Polychain Capital, cùng với sự tham gia của 0x Labs, DeFi Alliance và MetaCartel DAO.
- Mangata: Sàn DEX trên Ethereum và Polkadot, miễn phí gas, sử dụng phương thức Proof of Liquidity đặc biệt. Tháng 6/2021, Mangata đã khép lại vòng hạt giống với 1.4 triệu đô từ Polychain Capital, IOSG Ventures, Altonomy, CMS Holdings, TRGC, và những nhà đầu tư thiên thần khác.
- CoinFlex: Sàn giao dịch sử dụng cơ chế AMM+, cung cấp đòn bẩy lên tới 10x. Tháng 8/2019, CoinFlex kêu gọi thành công 10 triệu đô đến từ CEO của Bitcoin.com Roger Ver, Polychain Capital, NGC Ventures và Divergence Digital Currency.
- Saddle Finance: Sàn AMM với tỉ lệ trượt giá gần như bằng 0. Tháng 1/2021, dự án đã kết thúc vòng hạt giống với 4.3 triệu đô đến từ Framework Ventures, Polychain Capital và Electric Capital. Tiếp theo đến tháng 11/202, Saddle một lần nữa kêu gọi thành công 7.5 triệu đô ở Series A, dẫn đầu là Polychain và Electric Capital, cùng với sự tham gia của Nascent, Project Galaxy,...
Nhận xét: Danh mục đầu tư của Polychain Capital không có quá nhiều sàn DEX. Danh mục này không có các sàn DEX top đầu như Uniswap hay các sàn DEX gọi vốn từ trước 2019 (Kyber, Balancer,...) mà phần lớn là các DEX mới được gọi vốn trong năm 2021.
Derivatives
Các dự án thuộc mảng Derivatives/ Synthetic Asset mà Polychain Capital đầu tư bao gồm:
- dYdX:
- Tháng 1/2021, dYdX khép lại vòng Series B với 10 triệu đô, dẫn đầu bởi Three Arrows Capital và DeFiance Capital. Các Quỹ khác tham gia bao gồm: a16z, Polychain Capital, Kindred Ventures, 1confirmation, Wintermute, Hashed, GSR, SCP, Scalar Capital, Spartan Group,..
- Sau đó 5 tháng, 6/2021 dYdX công bố kết thúc Series C với 65 triệu đô, dẫn đầu vòng gọi vốn là Paradigm và vẫn bao gồm những Quỹ như a16z, Polychain Capital, Three Arrows Capital, Wintermute, có thêm nhiều Quỹ mới tham gia, đặc biệt là HashKey, Electric Capital, Delphi Digital.
- dTrade: Một sàn giao dịch phái sinh đầu tiên trên Polkadot. Dự án này được Polychain tham gia cả 3 vòng gọi vốn: tiền hạt giống, hạt giống và một vòng sau đó.
- Tháng 5/2021, dự án khép lại vòng hạt giống với 6.4 triệu đô đến từ Three Arrows, DeFiance, Huobi and Polychain.
- Tháng 9/2021, dTrade kêu gọi thành công 22.8 triệu đô từ Alameda Research, CMS, Hypersphere, Polychain Capital and DeFiance.
- SynFutures: Sàn giao dịch phái sinh, cho phép người dùng dự đoán Long/Short của một NFT, gọi là NFTures, khá mới mẻ. Polychain Capital đã dẫn đầu vòng Series A vào 6/2021 với 14 triệu đô, các nhà đầu tư khác bao gồm Framework, Pantera Capital, Bybit, Wintermute, CMS, Kronos and IOSG Ventures.
- DerivaDEX: Tháng 7/2020, DerivaDEX đã khép lại vòng gọi vốn Strategic với 2.7 triệu đô từ Polychain Capital, Dragonfly Capital, Coinbase Ventures, Three Arrows Capital, Calvin Liu,..
Nhận xét: Danh mục đầu tư của Polychain Capital trong mảng Derivatives có dự án dẫn đầu trong cả sector là dYdX, ngoài ra có một số dự án khác được gọi vốn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 đổ lại.
NFT/Metaverse
Một số dự án thuộc mảng NFT/ Metaverse trong portfolio của Polychain Capital:
- Genies: Genies là một dự án lớn về thế giới ảo, với mong muốn đưa con người vào một vũ trụ kỹ thuật số mới, các NFT của Genies rất đa dạng, có thể là một Avatar, một set quần áo, giày dép,... Tháng 5/2021, Genies đã kết thúc vòng gọi vốn Series B, thu về 65 triệu đô. Dẫn đầu vòng gọi vốn là Mary Meeker đến từ Bond, các Quỹ tham gia có Dapper Labs, Polychain Capital LP, Hashkey Group, Coinbase Ventures,...
- Nifty’s: Một dự án về NFT, hợp tác với nhiều gương mặt trong làng giải trí nổi tiếng như Space Jam, The Matrix, Heni Damien, Kevin “Spanky” Long,...
- Tháng 3/21, Nifty’s khép lại vòng gọi vốn tiền hạt giống, đến từ Mark Cuban, Joseph Lubin (CEO của ConsenSys), 0xb (một cá voi trong lĩnh vực NFT), Draper Dragon, Polychain Capital, Tally Capital, Liberty City Ventures, Future Positive,...
- Tháng 7/2021, Nifty’s một lần nữa kêu gọi thành công 10 triệu đô từ Polychain Capital, Ethereal Ventures, Coinbase Ventures, Dapper Labs, Samsung Next, Topps.
Nhận xét: Polychain là số ít trong các Quỹ lớn không quá chú tâm vào thị trường NFT, Portfolio của Polychain chỉ cho thấy 2 dự án NFT/Metaverse được Quỹ rót vốn.
2 dự án NFT và Metaverse được Polychain rót vốn ở 2 thời điểm khác nhau (Genies ở Series B, Nifty’s ở tiền hạt giống và hạt giống), Cả 2 dự án đều có 3 gương mặt quen thuộc đó là Polychain Capital, Coinbase Ventures và Dapper Labs. Polychain cho thấy phương thức đầu tư của mình khá giống với Quỹ của Coinbase, khi 2 quỹ này đã cùng góp mặt ở rất nhiều mảng khác nhau.
Lending/Yield
Các dự án Lending/Yield Farming được Polychain Capital đầu tư bao gồm:
- Parallel Finance: Một giao thức thị trường tiền tệ phi tập trung cung cấp lending, staking và borrowing trong hệ sinh thái Polkadot. Parallel cũng chính là dự án thắng cuộc đấu giá parachain lần thứ 4 trên Polkadot. Parallel đã có 2 lần gọi vốn với sự tham gia của Polychain
- Đầu tiên là vòng hạt giống ở tháng 6/2020, dự án kêu gọi thành công 2 triệu đô đến Pantera Capital, Polychain Capital, Lightspeed Venture Partners, Breyer Capital, 8 Decimal Capital và Hypersphere Ventures.
- Tiếp theo là vòng Series A vào tháng 3/2021 với 22 triệu đô được kêu gọi ở mức đinh giá 150 triệu đô. Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Polychain Capital cùng với sự tham gia của Lightspeed Venture Partners, Slow Ventures, Blockchain Capital và Alameda Research.
- Compound: Tháng 11/2019, Compound công bố vòng gọi vốn Series A với 25 triệu đô, dẫn đầu bởi a16z, bên cạnh đó gồm Polychain Capital, Paradigm và Bain Capital Ventures.
- Element Finance: Nền tảng Yield Farming cho phép người dùng chọn các điều khoản khóa khác nhau cho tài sản của mình. Tháng 10/2021, Polychain Capital đã dẫn đầu vòng gọi vốn Series A , đem về 32 triệu đô cho Element, với sự tham gia của Andreessen Horowitz, Placeholder, A_Capital, …
- Sommelier: Một giao thức Yield Farming với nhiều ưu điểm đặc biệt, ví dụ như chống Impermanent Loss bằng cách tái cân bằng lại khoản đầu tư của người dùng khi nhận thấy Liquidity Pools có biến động mạnh. Sommelier đã nhận được 23 triệu đô trong vòng gọi vốn Series A do Polychain dẫn đầu.
- Maple Finance: Một ứng dụng cho vay dựa trên độ tin cậy (Reputation-based lending), theo như mình hiểu thì đây giống như cho vay tín dụng, không cần thế chấp. Tháng 3/2021, Maple đã hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống với 1.4 triệu đô, dẫn đầu bởi Framework Ventures và Polychain Capital.
- MakerDAO: Tháng 12/2017, MakerDAO gọi vốn thành công 12 triệu đô với sự tham gia của a16z, Polychain Capital, Distributed Capital Partners, Scanate, FBG Capital, Wyre Capital, Walden Bridge Capital, và 1confirmation.
- BadgerDAO: Ứng dụng lending cho phép người dùng deposit Bitcoin và nhận lãi từ chúng, mục đích chính của BadgerDAO là đưa Bitcoin đến thế giới của tài chính phi tập trung. Tháng 3 năm 2021, BadgerDAO đã thành công kêu gọi 25 triệu ở vòng Treasury Diversification, các Quỹ tham gia là 0xB1, Polychain Capital, Parafi Capital và Blockchain Capital.
- Ngoài ra, Polychain còn đầu tư vào một số các ứng dụng lending khác như Spectral Finance (tháng 3/2021), Moola (tháng 3/2021), Notional (tháng 10/2020), X-Margin (tháng 9/2019), Liquity (tháng 9/2020).
Nhận xét: Mảng Lending/Yield được Polychain Capital rất quan tâm, các thương vụ đầu tư này đều lớn và ở những giai đoạn rất sớm. Polychain đã rót vốn cho MakerDAO từ 2017 và Compound từ 2019. Cách nhìn của Polychain về mảng Lending cũng rất giống với a16z, điều này thể hiện ở 2 Quỹ có tới 4 lần đầu tư cùng nhau ở mảng này.
Wallet
- Valora: Một app dành cho người dùng mobile, Valora cho phép người dùng gửi tiết kiệm bằng stablecoin, mua coin trên chính nền tảng với mức phí rất rẻ. Tháng 7/2021, Valora kết thúc vòng gọi vốn Series A với 20 triệu đô, dẫn đầu là a16z, bên cạnh Polychain Capital và nhiều Quỹ lớn khác.
- MyCrypto: Ví dành cho blockchain Ethereum, dự án này đã kêu gọi thành công 4 triệu đô trong Series A, dẫn đầu bởi Polychain Capital.
Nhận xét: Polychain Capital đầu tư vào khá ít dự án về mảng Wallet, cả 2 dự án được Quỹ đầu tư đều là ở Series A, tức là lúc dự án đã ra mắt sản phẩm, Polychain đã nhận thấy tiềm năng và rót vốn cho 2 dự án trên.
Infrastructure
Polychain Capital đầu tư vào khá nhiều dự án về mảng cơ sở hạ tầng, ở đây mình sẽ chỉ nói những dự án nổi bật nhất:
- Aleo: Dự án dữ liệu riêng tư sử dụng công nghệ zero-knowledge proofs. Tháng 4/2021, Aleo kết thúc round gọi vốn với a16z dẫn đầu, bên cạnh đó là Polychain Capital, Galaxy Digital, Variant Fund, Coinbase Ventures,…
- Orchid Labs: Dự án về mạng VPN (Mạng riêng ảo), đây là một dự án mới lạ, củng cố thêm tính bảo mật sẵn có của Web3, Orchid đã thành công gọi vốn 2 lần, tổng con số lên tới 48 triệu đô, tháng 10/2017, dự án kêu gọi 4.7 triệu trong vòng hạt giống đến từ Sequoia, Andreessen Horowitz, DFJ, PolyChain Capital, Metastable, Blockchain Capital, Crunchfund, Struck Capital, Compound VC và nhiều nhà đầu tư thiên thần khác. Tháng 4/2018, Orchid Labs một lần nữa đem về 43 triệu đô qua việc bán token cho các Quỹ đầu tư.
- Origo: Một nền tảng về bảo mật, chuyên phát triển những smart contract an toàn bậc nhất cho người dùng. Vào tháng 8/2018, Polychain Capital đã xác nhận đầu tư cho Origo 30 triệu đô.
- Ren: Một giao thức mở cho phép chuyển tiền điện tử giữa các blockchain một cách riêng tư và phi tập trung. Sản phẩm cốt lõi của Ren là RenVM, mang lại khả năng tương tác với tài chính phi tập trung. Vào tháng 2/2018, Ren đã kêu gọi thành công 30 triệu đô qua việc ICO, dẫn đầu vòng gọi vốn là Polychain Capital và FBG, cùng tham gia có Huobi Capital, Hyperchain Capital và Signal Ventures.
- Parsec: Một dự án về phân tích thị trường chuyên sâu, cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hữu ích về thị trường như lịch sử giá của các NFT, lượng Liquidity thấp nhất, cao nhất, các smart contract thông dụng, cách hoạt động của chúng,… Vào tháng 1/2021, Polychain Capital đã dẫn đầu vòng hạt giống, đem về 1.25 triệu đô.
- Thesis: Quỹ đầu tư đứng sau tBTC. Hiện nay, Thesis đang tập trung vào việc đưa Bitcoin đến sát thực tế, đồng thời bảo mật cho dữ liệu người dùng trên những blockchain mã nguồn mở. Vòng gọi vốn Series A được dẫn đầu bởi ParaFi Capital và Nascent, cùng với sự đồng hành của Polychain Capital và nhiều Quỹ khác.
- Và còn nhiều dự án khác…
Nhận xét: Polychain đầu tư khá nhiều những dự án về mảng cơ sở hạ tầng và dữ liệu, chủ yếu từ những vòng Series A khi dự án đó đã được định giá khá cao. Polychain cũng rất chú trọng vào việc bảo mật cho người dùng hay blockchain, đa số các dự án trên đều phát triển một cơ sở hạ tầng an toàn, như smart contract hay một mạng xã hội Web3 riêng tư hơn.
Parachains
Polychain đầu tư vào rất nhiều các mảng ở parachains trên Polkadot, dưới đây là một số những deal tiêu biểu của Polychain:
- Acala Network: Tháng 3/2021, Acala Network đã hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống do Polychain Capital dẫn đầu, thu về 1.4 triệu đô.
- Các parachains khác được Polychain đầu tư bao gồm: Clover Finance (2/2021, seed round), Manta Network (2/2021, seed round), Mangata (6/2021, seed round), Parralel Finance (6/2021 và 8/2021, seed round và series A).
Nhận xét: Polychain đặc biệt quan tâm tới các parachain trên Polkadot, có 6 dự án trong portfolio của Quỹ là các parachains.
Cái nhìn của Polychain Capital về thị trường DeFi rất đa dạng, điều đó thể hiện qua việc đầu tư rải rác nhiều lĩnh vực trong DeFi (Stablecoin, Lending, AMM, DEX, Social Media,...). Đa số những vòng đầu tư trong lĩnh vực này đều ở năm 2020, 2021 và đều ở giai đoạn seed round, bởi vậy số tiền đầu tư không được nhiều nhưng có thể mang lại ROI rất tốt cho các quỹ đầu tư nói chung.
Others
Các khoản đầu tư ở các lĩnh vực khác của Polychain Capital bao gồm:
- Amber Group: Tháng 2/2020, Amber gọi vốn thành công Series A trị giá 28 triệu đô đi đầu bởi Pantera, Paradigm, và có sự tham dự của Polychain Capital, Blockchain.com, Coinbase Ventures và Fenbushi Capital. Đây là một startups với nhiều sản phẩm dịch vụ crypto cung cấp cho nhiều đối tượng trong thị trường.
- Anchorage Digital: Một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ, là một trong những nền tảng tài sản kỹ thuật số hàng đầu dành cho các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Polychain đã góp mặt trong 2 round gọi vốn của Anchorage:
- Series A: Tháng 1/2019, Andreessen Horowitz lead vòng đầu tư, đem về 17 triệu đô, các nhà đầu tư khác góp mặt là Polychain Capital, Khosla Ventures, Max Levchin, Elad Gil, Mark McCombe đến từ Blackrock,..
- Series B: Tháng 7/2019, Anchorage kết thúc vòng đầu tư với 40 triệu đô, Blockchain Capital và Visa dẫn đầu vòng đầu tư cùng với sự tham gia của Polychain, Paradigm, và a16z.
- CoinList : Platform dành cho anh em săn ICO, CoinList đã thực hiện 2 lần gọi vốn với sự góp mặt của Polychain Capital. Tháng 4/2018, CoinList khép lại vòng Series A với 9.2 triệu đô, có nhiều Quỹ tham gia trong đó có Polychain Capital. Tháng 10/2019, CoinList một lần nữa gọi vốn thành công 10 triệu đô với sự tham gia của Polychain Capital, Jack Dorsey (CEO củaTwitter), Square Inc và Collaborative Fund.
Đánh giá & nhận xét về Polychain Capital
Nhìn vào portfolio của Polychain Capital, anh em có thể thấy những đặc điểm sau qua danh mục đầu tư của Polychain Capital:
- Có mối quan hệ mật thiết với nhiều quỹ lớn trong thị trường như a16z, 3AC, Sequoia, Coinbase,... và nhiều quỹ khác, thể hiện qua việc họ cùng nhau tham gia rất nhiều thương vụ lớn nhỏ khác.
- Họ đầu tư không chỉ tập trung vào một sector mà đầu tư tương đối dàn trải ở nhiều sector khác nhau, và dành nhiều tiền đầu tư vào các dự án CEX với các thương vụ lớn. Trong đó, họ không đầu tư vào các dự án thuộc mảng gaming, và cũng ít đầu tư vào NFT.
- Họ đầu tư nhiều vào các parachains trên Polkadot, các dự án họ đầu tư cũng nằm trên nhiều nền tảng khác nhau chứ không chỉ riêng trên một nền tảng nào.
- Các deal phần lớn năm trong năm 2021, khi họ đầu tư nhiều, với các deal có kích cỡ nhỏ vào các sector mới trong thị trường.
Xu hướng đầu tư của Polychain Capital trong năm 2022
Dưới đây là danh mục đầu tư của Polychain trong năm 2022.
Polychain là một trong những quỹ có hướng đầu tư lạ nhất năm 2022. Họ đầu tư vào những hệ sinh thái được xem như "thất bại" nhất 2022, đó là ICP và Polkadot.
Với ICP, sau đợt airdrop nhiều năm trước, cuối cùng cũng list sàn để người dùng giao dịch. Nhưng trái với kì vọng trở thành một hệ sinh thái hùng mạnh, ICP giờ đây không còn được nhiều người nhắc đến, hay đôi khi còn bị gắn mác là lừa đảo. Dĩ nhiên giá token ICP cũng mất giá trị khoảng 100 lần so với lúc vừa lên sàn.
Còn ở Polkadot, cái tên này cũng được kì vọng mainnet rất nhiều vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, dự án luôn dời lịch mainnet và đấu giá parachain đến tận cuối năm, khi thị trường dần rơi vào downtrend.
Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư bỏ qua hai hệ sinh thái này, thì Polychain trong năm 2022 vẫn đầu tư một số dự án như Finterest, InfinitySwap trên ICp hay t3rn, Mangata Finance của Polkadot.
Ngoài ra, họ tập trung nhiều vào những dự án mở rộng của blockchain, đó là các layer 2 và những dự án hỗ trợ công nghệ layer 2.
Lời kết
Polychain là một trong những quỹ lâu đời của crypto, nên chắc chắn họ có những triết lý đằng sau các thương vụ đầu tư. Do đó, đôi khi họ có những quyết định lạ lùng so với mặt bằng chung các quỹ, nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp Polychain, vì vẫn có khả năng đây sẽ là những trend trong tương lai.