SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Downtrend là gì? 6 cách kiếm tiền khi thị trường crypto giảm mạnh

Việc nhận biết và dự đoán downtrend rất quan trọng đối với các nhà đầu tư và nhà giao dịch. Nó giúp họ điều chỉnh chiến lược đầu tư, tránh được các khoản lỗ lớn và tận dụng các cơ hội ngắn hạn có thể xuất hiện trong giai đoạn này.
Avatar
trangtran.c98
Published Aug 06 2024
Updated Aug 10 2024
14 min read
downtrend crypto

Downtrend là gì

Downtrend, hay xu hướng giảm, là giai đoạn mà giá của một tài sản liên tục giảm theo thời gian. Trong thị trường tiền mã hóa, điều này có thể được nhận thấy qua các đợt giảm giá kéo dài của các đồng coin hay token.

Downtrend thường được xác định khi thị trường liên tục tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn so với những giai đoạn trước đó. Một chu kỳ downtrend có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí vài năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế và thị trường.

downtrend là gì
Khái niệm Downtrend trong thị trường Crypto
advertising

Nguyên nhân và cách nhận biết Downtrend

Nguyên nhân xảy ra thị trường Downtrend

Tin tức tiêu cực (FUD): Các sự kiện như quy định chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản lý, vụ hack lớn hoặc các sự kiện không mong muốn khác có thể gây ra sự giảm giá mạnh trong thị trường crypto.

Tâm lý thị trường: Sự lo lắng và hoảng loạn của nhà đầu tư khi có những tin tức tiêu cực hoặc khi có sự thay đổi lớn về giá trị của các đồng tiền mã hóa lớn như Bitcoin hoặc Ethereum, dẫn đến việc xảy ra panic sell - bán tháo tài sản.

Dấu hiệu nhận biết thị trường rơi vào chu kỳ Downtrend

Giá giảm liên tục: Giá của các đồng tiền mã hóa giảm liên tục trong một khoảng thời gian dài, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Đỉnh và đáy thấp dần: Trong xu hướng giảm, mỗi đỉnh mới sẽ thấp hơn đỉnh trước đó và mỗi đáy mới cũng sẽ thấp hơn đáy trước đó.

Đường trung bình động MA: Các đường MA ngắn hạn sẽ cắt xuống dưới các đường MA dài hạn. Ví dụ, MA 50 ngày cắt xuống dưới MA 200 ngày, được gọi là “Death Cross”, dấu hiệu của thị trường “đỏ lửa".

Chỉ số RSI: Nếu chỉ số RSI hiển thị dưới mức 30 trong thời gian dài, đây là dấu hiệu của xu hướng downtrend và thị trường đang có lực bán mạnh.

Khối lượng giao dịch tăng khi giá giảm: Khi giá giảm, khối lượng giao dịch thường tăng lên do các nhà đầu tư bán tháo tài sản của mình, làm tăng áp lực giảm giá.

Các mô hình nến đảo chiều báo hiệu downtrend:

  • Nến đỏ dài (Bearish Marubozu)
  • Nến sao băng (Shooting Star)
  • Nến nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing)
  • Nến sao hôm (Evening Star)
  • Nến mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)
  • Nến Doji bia mộ (Gravestone Doji)

Top 5 cách kiếm tiền trong Downtrend

Short Selling (Bán khống)

Mặc dù bán khống có rủi ro cao nhưng cũng có không ít nhà đầu tư trong thị trường truyền thống đã “đổi đời” từ những thương vụ short selling. Trong thị trường crypto, mặc dù chiến lược này có độ phổ biến tương tự, nhưng cần xem xét các quy định và tính hợp pháp tại nhiều quốc gia.

Michael Burry là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất về chiến lược bán khống. Ông được biết đến nhiều nhất qua vụ bán khống thị trường nhà đất Mỹ trước khi bong bóng nhà đất sụp đổ vào năm 2008, sự kiện này được mô tả chi tiết trong cuốn sách và bộ phim "The Big Short".

Jim Chanos là người sáng lập Kynikos Associates, một quỹ đầu cơ nổi tiếng chuyên về bán khống. Ông nổi tiếng với việc bán khống cổ phiếu của Enron trước khi công ty này phá sản vào năm 2001.

George Soros là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới và là người thực hiện một trong những vụ bán khống nổi tiếng nhất lịch sử. Năm 1992, ông bán khống đồng bảng Anh và thu được lợi nhuận hơn 1 tỷ USD, sự kiện này được gọi là "Ngày thứ Tư đen tối".

Tìm hiểu thêm: Chiến lược bán khống trong giao dịch Crypto.

Giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Trading)

Giao dịch hợp đồng tương lai và bán khống đều là các chiến lược đầu tư cho phép nhà giao dịch kiếm lợi nhuận từ sự giảm giá của tài sản. Tuy nhiên, hai chiến lược này có cơ chế hoạt động khác nhau, nhà đầu tư cần chú ý để hạn chế việc bị “nhầm chiến lược”.

Hợp đồng tương lai cho phép bạn đặt cược vào giá tương lai của một tài sản. Bạn có thể kiếm lợi nhuận từ cả xu hướng tăng và giảm của thị trường.

Trong thị trường crypto, việc biết chính xác vị thế short của các trader thường không được công khai rộng rãi do tính chất ẩn danh và sự bảo mật thông tin khách hàng từ phía các sàn giao dịch.

Tuy nhiên, một số quỹ đầu tư và tổ chức tài chính lớn đã thực hiện các vị thế short thông qua các sàn giao dịch phái sinh như BitMEX, Binance Futures và CME. Các tổ chức này thường sử dụng các công cụ phái sinh để bảo vệ các vị thế dài hạn của họ hoặc để kiếm lợi từ các xu hướng giảm giá trong thị trường tiền mã hóa.

Vào tháng 3/2020, Bitcoin và các tài sản tiền mã hóa khác đã trải qua một đợt sụt giảm mạnh, với giá Bitcoin giảm từ khoảng 7,900 USD xuống dưới 4,000 USD trong một ngày.

Trong giai đoạn này, nhiều nhà giao dịch đã đặt các vị thế short lớn, dự đoán sự giảm giá tiếp theo do tác động của đại dịch COVID-19 lên thị trường toàn cầu. Dữ liệu từ sàn giao dịch Binance Futures cho thấy sự tăng đột biến trong các vị thế short.

futures trading downtrend
Sử dụng chiến lược Futures Trading trong thị trường Downtrend. Dữ liệu: Coinglass

Sử dụng hợp đồng quyền chọn (Options Trading)

Hợp đồng quyền chọn cho phép bạn mua quyền (không phải nghĩa vụ) để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá cụ thể trước hoặc vào một ngày nhất định.

Trong thị trường downtrend, hợp đồng quyền chọn cung cấp nhiều chiến lược để bảo vệ danh mục đầu tư và kiếm lợi nhuận từ sự giảm giá. Các chiến lược như:

  • Mua quyền chọn bán (Buying Put Options)
  • Chiến lược Put Spread
  • Chiến lược Collar
  • Mua quyền chọn mua (Buying Call Options) để đối phó với sự phục hồi ngắn hạn
  • Chiến lược Protective Put
  • Chiến lược Long Straddle
  • Chiến lược Short Strangle

Arbitrage

Chiến lược arbitrage cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch hoặc các thị trường khác nhau.

Sam Bankman-Fried (SBF), người sáng lập Alameda Research và FTX, có nhiều kinh nghiệm và nổi tiếng về việc thực hiện chiến lược arbitrage. Mặc dù sàn FTX đã phá sản, tuy nhiên, không thể phủ nhận sự thành công của Sam trên thị trường crypto.

Trong podcast "Odd Lots" của Bloomberg, Sam Bankman-Fried đã chia sẻ chi tiết về chiến lược arbitrage Kimchi Premium và cách ông tận dụng sự chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch ở Hàn Quốc và các thị trường khác.

Đọc thêm: Rủi ro của giao dịch chênh lệch giá trong Crypto.

sam bankman-fried
Chân dung Sam Bankman-Fried. Ảnh: Bloomberg

Alameda Research mua Bitcoin trên các sàn giao dịch có giá thấp hơn, chẳng hạn như Coinbase hoặc Binance. Sau đó, họ chuyển Bitcoin đến các sàn giao dịch Hàn Quốc như Bithumb hoặc Upbit và bán với giá cao hơn. Chiến lược này đã mang lại lợi nhuận lớn cho Alameda Research và lợi nhuận này được tái đầu tư vào các cơ hội arbitrage tiếp theo.

Bằng cách tận dụng sự chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch và các khu vực địa lý, cùng với việc sử dụng công nghệ và thuật toán phức tạp, họ đã xây dựng một trong những công ty giao dịch định lượng hàng đầu trong ngành.

Staking và Yield Farming

Trong một thị trường giảm giá, nhà đầu tư tiền mã hóa có thể tìm kiếm các phương pháp để giảm thiểu rủi ro và vẫn tạo ra lợi nhuận thông qua các chiến lược như stakingyield farming.

Staking Ethereum 2.0 là một cách hiệu quả để nhận phần thưởng thụ động từ việc hỗ trợ mạng lưới Ethereum. Nhà đầu tư có nhiều tùy chọn để stake ETH, từ việc sử dụng ví cá nhân, sàn giao dịch, đến các dịch vụ staking chuyên dụng như Lido, Rocket Pool…

Riêng với Ethereum, người dùng còn có thể sử dụng các dịch vụ liquid staking và liquid restaking với mức yield thấp nhưng bền vững.

Việc lựa chọn nền tảng sẽ phụ thuộc vào sự tiện lợi, mức độ bảo mật, và lợi ích phần thưởng mà mỗi nền tảng mang lại.

Cách bảo vệ tài sản trong giai đoạn Downtrend

Đánh giá lại danh mục đầu tư

Khi nhận thấy thị trường bắt đầu bước vào downtrend, bạn nên xem xét lại danh mục đầu tư của mình. Hãy đánh giá các đồng coin hoặc token mà bạn đang nắm giữ và cân nhắc việc giữ lại những tài sản có tiềm năng dài hạn và thanh lý những tài sản rủi ro cao.

  • Phân bổ tài sản hợp lý: Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm rủi ro.
  • Giữ vững tâm lý: Tránh hoảng loạn và bán tháo tài sản khi thị trường giảm mạnh.
  • Đầu tư dài hạn: Tin tưởng vào giá trị cốt lõi của các dự án chất lượng và có tầm nhìn dài hạn.

Sử dụng công cụ phòng vệ

  • Stop-Loss: Đặt lệnh stop-loss giúp bảo vệ vốn của bạn bằng cách tự động bán tài sản khi giá giảm đến mức đã định trước. Đây là công cụ hữu hiệu để giới hạn thua lỗ trong thị trường giảm giá.
  • Chuyển sang tiền mặt hoặc stablecoins: Trong giai đoạn downtrend, việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản sang tiền mặt hoặc các stablecoin (như USDT, USDC) có thể giúp bạn bảo toàn giá trị đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

Tìm kiếm cơ hội đầu tư khác

Xu hướng giảm không chỉ mang lại rủi ro mà còn mở ra cơ hội mua vào ở mức giá thấp. Hãy theo dõi thị trường và tìm kiếm các đồng coin hoặc token có tiềm năng phục hồi mạnh mẽ khi thị trường quay trở lại xu hướng tăng.

Đối diện với downtrend là một phần không thể tránh khỏi trong thị trường tiền mã hóa, cũng như trong các thị trường tài chính khác. Hiểu rõ về downtrend và biết cách ứng phó với nó sẽ giúp bạn bảo vệ vốn đầu tư và tìm kiếm cơ hội sinh lời ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất. Thị trường crypto đầy biến động, nhưng với kiến thức và chiến lược đúng đắn, bạn có thể biến thách thức thành cơ hội.

Lịch sử các chu kỳ Downtrend của thị trường Crypto

Thị trường crypto đã trải qua nhiều chu kỳ tăng và giảm kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009. Mỗi chu kỳ downtrend (xu hướng giảm) đều mang lại những hậu quả đáng kể cho nhà đầu tư và thị trường nói chung.

Downtrend 2013-2015

Vào năm 2014, sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới Mt. Gox bị tấn công, mất 850,000 BTC và tuyên bố phá sản. Sự kiện này gây ra một cú sốc lớn cho thị trường.

  • Giá Bitcoin giảm mạnh: Từ mức đỉnh khoảng 1,200 USD vào cuối năm 2013, giá Bitcoin giảm xuống dưới 200 USD vào đầu năm 2015.
  • Mất lòng tin của nhà đầu tư: Sự kiện này làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào tính bảo mật của các sàn giao dịch crypto.

Sau cú sốc, thị trường mất gần hai năm để bắt đầu phục hồi và quay trở lại xu hướng tăng.

Downtrend 2017-2018

Năm 2017 đánh dấu sự bùng nổ của các dự án ICO, tuy nhiên nhiều dự án không có giá trị thực tế và chỉ nhằm mục đích lừa đảo. Trung Quốc cấm các hoạt động ICO và giao dịch tiền mã hóa, gây tác động tiêu cực lên toàn thị trường.

Ngoài ra, việc giới thiệu hợp đồng tương lai Bitcoin trên CME và CBOE đã mở cửa cho các hoạt động bán khống Bitcoin, góp phần vào sự giảm giá.

Từ mức đỉnh gần 20,000 USD vào cuối năm 2017, giá Bitcoin giảm xuống dưới 4,000 USD vào cuối năm 2018. Tổng vốn hóa thị trường crypto giảm mạnh, mất hàng trăm tỷ đô la.

Thị trường điều chỉnh mạnh mẽ và nhanh chóng, với nhiều dự án ICO biến mất hoặc phá sản. Từ năm 2019, thị trường bắt đầu phục hồi với sự xuất hiện của nhiều dự án blockchain chất lượng hơn.

Downtrend 2021-2022

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng downtrend của thị trường vào thời điểm 2021- 2022:

  • Lệnh cấm khai thác và giao dịch crypto tại Trung Quốc vào năm 2021 đã tác động mạnh đến thị trường.
  • Mối quan tâm về tác động môi trường của việc khai thác Bitcoin và những tuyên bố từ Elon Musk về việc Tesla sẽ ngừng chấp nhận Bitcoin đã tạo nên cú sốc cho nhà đầu tư.
  • Các lo ngại về lạm phát và việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng khiến nhiều nhà đầu tư bán tháo tài sản crypto.

Hậu quả, Bitcoin từ mức đỉnh hơn 60,000 USD vào tháng 4/2021 giảm xuống dưới 30,000 USD vào giữa năm 2022. Điều này tạo ra sự phân hóa thị trường rõ rệt, các dự án blockchain có giá trị thực tế và nền tảng vững chắc vẫn thu hút được nhà đầu tư, trong khi các dự án kém chất lượng bị đào thải.

Mặc dù thị trường downtrend, các lĩnh vực mới như tài chính phi tập trung (DeFi) và NFT vẫn tiếp tục phát triển và thu hút sự chú ý.

Đọc thêm: Nguyên nhân khiến thị trường giảm mạnh? Còn kéo dài tới bao giờ?