SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Fantom là điểm đến tiếp theo của các dự án Multichain?

Thị trường không được khởi sắc nhưng hệ Fantom lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Liệu đây có phải điểm đến tiếp theo của các dự án Multichain?
Avatar
Jack Vĩ
Published Sep 27 2021
Updated Aug 31 2023
11 min read
thumbnail

Trong tuần vừa qua (19/9 - 26/9/2021), mặc dù thị trường không được khởi sắc nhưng hệ sinh thái Fantom lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Vậy đó là những cập nhật gì và sẽ có tác động như thế nào đến hệ Fantom.

Mời anh em cùng follow qua bài viết dưới đây!

Toàn cảnh về hệ sinh thái Fantom

Chương trình Ecosystem Spotlight

Chương trình Ecosystem Spotlight là chương trình của Fantom nhằm trao thưởng cho các dự án hoạt động nổi bật trong hệ sinh thái Fantom. Chương trình Ecosystem Spotlight là chương trình khá giống Most Valuable Builder Program của Binance diễn ra lần đầu tiên vào đầu năm 2021.

Mục đích của chương trình không chỉ thu hút các developer phát triển ở hệ sinh thái Fantom, mà còn tăng độ trust cho người dùng khi deposit tài sản của họ vào các DeFi Protocols. Tuần trước thì họ đã grant cho Reaper Farm - một Yield Aggregator trên hệ sinh thái.

Trong tuần này thì họ đã tài trợ cho hai nền tảng là:

  • World of Umans: Đây là nền tảng NFT Collectible cho phép người dùng mint, giao lưu và mua bán các tác phẩm NFT. Hiện tại các tác phẩm của họ đã được bán trên OpenSea và Artion. Ngoài ra họ cũng bán các vật phẩm lưu niệm như cách Unisocks từng bán.
  • Scream: Nền tảng Lending vừa ra mắt trong tháng 7/2021 nhưng đã xuất sắc trở thành nền tảng Lending lớn nhất hệ Fantom. Hiện tại Scream đang có mức TVL đạt 150 triệu đô trong khi Cream chỉ có 20 triệu đô.

Fantom ecosystem spotlight vinh danh Uman và Scream.

Fantom DeFi TVL

Trong tuần vừa qua, Fantom DeFi TVL đã cán mốc 2 tỷ đô, điều này cho thấy chương trình DeFi Incentive Program của Fantom đang có hiệu suất hiệu suất khá tốt khi thu hút nhiều developer phát triển Multichain tích hợp thêm Fantom.

Ngoài các nền tảng Spookyswap, Curve, Beefy Finance, Spiritswap và Scream ra thì lần thống kê này còn có một nhân tố khác đó chính là Anyswap. Hiện tại TVL của Anyswap ở Fantom đã đạt 600 triệu đô, gấp đôi hai nền tảng Spookyswap và Curve. Có điều gì “bí ẩn” đằng sau không? Mình sẽ cùng anh em tìm hiểu sâu hơn ở mục Bridge.

Tìm hiểu: Tổng quan hệ sinh thái Fantom (FTM)

Phân tích từng mảnh ghép

Fantom Collaboration

Những sự kiện nổi bật nhất Fantom trong tuần qua.

Trong 2 tuần qua, Fantom cũng đã liên kết với nhiều đối tác, trong đó có:

  • Suterusu: Tích hợp giao dịch ẩn danh (privacy transactions) trên mạng lưới Fantom.
  • ANKR: Fantom RPC được ANKR tích hợp để làm dữ liệu cho nhiều đối tác khác.
  • MyConstant: Nền tảng Lending tương tự NEXO đã hỗ trợ Fantom như tài sản thế chấp.

Việc tích hợp với nhiều đối tác trong thời gian ngắn sẽ không phản ánh và mang lại nhiều giá trị cho Fantom. Tuy nhiên, trong quãng thời gian dài, việc liên kết đều như thế sẽ giúp Network Effect của Fantom mạnh hơn và củng cố được sức mạnh của Fantom trong tương lai.

Nếu anh em chú ý, hướng đi của Fantom sẽ khá tương tự Binance Smart Chain. Trong thời gian đầu phát triển, Binance Smart Chain đã liên tục hợp tác với nhiều đối tác, trong đó có đối tác bảo mật, có đối tác chạy node,... chủ yếu là cách đối tác không tham gia trực tiếp vào DeFi.

Sự liên kết này có thể không thu hút TVL cho BSC, không mang lại người dùng, nhưng đó sẽ là giá trị nội tại của hệ BSC và capture value cho BNB trong thời gian sau đó. Mình hi vọng quá trình mở rộng Network Effect của Fantom cũng sẽ phổ biến hóa Fantom, từ đó mang lại giá trị nội tại cho FTM.

CEX

Woo Network

Timeline Fantom được list trên các sàn giao dịch.

Sàn giao dịch list Fantom vào tháng 9 là sàn Woo Network. Woo Network là một CEX Aggregator, hiện tại Woo đang tổng hợp thanh khoản của hơn 10 sàn giao dịch trên thị trường. Mặc dù Trading Volume của Woo còn khá nhỏ và chưa có những tác động lớn đến thị trường. Nhưng các sản phẩm của Woo đều được phát triển cho các tổ chức tài chính lớn.

Hiện tại chỉ còn Coinbase là sàn giao dịch lớn duy nhất chưa listing Fantom. Nhưng mình nghĩ Coinbase sẽ sớm list Fantom vào một ngày không xa vì hiện tại Coinbase Wallet đã hỗ trợ Fantom blockchain.

Bridge

1. Celer Bridge

Celer Bridge tích hợp thêm Fantom blockchain.

Bridge là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất giúp dòng tiền có thể luân chuyển giữa các hệ sinh thái. Sự phát triển của Bridge sẽ giúp người dùng dễ dàng chuyển tài sản sang Fantom hơn.

Hiện tại thì Fantom đã có 8 Bridge bao gồm: Multichain.xyz, Anyswap, Ren Bridge, XPollinate, Gravity, Clover, Spookyswap và mới nhất là Celer Bridge. Theo trải nghiệm cá nhân, Celer Bridge đang là Bridge có giao diện và tốc độ “mượt” nhất hiện nay. 

2. Anyswap

Tiếp đến chính là Anyswap, trong tuần vừa qua, Anyswap đã thông báo sẽ là Bridge đầu tiên của hệ sinh thái Fantom hỗ trợ định dạng NFT, nghĩa là người dùng đã có thể luân chuyển tác phẩm NFT của họ từ mạng lưới khác sang Fantom. Đây là một điểm cộng rất lớn vì hệ sinh thái Fantom cũng vừa ra mắt Artion - NFT Marketplace được xây dựng bởi Andre Cronje.

TVL của Anyswap phần lớn đều nằm ở Fantom.

Tuy nhiên, điều khiến mình vẫn còn thắc mắc là tại sao TVL của Anyswap trên hệ Fantom lại tăng trưởng đột biến đến thế. Mặc dù có tổng TVL ở tất cả hệ sinh thái chỉ 1.4 tỷ đô nhưng riêng Fantom đã chiếm 600 triệu đô. 

Sau khi mình check thì cũng thấy một lượng lớn Stablecoin đã deposit vào Anyswap ở hệ Fantom bao gồm USDC, USDT và DAI. Liệu sự bùng nổ của Stablecoin có giúp hệ sinh thái Fantom tăng trưởng?

Tìm hiểu: Phân tích Stablecoin - “Kim chỉ nam” của dòng tiền trong Crypto

Wallet

Về các nền tảng ví, Fantom có lợi thế là EVM blockchain, chính vì thế họ có thể tận dụng ví Metamask giúp người dùng từ Ethereum và Binance Smart Chain dễ dàng thích ứng hơn. Hiện tại thì các ví Multichain phổ biến trên thị trường cũng đã hỗ trợ Fantom blockchain bao gồm: Coin98 Wallet, Math Wallet, BitKeep,...

Tham khảo: Hướng dẫn tạo ví Fantom trên Coin98 Wallet

Mới tích hợp vào tháng 9 đó là TokenPocket - đây cũng là ví Multichain hỗ trợ 19 mạng lưới khác nhau và có tích hợp dApps trong ví. Nếu anh em để ý thì các nền tảng Bridge và nền tảng ví đã hỗ trợ Fantom như một blockchain “không thể thiếu”, điều này chứng minh Fantom đang được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết và sẽ còn được hỗ trợ nhiều hơn nữa trong tương lai.

DeFi Station / Yield Aggregator

1. Zapper

Với Zapper thì anh em cũng đã biết từ lâu, đây là nền tảng quản lý danh mục đầu tư trong thị trường DeFi rất nổi bật, họ hỗ trợ lên đến 5 hệ sinh thái khác nhau.

Sự có mặt của Zapper đã chứng minh hệ sinh thái Fantom đã phát triển toàn diện các protocol nền tảng, cũng như có người dùng đủ lớn để sử dụng các nền tảng quản lý như Zapper. Hiện tại Zapper vẫn chưa có token nên anh em đừng bỏ qua cơ hội Retroactive này để nhận về các NFT của họ.

Zapper - nền tảng quản lý danh mục đầu tư trong không gian DeFi.

2. Firebird Finance

Tiếp theo là nền tảng Firebird Finance, đây là một DeFi Station tương tự Spookyswap Spiritswap. Tuy nhiên Firebird Finance không chỉ tự triển khai các pool riêng mà còn đóng vai trò là một DEX Aggregator. 

Đây là hướng tiếp cận phổ biến và hợp lý đối với một nền tảng mới. Bởi vì nếu như họ tự triển khai pool riêng, lượng thanh khoản ban đầu sẽ rất thấp ⇒ Không thu hút được người dùng. Còn nếu như tổng hợp thanh khoản thì họ sẽ nhanh chóng có người dùng hơn.

3. Jetfuel Finance

Jetfuel Finance, đây là nền tảng từng lọt top 10 protocol có TVL cao nhất hệ sinh thái BSC. Ban đầu, Jetfuel chỉ là nền tảng Yield Farming, nhưng hiện tại thì họ đang phát triển cả chiều dọc (ra nhiều tính năng thành DeFi Station) và chiều ngang (triển khai Multi-chain, tích hợp thêm Fantom).

JetFuel Finance triển khai Multichain từ BSC sang Fantom.

4. AutoFarm

Cuối cùng là AutoFarm, nếu như anh em đã tham gia DeFi trên BSC thì chắc chắn không còn lạ với AutoFarm. AutoFarm là một trong những nền tảng triển khai nhiều Yield Farming Pool nhất. Nếu người dùng chỉ muốn staking để tránh rủi ro Impermanent Loss thì AutoFarm cũng hợp tác với các nền tảng Lending.

NFT

1. Artion

Tổng quan về Artion NFT Marketplace xây dựng bởi Andre Cronje.

Trong tuần này, sự kiện nổi bật nhất của hệ sinh thái Fantom chính là sự ra mắt của Artion. Đây là nền tảng NFT Marketplace đầu tiên của hệ sinh thái Fantom được xây dựng bởi Andre Cronje.

Đối với cộng đồng người tham gia NFT ở Fantom, đây là sẽ cột mốc rất quan trọng bởi vì trước đây các tác phẩm NFT ở hệ Fantom được mint ra rất nhiều, tuy nhiên chúng không có sự kiên kết giữa người mua và người bán. Sự xuất hiện của Artion sẽ giúp các sản phẩm NFT có tính thanh khoản cao hơn, được giao dịch nhiều hơn.

Sau khi trải nghiệm thì mình thấy Artion có các tính năng khá giống Opensea - NFT Marketplace lớn nhất hiện tại. Tuy nhiên, Artion có điểm đặc biệt hơn là phí vô cùng rẻ vì chạy trên Fantom, để mint 1 NFT cũng chỉ tốn 1 FTM.

Một số điểm nổi bật của Artion:

  • Tốc độ nhanh và phí gần bằng 0 nhờ vào mạng lưới Fantom.
  • 0% phí hoa hồng doanh thu (OpenSea thu 2.5%).
  • Phí minting thấp 1 FTM.
  • Sử dụng nguồn giá từ ChainLink.

Nhìn vào giao diện phía trên, anh em có thể thấy chúng có thiết kế gần giống với OpenSea cũng như tích hợp bộ lọc cho nhiều tác phẩm. Tuy nhiên bất lợi lớn nhất mà Artion đang gặp hiện tại chính là người dùng. Đa số NFT player vẫn còn tập trung nhiều ở mạng lưới Ethereum. Điều này khiến Ariton vẫn còn thiếu sự đa dạng và thiếu người dùng thực sự.

2. Portalheads

Tiếp đến chính là Portalheads, đây nề nền tảng NFT Collectible tương tự World of Umans, nhưng điểm khác biệt của Portalheads đó chính là họ sẽ phát triển theo hướng Metaverse. Nghĩa là các vật phẩm NFT của Portalheads sẽ được ứng dụng ở nhiều nền tảng khác nhau, chứ không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mua bán ở Ariton.

Hiện tại thì Vulcano Protocol sẽ là nền tảng đầu tiên ứng dụng các vật phẩm NFT của Portalheads. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì cả Portalheads và Vulcano Protocol đều chưa ra sản phẩm chính thức nên mình chưa thể đánh giá sâu.

Tổng kết

Nếu như anh em chú ý sự phát triển của Fantom sẽ thấy họ có hướng đi khá giống BSC khoảng tháng 4/2021 và sau đó BSC đã bùng nổ. Trở lại với Fantom, dưới đây là một số dấu hiệu mình nhận ra được:

  • Số lượng Stablecoin ở Fantom tăng mạnh thông qua Anyswap Bridge.
  • DeFi TVL cũng tăng mạng đạt 2 tỷ đô.
  • Các dự án ở hệ sinh thái khác bắt đầu triển khai Multi-chain sang Fantom.
  • Các dự án DeFi Station và Aggregator xuất hiện nhiều.

Liệu đây có là dấu hiệu cho thấy Fantom sắp bùng nổ?

RELEVANT SERIES