SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Thư viện thuật ngữ Trading liên quan đến Cryptocurrency

Thông tin trong crypto rất đa dạng và có nhiều thuật ngữ mới lạ, để giúp anh em dễ dàng hơn trong việc hiểu các thuật ngữ cũng như nghiên cứu thông tin các dự án, Coin98 Insights đã lên một danh sách các thuật ngữ trading thường dùng trong crypto.
Avatar
Hoan
Published May 17 2020
Updated Jun 04 2024
19 min read
thuật ngữ trading

Thị trường tài chính

“Thị trường tài chính là một thị trường trong đó mọi người và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính, các hàng hóa, và các món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại các giá cả phản ánh cung và cầu. Các chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu và các hàng hóa bao gồm kim loại quý hoặc hàng hóa nông nghiệp.” - Wiki

advertising

Thị trường crypto

Để hiểu thị trường Crypto là gì thì anh em cần hiểu thị trường tài chính là gì? Anh em tham khảo định nghĩa từ Wiki ở trên.

Trong thị trường Crypto thay vì là cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý... thì nó được thế bằng các mã Coin hoặc Token của dự án khởi nghiệp trong không gian Crypto.

Hiện luật liên quan đến thị trường này vẫn còn hạn chế. Anh em tham gia thị trường nên trang bị kiến thức đầy đủ để tránh bị Scam.

Có thể anh em quan tâm: Lộ trình đầu tư tiền điện tử cho người mới.

Trade Coin

Anh em Trade Coin thì cơ bản giống như việc anh em Trade vàng dầu, Chứng khoán Mỹ... Chỉ khác là Trade Coin là anh em Trade các đồng Coin & Token, các sản phẩm liên quan đến thị trường Crypto.

Trading là hoạt động mua thấp bán cao (thị trường Spot, Margin Trading) hoặc bán cao hoặc mua lại thấp (Spot Trading, Margin Trading, Future Trading) để tìm kiếm lợi nhuận.

Trade Bot

Trade Bot ở đây thì anh em có thể hiểu là việc dùng các phần mềm Trading được viết ra để tự động ra vào lệnh.

Một số ứng dụng tích hợp sẵn Bot Trading vào ví dụ như: BitUniverse có sẵn các bot Grid Trading, Trailing Bot...

Margin Trading

Margin Trading còn được gọi là giao dịch ký quỹ. Nó là một hình thức giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính để người dùng có thể mua bán trao đổi với số tiền lớn hơn mức họ có. Từ đó, tạo ra lợi nhuận cao hơn và tất nhiên rủi ro cũng sẽ cao hơn giao dịch thông thường.

Margin Trading là công cụ phổ biến ở các thị trường biến động thấp như Stock Market.

Hiện tại, Margin Trading cũng đã có trong thị trường tiền điện tử với xu hướng tiếp theo là những sản phẩm phái sinh Crypto (Derivatives).

Swing Trading

Trong Trading có nhiều trường phái Trade khác nhau từ day trader, swing trader, news trader, scalper.

Hiểu nôm na thì nếu Trade cách Trade này thì anh em sẽ:

  • Trade trên khung thời gian cao (từ H1 trở lên) có thể giữ lệnh từ vài ngày đến một tuần.
  • Có thể giữ lệnh qua đêm.
  • Thường sẽ Trade theo các con sóng của thị trường.
  • Không vào lệnh quá nhiều.

Trader

Trader (hay nhà giao dịch) là một cá nhân thực hiện các giao dịch (mua/bán) các sản phẩm tài chính như: các loại chứng khoán, chỉ số, vàng, bạc, cryptocurrency... dưới danh nghĩa của bản thân mình hoặc đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Khi nói đến Trader là nói đến sự đầu cơ mang tính ngắn hạn và tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá cả, mua thấp bán cao hay bán cao rồi mua lại thấp.

Investor

Nhà đầu tư là người tham gia vào một hay nhiều vụ đầu tư dưới các hình thức khác nhau.

Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức. Phần lớn các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích kinh tế, đó là hoạt động đầu tư kinh doanh, sản xuất.

Một số ít hơn, thường là đơn vị thuộc nhà nước, đầu tư công cộng nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, như việc xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi.

Cụm từ này còn được dùng trong ngành tài chính nhằm miêu tả một nhóm người hay công ty thường xuyên mua chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu, Crypto... để có được lãi từ hoạt động mua đi bán lại.

Day Trader

Trong Trading có nhiều trường phái Trade khác nhau từ day trader, swing trader, news trader, scalper.

Hiểu nôm na thì Day Trader có một số đặc điểm sau:

  • Trade trên khung thời gian giáp (từ M5 đến H1).
  • Một lệnh Trade thường sẽ kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn từ vài chục phút đến vài tiếng.
  • Thường Day Trader không giữ lệnh qua đêm.
  • Thường vào nhiều lệnh trong một ngày.

Trading For Living

Vì đặc thù của công việc Trading không ràng buộc gì nhiều nên nhiều người xem đây là một việc thứ hai bên cạnh công việc chính của mình.

Trading For Living có thể hiểu nôm na là Trader đó có thể nuôi sống mình bằng chính công việc Trading.

Bull Trap/Bear Trap

Bull Trap (có thể hiểu) là một tín hiệu không chính xác. Cho thấy xu hướng giảm giá đã đảo chiều và giá đi hướng lên, trong khi thực tế nó đi lên một chút rồi sẽ tiếp tục xu hướng giảm trước đó.

Bear Trap (có thể hiểu) là một tín hiệu không chính xác. Nó cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc và hiện giá đang đi xuống, trong khi thực tế nó chỉ đi xuống một chút rồi sẽ tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

Bull Market và Bear Market

Bull Market hiểu thị trường theo chiều giá lên. Là dạng thị trường tài chính mà giá các loại sản phẩm trong thị trường tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng, trong một thời gian dài với lượng mua bán lớn.

Bear Market thì ngược lại với Bull Market.

Hedging

Hedging là phương pháp giảm rủi ro khi giao dịch các sản phẩm phái sinh khỏi sự biến động giá không mong muốn.

Thông thường, khi xu hướng trên thị trường thay đổi đột ngột, cần phải mở hai vị thế chọn theo xu hướng mới đối lập với một quyền chọn theo xu hướng cũ.

Điều này có nghĩa rằng Hedging một lệnh bán trong trường hợp thay đổi xu hướng và ngược lại.

Ví dụ:

Xu hướng BTC đang giảm, kéo theo việc các Altcoin đều giảm hết, anh em có hai vị thế Short với Altcoin. Nhưng anh em có tin tức là XRP sắp có tin tức lớn có thể tăng giá mạnh và BTC vẫn đang trong xu hướng giảm.

Nhưng theo anh em phân tích thì BTC có vẻ sẽ đi lên, nên anh em sẽ dùng phương pháp Hedging để giảm thiểu rủi ro bằng cách mở thêm một vị Long XRP.

Trường hợp xu hướng BTC đột ngột thay đổi sang tăng thì anh em sẽ cắt ngay hai lệnh Short Alt kia. Còn nếu không anh em sẽ cắt lệnh Long XRP.

Breakout

Breakout hay phá vỡ giá trong phân tích kỹ thuật là khi giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự để sau đó ổn định/dao động ở các mức trên mức kháng cự cũ hoặc ổn định/dao động ở các mức dưới mức hỗ trợ cũ.

Martingale

Martingale là chiến lược giao dịch khá phổ biến được sáng tạo ra nhằm tăng vị thế sau các lệnh thua lỗ và giảm dần lợi nhuận sau các lệnh thành công.

Chiến lược này dựa trên ảo tưởng tâm lý khá phổ biến. Theo đó xác suất giành chiến thắng sau khi thua lỗ sẽ tăng lên.

Martingale nằm trong nhóm chiến lược giao dịch có rủi ro cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng chiến lược này, nhà giao dịch có thể nhận được lợi nhuận ngay cả khi đang có phần trăm thua lỗ khá cao.

TP (Take Profit)

TP - Take Profit là một thuật ngữ trong Trading. Nó có nghĩa là mức giá chốt lời cho một lệnh giao dịch.

SL (Stop Loss)

SL - Stop Loss là một thuật ngữ trong Trading. Nó có nghĩa là mức giá cắt lỗ cho một lệnh giao dịch.

Sideway

Sideway là cách gọi khi mà thị trường “đi ngang”. Nghĩa là không có biến động rõ ràng hoặc giá đang khá bình ổn.

Đường giá trong hiện tượng này sẽ dịch chuyển lòng vòng trong giữa vùng được tạo ra bởi đường kháng cự và hỗ trợ mà không phá ra được. Không giống xu hướng tăng (uptrend) hoặc xu hướng giảm (downtrend), Sideway giữ vị thế cân bằng giữa bên mua và bên bán.

Margin Call

Thuật ngữ Margin Call có nghĩa là nhà môi giới sẽ bắt buộc phải đóng lệnh của nhà giao dịch lệnh đạt đến một mức thua lỗ nhất định.

Momentum

Momentum tạm hiểu là động lực hoặc động lượng. Nếu áp dụng từ momentum vào phân tích kỹ thuật thì có thể hiểu Momentum là sức mạnh của trend.

Anh em hình dung là khi theo dõi trên Chart ta có thể nhận ra thiên hướng của giá là tăng hay giảm nhưng nó tăng mạnh hay không? Có dấu hiệu đảo chiều hay không?

Nhưng điều đó khá khó để chỉ nhìn bằng mắt thường là có thể nhận ra. Những cái đó người ta hay gọi chung là Momentum của giá.

Trailing Stop

Trailing Stop là một loại lệnh cắt lỗ. Tuy nhiên, khác với stop limit luôn cố định, anh em đặt cắt lỗ tại điểm nào thì khi xuống tới điểm đó lệnh sẽ được đóng tự động. Thì Trailing stop là một Stop loss động luôn di chuyển cùng chiều với xu hướng lệnh.

Các điểm Stop Loss của Trailing Stop có thể thực hiện bằng tay theo một số Indicator như Parabolic SAR hay một số Indicator khác.

Lệnh Limit

Lệnh Limit là việc anh em mua hoặc một cổ phiếu hay sản phẩm phái sinh ở mức giá cụ thể, còn gọi là mức giá giới hạn (limit price).

Ví dụ:

Giá BTCUSDT đang ở 6200 anh em phân tích thấy giá có thể điều chỉnh về 6000 trước khi đi lên nên anh em đặt lệnh Buy Limit ở 6000.

Khi mà giá BTC về 6000 hoặc thấp hơn thì sẽ khớp lệnh của anh em.

Lệnh Stop Limit

Lệnh Stop Limit là một lệnh kết hợp cả đặc tính của lệnh giới hạn (limit order) và lệnh dừng (stop order).

Khi mà giá thị trường đạt tới mức giá dừng (stop price) thì lệnh dừng giới hạn sẽ trở thành lệnh giới hạn mua hoặc bán.

Lệnh Market

Lệnh thị trường (Market Order) là một loại lệnh được thực thi ngay lập tức với giá thị trường.

Khi người bán và người mua đặt lệnh, lệnh mua bán sẽ khớp với giá của thị trường.

Lệnh OCO của Binance

Lệnh OCO hay lệnh “One Cancels the Other” (một lệnh hủy lệnh còn lại) cho phép anh em đặt hai lệnh cùng một lúc. Lệnh này là sự kết hợp của hai lệnh, lệnh dừng và lệnh dừng - giới hạn, nhưng chỉ một trong hai lệnh có thể được thực thi.

Nói cách khác, ngay khi một trong hai lệnh được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy.

Lưu ý rằng nếu một trong hai lệnh bị hủy, lệnh còn lại cũng bị hủy. Lệnh này được dùng để đặt Stop Loss và Take Profit tự động.

Pivot Point

Pivot Point là điểm xoay của thị trường để giúp nhận diện những mức hỗ trợ và kháng cự.

Bởi vì theo suy nghĩ ở các nhà giao dịch thì Pivot Point là các mức hỗ trợ và kháng cự của nó là những vùng mà giá có thể đảo chiều tại đấy. Tức giá sẽ có dấu hiệu quay đầu khi đạt đến vùng giá của các ngưỡng hỗ trợ kháng cự này.

R1- R5 là các vùng giá kháng cự, S1 - S5 là các vùng giá hỗ trợ theo Pivot Point.

SAFU 

SAFU là viết tắt của Secure Asset Fund for Users, nghĩa là “Quỹ Tài Sản An Toàn Cho Người Dùng”

Turing Complete 

Turing Complete là thuật ngữ chỉ một cỗ máy được cung cấp đủ thời gian và bộ nhớ cùng với các hướng dẫn cần thiết để có thể giải quyết bất kỳ vấn đề tính toán nào, cho dù nó phức tạp đến đâu.

Ethereum được xây dựng như một Turing Complete blockchain vì nó có khả năng hiểu và thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai, ngay cả những thỏa thuận chưa được nghĩ đến, miễn là nó có hướng dẫn chính xác, đủ thời gian và sức mạnh xử lý.

Mặt khác, Bitcoin được thiết kế như một Turing Incomplete vì nó phục vụ cho mục đích của riêng nó, giúp các nhà phát triển dự đoán với độ chính xác cao về cách Bitcoin sẽ phản ứng trong một số tình huống hữu hạn mà nó được sử dụng. Độ phức tạp tăng lên có thể gây ra các vấn đề.

Scalping

Scalping - Scalp hay Scalper, là chiến lược giao dịch nhằm thu lợi nhuận từ những thay đổi nhỏ về giá của tài sản, dựa trên phân tích kỹ thuật như biểu đồ nến hoặc MACD. Các nhà đầu tư có thể thực hiện từ 10 đến vài trăm giao dịch trong một ngày với niềm tin rằng những biến động nhỏ trong giá sẽ dễ bắt hơn những biến động lớn.

Nhiều khoản lợi nhuận nhỏ có thể dễ dàng gộp thành khoản lãi lớn nếu áp dụng chiến lược rút lui nghiêm ngặt để ngăn chặn các khoản lỗ lớn.

Phương pháp phân tích Wyckoff 

Bên cạnh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng phương pháp phân tích Wyckoff để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình.

Phương pháp này bao gồm nhiều nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật giao dịch, giúp nhà đầu tư đánh giá tổng quan thị trường, tìm ra những tài sản có lợi nhuận tiềm năng, xác định mục tiêu giao dịch, từ đó đưa ra quyết định mang tính logic thay vì mang tính cảm xúc. Wyckoff là sự kết hợp của phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Có 2 phương pháp nổi tiếng nhất áp dụng phương pháp phân tích Wyckoff:

  • Mô hình Spring & Upthrust: Những cú breakout giá giả và nhanh chóng đảo ngược khiến các nhà giao dịch mắc bẫy.
  • Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA): Phương pháp phân tích biến động giá dựa trên mối quan hệ cung – cầu, từ đó dự đoán xu hướng sắp tới của thị trường.

Golden cross

Golden cross, hay điểm giao cắt vàng, là mô hình breakout được hình thành khi đường trung bình động (Moving Average - MA) ngắn hạn (chẳng hạn như MA 15) cắt đường trung bình động dài hạn (chẳng hạn như MA 50), hoặc cắt giao lên một vùng kháng cự. Golden cross cho thấy xu hướng tăng có thể đã bắt đầu, và nếu khối lượng giao dịch tăng nữa thì sẽ càng nhấn mạnh quan điểm này.

Bull flag

Bull flag, mô hình lá cờ hình chữ nhật tăng giá hay mô hình cờ tăng, là mô hình được hình thành sau một đợt tăng giá có đột dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng. Bull flag bao gồm 2 đường xu hướng tăng song song với nhau, giá bật lên bật xuống giữa hai giới hạn trên và dưới, tạo thành hình dáng của một lá cờ hình chữ nhật.

Khi giá tài sản vượt lên trên đường kháng cự, Bull flag cho thấy tín hiệu rằng giá tài sản có thể tiếp tục tăng so với thời điểm hiện tại, từ đó xác nhận tín hiệu mua.

VWAP 

VWAP (Volume Weighted Average Price) là chỉ báo dựa vào giá và khối lượng giao dịch để cung cấp giá trung bình tốt nhất cho nhà giao dịch, đặc biệt là các nhà giao dịch hằng ngày (day trader).

VWAP được thể hiện bằng một đường trung bình, giúp nhà đâu tư nhận diện xu hướng đang diễn ra trên thị trường, từ đó xây dựng các quy tắc vào lệnh (chẳng hạn ưu tiên mở lệnh mua khi giá cao hơn chỉ báo VWAP và ngược lại), bổ trợ cho các đường MA, giúp xác định thanh khoản của thị trường và giao dịch khi thị trường sideway.

Head and shoulders pattern 

Head and shoulders pattern, hay mô hình vai-đầu-vai, thường xuất hiện đoạn cuối xu hướng tăng giá, là biểu đồ có đường cơ sở với 3 đỉnh, trong đó, 2 đỉnh bên ngoài có chiều cao gần bằng nhau và đỉnh ở giữa là cao nhất. Trong phân tích kỹ thuật, mô hình vai-đầu-vai giúp nhà đầu tư dự đoán sự đảo ngược của xu hướng tăng trên thị trường, từ đó xác nhận các tín hiệu đặt lệnh dừng lỗ.

Ngược lại, mô hình vai đầu vai ngược, thường xuất hiện đoạn cuối xu hướng giảm giá, có 3 đáy, với 2 đáy 2 bên có mức giá gần bằng nhau và đáy ở giữa thấp hơn hẳn 2 đáy 2 bên. Mô hình vai đầu vai ngược giúp nhà đầu tư dự đoán sự đảo ngược của xu hướng giảm, từ đó xác nhận các tín hiệu đặt lệnh mua.

Cup and handle pattern

Cup and handle pattern, hay mô hình cốc tay cầm, là mô hình có hình dạng như chiếc cốc có tay cầm. Biểu đồ này thường xuất hiện sau một đợt tăng giá lớn, sau đó điều chỉnh và lấy lại nhịp trước khi tiếp tục tăng giá cao hơn. Giá tăng tiềm năng sau khi mô hình cốc tay cầm được hoàn thiện sẽ bằng độ sâu của cốc. Cụ thể:

  • Mô hình cốc: Thị trường có dấu hiệu chạm đáy khi giá bật khỏi mức thấp và đang đạt mức cao hơn điểm kháng cự. Đây là thời điểm thị trường điều chỉnh.
  • Tay cầm: Sự hợp nhất chặt chẽ được hình thành dưới điểm kháng cự. Tay cầm được hình thành khi những người mua gần đây nhìn thấy khoản lợi nhuận nhỏ của họ biến mất, những người mua ở đáy lo sợ giá sẽ đảo chiều từ biểu đồ 2 đỉnh, từ đó quyết định bán khiến giá giảm.

Mô hình được xác nhận sau khi giá phá vỡ mức cao của tay cầm, lúc này xu hướng tăng trước đó sẽ được tiếp tục. Nếu không, xu hướng giảm sẽ tiếp tục. Dù vậy, mô hình cốc tay cầm có độ chính xác cao hơn trong thị trường tăng giá và đối với những tài sản có lượng thanh khoản cao.

Short Squeeze

Short squeeze, hay bán non, là hiện tượng giá của một tài sản với rất nhiều vị thế bán (short) đột ngột tăng lên rất nhanh và mạnh, buộc những người bán khống phải đóng vị thế của mình để cắt lỗ, càng tạo thêm sức ép tăng giá cho tài sản đó.

Học Trading ở đâu?

Trên mạng có rất nhiều nguồn học Trading khác nhau, từ chất lượng đến không chất lượng.

Để tránh nhiều phiền phức đó cho Trader mới. MarginATM có xây dựng một kênh Youtube và Website để cung cấp cho anh em các nội dung liên quan đến các khía cạnh của Trading.

RELEVANT SERIES